1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác Quản lý Nhà nước về Tôn giáo tại Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ, Tỉnh Thanh Hóa

41 280 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 210,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1: Lý luận chung về công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo, khái quát Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa. 5 1.1. Lý luận chung về Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo. 5 1.1.1. Một số khái niệm về cán bộ, công chức. 5 1.1.2. Nội dung của Công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo. 8 1.1.3. Vai trò của Công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo. 9 1.2. Khái quát về Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa. 9 1.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức. 9 1.2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển. 9 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 11 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. 12 1.2.2.1. Chức năng. 12 1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn. 16 Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa. 19 2.1. Thực trạng tình hình Tôn giáo tại Thanh Hóa. 19 2.1.1. Số lượng tổ chức, chức sắc, nhà tu hành và quần chúng tín đồ. 19 2.1.2. Một số vấn đề nổi lên hiện nay. 20 2.2. Thực trạng cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa. 21 2.2.1. Chế độ làm việc. 21 2.2.1.1. Trưởng Ban 21 2.2.1.2. Phó Trưởng Ban 22 2.2.1.3. Phòng Hành chính - Tổng hợp 23 2.2.1.4. Phòng Công giáo và Tin Lành 23 2.2.1.5. Phòng Phật giáo và các Tôn giáo khác. 23 2.2.2. Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm thực thi công vụ. 23 2.2.2.1. Trình độ chuyên môn 23 2.2.2.2. Phẩm chất đạo đức 26 2.2.2.3. Ý thức trách nhiệm thực thi công vụ. 28 Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa 29 3.1. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa. 29 3.1.1. Ưu điểm 29 3.1.2. Hạn chế 29 3.1.3. Nguyên nhân 31 3.2. Giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa 31 3.2.1. Nội dung và giải pháp 31 3.2.1.1. Mục tiêu và phương hướng. 31 3.2.1.2. Một số giải pháp 32 3.2.2. Kiến nghị. 34 KẾT LUẬN 37

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

UBND 3

Ủy ban nhân dân 3

QLNN 3

Quản lý nhà nước 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1: Lý luận chung về công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo, khái quát Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa 5

1.1 Lý luận chung về Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo 5

1.1.1 Một số khái niệm về cán bộ, công chức 5

1.1.2 Nội dung của Công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo 8

1.1.3 Vai trò của Công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo 9

1.2 Khái quát về Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa 9

1.2.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức 9

1.2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển 9

1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức 11

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 12

1.2.2.1 Chức năng 12

1.2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 16

Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa 19

2.1 Thực trạng tình hình Tôn giáo tại Thanh Hóa 19

2.1.1 Số lượng tổ chức, chức sắc, nhà tu hành và quần chúng tín đồ 19

2.1.2 Một số vấn đề nổi lên hiện nay 20

2.2 Thực trạng cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa 21

2.2.1 Chế độ làm việc 21

2.2.1.1 Trưởng Ban 21

2.2.1.2 Phó Trưởng Ban 22

2.2.1.3 Phòng Hành chính - Tổng hợp 23

2.2.1.4 Phòng Công giáo và Tin Lành 23

2.2.1.5 Phòng Phật giáo và các Tôn giáo khác 23

2.2.2 Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm thực thi công vụ .23

2.2.2.1 Trình độ chuyên môn 23

2.2.2.2 Phẩm chất đạo đức 26

2.2.2.3 Ý thức trách nhiệm thực thi công vụ 28

Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa 29

Trang 2

3.1 Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa 29

3.1.1 Ưu điểm 29

3.1.2 Hạn chế 29

3.1.3 Nguyên nhân 31

3.2 Giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa 31

3.2.1 Nội dung và giải pháp 31

3.2.1.1 Mục tiêu và phương hướng 31

3.2.1.2 Một số giải pháp 32

3.2.2 Kiến nghị 34

KẾT LUẬN 37

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tôn giáo vừa là một hiện tượng xã hội phức tạp, vừa là nhu cầu tinh thầncủa một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân Việt Nam là quốc gia đa dântộc, đa tôn giáo; chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọngquyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân; các tôngiáo đều bình đẳng trước pháp luật Nghị quyết số 25 của Hội nghị Ban Chấp

hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX) ra ngày 12 tháng 3 năm 2004 về công tác tôn giáo đã khẳng định “Tôn giáo sẽ còn tồn tại lâu dài trong quá trình

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”

Ngày nay, trên phạm vi quốc gia và quốc tế, vấn đề dân tộc và tôn giáothường đan quyện vào nhau và được xem là những mồi lửa châm sẵn, tiềm ẩncác nguy cơ phức tạp Riêng vấn đề tôn giáo, những năm qua có nhiều biến đổikhó lường và được các thế lực tư bản đế quốc đẩy lên thành những vấn đề quantrọng trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống các nước chủ nghĩa xã hội

Ở nước ta, thời gian qua, nhiều tôn giáo mới xuất hiện, trong đó có cả tôngiáo nội sinh và tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào; các tôn giáo đang có chiềuhướng phát triển mạnh, gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp Các

“điểm nóng” tôn giáo xuất hiện ở một số địa bàn, sự bung ra của các Hội đoàn,Dòng tu đạo Công giáo, tình trạng khiếu kiện đòi lại các cơ sở thờ tự, đất đai đãhiến nhượng ở nhiều địa phương trong cả nước, tình trạng truyền đạo Tin lànhtrái pháp luật tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số… đang gây

ra những xáo trộn cả về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Bởi vậy, tăngcường công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo là vấn đề quan trọng trong tìnhhình hiện nay, đúng như tinh thần Nghị quyết 25: “Công tác tôn giáo là một vấn

đề lớn trong những vấn đề chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Namhiện nay”

Trước đây, rất ít người nghiên cứu về các vấn đề Tôn giáo, nếu có thìthường tập trung vào những vấn đề chung, nhưng để thực hiện tốt nhiệm vụcông tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán

Trang 5

bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp là vấn đề cốt lõi, là bước đột phátrong công cuộc xây dựng nên ngành quản lý Nhà nước về tôn giáo hiện nay.

Với tình hình thực tế cũng như những cơ sở lý luận nêu trên, là sinh viênngành Quản lý Nhà nước, tôi hiểu rõ được tầm quan trọng trong việc nâng caochất lượng cán bộ công chức đối với các vấn đề Tôn giáo như thế nào vậy tôi đã

chọn vấn đề “Công tác Quản lý Nhà nước về Tôn giáo tại Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ, Tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu và làm đề tài thi hết môn Phương

pháp nghiên cứu khoa học

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức đang công tác trong lĩnh vực Quản lý Nhà nước về Tôn giáo

Đội ngũ chuyên môn về công tác Quản lý Nhà nước về Tôn giáo, trực tiếpquản lý tất cả các lĩnh vực Tôn giáo trong phạm vi toàn Tỉnh

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Đội ngũ cán bộ, công chức công tác tạiBan Tôn giáo, trực thuộc Sở Nội vụ Tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 đến nay

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu có thể ứngdụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chứcđang công tác trong ngành Quản lý Nhà nước về Tôn giáo nước nhà nói chungcũng như tỉnh Thanh Hóa nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về công tác Quản lý Nhà nước về Tôn giáo và kháiquát về Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa

- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ công chức đang công táctại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá thực trạng và đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm nâng caohiệu quả trong chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Ban Tôn giáo

Trang 6

và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sốngvăn hoá tôn giáo khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá.

Đề tài: “Nghiên cứu Tôn giáo ở Đồng bằng Bắc bộ - Những đề xuất nhằmgắn văn hóa Tôn giáo với văn hóa Du lịch”; Tác giả: Trần Thị Thêu, sinh viênngành Văn hóa Du lịch Trường Đại học Dân lập Hải Phòng; xuất bản năm 2010;

Đề tài này nghiên cứu về các vấn đề Tôn giáo ở Đồng bằng Bắc bộ và nhữnggiải pháp nhằm gắn kết văn hóa Tôn giáo gần gũi hơn với văn hóa Du lịch

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu có sử dụng các phương phápnhư phương pháp quan sát, thu thập thông tin từ Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa

để phân tích nguyên nhân, vai trò cũng như giải pháp

Phương pháp nghiên cứu tài liệu trên mạng internet để tham khảo những

đề tài liên quan

6 Đóng góp của đề tài

- Trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Những giải pháp được đề xuất nghiên cứu có thể góp phần nâng caohiệu quả, ứng dụng vào thực tiễn công tác Quản lý Nhà nước về Tôn giáo

7 Cấu trúc của đề tài.

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục đề tài đượcchia thành 03 chương:

Chương 1: Nội dung chính là lý luận chung về công tác Quản lý Nhànước trong lĩnh vực Tôn giáo, khái quát Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa

Trang 7

Chương 2: Làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ban Tôn giáoTỉnh Thanh Hóa.

Chương 3: Những giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức tại Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa

Sau đây tôi xin được trình bày những nội dung chính trong đề tài thi hếtmôn phương pháp nghiên cứu khoa học của mình

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Lý luận chung về công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn

giáo, khái quát Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa.

1.1 Lý luận chung về Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo.

1.1.1 Một số khái niệm về cán bộ, công chức

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhànước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dânViệt Nam mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập),trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong

bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm

từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải phóng dântộc, nhà tư tưởng, danh nhân văn hoá lớn của thế giới Đạo đức cách mạng củaNgười luôn là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là đội ngũ cán

bộ phấn đấu học tập và noi theo Với sự hiểu biết sâu rộng, là kiến trúc sư vàlinh hồn của khối đoàn kết dân tộc, Người cũng đã để lại cho nhân dân ta nhiềubài học quý giá về việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động chứcsắc, tín đồ tôn giáo Giá trị cao quý của nó không những là các chỉ dẫn lý luậnmang tính sáng tạo, thiết thực mà còn có ý nghĩa thực tiễn chỉ đạo và định

Trang 9

hướng trực tiếp cho công tác tôn giáo của hệ thống chính trị ở nước ta trong giaiđoạn hiện nay và mai sau.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ ChíMinh đặc biệt quan tâm đến vai trò của người cán bộ, Người khẳng định: “Cán

bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể”, “Cán bộquyết định mọi việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt haykém”(1) Với đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác vận động, tổ chức đồngbào tôn giáo Người cũng coi trọng họ không kém, bởi lẽ như Người đã khẳngđịnh: “Ở Việt Nam có vấn đề tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo; nơi nào cán

bộ tốt, tổ chức hợp tác xã đưa lại quyền lợi cho giáo dân thì giáo dân rất đồngtình” Ngược lại, “nơi nào dân cũng tốt, lương cũng như giáo, nhưng vì cónhững cán bộ không biết tổ chức, không biết giải thích tuyên truyền, lại tự tư, tựlợi, không cảnh giác để cho bọn phản động chui vào các đoàn thể rồi phá hoại”

Vậy theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với những người cán bộ làm côngtác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo thì phải như thế nào?

Trước hết, họ phải nắm vững chính sách, pháp luật nói chung và chínhsách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước nói riêng Bởi lẽ,như Người đã dạy: “Bất cứ việc to, việc nhỏ lập trường phải vững, chính sáchphải hiểu cho thấu, luôn luôn gần gũi, học hỏi nhân dân, đi đúng đường lối quầnchúng thì việc gì cũng thành công Trái lại thì thất bại”(4) Còn “nếu cán bộkhông nắm vững chính sách, không đi đúng đường lối quần chúng thì chính sáchhay cũng hóa dỡ, tốt cũng hóa xấu, nếu làm sai chính sách không những dânghét cán bộ, mà còn oán Chính phủ, oán Đảng”

Thứ hai, phải có những kiến thức nhất định về tín ngưỡng, tôn giáo.Người đã chỉ bảo: “Không nên xúc phạm đến tín ngưỡng, phong tục của dân nhưnằm trước bàn thờ, giơ chân lên bếp, đánh đàn trong nhà, v v… Cấm phá hủynhững bi ký, đồ vật, văn bằng, giấy má sách vở có tính chất tôn giáo…” (6)

“Phải nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi, trước là để gây cảm tình và sau

là để dần dần giải thích cho dân bớt mê tín” Cũng vì thế mà Người luôn nghiêmkhắc phê bình cán bộ có những hành động lố lăng, xúc phạm tín ngưỡng và

Trang 10

quyền lợi của đồng bào, những cán bộ cứ hễ nói đến cha cố không phân biệt tốtxấu cứ gọi là thằng làm cho nông dân công giáo khó chịu, hay “đối với nông dâncông giáo lại đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra giải thích” v.v

Thứ ba, trong nội dung cũng như cách thức vận động quần chúng tín đồtôn giáo cần phải phù hợp với từng đối tượng Cụ thể, đối với các chức sắc, tín

đồ tiến bộ thì phải có phương pháp vận động khéo léo, linh hoạt mềm dẽo để thuphục nhân tâm và tranh thủ sự ủng hộ của họ, đến với họ với thái độ chân thànhthiện chí, cởi mở, khoan dung, thân tình và giúp họ làm tốt cả phần đời lẫn phầnđạo, “sống tốt đời đẹp đạo” Ngược lại, cần phải nghiêm khắc lên án bọn lợidụng tôn giáo gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, “kiên quyết trừng trị những kẻ mượntiếng đạo, làm nhục chúa, làm hại dân vì những kẻ chống dân tộc cũng chính lànhững kẻ phản chúa, phản dân, phản nước”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy chúng ta rằng: “Muốn xây dựng chủnghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” Đó làmột con người phát triển toàn diện, có tư tưởng và tình cảm đẹp, có tri thức vànăng lực làm chủ xã hội, làm chủ bản thân có cuộc sống tập thể và cuộc sống cánhân hài hòa, có sự phát triển đầy đủ về các mặt: tri thức, đạo đức, thể chất vàthẩm mỹ “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liềnvới vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trongcông tác xây dựng Đảng” nên hơn ai hết, họ phải có đủ năng lực, phẩm chất củamột con người XHCN để lãnh đạo đất nước và phục vụ nhân dân Trong đó,người cán bộ làm công tác tôn giáo cũng không thể là ngoại lệ

Bác Hồ đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, Nghị quyết Trungương 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) cũng đã chỉ rõ: công táctôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị Làm việc gì chúng ta cũng cầnchú trọng đầu tiên tới gốc rễ của vấn đề, chính vì vậy mà công tác cán bộ đóngvai trò hàng đầu, tác động trực tiếp đến hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạtđộng tôn giáo và hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động tín đồ các tôn giáotrong cả nước Chính vì thế, ngành QLNN về tôn giáo cần bồi dưỡng được độingũ cán bộ làm công tác tôn giáo dày dạn kinh nghiệm, có kiến thức, tư duy mới

Trang 11

và đầy đủ bản lĩnh chính trị trong một lĩnh vực công tác đặc thù Cán bộ nàophong trào ấy, vì vậy việc đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ sâu, được đàotạo bài bản và hệ thống về tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo là một điềuhết sức cần thiết và đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

1.1.2 Nội dung của Công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo.

- Nhiệm vụ củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, cán bộ ngành

đã làm được một số việc nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay Việcthành lập và đưa vào hoạt động đối với Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo vàTrường Nghiệp vụ công tác tôn giáo chưa hoàn thiện Mô hình tổ chức bộ máy

cơ quan QLNN về tôn giáo có địa phương còn chưa hoàn chỉnh, thống nhất;nhiều nơi cán bộ còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ Nguyên nhân,nhiệm vụ củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, cán bộ của ngành phụthuộc nhiều cấp, nhiều ngành và là nhiệm vụ đòi hỏi phải được tiến hành thườngxuyên và yêu cầu có lộ trình chứ không thể làm xong ngay trong năm được

- Công tác tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôngiáo chậm đổi mới, chưa tham mưu được việc bổ sung các qui định pháp luậttrong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo như các vấn đề: về tín ngưỡng mới, đạo lạ và

tà đạo; chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Nguyên nhânchủ yếu là do một số cán bộ lãnh đạo cả ở Trung ương chưa coi trọng xây dựng

hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chậmđược đưa vào nghị trình sửa đổi, làm các cơ quan QLNN về tôn giáo các cấpchưa có đủ hành lang pháp lý thực hiện công tác QLNN về tôn giáo

- Công tác tham mưu, giải quyết các vụ việc liên quan đến tôn giáo ở mộtvài địa phương còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao; sự phối hợp công tác vớicác ban, ngành còn lúng túng dẫn đến xử lý chậm, không triệt để từ cấp cơ sở.Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về công tác tôn giáo giữa các cấp, cácngành từ Trung ương đến các địa phương còn chưa đồng nhất; công tác lãnhđạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Tôn giáo Chính phủ và một số cấp ủy, chínhquyền một số nơi chưa kịp thời, chưa thực sự coi trọng công tác tuyên truyền,vận động, cảm hóa, giáo dục Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ của ngành

Trang 12

QLNN về tôn giáo nhiều năm qua còn bất cập, nhiều địa phương đang thiếu hụtcán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác tôn giáo; chính sách đối với cán

bộ làm công tác tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức

Vì những vấn đề nổi cộm nêu trên, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ làm công tác tôn giáo cần được thắt chặt và triệt để, đặc biệt là trên địa bàntỉnh Thanh Hóa hiện nay vấn đề tôn giáo đang có những diễn biến mới, đội ngũcán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo còn nhiều bất cập, cần phải có phương

án giải quyết kịp thời

1.1.3 Vai trò của Công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo.

Có quan điểm cho rằng, hoạt động tôn giáo là công việc nội bộ của tôngiáo, nó là hoạt động tự quản nên không cần Nhà nước phải quản lý, điều chỉnh,nếu có quản lý nhà nước về tôn giáo thì không có tự do tôn giáo

Có quan điểm, chúng ta đã có Hiến pháp, bộ luật dân sự, hình sự quy định

về tự do và bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do không tín ngưỡng, tôn giáo

do đó, không cần có pháp luật riêng về tôn giáo

Lịch sử từ khi có nhà nước đến nay, không có nhà nước nào không thựchiện chức năng quản lý đối với tôn giáo (trong lịch sử có thời kỳ thần quyền lấn

át thế quyền) Thực tiễn ngày nay cho thấy, ở bất cứ quốc gia nào, ở đâu có tôngiáo, hoạt động tôn giáo thì đều có sự can thiệp điều chỉnh của nhà nước Khôngquản lý nhà nước về tôn giáo sẽ dẫn đến các tôn giáo hoạt động vô chính phủ,chèn ép, công kích lẫn nhau, xã hội sẽ không phát triển lành mạnh vì sự sa đà,tốn kém, về sự hiếu chiến hoặc yếm thế của một số tôn giáo, sự lợi dụng tôngiáo để phá hoại đoàn kết dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự xã hội do đó, quản

lý nhà nước về tôn giáo là yêu cầu khách quan của mọi quốc gia

1.2 Khái quát về Ban Tôn giáo Tỉnh Thanh Hóa.

1.2.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức.

1.2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển.

Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa là một trong những đơn vị trực thuộc SởNội vụ tỉnh Trải qua 28 năm hoạt động, Ban đã không ngừng lớn mạnh và pháttriển; luôn đi đầu trong các lĩnh vực chuyên môn cũng như các lĩnh vực chính

Trang 13

trị, văn hóa, xã hội… Đội ngũ cán bộ, công chức Ban Tôn giáo qua nhiều thế hệluôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn vững chắc,đầy nhiệt huyết và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nướccũng như nhân dân.

Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa chính thức được thành lập từ ngày 13 tháng

5 năm 1985; bộ máy tổ chức khi mới thành lập chủ yếu là các đồng chí lãnh đạocác cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh làm công tác kiêm nhiệm: Trưởng ban là BàNguyễn Thị Miện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó ban là những đồng chíPhó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Phó ban Dân vận Tỉnh ủy, cùng với một

số cán bộ của Mặt trận Tổ quốc làm công tác tôn giáo

Đến năm 1990, Ban Tôn giáo chuyển công tác về Ban Dân vận Tỉnh ủy.Lúc này Trưởng ban là đồng chí Nguyễn Kế Quang nguyên Phó Trưởng banDân vận Tỉnh ủy

Năm 1997, Ban Tôn giáo chuyển về trực thuộc UBND tỉnh Đồng chíNguyễn Kế Quang vẫn giữ chức Trưởng ban và có 8 cán bộ biên chế làm côngtác tôn giáo

Năm 2005, để củng cố bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo vàđược sự nhất trí của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Tôn giáo thành lập 02 phòngchuyên trách là: Văn phòng và Phòng nghiệp vụ

Đến năm 2008, thực hiện Nghị định số 13 và Nghị định số 14 của Chínhphủ, Ban Tôn giáo được sáp nhập vào Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa Lúc này, biênchế của Ban Tôn giáo là 14 cán bộ, công chức Cơ cấu tổ chức có: 01 Trưởngban là đồng chí Bùi Hải Vinh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, 01 Phó Trưởngban, 02 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng; có 01 Phòng Hành chính -Tổng hợp và 02 phòng chuyên môn là:

+ Phòng Công giáo và Tin Lành;

+ Phòng Phật giáo và Tôn giáo khác

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Ban Tôn giáo đã khôngngừng lớn mạnh về số lượng (tổ chức, biên chế) và chất lượng (trình độ chuyênmôn trong công tác QLNN về tôn giáo) Là cơ quan đi đầu trong công tác quản

Trang 14

lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Ban Tôn giáo đã giànhđược sự tín nhiệm cao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như Chính phủ; trongnhiều năm, Ban Tôn giáo cùng các đơn vị ở cơ sở đã hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ, giải quyết và ổn định tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đưa các tôn giáo đivào hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, không để xảy ra “điểm nóng” về tôngiáo; chức sắc, nhà tu hành tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước về tôn giáo, đồng bào các tôn giáo trong tỉnh phấn khởi tham giaphong trào thi đua yêu nước, từ thiện xã hội… góp phần giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, phấn đấu xây dựng quê hương xứ Thanh ngày cànggiàu đẹp Với những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quêhương, Tổ quốc, năm 2005, Ban Tôn giáo đã vinh dự được Nhà nước trao tặngHuân chương Lao động hạng 3

1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa có 13 biên chế là cán

bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp tỉnh, trong đó có 01 Trưởng Ban, 01Phó Trưởng Ban, 03 Phòng chuyên môn Quy chế hoạt động và tổ chức biên chếcủa Ban Tôn giáo nằm trong biên chế hành chính của Sở Nội vụ theo Quyết định

số 3711/QĐ-UBND ngày tháng năm 2011 của UBND tỉnh

Bá Quang; 01 chuyên viên tổng hợp và phụ trách Bộ phận “1 cửa”; 01 Kế toán;

01 Thủ quỹ; 01 Văn thư kiêm Quản trị mạng và 01 lái xe

+ Phòng Công giáo và Tin lành: Có 01 Trưởng phòng là đồng chí Hồ ViệtAnh và 02 chuyên viên phụ trách chuyên môn

+ Phòng Phật Giáo và Tôn giáo khác: Có 01 Trưởng phòng là đồng chíTrịnh Tiến Huynh và 01 chuyên viên phụ trách chuyên môn

Trang 15

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

1.2.2.1 Chức năng.

Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá (sau đây gọi tắt là Ban Tôn giáo) là đơn vịtrực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hoá, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năngquản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo; thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạntheo sự ủy quyền của UBND tỉnh;

Ban Tôn giáo chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nội

vụ tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáoChính phủ;

Ban Tôn giáo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng

So với cả nước, Thanh Hoá là một tỉnh có đồng bào theo đạo không đông(Phật giáo: khoảng 100.000 tín đồ, Công giáo: khoảng 139.170 tín đồ, Tin lành:khoảng 5.000 tín đồ, Cao Đài: khoảng 200 tín đồ), tuy nhiên, với địa lý rộng,nhiều dân tộc sinh sống Công tác quản lý, tuyên truyền gặp nhiều khó khăn,nhưng có thể nói tình hình tôn giáo tại tỉnh Thanh Hoá nhiều năm qua tương đối

ổn định, hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, về việc xây dựngcác bộ thành bộ đa ngành, đa lĩnh vực, Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá từ một đơn

vị độc lập trực thuộc UBND tỉnh đã thực hiện sáp nhập vào Sở Nội vụ, giốngnhư các địa phương khác trong cả nước Điều đặc biệt ở Thanh Hoá là việc BanTôn giáo tỉnh đã tham mưu và triển khai chủ trương sáp nhập này một cách rấtlinh hoạt, khoa học và bài bản Đó là việc, Ban Tôn giáo tỉnh đã xây dựng Đề án

và báo cáo với cấp có thẩm quyền về công tác tổ chức cán bộ liên quan đến bộmáy làm tham mưu cho UBND tỉnh, huyện về công tác tôn giáo

Trong tình hình công tác tôn giáo nói chung, QLNN về tôn giáo nói riêngđặt ra những yêu cầu mới do thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biếnphức tạp, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc hòng canthiệp vào công việc nội bộ của đất nước, công tác tôn giáo vốn đã nhạy cảm, khókhăn, nay lại càng nhạy cảm và khó khăn hơn Thực tế này đòi hỏi cán bộ làmcông tác tôn giáo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực,

Trang 16

khả năng tập hợp, vận động quần chúng và có trình độ am hiểu về tôn giáo nhấtđịnh Muốn có một đội ngũ cán bộ như vậy chúng ta cần chú trọng đến công tác

tổ chức bộ máy cán bộ, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và tưtưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo

Xuất phát từ thực trạng trên, cùng với thực tiễn công tác QLNN về tôngiáo, tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo của Ban Tôn giáo tự xác định

là còn những khó khăn, bất cập, chưa ngang tầm với nhiệm vụ chính trị đượcgiao, Ban Tôn giáo đã có những trăn trở và suy nghĩ xây dựng một đề án để thựchiện tốt công tác tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về ngành, lĩnh vực Đề án trước tiên là đảm bảo thực hiện nghiêm túc Nghị định

số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ

Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/4/2008 của Chính phủ quy định tổchức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, đáng chú ý đó là việc sáp nhập Ban Thi đua - Khen thưởng và Ban Tôngiáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc bộ phận làm công tác tôngiáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào Sở Nội vụ Nghị định nhằmđảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ QLNN của UBND các cấp và sựthống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sởtinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phùhợp với hoàn cảnh thực tế của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chínhnhà nước; kiện toàn bộ máy để các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp

Về Thông tư 04/2010/TT-BNV, Thông tư ra đời sau khi có Nghị định13/2008/NĐ-CP, nội dung của Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo Sở Nội vụ thuộc UBND các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương

Đề án tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá ban hành ngày28/7/2008, được thực hiện trên 3 căn cứ pháp lý: Nghị định số 13/2008/NĐ-CP,Thông tư 04/2008/TT-BNV và Quyết định số 890/QĐ-UBND của UBND tỉnhThanh Hoá về việc sáp nhập Ban Thi đua - Khen thưởng, Ban Tôn giáo vào Sở

Trang 17

Nội vụ và chuyển chức năng, nhiệm vụ QLNN về Văn thư, lưu trữ, tổ chức, biênchế làm công tác Văn thư, lưu trữ từ Văn phòng UBND tỉnh sang Sở Nội vụ.

Như vậy, ngay sau khi có NĐ 13/2008/NĐ-CP và NĐ 14/2008/NĐ-CPcủa Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá đã tham mưu cho Giám đốc SởNội vụ về việc kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo theo tinh thầnnghị định, cụ thể là việc lập đề án với tên gọi “Tổ chức bộ máy cán bộ của BanTôn giáo”, và sau khi thành lập đề án này thì Thông tư 04/2010/TT-BNV của BộNội vụ mới được ban hành và đề án của Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá đã hoàntoàn đi đúng hướng, đúng tinh thần của Thông tư 04/2010/TT-BNV Cho đếnnay, bộ máy tổ chức cán bộ đã tổ chức xong, đi vào hoạt động và mang lại nhiềukết quả tích cực

Theo đề án, cơ cấu tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo của Thanh Hoáhiện nay được tổ chức như sau:

- Cấp tỉnh bao gồm:

+ Lãnh đạo Ban: gồm Trưởng ban và 01 Phó ban;

+ 02 Phòng chuyên môn (Công giáo và Tin lành; Phật giáo và Tôn giáokhác);

+ 01 Phòng Hành chính - Tổng hợp

Như vậy, so với cơ cấu cán bộ cũ (gồm có 02 phòng: Phòng chuyên mônnghiệp vụ và Văn phòng (Hành chính - Tổng hợp, trong đó phòng chuyên mônquản lý về tất cả các tôn giáo), thì cơ cấu tổ chức mới đã có sự chuyên môn hoá,chuyên biệt cao hơn, dễ quản lý và làm việc hơn Sau khi cơ cấu lại hoạt động

ổn định, việc sáp nhập không làm xáo trộn vì Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá khácmột số tỉnh khác, là một tổ chức tương đương Chi cục trực thuộc Sở Nội vụ, có

tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng

- Cấp huyện: sẽ có 01 trong 02 đồng chí lãnh đạo Phòng Nội vụ phụ tráchcông tác tôn giáo Nếu tại địa bàn có đông đồng bào theo tôn giáo thì phân thêm

01 chuyên viên, tuy nhiên trong thực tế chuyên viên vẫn phải kiêm nhiệm một

số công việc khác khi có yêu cầu Theo cơ cấu cũ: nếu nơi nào có đông đồng bàotôn giáo thì sẽ có Phòng Tôn giáo riêng; nơi có ít đồng bào tôn giáo thì có 01

Trang 18

chuyên viên thuộc Văn phòng UBND phụ trách tôn giáo; nếu nơi nào có đôngđồng bào dân tộc thì sẽ có Phòng Dân tộc và có người phụ trách về tôn giáo.

Có thể nói cấp huyện là cấp gặp nhiều khó khăn nhất sau khi thực hiện đề

án do thay đổi bộ máy cán bộ, một số cán bộ nghỉ hoặc thuyên chuyển sang vịtrí khác Mặc dù phân công Phó trưởng Phòng Nội vụ phụ trách nhưng khốilượng lớn các công việc như: tôn giáo, thi đua - khen thưởng… công việc cũng

bị chi phối nhiều, không chỉ tập trung về công tác tôn giáo Như vậy, cấp tỉnh rõràng hơn về chức năng, còn cấp huyện khó khăn hơn về vấn đề này

- Cấp xã: Phó Chủ tịch UBND sẽ phụ trách công tác tôn giáo, ngoài ra cóthể có uỷ viên văn hoá hoặc uỷ viên văn phòng, công an chịu trách nhiệm vềcông tác tôn giáo, thường là Chủ tịch UBND đưa ra các quyết định cuối cùng.Tuy nhiên, tại Thanh Hoá chính quyền cấp xã chưa có ban chuyên trách về côngtác tôn giáo Cơ cấu cán bộ mới không có gì thay đổi so với cơ cấu cán bộ cũ

Đề án “Tổ chức bộ máy cán bộ của Ban tôn giáo” thực sự đã đi trước, điđúng hướng và rất thiết thực Mặc dù còn gặp một số khó khăn nhất định, songnhìn chung việc cơ cấu lại cán bộ theo đề án không tạo ra sự hụt hẫng về bộmáy, đã củng cố bộ máy làm việc theo tình hình mới, đáp ứng được nội dungcông việc

Song song với công tác tổ chức cán bộ, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá cũng hếtsức chú ý tới công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôngiáo Trong 03 năm gần đây, tỉnh tập trung cho công tác bồi dưỡng, tập huấncông tác tôn giáo Hình thức là cử đi học hoặc tự tổ chức lớp, đặc biệt ở cấphuyện do có sự thay đổi nhiều hơn về bộ máy Trong năm 2008, đã hoàn thành

kế hoạch, riêng năm 2009 - 2010 tập trung cho cấp tỉnh, huyện đồng thời bồidưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách tôn giáo xã, thôn, bản Mỗi năm, mở 05lớp ở các huyện miền núi, mỗi lớp khoảng 200 đại biểu, phổ cập từ cán bộ cấp

xã, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, bản với nội dung: Chủ trương, chính sách phápluật của Đảng và Nhà nước, mang lại những hiệu quả cao

Nội dung các lớp bồi dưỡng cán bộ được tập trung vào:

- Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo;

Trang 19

- Tìm hiểu về tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo đối với các tôn giáotrên địa bàn tỉnh, như: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao Đài.

Ngoài ra còn có các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho tín đồ cáctôn giáo (6-8 lớp/năm)

Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ có thể nói đã tập trung vàotất cả các đối tượng liên quan đến công tác tôn giáo, ở tất cả các địa bàn đềuđược chú trọng Tuy nhiên, cũng như một số địa phương trong cả nước, tỉnhThanh Hoá vẫn còn những khó khăn chung có thể thấy hiện nay của cán bộ làmcông tác tôn giáo trên cả nước, đó là: vừa thiếu lại vừa yếu, đa phần chưa đượcđào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý ngành Mặt khác, hiện nay đội ngũcán bộ làm công tác tôn giáo các cấp đã lớn tuổi, đội ngũ kế cận chưa có kinhnghiệm Trong khi đó, cùng với sự phát triển các mặt của đời sống xã hội thì tôngiáo cũng phát triển toàn diện, cả về mặt tổ chức cũng như số lượng chức sắc,tín đồ Với đặc điểm là tỉnh đa dạng các dân tộc sinh sống, có đồng bào dân tộctheo đạo, nên tỉnh Thanh Hoá còn cần phải chú trọng đồng thời tới hai vấn đề đó

là dân tộc và tôn giáo… Mặc dù vậy, với việc tập trung hơn trang bị kiến thứccho cán bộ làm công tác tôn giáo đặc biệt là cấp tỉnh và huyện, cán bộ cũng đã

tự tin với việc tham mưu và xử lý các công việc và vấn đề trong công tác tôngiáo

1.2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn.

Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, 05 năm và hàng nămthuộc lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn tỉnh, trình Giám đốc Sở ban hành hoặc thaymặt Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền

Tham mưu, trình Giám đốc Sở ban hành hoặc trực tiếp trình UBND tỉnhban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa chủ trương, chínhsách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo

Giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch đã được phêduyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực liênquan đến lĩnh vực công tác được giao

Trang 20

Giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tổ chứcthực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôngiáo và công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo; quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật; bảo đảm sựbình đẳng giữa các tôn giáo, chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng tôngiáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước.

Tham mưu, giúp Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định về việc chophép xây dựng, sửa chữa các công trình thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chứctôn giáo theo quy định của pháp luật

Giúp Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyềnđịa phương có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáotheo quy định của pháp luật

Giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động quốc tếcủa nhà tu hành, chức sắc, nhân sỹ tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo qui định củapháp luật

Giúp Giám đốc Sở làm đầu mối quan hệ giữa chính quyền địa phương vớicác tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Tham gia quản lý các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, có liên quanđến tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Xây dựng phương án để Giám đốc Sở trình UBND tỉnh về chính sách vàthực hiện chính sách đối với các tổ chức tôn giáo và chức sắc, nhân sỹ tôn giáotheo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền

Giúp Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Mặttrận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng có liên quan trong việc tuyên truyền, vậnđộng quần chúng nhân dân, tín đồ, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôngiáo chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhànước về tôn giáo tại địa phương

Giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác hợp tác quốc tế; hướng dẫn chuyênmôn nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công

Ngày đăng: 31/01/2018, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w