Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, và cho phép phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Lý do để chúng ta coi trọng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là: Thứ nhất, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một xu thế tất yếu khách quan của mọi nền kinh tế mỗi quốc gia trên thế giới. Nó vừa có nhũng nét chung mang tính quy luật, vừa có những nét riêng mang tính đặc thù phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng nền kinh tế mỗi quốc gia ở từng thời kỳ lịch sử......
Trang 1MÔN QLNN VỀ NÔNG THÔN CHƯƠNG 1:
Câu hỏi: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NÔNG THÔN
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu là nông dân
Tập hợp này tham gia vào các hoạt động KT, VH, XH và MT trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác
1 Vai trò của nông thôn trong sự phát triển kinh tế - xã hội:
1 Cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của con người
2 cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất các ngành công nghiệp
3 Xuất khẩu hàng hóa, nông sản thu ngoại tệ, tạo tích lũy ban đầu cho phát triển kinh tế - xã hội
4 Là thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, dịch vụ
5 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái
6 Đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của quốc gia
2 Đặc thù của nông nghiệp:
1 Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật
2 Chủ thể chính trong sản xuất nông nghiệp là nông dân
3 Sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ cao trong việc sử dụng lao động, vốn và các nguồn lực khác
4 Năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào năng suất sinh vật
5 Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
6 Sản xuất nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên địa bàn nông thôn
7 Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong không gian rộng lớn, thời gian dài
3 Đặc điểm của nông thôn:
1 Cộng đồng làng bản nhỏ với văn minh nông nghiệp
2 Nơi định cư của những người chủ yếu sống bằng nghề nông, một số phi nông nghiệp Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, kinh tế thấp so với đô thị
3 Mật độ dân số thấp, tỷ lệ tăng dân số cao
4 Di cư cá nhân từ nông thôn ra thành thị phổ biến
5 Là cộng đồng thuần nhất hơn về các đặc điểm chủng tộc và tâm lý
Trang 2Câu hỏi: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN VN
Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV (hay còn gọi là
khoán 100, khoán chung) ngày 13/01/1981
Khoán 100 là khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động
Mục đích: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất lao động, thu
nhập của người lao động
Nguyên tắc:
- Quản lý và sử dụng có hệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất
- Quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn kết với kết quả cuối cùng của sản xuất
- Thực hiện theo 5 khâu, 3 khâu (gia đình chỉ được làm 3 khâu: cấy, chăm sóc, thu hoạch; Tập thể làm 5 khâu trong quá trình sản xuất cây lúa)
- Phân phối và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích người lao động
Phạm vi: áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi.
Ưu điểm:
1 Đưa lại tác dụng phân chia chức năng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình
cả về quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý, phân phối Mở đầu cho quá trình dân chủ hóa về mặt kinh tế
2 Phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong sản xuất nông nghiệp
3 Có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước
Nhược điểm:
1 Chỉ có tác động trong một thời gian sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp
2 Chưa giải phóng được sức lao động trong nông nghiệp Người nông dân vẫn chưa trở thành người chủ thực sự
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5/4/1988 (hay còn gọi là Khoán 10)
“Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”
Nghị quyết với những điều chỉnh lớn nhằm giải phóng tư liệu sản xuất trọng nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao chúng cho các hộ nông dân quản lý
và sử dụng lâu dài Hộ nông dân trở thành những đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp
Ưu điểm của Khoán 10:
- Đã giải phóng được sức lao động trong nông nghiệp Người nông dân đã trở thành những người tự chủ thực sự
- Chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu Từng bước chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 3Những tồn tại của khoán 10:
- Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững
- CNH – HĐH trong nông nghiệp, nông thôn còn diễn ra chậm
- Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới
- Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội còn yếu kém
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp và có chênh lệch giữa các vùng
- Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa gặp nhiều khó khăn
- Lao động dư thừa nhiều
Câu hỏi: NỘI DUNG QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1 Hoạch định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
2 Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho phát triển nông thôn và kinh tees nông thôn
3 QL và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng lại quan hệ sản xuất phù hợp
4 QL, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn
5 QL, xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn
6 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội trong lĩnh vực nông thôn – phát triển nông thôn
7 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản
lý của nhà nước Uốn nắn các sai lầm, lệch lạc, xử lý nghiêm các vi phạm
CHƯƠNG 2:
Câu hỏi: QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Quan điểm Phát triển nông thôn bền vững biểu hiện trên các mặt sau:
1 Kinh tế nông thôn phát triển bền vững
2 Xã hội nông thôn phát triển bền vững
3 Kinh tế nông thôn phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của NN
4 Chú trọng đến bảo vệ và quản lý môi trường thiên nhiên
Trong đó:
1 Kinh tế nông thôn phát triển bền vững:
- Mở rộng các nguồn thu nhập phi nông nghiệp
- Phát triển nền nông nghiệp bền vững
- Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
2 Xã hội nông thôn phát triển bền vững
- Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nông thôn và thành thị
Trang 4- Đào tạo nghè và có chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân
- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, dân số KHH Gia đình ở nông thôn
- Ưu tiên đầu tư phát triển GD – ĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở
- Giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội
3 Kinh tế nông thôn phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của NN
- Phát triển nông nghiệp nông thôn dựa trên cơ sở kinh tế thị trường XHCN, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng lĩnh vực
- NN quản lý, điều tiết các quá trình phát triển KT – XH nông thôn bằng hệ thống pháp luật, chính sách
- NN khuyến khích các hộ làm giàu song song với chính sách xóa đói giảm nghèo
- Khuyến khích tự do cạnh tranh song song với thực hiện công bằng dân chủ trong nông thôn
4 Chú trọng bảo vệ và quản lý môi trường
- Coi trọng bảo vệ môi trường
- Quản lý, khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái
- Chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
Câu hỏi: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1 Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT – XH hiện đại giàu bản sắc văn hóa dân tộc
- Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh Công nhân – nông dân – tri thức tạo nền tảng KT – XH – CT vững chắc
2 mục tiêu cụ thể:
- Tăng trưởng đạt 3,5 – 4%/năm, thu nhập của dân cư gấp 2,5 lần
- Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30% trọng tổng lượng lao động XH Lao động nông thôn qua đào tạo trên 50% Số đạt chuẩn nông thôn mới đạt khoảng 50%
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH
- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT – XH nông thôn
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo
- Tăng cường công tác giáo dục – đào tạo
Trang 5- Bảo vệ môi trường sinh thái, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng
- Nâng cao năng lực hiệu quả đánh bắt thủy hải sản
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo ổn định CT – XH
- Quy hoạch và HĐH các khu dân cư nông thôn
Câu hỏi: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1 Vai trò chính sách PTNT
1 Các chính sách PTNT là mặt chủ yếu để tạo lập môi trường kinh tế, pháp lý khuyến khích nông nghiệp, nông thôn phát triển trong từng giai đoạn
2 Điều tiết, hạn chế những xu hướng phát triển không phù hợp và mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường
3 Điều tiết các mối quan hệ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn
4 Phát huy vai trò dân chủ, phát triển nộng nghiệp hài hòa với các lĩnh vực khác
2, Đặc điểm:
1 Phần lớn các chính sách mang tính hỗ trợ
2 Chính sách PTNT có tính vùng, tính khu vực rõ rệt
3 CS PTNT bao hàm tính kinh tế và tính phi kinh tế
4 Việc tổ chức, triển khai các văn bản CS phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý,tập quán của người nông dân
5 Đối tượng CS là giai cấp đặc biệt: người nông dân Do đó chính sách tác động cần có những biện pháp tổ chức phù hợp
3 Một số chính sách phát triển nông thôn
Chính sách đất đai
Chính sách thuế
Chính sách vốn và đầu tư vốn cho PTNT
Chính sách thị trường
Chính sách về xã hội
Chính sách về khoa học – công nghệ
Chính sách tín dụng
Chính sách bảo hộ nông nghiệp
Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn
a Chính sách đất đai:
Là tổng thể các biện pháp kinh tế và phi kinh tế của nhà nước tác động đến quá trình vận động của đất đai và tạo lập các môi trường cho đất đai một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả; gắn khai thác, sử dụng với bảo vệ, nâng cao chất lượng đất đai phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn
Chính sách đất đai có vị trí quan trọng nhất trong hệ thống các CS PTNT
Trang 6CS Đất đai là cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ đất nông nghiệp – tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nông nghiệp
CS đất đai là cơ sở tạo quỹ đất đai cho cho xây dựng hệ thống hạ tầng, các cơ sở kinh tế của các ngành phi nông nghiệp
Vai trò:
- CSDĐ hợp lý tạo động lực cho việc sử dung có hiệu quả đất đai
- CS Đất đai hợp lý tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
- Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyền nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hóa
Mục đích:
- Khuyến khích việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm có hiệu quả
- Gắn việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất thông qua khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH
Nội dung:
1 Đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất nông nghiệp
2 Quy định mức hạn điền hợp lý
3 Quy định việc chuyển quyền thừa kế, chuyển nhượng đất nông nghiệp hợp lý
4 Tạo môi trường pháp lý và kinh tế thuận lợi
5 Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ trong sd đất nông nghiệp
6 Giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp, khuyến khích nội dung tham gia bảo
vệ rừng
7 Bảo vệ diện tích đất canh tác lúa nước
b Chính sách thuế
Trích tỷ lệ thỏa đáng nguồn thu từ thuế sử dụng đất cho ngân sách để tái đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn Huy động sự đóng góp của nông dân, xóa
bỏ các loại phí trái pháp luật
Xây dựng chính sách thuế hợp lý góp phần bảo tồn được quỹ đất nông nghiệp đảm bảo cho sự phát triển và an ninh lương thực quốc gia
Sửa đổi luật thuế sử dụng đất nông nghiệp Bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp Ban hành văn bản về chính sách thuế để khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn
c Chính sách vốn và đầu tư vốn cho PTNT
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân Tuy nhiên nó phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, có rủi ro cao, lợi nhuận thấp nên khả năng thu hút vốn đầu tư thấp hơn các ngành khác cần có chính sách vốn
và đầu tư vốn cho PTNT
Các hình thức đầu tư vốn:
Hình thức cấp phát tài chính
Trang 7 Hình thức tín dụng từ NSNN cho vay ưu đãi
HÌnh thức tín dụng kinh doanh đầu tư bình đẳng
Hình thức tín dụng nước ngoài qua liên doanh liên kết
Nội dung chính sách:
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn
Thực hiện hiệu quả việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn
Đầu tư vốn đến đúng đối tượng của nông nghiệp, nông thôn với hình thức hợp lý
d chính sách xã hội:
Chính sách xã hội là các giải pháp kinh tế, phi kinh tế tác động đến các vấn đề xã hội nông thôn nhằm đạt được những mục tiêu về KT – XH nhất định trong những thời hạn và điều kiện nhất định
…………
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG QLNN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
Câu hỏi: Hiểu biết chung về kinh tế nông thôn (KTNT)
KTNT là một phức hợp những nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp cùng với các nhành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp, dịch vụ Tất cả có liên quan hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng lãnh thổ và trong nền kinh tế quốc dân.
Đặc điểm:
- Cơ cấu ngành nghề: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
- Cơ cấu thành phần: nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo
- TRình độ công nghệ: kết hợp có căn cứ khoa học nhiều cơ hội và quy mô nhất định
- Cơ cấu xã hội – giai cấp: Biến đổi quan trọng về cơ cấu XH – Giai cấp và đời sống văn hóa – xã hội ở nông thôn
Câu hỏi: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp (KTNN) là thuật ngữ chỉ mối quan hệ hợp thành ci các sản phẩm nông nghiệp tùy theo mục tiêu sản xuất của con người ở từng địa bàn cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 8Chuyển dịch cơ cấu KTNN là hoạt động của con người trong việc bố trí, sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất trong những điều kiện nhất định ở từng không gian và thời gian nhất định
Cơ cấu kinh tế nông thôn (KTNT) là một tổng thể các mối quan hệ kinh
tế trong khu vực nhà nước
Chuyển dịch cơ cấu KTNT là sự thay đổi tỷ trọng các thành phần trong KTNT
Các nhân tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu KTNN và cơ cấu KTNT:
Nhóm các yếu tố tác động từ bên trong nền kinh tế:
- Nhân tố thị trường nhu cầu tiêu dùng của xã hội
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Quan điểm, chiến lược, mục tiêu phát triển KT – XH của đất nước
- Cơ chế quản lý, hệ thống chính sách
Nhóm các yếu tố tác động từ bên ngoài
- Xu thế chính trị, xã hội của khu vực và thế giới
- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, quốc tế hóa lực lượng sản xuất
- Thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ
Cơ cấu KTNT của VN:
1 Làng thuần nông: tồn tại ở vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu xa…
2 Làng thuần nông kiêm nghề phụ: tồn tại đa số ở nông thôn VN
3 Làng chuyên các ngành nghê truyền thống
4 Làng nghề mới hình thành
5 Các cơ sở và doanh nghiệp phi nông nghiệp
6 Các xí nghiệp công thương nghiệp dịch vụ của tỉnh (quy mô nhỏ)
7 Các cí nghiệp công thương nghiệp dịch vụ của trung ương đặt ở địa bàn tỉnh hoặc thành phố (quy mô lớn)
Hướng chuyển dịch cơ cấu KTNN là giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm lương thực,
tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả, chăn nuôi
Hướng chuyển dịch cơ cấu KTNT là giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ
Giải pháp chuyển dịch:
- Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp và KTNT theo hướng hiệu quả, ổn định và bền vững
- Tăng cường đầu tư các vùng chuyên canh Đặc biệt coi trọng các nông, lâm, thủy sản quý hiếm
- Khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp và dịch
vụ ở nông thôn
- Điều chỉnh về chính sách ruộng đất
- Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
- CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn
Trang 10Câu hỏi: CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NÔNG THÔN
1 Kinh tế hộ gia đình:
Kinh tế hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở chứa đựng các nguồn lực phát trieenrvaf
có quyền sở hữu các tư liệu sản xuất và kết quả sản xuất Nông hộ tự chủ sản xuất, tự chủ chi tiêu và phân phối các nguồn thu nhập dựa trên những quyết định của hộ đã lựa chọn
Giải pháp khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình:
- Thực hiện tốt Luật đất đai và Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn
- Phát triển tín dụng trong nông thôn
- Có chính sách bảo hộ giá nông sản, bảo hiểm nông nghiệp
- Xây dựng và củng cố hệ thống khuyến nông
- Có các chương trình nghiên cứu và ứng dụng KH – CN
- Đầu tư nguồn vốn thích đáng cho nông nghiệp
- Đào tạo tay nghề cho người lao động
- Có những chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào nông nghiệp nông thôn
2 Phát triển kinh tế trang trại.
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường
Phân loại:
- Trang trại trồng trọt
- Trang trại chăn nuôi
- Trang trại lâm nghiệp
- Trang trại nuôi trồng thủy sản
- Trang trại tổng hợp
Ưu điểm
- Là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hẳn kinh tế nông hộ
- Có nhiều thế mạnh nên phát triển kinh tế trang trại là nhu cầu tất yếu cả ở hiện tại và tương lai
- Không đối lập với các thành phần kinh tế mà còn mang tính tương hỗ
- Nông thôn nước ta còn nghèo, với tính chất mềm dẻo, kinh tế trang trại có khả năng điều chỉnh một cách linh hoạt cơ cấu,đáp ứng những đòi hỏi của thị trường
- Trong tiến trình hội nhập hiện nay, thành phần kinh tế trang trại vẫn đóng vai trò chủ chốt trong nông nghiệp