Những thành tựu đó đã khẳng định con đường mà Đảng ta và Bác Hồ đã cho là hoàn toàn đúng đắn là xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cô
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Sau nhiều năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng phấn khởi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, thành tựu to lớn trên các mặt kinh tế, xã hội Những thành tựu đó đã khẳng định con đường mà Đảng ta và Bác Hồ đã cho là hoàn toàn đúng đắn là xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
Thực hiện song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đảng ta rất quan tâm đến việc thực hiện các chính sách xã hội: xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội… Đặc biệt, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến các đối tượng người dân bị thiệt thòi, trong đó có đối tượng trẻ em khuyết tật, quan tâm đến nhu cầu học tập, hòa nhập cộng đồng của những trẻ em bị khuyết tật, thiệt thòi trong cuộc sống, tạo cơ hội để các em vượt lên số phận, trở thành người lao động có khả năng cống hiến công sức của mình cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Kinh tế thị trường đã mang lại cho chúng ta những thành tự kinh tế to lớn, nhưng tác động mặt trái của nó cũng không nhỏ làm thay đổi một số giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đạo đức của một bộ phân học sinh phổ thông nói chung đang bị sa sút, đua đòi chạy theo những phong trào không lành mạnh, sống thực dụng, thiếu hoài bảo lý tưởng, thiếu lòng nhân ái, tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội… Những học sinh khuyết tật phần nào cũng bị ảnh hưởng với những tiêu cực nói trên
Những vấn đề trên đặt ra nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu giáo dục của nhà trường, không những tìm ra giải pháp hiệu quả để giảng dạy văn hóa, dạy nghề mà còn phải đặc biệt quan tâm việc giáo dục đạo đức cho các em, hình thành ở các em những giá trị nhân cách tốt đẹp
Trang 2Công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường hiện nay chưa đầy đủ, nặng về dạy “chữ” nhẹ về dạy “người” Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt đối với trẻ bị khiếm khuyết Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh khuyết tật, giúp các em ứng
xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày Có niềm tin vào cuộc sống, vượt qua những khó nhăn bởi mặc cảm bệnh tật gây ra, hòa nhập tốt với xã hội
Để thực hiện thành công những mục tiêu quan trọng trên, đòi hỏi nhà trường phải tìm ra các giải pháp thiết thực tạo sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Từ thực tế trên, bản thân là giáo viên phụ trách công tác Đoàn – Đội luôn trăn trở trong việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp giáo dục hiệu quả tác động đến tư tưởng tình cảm của học sinh khuyết tật, nhằm hình thành ở các em những nhân cách
tốt đẹp Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Các Giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục hạnh kiểm cho học sinh Trường trẻ em khuyết tật An Giang đến năm 2015”
Trẻ khuyết tật là những trẻ bị thiệt thòi, khiếm khuyết một hay một số giác quan trên cơ thể nên phần nào ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của các em, gây sự mặc cảm tự ti khi hòa nhập với cộng đồng Mặt khác, những khiếm khuyết của một phần giác quan trên cơ thể cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nhận thức của các em Chính vì vậy trẻ khuyết tật rất đễ nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, tiêm nhiễm những hành vi đạo đức lệch chu n mặc d bản chất của các em rất vô tư
trong sáng Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài này, giúp chúng ta tìm hiểu r đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ khuyết tật, thực trạng của quá trình giáo dục đạo đức của trường, tìm ra các cơ sở lý luận và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của Trường trẻ em khuyết tật n Giang từ nay đến năm 2015
Trang 3CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Quan điểm của Chủ nghĩa mác-xít về giáo dục đạo đức cho con người
Theo quan niệm của Mác, đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người Về lý luận, nó là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng
xã hội, được xây dựng trên cơ sở kinh tế- xã hội Đạo đức bao gồm các tri thức về kĩ năng, các chu n mực và ph m chất đạo đức Như vậy, đạo đức tồn tại trong mọi dạng
ý thức, hoạt động và giao lưu trong mọi hoạt động sống của con người Đạo đức được biểu hiện dưới dạng những tư tưởng, những quan điểm của con người; đồng thời là những nguyên tắc, tiêu chu n hướng con người điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, con người với
xã hội Việc ý thức được đầy đủ và định hướng r rệt về tính chất, nội dung của chu n mực đạo đức, của các mối quan hệ trong cuộc sống mỗi con người đều có khả năng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người đó
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật Mác xít, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong ý thức của con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là hình ảnh tinh thần của vật chất bên ngoài, là hình ảnh phi cảm tính của đối tượng cảm tính thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng c ng những tình cảm, tâm trạng của những cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội của họ và phản ánh tồn tại xã hội đó trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định
Theo quan điểm trên, khẳng định ý thức nói chung và ý thức đạo đức nói riêng được hình thành, phát triển và được quyết định bởi tồn tại xã hội vật chất uan điểm này đã phủ nhận những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm siêu hình là ý thức là cái có trước, cái quyết định so với tồn tại xã hội vật chất và không thể thay
Trang 4đổi được Vì vậy ý thức đạo đức không phải là bất di bất dịch không thay đổi được,
mà nó được hình thành và phát triển do những hoạt động tích cực của con người, điều này khẳng định vai trò quan trong của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của con người Như Bác Hồ đã dạy “ hiền dữ phải đâu là tính s n, phần nhiều do giáo dục mà nên”
Chính vì vậy, mỗi cá nhân phải được xã hội giáo dục mới tồn tại và phát triển được, thiếu sự giáo dục của xã hội cá nhân không thể hình thành nhân cách hoàn chỉnh Hay các nhà triết học đã khẳng định : “Không trở thành người được”
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Trong đạo đức cách mạng, Bác Hồ đặc biệt rất chú ý đến cặp phạm tr “Đức”
và “Tài” Người cho rằng: “Đức phải đặt trước tài” và “Phải có chính trị trước rồi mới
có chuyên môn” Chính trị là đức , chuyên môn là tài Chính vì vậy, ngoài việc trang
bị những tri thức khoa học, nhà trường cần phải đặc biệt giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh để trong hành trang lập thân, lập nghiệp, các em có đủ đức, đủ tài như Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Tài và đức trở thành yếu tố thiết yếu tạo nên sự phát triển cân đối, hài hoà của mỗi con người
Sinh thời Bác Hồ rất yêu thương trẻ em, Bác dạy “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngũ, biết học hành là ngoan” lời dạy của Bác cho ta biết rằng trẻ em rất
vô tư và hồn nhiên như trang giấy trắng, nên việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cần phải quan tâm hàng đầu Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong 5-1961, Bác gởi đến lá thư chúc mừng và thiếu nhi cả nước đã đón nhận 5 lời dạy thiêng liêng của Người, xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chu n để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội:
“ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Trang 5Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
Không chỉ yêu thương thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân Bác đã viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”
Bác đặc biệt quan tâm đến đối tượng thiếu nhi bị thiệt thòi Trong một dịp đi thăm trại mồ coi Kim Đồng Bác quan tâm và dặn dò các cô chú giáo dư ng: Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải b đắp tình thương Các cháu đã không còn bố,
mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ các cháu Các cô các chú nuôi, dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo Bác thấy ở đây, đối với các cháu còn có vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình Dạy bảo các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật trật tự là đúng Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái Đừng biến các cháu thành các
“ông cụ non” Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy Trại Kim Đồng là gia
đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui Được như vậy thì cần
gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu ?
1.3 Yêu cầu giáo dục đạo đức và chất lượng hạnh kiểm học sinh tiểu học
Từ năm học 2009-2010, Bộ giáo dục & Đào tạo đã có Thông tư số BGDĐT “Ban hành uy định về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học” Theo Thông
Trang 632/2009/TT-tư, học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện 5 nhiệm vụ học sinh tiểu học:
1 Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập
2 Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn
3 Rèn luyện thân thể; giữ vệ sinh cá nhân
4 Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện trật tự an toàn giao thông
5 Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương
1.4 M t s chủ trư ng về giáo dục trẻ khuyết tật
Pháp lệnh về người tàn tật nêu r : “Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng là những hoạt động có ý nghĩa kinh tế, xã hội
và nhân văn sâu sắc, là phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, tổ chức kinh tế, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và chính quyền các cấp”
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CP ngày 17/4/1995 giao nhiệm vụ giáo dục trẻ có tật cho ngành giáo dục đào tạo tổ chức quản lý và chỉ đạo thống nhất, trường trẻ em khuyết tật nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Bộ GD-ĐT cũng có thông tư số 20/TT/GDĐT hướng dẫn việc quản lý, giáo dục trẻ có tật trong địa bàn theo chức năng quản lý được giao
Luật giáo dục, tại điều 58 phần nói về trường, lớp dành cho người tàn tật có ghi” Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành
Trang 7cho cho người tàn tật, nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng”
Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 – 2010, ban hành quyết định số 201/2001/
Đ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 là giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật : Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 và 70 % vào năm 2010
Trang 8CHƯƠNG 2 THỰC T NG GI O D C Đ O Đ C V CHẤT LƯ NG H NH IỂM
H C SINH T ƯỜNG T EM HUY T TẬT AN GIANG
2.1 Đ c điểm t nh h nh Trường Trẻ em khuyết tật An Giang:
Trường Trẻ em khuyết tật n Giang được thành lập vào năm 1992 theo quyết định số 644- Đ/GDĐT ngày 29/4/1992 của Sở GD&ĐT n Giang với chức năng tổ chức nuôi dư ng, dạy kiến thức văn hóa, tổ chức phục hồi chức năng và dạy nghề thích hợp cho học sinh khuyết tật khiếm thị và khiếm thính
Trường Trẻ em khuyết tật được thành lập trên cơ sở sử dụng lại cơ sở vật chất của Trung tâm nuôi dư ng thương binh nặng của tỉnh Trường có diện tích 8.772 m2
, tọa lạc tại Phường Mỹ Thới – TP.Long Xuyên, cách trung tâm thành phố khoảng 3km Khuôn viên trường cách xa mặt lộ chính, nằm trên khu đất có nhiều hầm hố, xung quanh trường là nhà dân mà trước đây đã có hiện tượng lấn dần vào trường, kể
cả mặt trước, nên khuôn viên có hình đa giác
Năm 2006 Trường được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trường Trẻ em khuyết tật Thời gian xây dựng kéo dài đến cuối năm 2009 mới hoàn thành với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng Gồm 4 khối công trình
+ Khối học văn hóa
+ Khối học nghề + Khối nhà ăn, nội trú + Khối hành chính
Về số liệu tổ chức:
+ Tổng số CB-GV-NV : 72 người Chia ra như sau
Ban Giám hiệu : 03 người 01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng
Giáo viên 48 người
Nhân viên : 21 người
Trang 9+ Tổng số học sinh : 177 em
Về trình độ chuyên môn : Giáo viên giảng dạy đều đạt chu n sư phạm theo qui định, tuy nhiên lực lượng giáo viên được đào tạo chuyên môn tật học không nhiều 7/48 giáo viên được đào tạo chuyên môn về tật học
Đ c điểm học sinh nhà trường th c hi n nu i dạy học sinh ở 02 đ i tượng khiếm th và khiếm thính
* Trẻ khiếm th là trẻ có khuyết tật về thị giác, khi đã có phương tiện trợ giúp
những vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt Trẻ khiếm thị tuy hạn chế về thị lực, nhưng chức năng cơ bản của ngôn ngữ không bị rối loạn vì vậy
tư duy của trẻ vẫn đủ điều kiện phát triển Tuy nhiên, những thao tác tư duy diễn ra phức tạp và khó khăn do khiếm khuyết thị giác quá trình nhận thức cảm tính không đầy đủ ảnh hưởng đến khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hình thành biểu tượng, ngại giao tiếp
Khuyết tật khiếm thị có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống tâm lý của con người, gây khó khăn trở ngại đến quá trình phát triển nhân cách: hứng thú, nhu cầu bị thu hẹp, trong hoạt động kém năng động thiên về cảm tính, ít bộc lộ nội tâm, kém tích cực trong hoạt động trí tuệ, ít ham muốn tìm tòi cái mới, mặc cảm thầm lặng Tuy nhiên những hạn chế này có thể khắc phục nếu bản thân người khiếm thị có các hoạt động tích cực và hướng đích trong môi trường xung quanh Vì vậy trong quá trình giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải biết khơi gợi đúng lúc, bồi dư ng niềm tin lý tưởng sống, hình thành ở các em nhu cầu về tương lai tươi sáng
* Trẻ khiếm thính là trẻ có khuyết tật về thính giác, giảm hoặc mất hoàn toàn
khả năng tiếp nhận âm thanh của tai Do kém hoặc không có khả năng tiếp nhận âm thanh nên quá trình hình thành và phát triển ngôn của trẻ gặp rất niều khó khăn.Từ đó ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của tư duy, các thao tác tư duy có nhiều hạn chế trong phân tích, tổng hợp, so sánh Trẻ nghiên nhiều hơn về nhận thức cảm tính, khả năng quan sát bắt chước của trẻ rất nhanh Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo
Trang 10viên cần phải phát huy tối đa các phương tiện trực quan sinh động, kịp thời uốn nắn những hành vi lệc lạc do bắt chước cảm tính
2.2 Thuận lợi kh khăn:
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh, ngành giáo dục và các cơ quan ban ngành trong tỉnh và sự giúp đ tận tình của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
Đội ngũ CB-GV-NV đa số còn trẻ tuổi, nhiệt tình đoàn kết và chịu khó trong mọi việc giúp đ , giáo dục chăm sóc học sinh khuyết tật của trường
Hầu hết cha mẹ học sinh thuộc diện lao động nghèo, nhà ở xa trường nên việc quan tâm phối hợp giáo dục với nhà trường không chặt chẽ
2.3 Th c trạng kết quả giáo dục đạo đức và chất lượng hạnh kiểm HS trường Trẻ em khuyết tật An Giang thời gian qua
ua khảo sát thu thập thông tin từ phụ huynh học sinh, từ các em học sinh, từ kiểm tra chuyên đề, từ dự giờ thăm lớp và từ kết quả thống kê chất lượng cuối năm học 2011- 2012, tôi có nhận định như sau :
Th nh u n u n nh n:
ết quả
Thời gian qua chất lượng giáo dục hạnh kiểm học sinh của trường luôn đạt yêu cầu đề ra, là những học sinh khuyết tật và hầu hết xuất thân từ con em nông dân nên
Trang 11bản chất các em học sinh trường rất ngoan, thật thà, lễ phép với thầy, cô giáo Nhìn chung các em rất chăm học, chăm làm, cần c khiêm tốn, có tinh thần tập thể, đoàn kết nhất trí, luôn phấn đấu tu dư ng, rèn luyện xuất hiện nhiều tấm gương tốt trong đạo đức, học tập: Các em biết giúp đ nhau trong hoàn cảnh khó khăn
* Giáo dục đạo đức trong nhà trường đã thể hiện bằng nhiều hình thức:
Nêu gương người tốt, việc tốt; nói chuyện truyền thống; phát thanh măng non; quyên góp giúp đ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn; qua các buổi chào cờ đầu tuần; có khen chê kịp thời; xây dựng đôi bạn c ng tiến; thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy; thực hiện chương trình rèn luyện đội viên; tham gia tốt các hoạt động các đợt thi đua nhân các ngày lễ lớn
Tổ chức tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt đoàn đội, các hoạt động chăm sóc bảo vệ môi trường, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dâm gian theo chủ đề , chủ điểm hàng tháng Tổ chức tham quan dã ngoại du khảo về nguồn trong học sinh nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hòa dân tộc…
Tổ chức các hội thi kể chuyện Bác Hồ, diễn đàn thắp sáng ước mơ, văn hóa ứng
xử học đường… ua đó đã giới thiệu những mẫu chuyện gắn liền với những ph m chất cao quý của Bác Hồ, giáo dục những chu n mực đạo đức tốt đẹp, bồi dư ng ước
mơ lý tưởng sống trong học sinh
Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp: thực hiện các loại
hồ sơ sổ sách theo qui định sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm… , tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch thi đua Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên
bộ môn, giáo dư ng, đoàn – đội và các ban ngành đoàn thể địa phương trong công tác giáo dục ý thức đạo đức học sinh Nhận xét đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực
Trang 12học sinh, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh Nhìn chung công tác chủ nhiệm của đội ngũ giáo viên đã góp phần tích cực vào công tác giáo dục đạo đức học sinh
Sự nổ lực tích cực của tập thể sư phạm nhà trường đã đem lại kết quả giáo dục đáng phấn khởi trong năm học 2011-2012: 99,4% học sinh có hạnh kiểm THĐĐ tốt ;
62 học sinh giỏi (37,6%), 56 học sinh tiên tiến 33,9% , 27,9% học sinh trung bình
Có 14/14 học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học; 05 lớp tiên tiến;
- Đa số các em có ý thức tốt trong việc tự rèn luyện hành vi đạo đức bản thân
- Việc phối kết hợp giữa các lực lược trong và ngoài nhà trường tương đối chặt chẽ tạo thuận lợi cho quá trình giáo dục học sinh
- Trường nội trú, phần lớn thời gian học sinh học tập sinh hoạt tại trường nên nhà trường chủ động được thời gian trong quá trình giáo dục
n h n u n nh n:
Mặc d có 99,4% học sinh đạt xếp loại Thực hiện đầy đủ về Hạnh kiểm nhưng
số học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ học sinh tiểu học chưa cao :
+ Còn 5% học sinh thường xuyên đi học không đúng giờ;
+ Còn 3,8% học sinh chưa giữ gìn tốt sách vở cá nhân;