1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học Quận 11, Tp.Hồ Chí Minh

109 1,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Từ đó,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 định hướng chiếnlược trong thời gian 1996-2000 là tiến hành xã hội hoá công tác chăm sóc vàbảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó:

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Giáo dục sức khỏe ( GDSK) cho học sinh đã được tổ chức y tế thế giới(WHO) và quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) quan tâm từ những nămđầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước Nhất là sau khi tuyên ngôn Alma – Ata rađời với khẩu hiệu “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000”[3] thì việc giáodục sức khỏe ở các trường học trên Thế giới được triển khai mạnh mẽ “Hãygiúp 1 tỷ trẻ em học về sức khỏe”[23]

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội Vìvậy, đầu tư cho sức khỏe chính là quan tâm cho sự phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"[3], đó là khẩu hiệu thểhiện vai trò của trẻ em, những người chủ tương lai Để những người chủtương lai quản lý tốt đất nước sau này, trẻ em cần được học tập tốt, trở thànhnhững người có tri thức, "vừa hồng, vừa chuyên" Muốn học tập tốt cần cósức khỏe tốt Sức khỏe - trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội -

là điều kiện tiên quyết, là vốn quý, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp họctập của các em

Học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi lớn và phát triển về nhiều mặt vì vậy

để có được thế hệ tương lai khỏe mạnh thì công tác chăm sóc và giáo dục sứckhỏe cho trẻ phải được quan tâm đầy đủ Thực tế cho thấy, nhiều bệnh lý ởtuổi trưởng thành có nguyên nhân từ việc không được chăm sóc và giáo dụcsức khỏe tốt từ tuổi học đường như: suy dinh dưỡng, cận thị, cong vẹo cộtsống, bướu cổ, một số bệnh tim mạch, tiêu hóa, bệnh lây truyền qua đườngtình dục và các bệnh truyền nhiễm, [23]

Quan tâm tới vấn đề này, từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã có nhữngchính sách, chủ trương để thực hiện công tác giáo dục và bảo vệ sức khỏe chohọc sinh Dựa trên cơ sở pháp lý, Điều 6 và điều 13, Luật bảo vệ sức khỏe

Trang 2

nhân dân và cơ sở chính trị là Nghị quyết TW4, khoá 7 của Đảng về nhữngvấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Từ đó,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 định hướng chiếnlược trong thời gian 1996-2000 là tiến hành xã hội hoá công tác chăm sóc vàbảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó: "Ngành giáo dục đưa nội dumg giáo dụcsức khỏe vào chương trình chính khóa của các trường phổ thông, giáo dụchọc sinh về nếp sống văn minh, nếp sống vệ sinh, khuyến khích học sinh thamgia vào các họat động giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình mình" Tiếptheo là Quyết định số 401/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống bệnh, tật học đườngtrong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Thực hiện Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Y tế đãxây dựng Chương trình phối hợp số 993/CTr-BYT-BGDĐT ngày 16 tháng 11năm 2012 giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục vàchăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012 – 2020[23]

Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung, học sinh nóiriêng đã có những điều kiện thuận lợi để thực hiện Tuy nhiên, trên thực tế,việc triển khai GDSK trong Nhà trường Tiểu học hiện nay chưa đạt hiệu quả,chất lượng như mong đợi, có nhiều bất cập Cơ sở vật chất các nhà trườngchưa đảm bảo; thư viện còn thiếu các tài liệu, phương tiện phục vụ giảng dạyGDSK; Đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn bài bản, giáo viên chưa cóđược nhiều các biện pháp phù hợp để thực hiện nội dung GDSK; các cấp cácngành địa phương vẫn chưa quan tâm kịp thời Chính vì vậy, việc GDSK vàbảo vệ sức khỏe cho học sinh tiểu học là rất quan trọng, hình thành cho các

em kiến thức và kỹ năng ban đầu về chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình

Trang 3

và xã hội, xây dựng cho các em thái độ, hành vi cư xử đúng để bảo vệ sứckhỏe cho cá nhân và cộng đồng là cần thiết.

Tuy nhiên, đến nay dù nhận được nhiều quan tâm của các ngành, cáccấp nhưng chưa có hoặc có ít các công trình nghiên cứu và đề xuất các biệnpháp GDSK cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học Quận 11 – Thành phố Hồ Chí Minh”

- Quá trình giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

- Các biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học Quận

11 – Thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học:

- Có thể nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học Quận 11 –Thành phố Hồ Chí Minh nếu đề xuất được một số biện pháp có cơ sở khoahọc và có tính khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề GDSK cho học sinh tiểu học 5.2 Tìm hiểu thực trạng GDSK cho học sinh tiểu học Quận 11 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 4

5.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học Quận 11 – Tp.Hồ Chí Minh

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài được thực hiện có phạm vi nghiên cứu ở 3 trường Tiểu học trênđịa bàn Quận 11 – Tp.Hồ Chí Minh

7 Phương pháp nghiên cứu:

- Để hoàn thành các nhiệm vụ trên của đề tài, chúng tôi đã sử dụng kếthợp các phương pháp sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, cụ thể hóacác tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Quan sát: các hoạt động của giáo viên, nhân viên và học sinh trườngtiểu học về thực hiện công tác GDSK

- Điều tra thực trạng (bằng bảng câu hỏi) công tác GDSK trong cáctrường Tiểu học thuộc địa bàn Quận 11, Tp.Hồ Chí Minh

- Phỏng vấn: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học

về các biện pháp GDSK đã sử dụng

7.3 Phương pháp thực nghiệm:

- Đây là phương pháp được sử dụng để kiểm chứng hiệu quả của cácbiện pháp GDSK đã đề xuất cho học sinh tiểu học

7.4 Phương pháp thống kê toán học:

- Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu thu được về phương diện địnhlượng và mặt định tính

8 Đóng góp của luận văn:

Trang 5

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho

học sinh tiểu học trên địa bàn Quận 11

9 Cấu trúc luận văn:

- Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và tài liệu tham khảo, luậnvăn có 3 chương

Chương 1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.

Chương 2 Thực trạng giáo dục sức khỏe cho học sinh các trường Tiểu

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

1.1.1 Trên thế giới:

Hiện nay, sức khỏe toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi ba xu hướng: dân

số lão hóa, đô thị hóa nhanh chóng không có kế hoạch, và toàn cầu hóa Điềunày dẫn đến tỷ lệ ngày càng tăng của bệnh không lây nhiễm và các nguy cơcủa gây ra bệnh tật đã trở thành một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến cả cácquốc gia thu nhập thấp và trung bình Gần 45% gánh nặng bệnh tật cho ngườilớn ở những nước này hiện là do bệnh không lây nhiễm[30] Nhiều quốc giathu nhập thấp và trung bình đang bắt đầu phải chịu gánh nặng kép của cácbệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm và hệ thống y tế ở những nướcnày đang phải đối phó với các chi phí bổ sung để điều trị cả hai

Theo nhà giáo dục người Anh John Loche (1632-1704) cho rằng: “Tinhthần lành mạnh trong một thân thể khỏe mạnh”[3] Đó là định nghĩa ngắn gọnnhất mà đầu đủ nhất về hạnh phúc trên đời này Người có được hai cái lợi đóthì không còn mong mỏi gì nữa Chính câu nhận định ấy mà ta thấy được vịtrí quan trọng của sức khỏe đối với con người

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cho thấy sức khỏe của thế

hệ trẻ là nhân tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng học tập, sángtạo và sự phát triển năng khiếu của họ đang học ở trường cũng như tương laisau này

Từ thế kỷ 19 nhiều nước ở Châu Âu đã có những chủ trương vàphương pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong các trườnghọc Năm 1877, tác giả Babinski đã cho xuất bản cuốn sách giáo khoa về vệsinh học Tác giả Breslauer, Herman Cahn từ năm 1864 đã nghiên cứu sựtăng nhanh bệnh cận thị trường học có liên quan đến chiếu sáng[23]

Trang 7

Đến thế kỷ 20 đã có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ trường học với cáctrung tâm phòng chống dịch bệnh và đã đánh dấu một bước tiến bộ theo lối

dự phòng Năm 1981, Vermer Kneist, viện vệ sinh xã hội Cộng hòa dân ChủĐức đã công bố mô hình xây dựng y tế trường học

Năm 1973, Edith Ockel Nghiên cứu về gánh nặng trẻ em trong học tập

và chỉ rõ những em có hiệu suất học tập thấp có sự diễn biến vế huyết áp vàtần số mạch khác với trẻ em trung bình và đã đề xuất cải thiện sức khỏe nhằmnâng cao hiệu suất học tập

Năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng sáng kiến y tế trườnghọc toàn cầu (Global school Health Intiatives) nhằm đẩy mạnh công tác chămsóc sức khỏe cho học sinh[23]

Để thúc đẩy công tác chăm sóc sức khỏe, bên cạnh việc đẩy mạnh cáccông tác y tế trường học, các nhà nghiên cứu cũng nhận thức rằng phải đẩymạnh công tác giáo dục sức khỏe cho học sinh từ khi các em bước vàongưỡng cửa nhà trường Đặc biệt, học sinh tiểu học thuộc tuổi trẻ đang lớnnhanh và phát triển về mọi mặt vì vậy muốn có thế hệ tương lai khỏe mạnhphải chú ý từ lứa tuổi này Trên thực tế đa số bệnh ở tuổi trưởng thành đều bắtnguồn từ tuổi học đường như: suy dinh dưỡng, cận thị, cong vẹo cột sống,bướu cổ, các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, bệng lây qua đường tình dục, vàcác bệnh truyền nhiễm Nhiệm vụ giáo dục sức khỏe là công tác quan trọnghàng đầu trong sự nghiệp giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ và quan trọngngang với các công tác khác của nhà trường tiểu học nhằm thực hiện khẩuhiệu:

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”

Các chương trình sức khỏe trong nhà trường có thể cùng một lúc làmgiảm các vấn đề y tế chung, làm tăng hiệu quả của hệ thống giáo dục và vìvậy làm tiến bộ nền y tế công cộng, giáo dục và sự phát triển xã hội “Nếu cơ

Trang 8

thể trẻ em khỏe mạnh thì sẽ có lợi thế nhất trong mọi thời cơ của học tập tốt,

sẽ có một đời sống đầu đủ, hạnh phúc và đóng góp xây dựng cho tương lai đấtnuớc” (WTO 1998)[3]

Tuyên ngôn Alma-ata (1998) là một văn kiện quốc tế về chăm sóc sứckhỏe ban đầu và theo tổ chức y tế thế giới: “Trường học giáo dục sức khỏe lànơi trong đó cả về lời nói lẫn việc làm đều có hoạt động hổ trợ và cam kếtthúc đẩy sức khỏe tòan diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhàtrường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức”[23]

là làm tốt các nội dung giáo dục khác như: đức, trí, thể mỹ, lao động Mộttrường học giáo dục sức khỏe là một trường học có những hoạt động đặt ưutiên hàng đầu vào việc tạo ra môi trường có ảnh hưởng tốt nhất cho sức khỏehọc sinh, giáo viên và cả cộng đồng ở bên ngoài nhà trường Trường học lànơi có thể có những can thiệp nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và phòngbệnh có hiệu quả thông qua các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe,thực hiện các chính sách sức khỏe và dịch vụ sức khỏe

Nhiều công trình nghiên cứu về sức khỏe học sinh trong các trường họclần lượt được nghiên cứu Tác giả Trần Văn Dần và cộng sự (1998) nghiêncứu cho thấy tỉ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là 9,6 %, tỷ lệ học sinh cận thị ởThành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cao như nhau[7] Năm 2005, Tác giả TrầnVăn Dần và cộng sự Đào Thị Mùi nghiên cứu tình hình cong vẹo cột sống ởhọc sinh Hà Nội ở các cấp là 18,9% các nguy cơ chủ yếu là do bàn ghế không

Trang 9

đúng chuẩn và tư thế ngồi sai của học sinh, sự thiếu hụt về kiến thức, thựchành phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống học đường của học sinh còn rấtthấp Năm 2008, sau đánh giá thử nghiệm biện pháp phòng tránh cong vẹo cộtsống cho học sinh trường tiểu học Cổ Bi trong 2 năm học 2005-2006 và 2006-

2007 cho kết quả tư thế ngồi học sai của học sinh tiểu học là vấn đề bức xúcnhất[15] Cho tới nay tại Việt Nam, mặc dù có nhiều nghiên cứu về y tếtrường học nhưng chủ yếu tập trung vào tình hình sức khỏe học sinh, tìm hiểu

về bệnh tật học đường[4], tai nạn thương tích và một số yếu tố ảnh hưởng nhưnghiên cứu của tác giả Trần Văn Dần, nghiên cứu về cong vẹo cột sống của

Vũ Đức Thu, Chu Văn Thăng, Trần Thị Dung, Trần Công Huấn,…Tất cảchưa thật sự đi sâu vào vấn đề chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho sinh từngcấp học cụ thể

Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt Nam cũng đã xác định để giáodục sức khỏe (GDSK) ở vị trí số 1 trong 10 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe banđầu của tuyến y tế cơ sở Chính vì thế mà nước ta đã và lần lượt ban hành cácvăn bản cụ thể hướng dẫn công tác chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho họcsinh

Thông tư liên bộ Y tế và Giáo dục số 32/ TTLB ngày 27/02/1964 đãhướng dẫn công tác vệ sinh trường học Trong thời kỳ chiến tranh leo thang ramiền Bắc, các trường học phải sơ tán ra miền núi, nông thôn, Bộ Y tế đã tiếnhành điều tra sức khỏe, bệnh tật của 20 000 học sinh ở 13 tỉnh thành trong 2năm học 1966- 1967 và 1967-1968 Trước tình hình bệnh tật của học sinh giatăng, Chính phủ đã ban hành chỉ thị 46/TTG ngày 02/ 06/1969 giao tráchnhiệm cho các ngành các cấp phải giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh.Năm 1973 có thông tư liên bộ 09/LB/YT- GD ngày 07/06/1973 hướng dẫn y

tế trường học, trong đó có phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lý sức khỏehọc sinh từ tuyến y tế xã đến các bệnh viện thành phố Đến năm 1982 có

Trang 10

thông tư liên bộ 13/LB/YT- GD ngày 09/06/1982 về việc đẩy mạnh công tác

vệ sinh trường học Nhưng tiếc rằng sau khi ban hành còn thiếu sự chỉ đạophù hợp với tình hình mới của đất nước Cuối thập kỷ 80, với tài trợ củaUNICEF, môn học giáo dục sức khỏe đã được thí điểm giảng dạy ở một sốtrường tiểu học và đến năm 1996 sức khỏe được coi là môn học bắt buộctrong 9 môn ở bậc tiểu học Đến nay, mặc dù môn sức khỏe đã được tích hợplồng ghép trong môn tự nhiên xã hội ở lớp1, 2, 3 và khoa học ở lớp 4, 5nhưng vấn đề giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học vẫn là môn học hết sứccần thiết

Chính việc lần lược ban hành các quy định trên đã chứng tỏ việc giáodục sức khỏe cho trẻ trong trường học là một việc làm hết sức cần thiết trongthời đại ngày nay

Trường học phải tổ chức tốt dạy tốt chương trình giáo dục sức khỏetheo đúng quy định như thực hiện đầy đủ các quy chế, tiêu chuẩn vệ sinh do

Bộ Y tế và Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành Trong các họat động của trườnghọc như giảng dạy, học tập, lao động, phải đảm bảo các yêu cầu hợp lý, antòan và hiệu quả Sinh hoạt giải trí phải có nề nếp, điều độ, phù hợp với sứckhỏe, độ tuổi, giới tính Xây dựng trường học là một điển hình về môi trường

“Xanh - Sạch - Đẹp”…[23] Trong tất cả các vấn đề trên việc giáo dục sứckhỏe cho học sinh tự biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộngđồng là một điều không kém phần quan trọng

Như vậy, vấn đề GDSK cho học sinh các trường phổ thông nói chung

và các trường tiểu học nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu Tuy nhiên, các tài liệu chỉ đưa ra các nội dung và phương pháp giảngdạy chứ chưa đề cập đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy vấn đề này đivào chiều sâu và có chất lượng Trên cơ sở kế thừa và phát huy các mội dungnghiên cứu về giáo dục sức khỏe, chúng tôi vận dụng nghiên cứu vào việc đề

Trang 11

xuất “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho họcsinh tiểu học Quận 11, TP Hồ Chí Minh”.

1.2 Một số khái niệm cơ bản:

1.2.1 Sức khỏe:

Theo Tổ chức Y tế thế giới: " Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”.[3] Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người, là nhân tố cơ bản

trong toàn bộ sự phát triển của xã hội Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏecủa mỗi người: yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh họcnhư di truyền, thể chất Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sốnglành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi cá nhân,gia đình và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhưvậy có thể hiểu sức khỏe gồm 3 mặt[31]:

1.2.1.1.Sức khỏe thể chất:

Thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể chất.càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ là người khỏe mạnh Cơ sở của

sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là:

- Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp mạnh, có sức đẩy, sức kéo,sức nâng cao do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác,điều khiển máy móc, sử dụng công cụ

- Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại,chạy nhảy, làm các kỹ thuật, thao tác nhẹ nhàng, thoải mái

- Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liêntục mà không cảm thấy mệt mỏi

- Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau, nếu có bệnhcũng nhanh chóng khỏi, chóng hồi phục

Trang 12

- Khả năng chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường:chịu nóng, lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột.

Cơ sở của các điểm vừa nêu chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệthống và sự thăng bằng của 4 hệ thống: tiếp xúc, vận động, nội tạng và điềukhiển cơ thể

1.2.1.2.Sức khỏe tinh thần:

Là hiện thân của sự thỏa mãn vể mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinhthần Thể hiện ở sự sảng khoái, cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanhthản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực,dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan, lối sốngkhông lành mạnh.[3]

Có thể nói: Sức khỏe tinh thần là nguồn lực để sống khỏe mạnh; là nềntảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin

và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống Sức khỏe tinh thầncho ta khí thế để sống năng động, để đạt được mục tiêu đặt ra trong cuộc sống

và tương tác với người khác với sự tôn trọng và công bằng Sức khỏe tinhthần chính là biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh, có đạo đức Cơ sởcủa sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thầngiữa lý trí và tình cảm

1.2.1.3.Sức khỏe xã hội:

Là sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng Như Mác nói: “Con người

là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoảimái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhàtrường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng và cơ quan Nó thể hiện sự đượcchấp nhận và tán thành của xã hội Càng hòa nhập với mọi người, được mọingười đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe tốt và ngược lại Cơ sở của sứckhỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt

Trang 13

động và quyền lợi xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân,gia đình và xã hội.[3]

Ba mặt sức khỏe trên liên quan chặt chẽ với nhau Nó là sự thăng bằng,hài hòa của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người

Nó là cơ sở quan trọng của hạnh phúc con người Cố Thủ tướng Phạm Văn

Đồng đã nói : “Sức khỏe là sức sống, là lao động sáng tạo, là tình yêu và hạnh phúc”.

1.2.2 Giáo dục và giáo dục sức khỏe:

1.2.2.1.Giáo dục:

Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự pháttriển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần

có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.[21]

Như vậy, có thể nói giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tớimục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ củangười dạy và người học theo hướng tích cực Nghĩa là góp phần hoàn thiệnnhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phầnđáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại

Theo từ “Giáo dục” tiếng Anh là “Education” vốn có gốc từ tiếng LaTinh “Educare” có nghĩa “làm bộc lộ ra” Có thể hiểu “Giáo dục là quá trình,cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục”

Theo nghĩa rộng, giáo dục bao gồm việc dạy và học và đôi khi nó cũngmang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suyluận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết Giáo dục là nền tảng cho sự truyềnthụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác[25] Giáo dục là phươngtiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mọi cánhân, đánh thức trí tuệ của mọi người Nói một cách khác, giáo dục được hiểu

là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các

Trang 14

hoạt động từ bên ngoài: từ nhà trường, gia đình, xã hội, từ môi trường tựnhiên và môi trường nhân tạo.Ví như, ảnh hưởng của các hoạt động đa dạngnội khóa, ngoại khóa của nhà trường, ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sốngtrong gia đình, ảnh hưởng của vở kịch, những cuốn phim, những tin tức trênmàn hình, ảnh hưởng của những cuốn sách báo, tạp chí,…

Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệtrẻ về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng,động cơ, thái độ và những thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội

Theo đó, giáo dục trước hết là sự tác động của nhân cách này tới nhân cách khác, tác động của những nhà giáo dục đến người được giáo dục cũng như tác động của những người được giáo dục với nhau[20] Để

giáo dục nhân cách con người, cần được xây dựng môi trường nhà trường,môi trường xã hội lành mạnh, đồng thời cần duy trì, tân tạo môi trường tựnhiên và sáng tạo ra môi trường nhân tạo có tính thẩm mỹ cao

1.2.2.2.Khái niệm về giáo dục sức khỏe:

Có nhiều định nghĩa về GDSK và định nghĩa đầu tiên có từ năm 1943.Cho đến nay việc định nghĩa GDSK vẫn chưa hoàn chỉnh, thống nhất

“Giúp quần chúng đạt được sức khỏe bằng chính nổ lực của họ”Badgly

Trang 15

“…là một quá trình nhằm giúp nhân dân tự thay đổi những hành vi cóhại cho sức khỏe để chấp nhận thực hiện những hành vi tăng cường sức

khỏe”Bộ Y tế (1993);

GDSK là “một nghề nghiệp tận dụng các tiến trình giáo dục sức khỏe

và nâng cao sức khỏe để đẩy mạnh hành vi sức khỏe và thay đổi các điều kiệnảnh hưởng đến hành vi này cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sức khỏe”

Bruce G.Simons-Morton, Walter H.Greene, Nell Gottlieb (1995);[1]

Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một trong những nhiệm vụ quan trọngtrong công tác chăm sóc sức khỏe, góp phần giúp mọi người đạt được tìnhtrạng sức khỏe tốt nhất Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người, là nhân tố cơbản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội

Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, bằng nội dung và phương pháp khoa học của các nhà giáo dục, các phương tiện truyền thông đến tình cảm, lý trí của con người nhằm thay đổi hành vi, thói quen sức khỏe có hại thành hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.[3]

Giáo dục sức khỏe làm thay đổi hành vi sức khỏe: từ việc thay đổi nhậnthức, thái độ bảo vệ và tự bảo vệ sức khỏe cá nhân và tập thể, đến niềm tin, từ

đó hình thành những kỹ năng thích hợp

Thông tin

Đáp ứng

Trang 16

1.2.3.Bản chất của quá trình giáo dục sức khỏe

GDSK là tác động có mục đích, có kế họach đến tình cảm, lý trí của conngười nhằm thay đổi hành vi sức khoẻ có hại thành những hành vi sức khoẻ

có lợi cho cá nhân và cộng đồng[3]

a) Giáo dục sức khỏe làm thay đổi hành vi sức khỏe[3]: thay đổi hành

vi sức khỏe, tạo lập hành vi có lợi cho sức khỏe là bản chất quyết định trongGDSK Giáo dục sức khỏe là một quá trình truyền thông: bao gồm những tácđộng tương hỗ thông tin hai chiều giữa người GDSK và đối tượng đượcGDSK Chính đối tượng giáo dục cũng giúp cho người làm GDSK kịp thờiđiều chỉnh mục tiêu, nội dung và phương pháp GDSK cho thích hợp nhằmlàm thay đổi hành vi sức khỏe cũ có hại để hình thành hành vi sức khỏe mới

có lợi cho sức khỏe Đây là điều mong muốn của người làm giáo dục sứckhỏe Như vậy, GDSK là một quá trình khép kín được khái quát hoá như sơ

đồ sau:

b) Giáo dục sức khỏe là một quá trình tác động tâm lý:

Đối tượng GDSK sẽ đạt kết quả tốt trong những điều kiện tâm lý sau:

- Thoải mái thể chất cũng như tinh thần, tức là phải có sức khỏe tránhđược các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài ảnh hưởng bất lợi tới việctiếp thu, thay đổi hành vi sức khỏe

- Nhận thức rõ được lợi ích thiết thực của việc thực hiện mục tiêu họctập, từ đó định hướng đúng đắn mọi hành động để dẫn đến sự thay đổi hành vi

Mục tiêu GDSK Nội dung GDSK Đối tượng chính

Vấn đề sức khỏe

Đánh giá kết quả

Trang 17

sức khỏe Được khuyến khích để nâng cao tính tích cực, chủ động tham giavào quá trình làm thay đổi hành vi sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

- Kinh nghiệm của mỗi cá nhân cần được khai thác và vận dụng vàothực tế để kiểm nghiệm tác dụng, lợi ích cho từng việc làm

- Người được GDSK cần được biết về kết quả thực hành của bản thânthông qua việc đánh giá và tự đánh giá để không ngừng tự hoàn thiện các

hành vi “Giáo dục sức khỏe chủ yếu là giúp người dân thay đổi các hành

vi sức khỏe theo kế hoạch”[3] Dưới đây là các bước của quá trình thay đổi

hành vi:

+ Bước 1 Nhận ra vấn đề: Muốn cho một cá nhân hay cộng đồng nào

đó thay đổi hành vi cũ có hại cho sức khỏe và thực hành các hành vi có lợicho sức khỏe thì việc đầu tiên cần thực hiện là người làm giáo dục sức khỏephải cung cấp kiến thức, thông tin, động viên, giải thích cho các cá nhân haymọi người trong cộng đồng nhận ra và hiểu vấn đề của họ Bước này có thểthực hiện bằng cách cung cấp các thông tin qua các phương tiện thông tin đạichúng, nêu ra các ví dụ minh hoạ, gặp gỡ người dân trong cộng đồng để nghe

họ nói về vấn đề của họ, thảo luận trực tiếp với họ để giúp họ hiểu rõ và quantâm đến vấn đề của chính họ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bước saucủa quá trình thay đổi hành vi Sẽ không có chuyển biến nếu như cá nhân,cộng đồng chưa có kiến thức để nhận vấn đề của họ

+Bước 2 Quan tâm đến hành vi mới: Tiếp theo khi đã có kiến thức

về vấn đề sức khỏe nào đó thì nghĩa là họ phải tin là nó có giá trị thiết thực,cần thiết và giúp ích cho sức khỏe và đời sống của họ Ví dụ làm cho cộngđồng nhận ra bệnh tiêu chảy là bệnh nguy hiểm đặc biệt với trẻ em dưới 5tuổi, làm cho họ tin là các con em họ có thể bị mắc tiêu chảy nếu họ duy trìcác hành vi cũ Họ cũng phải tin là bệnh tiêu chảy có thể phòng tránh được thì

Trang 18

họ sẽ không phòng ngừa nó dù họ có được giáo dục bao nhiêu về bệnh tiêuchảy.

+Bước 3 Áp dụng thử nghiệm các hành vi mới: nhờ có kiến thức vàthái độ quan tâm đến hành vi mới của người dân cộng với các yếu tố khác củacác hoàn cảnh cụ thể và môi trường xung quanh họ có thể thử áp dụng cáchành vi mới Giai đoạn này cần sự hỗ trợ của những người khác

+Bước 4 Đánh giá kết quả thử nghiệm hành vi mới: Thường sau khi

áp dụng các hành vi mới mọi người sẽ đánh giá kết quả thu được, tìm ranhững khó khăn thuận lợi để đi đến bước cuối cùng là duy trì hay từ chốihành vi mới

+Bước 5 Khẳng định: Khi phân tích kết quả đạt được của việc thửnghiệm hành vi mới, người dân sẽ đi đến quyết định thực hiện hay từ chối.Nếu họ thu được kết quả tốt, không có khó khăn gì đặc biệt thì họ tiếp tục duytrì hành vi mới Nếu họ chưa hiểu, gặp khó khăn, thiếu sự hỗ trợ thì họ đi đếnphủ nhận hành vi mới Và nếu như họ phủ nhận thì cán bộ giáo dục sức khỏelại phải giúp họ quay trở lại các bước trên Người làm giáo dục sức khỏe cầnphải hiểu trình tự các bước thay đổi hành vi sức khỏe trên, nó có vai trò kháquan trọng vì ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thay đổi hành vi lại cónhững tác động hỗ trợ khác nhau cho thích hợp với quá trình đó Ví dụ nếuđối tượng thiếu hiểu biết chưa nhận ra vấn đề thì cần phải cung cấp các thôngtin, nếu đối tượng có thái độ chưa đúng thì cần hỗ trợ tâm lý, trực tiếp thảoluận với đối tượng để họ có niềm tin Giai đoạn thử nghiệm cần giúp họnhững kỹ năng nhất định Dựa trên những cơ sở tâm lý này, người giáo dụcphải lựa chọn phương pháp, phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe phùhợp cho từng đối tượng để GDSK đạt hiệu quả tối ưu nhất

1.2.4 Chất lượng giáo dục sức khỏe:

1.2.4.1.Chất lượng:

Trang 19

Chất lượng phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sựvật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó vớicác sự vật khác (theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam) Tiêu chuẩnISO9000:2000 đưa ra định nghĩa về chất lượng: “Chất lượng là khả năng củatập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng cácyêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”[26] Chất lượng là kháiniệm bao hàm nhiều yếu tố Nó được định nghĩa không những là sự phù hợpvới mục tiêu mà còn chứa đựng trong đó tính có thể tin cậy được, tính bềnvững, tính thẩm mỹ Chất lượng còn được định nghĩa khác nhau từ những gócnhìn khác nhau Trong giáo dục, các yêu cầu đối với học sinh cũng được địnhnghĩa trong các mối quan hệ đa chiều Như vậy, trong giáo dục, chất lượngthường được định nghĩa như sự phù hợp với mục tiêu Chất lượng được xem

là một đích tới luôn thay đổi, phụ thuộc vào các mục tiêu của một hệ thốnggiáo dục cụ thể Nói cách khác, “ Chất lượng là sự đáp ứng với mục, và mụctiêu đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.”[31]

Hiện nay, chất lượng giáo dục ở Việt Nam được xem là sự đáp ứngmục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục củaLuật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương và cả nước

1.2.3.2.Chất lượng của quá trình giáo dục sức khỏe:

Chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu của GDSK Chất lượng giáo dục sứckhỏe là sự đáp ứng các mục tiêu giáo dục sức khỏe làm cho cá nhân và cộngđồng hiểu được bản chất của quá trình giáo dục sức khỏe và các yếu tố ảnhhưởng đến sức khỏe từ đó sửa đổi những thói quen có hại, tạo lập cho mìnhcác hành vi có lợi cho sức khỏe bản thân và cộng đồng Chất lượng giáo dụcsức khỏe thể hiện ở việc đem lại cho các cá nhân đó kiến thức, nhận thức vềtầm quan trọng của sức khỏe, thái độ và kỹ năng xây dựng một lối sống lành

Trang 20

mạnh, thể hiện ở tính tự nguyện và tự giác thay đổi hành vi sức khỏe củachính mình.

1.2.3.3.Chất lượng của quá trình giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học:

Chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học là kết quả của các hoạtđộng truyền thông, hướng dẫn, giảng dạy các nội dung và phương pháptrongnhà trường để học sinh tự chăm sóc và bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phòngngừa bệnh tật, sửa đổi tập quán, thói quen có hại cho sức khỏe Thông quaGDSK, chúng ta giúp học sinh và gia đình hiểu rõ các hành vi của mình vàbiết được các hành vi đó có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe

Học sinh sẽ tự tạo ra và bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng bằng chính nổlực và hành động của cá nhân Học sinh tự chịu trách nhiệm và quyết định lấynhững hành động và biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình Học sinh biết sửdụng các dịch vụ y tế có thể giải quyết các nhu cầu sức khỏe và các vấn đềsức khỏe của bản thân

1.2.4 Biện pháp giáo dục sức khỏe:

1.2.4.1.Biện pháp:

Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Biện pháp là phương pháp giảiquyết một vấn đề cụ thể nào đó” “Biện pháp là cách thức giải quyết cho mộtnội dung, một vấn đề nào đó đạt hiệu quả”[20] Như vậy có thể hiểu biệnpháp là cách thức, phương pháp để thực hiện giải quyết một vấn đề nào đócòn vướng mắc, chưa đạt hiệu quả như mong đợi

1.2.4.2 Biện pháp giáo dục:

Theo bachkhoatoanthu.gov.vn: Biện pháp giáo dục là cách thức tổ chứcnội dung giáo dục nhằm tác động đến tinh thần người học hoặc nhóm ngườihọc làm cho họ có được những phẩm chất năng lực theo yêu cầu đã định.Biện pháp giáo dục là cách thức tác động một cách có hệ thống đến sự phát

Trang 21

triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần

có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra

1.2.4.3.Biện pháp giáo dục bảo vệ sức khỏe:

Dựa trên khái niệm chung về biện pháp và biện pháp giáo dục, chúng tôiđưa ra khái niệm về biện pháp giáo dục sức khỏe như sau:

Biện pháp giáo dục sức khỏe là cách thức tổ chức nội dung giáo dụcsức khỏe cho học sinh nhằm hình thành ở các em nhận thức, thái độ và hành

vi đúng đắn về sức khỏe Biện pháp giáo dục sức khỏe là cách thức tổ chứcthong qua các hoạt động giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết,

kĩ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển con người hoànthiện trong một xã hội bền vững Các biện pháp thực hiện phải nhằm vào việcvận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo vệ, chăm sóc nâng caosức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, sửa đổi tập quán, thói quen có hại cho sứckhỏe, xây dựng lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe Từ đó, giúp cho mọiđối tượng tự nguyện, tự giác thay đổi hành vi sức khỏe có lợi cho cá nhân vàcộng đồng

1.3.Giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học.

1.3.1 Mục đích, yêu cầu của giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học: 1.3.1.1 Mục đích:

Giáo dục sức khỏe (GDSK) là các họat động hướng dẫn, truyền thông,giảng dạy các nội dung và phương pháp để chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sứckhỏe, phòng ngừa bệnh tật, sửa đội tập quán, thói quen có hại cho sức khỏe,xây dựng lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe[3] Giáo dục sức khỏe nhằmgiúp mọi người:

- Tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cá nhân và cộng đồngbằng chính những hành động và nổ lực của cá nhân

Trang 22

- Tự chịu trách nhiệm và quyết định lấy những hoạt động và biện phápbảo vệ sức khỏe của mình.

- Tự giác chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ những thóiquen tập quán có hại cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng

- Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể được giải quyết các nhu cầu sứckhỏe và các vần đề của cá nhân và cộng đồng

Tóm lại, mục đích của giáo dục sức khỏe là giúp mọi đối tượng tựnguyện, tự giác thay đổi hành vi sức khỏe của chính mình

Trên cơ sở đó mục đích của việc giáo dục sức khỏe cho học sinh là:

- Học sinh hiểu biết về những vấn đề sức khỏe và nhu cầu về sức khỏecủa bản thân các em

- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học thông qua những biểu hiệnđúng đắn trong quan niệm về sức khỏe và thái độ sống để học sinh có thể lựachọn cách nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bản thân

- Cải tiến môi trường sức khỏe trường học và gia đình

- Thúc đẩy vai trò học sinh trong việc phổ biến những hiểu biết về sứckhỏe cho gia đình và cộng đồng, tích cực ủng hộ, hưởng ứng các chương trìnhsức khỏe được thực hiện ở địa phương

1.3.1.2 Yêu cầu:

Nội dung chương trình GDSK ở trường học phải được gắn liền với nộidung chăm sóc sức khỏe ban đầu của Nhà nước được tiến hành ở địa phương.Phương pháp giảng dạy phải trên nguyên tắc “Mọi người cùng tham gia”, họcsinh được hướng dẫn thực hành các kỹ năng, hành vi sức khỏe lành mạnh.[3]

Để chọn ra một phương pháp giảng dạy giảng dạy hiệu quả, giáo viêncần lưu ý:

- Sự thích hợp của vấn đề

- Hấp dẫn đối với học sinh

Trang 23

- Thích hợp đối với lứa tuổi và lớp học.

- Mức độ khuyến khích học sinh tham gia bằng những họat động vàcông việc thực tế của họ

- Thời gian và phương tiện có thể được

- Sự phù hợp với năng khiếu và khuynh hướng của giáo viên

- Đáp ứng nhu cầu địa phương

1.3.2 Nội dung giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học:

Giáo dục sức khỏe là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệthống y tế là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và củamọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở GDSK cũng là một chỉ tiêu hoạtđộng quan trọng của cơ sở y tế[23]

Giáo dục sức khỏe là một hệ thống các biện pháp Nhà nước, xã hội và

y tế, nghĩa là phải xã hội hoá công tác này, nhằm lôi cuốn mọi ngành, mọigiới, mọi tổ chức xã hội cùng tham gia, trong đó ngành y tế làm nòng cốt vàtham mưu

Nguyên tắc chọn nội dung giáo dục sức khỏe: Dựa vào mục đích

GDSK đã xác định và kiến thức y học mà chúng ta có, những người làmGDSK vạch ra những nội dung cần phải giáo dục phù hợp với đối tượng,trong đó cần phân định rõ:

- Những gì phải biết: Phải giới hạn được chủ đề , tránh mở rộng miênman và đưa ra nhiều thông tin một lúc Những thông tin phải biết là nhữngthông tin mà đối tượng khi được biết họ có thể tiếp thu và thực hiện được

- Những gì cần biết (thông tin hổ trợ): Giúp cho đối tượng hiểu biếtnhiều hơn, có liên quan mật thiết đến các vấn đề cần được giáo dục

- Những gì nên biết: Giúp cho đối tượng nắm vững chủ đề và có thểgiải đáp một số câu hỏi, thắc mắc của người khác

Trang 24

- Lựa chọn nội dung GDSK: sau khi đã có một tập hợp những kiếnthức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho mục tiêu GDSK, những người làmGDSK cần biết lựa chọn các thông tin thích hợp để sọan thành “Một bài giáodục sức khỏe ” cụ thể, đáp ứng yêu cầu của một bài viết.

Những nội dung chủ yếu của giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học: Nội dung GDSK phải xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với lứa tuổi, với

những kiến thức mà các em học được ở từng cấp học, bậc học.[31]

1.3.2.1.Vệ sinh cá nhân:

Cần giáo dục cho học sinh biết thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân

có lợi cho sức khỏe, khắc phục, loại bỏ các thói quen mất vệ sinh, có hại chosức khỏe Vệ sinh cá nhân bao gồm: vệ sinh thân thể, vệ sinh trang phục…

1.3.2.2.Vệ sinh môi trường:

Cần giáo dục cho học sinh hiểu biết rõ về các nguy cơ gây bệnh có khitổn hại đến tính mạng con người như không khí và nước ô nhiễm, phân ráckhông được xử lý, các côn trùng trung gian truyền bệnh phát triển

Vệ sinh môi trường bao gồm: vệ sinh gia đình, vệ sinh trường học, vệsinh học tập, vệ sinh trong lao động, luyện tập thể thao phù hợp với lứa tuổi,giới tính để phòng tránh bệnh tật, tai nạn thương tích thường gặp và nâng caosức khỏe cho mỗi cá nhân

1.3.2.3.Dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống:

Cải tiến bữa ăn, dinh dưỡng hợp lý Đảm bảo vệ sinh an toàn lươngthực thực phẩm Phòng tránh ngộ độc thức ăn và các bệnh do rối loạn dinhdưỡng (suy dinh dưỡng, béo phì, bướu cổ, thiếu máu) Đảm bảo vệ sinh ănuống

1.3.2.4.Phòng chống dịch bệnh và các vấn đề xã hội:

Có những hiểu biết về các bệnh lây truyền thành dịch, các bệnh lâytruyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.Phòng chống các vấn đề xã hội như:

Trang 25

mại dâm; ma túy; nghiện thuốc lá; rượu bia; xâm hại cơ thể;…Phát hiện cácyếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe theo từng lứa tuổi, giới tính, cấp bậchọc.

1.3.2.5.Rèn luyện lối sống:

Cần giáo dục cho học sinh biết tạo nên lối sống, nếp sống văn hóa, cóthói quen văn minh, lịch sự, khắc phục những thói quen, lối sống không lànhmạnh, lạc hậu, có hại cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người

Biết vận dụng kỹ năng sống để ứng phó với những thử thách hàng ngàycủa cuộc sống nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình vàcộng đồng

Để GDSK cho học sinh đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải được sự quan tâmcủa chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và các bậc phụ huynh, đồngthời phải xây dựng môi trường nhà trường trở thành “Trường học nâng caosức khỏe” để học sinh có điều kiện thực hiện tốt các nội dung GDSK mà nhàtrường đã truyền thụ

1.3.3 Phương pháp và hình thức giáo dục sức khỏe:

1.3.3.1 Phương pháp giáo dục (PPGD):

PPDH là cách thức hoạt động của giáo viên, được thực hiện trong quá trình dạy học để tác động đến người học và việc học của họ nhằm hướng dẫn họ học tập và giúp họ đạt mục tiêu học tập [19]

Mỗi mô hình lí luận dạy học, PPDH đều có những điểm mạnh, điểmhạn chế nhất định GDSK có chất lượng thể hiện ở các tiêu chí về kiến thức,thái độ và hành vi, trong đó chủ yếu là hành vi Để đạt được điều đó phươngpháp dạy học và giáo dục đóng vai trò quan trọng Phương pháp dạy học cũngnhư giáo dục phải huy động đến mức tối đa sự tham gia đóng góp của họcsinh vào họat động học tập và thực tiễn bảo vệ sức khỏe Quán triệt tư tưởng

Trang 26

“Tập trung vào người học”, quá trình giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học

có thể sử dụng các phương pháp sau qua 2 phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp giao tiếp trực tiếp: giữa người với người là cách làm tốt

nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể vàcộng đồng Phương pháp giao tiếp trực tiếp bao gồm: Đối thọai trực tiếp giữangười làm công tác GDSK với từng cá nhân trong lúc tiến hành các dịch vụ y

tế Nói chuyện phổ biến các kiến thức y học thường thức Trong phương phápđối thọai trực tiếp, ta có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như:

+ Phương pháp giải quyết vấn đề: là một hệ phương pháp yêu cầuhọc sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, lập luận, xây dựng và tiến hành giải pháp đốivới các vấn đề sức khỏe

+ Thảo luận nhóm: là sự trao đổi ý kiếm và quan niệm về một chủ

đề giữa người học và giáo viên cũng như giữa những người học với nhau Kếtthúc thảo luận nhóm phải dẫn đến một kết luận hay một giải pháp Phươngpháp thảo luận giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình họctập; học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề môitrường nào đó

+ Đóng vai: Là phương pháp học sinh thực hành, làm thử một sốcách ứng xử nào đó trong những tình huống giả định

+ Trò chơi: Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập làdạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh Dưới sự hướng dẫncủa GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích củatrò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học Luật chơi (cách chơi) thể hiện nộidung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và

sự tự đánh giá Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mớihoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học Trong thực tế dạy học, GV thường tổchức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng Tuy nhiên việc tổ chức

Trang 27

cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần

để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới

+ Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học mà cơ bảndùng để thực hiện là lới nói sinh động của giáo viên

+ Phương pháp kể chuyện trong GDSK là một phương pháp dùnglời nói để diễn tả một cách sinh động hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện

đã xảy ra trong quá khứ Câu chuyện liên quan đến nội dung bài học nhằmmục đích GDSK cho học sinh

+ Phương pháp điều tra: Điều tra là tìm tòi, khám phá một vấn đềnào đó Điều tra đòi hỏi cả một quá trình, một dãy những họat động được tiếnhành theo một trật tự, nhằm khám phá câu trả lời cho một vần đề đã đượcthừa nhận là có thật

- Phương pháp giao tiếp gián tiếp - thông tin đại chúng: Phương pháp

này kém hiệu quả và tốn kém hơn so với các phương pháp giao tiếp trực tiếp

vì phải gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng từ người làm GDSKtới các đối tượng GDSK Có nhiều hình thức khác nhau trong thông tin đạichúng: Sách, báo, tranh ảnh,… Các phương tiện nghe nhìn: đài, phim, sânkhấu, video,…Tổ chức câu lạc bộ sức khỏe, góc truyền thống giáo dục sứckhỏe trong lớp Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của giáo dục sức khỏe là nhằmgiúp học sinh có những hiểu biết về các vấn đề sức khỏe, xây dựng các hành

vi và thói quen có lợi cho sức khỏe

Vì vậy, khi thực hiện nội dung GDSK cần lựa chọn các phương pháp

có khả năng hình thành kỹ năng và hành vi bảo vệ sức khỏe Đó là nhữngphương pháp cho phép người học suy nghĩ một cách độc lập, tìm tòi vàonhững phán đoán có lí lẽ

1.3.3.2.Hình thức giáo dục sức khỏe trong nhà trường tiểu học:

Trang 28

Trong nhà trường tiểu học các mục tiêu giáo dục sức khỏe như đã phântích ở trên được thực hiện theo hai hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu Đó là:

a) Giáo dục sức khỏe thông qua nội dung các môn học:

Bằng con đường giáo dục qua các môn học, học sinh được hiểu biết,phân tích và tỏ thái độ trước những tình huống, được tiếp nhận thông tin đúng

để hình thành kiến thức về sức khỏe và xây dựng các hành vi có lợi cho sứckhỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng ở bậc tiểu học, cơ hội GDSK qua cácnội dung môn học là rất lớn Có thể khái quát thành ba dạng cơ bản sau:

- Thứ nhất, nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần của nội dungmôn học có sự trùng lặp với nội dung GDSK

- Thứ hai, một số nội dung của bài hay một số phần nhất định của mônhọc có liên quan trực tiếp đến nội dung GDSK

- Thứ ba, một số phần của nội dung môn học, bài học khác, các ví dụ, bàitập, bài làm được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đềGDSK

Phải truyền đạt kiến thức về sức khỏe cho học sinh theo từng dạng bài

cụ thể đòi hỏi người giáo viên phải biết khai thác nội dung GDSK, vừa đảmbảo yêu cầu của môn học

b) Giáo dục sức khỏe thông qua các họat động độc lập:

Bằng việc thực hiện các hình thức giáo dục phong phú như: thuyếttrình, tranh luận, trò chơi, đóng vai, tổ chức các câu lạc bộ sức khỏe, các buổichuyên đề, tham luận, trò chuyện, đọc sách, kể chuyện, hát, đọc thơ, đóngkịch, bản tin cho cha mẹ,… học sinh sẽ được rèn luyện dần dần về thái độ, kĩnăng, hành vi bảo vệ sức khỏe Các hình thức giáo dục sức khỏe thống nhấtvới nhau, hổ trợ cho nhau Tuy nhiên, mỗi hình thức có ưu thế nhất định Vìvậy trong công tác GDSK cần phải biết lựa chọn phối hợp nhịp nhàng của các

Trang 29

phương pháp và hình thức giáo dục để bài học đạt hiệu quả cao nhất Đóchính là nhờ vào nghệ thuật giảng dạy của người giáo viên.

1.3.4 Ý nghĩa của việc giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học:

Bậc tiểu học là bậc học có quy mô lớn trong hệ thống giáo dục quốcdân Nhà trường tiểu học với mạnh lưới phân bổ rộng khắp, do đó GDSK chohọc sinh tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dụctòan diện cho học sinh Học sinh tiểu học có đặc điểm hồn nhiên, hiếu động,ham học hỏi và hay bắt chước Những nội dung GDSK gần gũi với đời sốngcác em Do đó dễ làm cho các em nhớ lâu Các em cũng là lứa tuổi mà trongmối quan hệ với người thân trong gia đình cũng như ngòai xã hội dễ gần gũi,điều đó thuận lợi trong việc tuyên truyền các nội dung của GDSK

Các em là một lực lượng lớn của xã hội và trong tương lai các em sẽ làchủ nhân của gia đình và đất nước Những gì các em sẽ có trong tương lai:sức khỏe, trí thức, tình cảm, đạo đức đều được khởi nguồn từ hiện tại

Như vậy, nhà trường không chỉ quan tâm dạy chữ, dạy người, dạy nghề

mà còn phải dạy cho học sinh biết cách bảo vệ và nâng cao sức khỏe bảnthân, gia đình và cộng đồng Để GDSK cho học sinh, trước hết cần phải quantâm đến đội ngũ giáo viên, vì thầy cô giáo là người gần gũi vời các em hằngngày Nếu thầy cô giáo có được những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệmsống tốt thì hiệu quả của chương trình GDSK trong nhà trường càng cao.Đồng thời nhà trường phải thực sự là một môi trường “chuẩn bị sống tốt” chomỗi học sinh, giúp họ trở thành những công dân cường tráng về thể chất,phong phú về tình tinh thần, trong sáng về đạo đức và phát triển cao về trí tuệ,đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài chođất nước

1.3.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học:

Trang 30

1.3.5.1.Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

Sức khoẻ mỗi người đều do 3 yếu tố quyết định đó là: Di truyền, môitrường và lối sống (hành vi cá nhân)

a) Di truyền: Tính di truyền được quyết định bởi bộ máy di truyền nằmtrong nhân tế bào Những đặc điểm cơ thể trong đó có những phản ánh về sứckhỏe như: màu da, màu tóc, chiều cao, cân nặng, tuổi thọ và một số bệnh tật

do thế hệ trước truyền lại

b) Môi trường: Những yếu tố có hại, nguy hiểm cho sức khỏe như:

- Các yếu tố tâm lý: là những stress trong sinh hoạt và đời sống và cácmối quan hệ công đồng giữa con người với nhau, thường cũng gây băn khoăn

lo nghĩ, bất hòa căng thẳng với nhau, môi trường xã hội không ổn định,…ảnhhưởng tới sức khỏe

- Các yếu tố tai nạn: sự cố môi trường thiên nhiên (núi lửa, động đất,bảo lụt,… và các thiên tai khác có thể gây mất mùa, đói kém, thiếu ăn, gâythương tích) và nghề nghiệp lao động,…

- Các yếu tố sinh vật: ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, kýsinh trùng, nấm,…) trong môi trường không khí, nước, thực phẩm tác độngđến sức khỏe, sự sống của chúng ta hàng ngày Một số con vật khác như : mộtvài lọai rắn, ong ,…hoặc ăn hay va chạm một số loại cây cũng có thể gây dịứng phát ban…

- Các yếu tố vật lý: tiếng ồn, khí hậu, thời tiết nóng ẩm, bức xạ nhiệtmặt trời và các lò nung, máy động cơ phát nhiệt, bức xạ ion hóa và không ionhóa, đặt biệt các chất phóng xạ ngày càng tác động mạnh mẽ đến sức khỏecon người

- Các yếu tố hóa học: Đó là hàng loạt các chất hóa học, bụi độc, cáclọai thuốc tân dược độc, xăng dầu, khí đốt,… đang là mối nguy cơ cao, nguy

Trang 31

hiểm đe dọa tới sức khỏe, sự sống hằng ngày và lâu dài đến đời sống của cácthế hệ tiếp Rượu, thuốc lá cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Vì vậy giữ gìn môi trường sống là bảo vệ sức khỏe con người hiện tại,đồng thời cũng là bảo vệ sự tồn tại của giống nòi mai sau Điều đó chỉ thựchiện được khi trong từng con người của toàn xã hội có nhận thức sâu sắc vềmôi trường, về sức khỏe bản thân và tự giác bảo vệ gìn giữ môi trường sốngcủa chính mình

c) Lối sống: (hành vi cá nhân)

Một lối sống lành mạnh, văn minh thì có lợi cho sức khỏe , ngược lạimột lối sống không lành mạnh, lạc hậu ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ, chấtlượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng Hiện nay ta chưa tácđộng trực tiếp vào bộ máy di truyền để nâng cao sức khỏe, nhưng chúng ta cóthể chủ động tác động lên môi trường, tác động lên hành vi nhằm phát huycao vốn di truyền để đạt càng gần giới hạn càng tốt

Ba yếu tố trên tác động qua lại, liên quan mật thiết với nhau, tạo thànhmột thể thống nhất Nói cách khác: một tinh thần khỏe mạnh chỉ có thể được

ở một cơ thể khỏe mạnh và ở trong các mối quan hệ xã hội lành mạnh Sức

khỏe là một quá trình tự giáo dục bản thân mỗi cá nhân bằng những kinhnghiệm của chính họ là điều quyết định mọi kết quả bền vững Muốn xâydựng nên những con người đáp ứng những yêu cầu phát triển một xã hội mớithì phải chú trọng tới giáo dục sức khỏe học đường Giáo dục sớm ngay từ độtuổi tiểu học nhằm hình thành nhân cách tốt với những hành vi lành mạnh ởtrẻ Chương trình giáo dục sức khỏe học đường có vai trò hết sức quan trọng

và đem lại hiệu quả cao vì tuổi học sinh rất nhạy cảm trong hình thành cáchành vi sức khỏe lành mạnh, đồng thời qua giáo dục sức khỏe học sinh sẽ cóảnh hưởng đến gia đình các em và cộng đồng nói chung

Trang 32

1.3.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng quá trình giáo dục sức khỏe học sinh tiểu học:

Có rất nhiều con đường để tiến hành GDSK cho mỗi cá nhân và cộngđồng, trong đó con đường đến với học sinh là có hiệu quả và rộng lớn nhất.Bởi vì học sinh là một lực lượng lớn của xã hội và tương lai, họ sẽ là chủnhân của gia đình và đất nước.Nhũng gì họ có trong tương lai: sức khỏe, trithức, tình cảm, đạo đức…đều khởi nguồn từ hiện tại Học sinh tiểu học chiếm

số lượng rất lớnvi2 thế thực hiện tốt công tác GDSK cho đối tượng này là đã

có thể đưa công tác GDSK đến toàn dân, toàn xã hội

Để GDSK cho học sinh tiểu học, trước hết cần qua tâm đến đội ngũgiáo viên tiểu học, vì thầy cô gần gũi và tiếp xúc hàng ngày với học sinh Nếucác thầy cô giáo có được những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống tốtthì hiệu quả của chương trình GDSK cho học sinh trong nhà trường ngày càngcao

Chính vì thế cần phải GDSK cho sinh viên khoa giáo dục tiểu học củacác trường sư phạm dây là lực lượng không chỉ sẽ đảm nhận việc GDSK chohọc sinh tiểu học mà còn là những tuyên truyền viên đắc lực trong công tácnày

Ngoài ra nhà trường phải thực sự là môi trường “chuẩn bị cho cuộcsống” cho mỗi học sinh, giúp họ trở thành những công dân cường tráng về thểchất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và phát triển về trí tuệ,đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài chođất nước

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của giáo dục sức khỏe là giúp mọingười nhận ra và loại bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe và tạo ra những

Trang 33

hành vi nhằm tăng cường sức khỏe cho mọi người Người giáo dục sức khỏe

có thể thành công trong các chương trình giáo dục sức khỏe bằng cách:

- Nói với người được giáo dục và lắng nghe ý kiến của người được giáodục Suy nghĩ nghiêm túc về những hành vi hoặc hành động là các nguyênnhân của vấn đề, để giải quyết các vấn đề, đề phòng những vấn đề đó

- Tìm ra lý do của hành vi của người được giáo dục (do niềm tin, phongtục tập quán, do ảnh hưởng quan điểm, hành vi của những người khác, dothiếu tiền, thiếu nguồn lực, thiếu thời gian hoặc các lý do cụ thể khác)

- Giúp mọi người nhìn nhận ra các nguyên nhân của các hành động của

1.4 Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học:

1.4.1 Đặc điểm về mặt cơ thể

Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân,xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo,

Trang 34

gẫy dập, Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích cáctrò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Hệ thần kinh cấp cao đang hoànthiện về mặt chức năng[5],[8]

1.4.2 Đặc điểm về hoạt động của học sinh tiểu học[11]:

- Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vậtsang các trò chơi vận động

- Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bảnthân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa

- Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào củatrường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,

1.4.3 Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) 1.4.3.1 Nhận thức cảm tính

- Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.[11]

- Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chitiết và mang tính không ổn định Do đó, các em phân biệt những đối tượngchưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn Ở các lớp đầu bậc Tiểuhọc, tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễncủa trẻ Tri giác sự vật có nghĩa là phải có gì đó với sự vật: cằm nắm, sờ mó

sự vật Những gì phù hợp nhu cầu học sinh, những gì các em thường gặptrong cuộc sống và gắn với các hoạt động của chúng, những gì giáo viên chỉdẫn thì mới được các em tri giác tốt Vì thế, trong giáo dục cần vận dụng cácđiều sau đây: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng mộtlàm”

-Tính xúc cảm thể hiện rất rõ khi các em tri giác Các em tri giác trướchết những sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các

em những xúc cảm[11] Vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được

Trang 35

các em tri giác tốt hơn, dễ dàng gây tích cực cho chúng Vì vậy, theo nhà tâm

lý học V.A Cruchexki thì những bức tranh có màu sắc rực rỡ trong sách cóảnh hưởng không tốt đến học tập kỹ xảo, làm chậm tốc độ đọc Khi đã có kỹxảo đọc sơ đẳng thì lúc ấy những tranh ảnh minh họa bắt đầu ảnh hưởng đến

sự phát triển ngôn ngữ Tri giác không tự bản thân nó phát triển được Trongquá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trởnên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thìtri giác mang tính chất của sự tri giác có tổ chức Trong phát triển tri giác, vaitrò của giáo viên tiểu học rất lớn Giáo viên là người hàng ngày không chỉ dạytrẻ kỹ năng nhìn mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy nghe màcòn dạy trẻ biết lắng nghe tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của học sinh

để tri giác một đối tượng nào đó, dạy trẻ biết phát hiện những dấu hiệu thuộctính bản chất của sự vật và hiện tượng Điều này cần được thực hiện khôngchỉ ở trong lớp (giới thiệu đồ dùng dạy học, hướng dẫn thực hành, hướng dẫnhọc vẽ, lao động) mà cả khi đi tham quan, dã ngoại

1.4.3.2 Nhận thức lý tính

-Tư duy mang màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quanhành động[11].Theo các nhà tâm lí học, tư duy của trẻ em ở bậc tiểu họcchuyển dần từ trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát nhờ vào khảnăng ngôn ngữ của các em Tư duy ở cấp độ cao được xác lập khi trẻ em đãthay thế công cụ tư duy từ vật thật, hình ảnh cụ thể sang cấp độ tư duy ngônngữ

Khi hình thành khái niệm, HS dựa vào những dấu hiệu phản ánh mốiliên hệ và quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng, các em đã biết xếploại các khái niệm, phân biệt những khái niệm rộng hơn, hẹp hơn, đặt mốiquan hệ giữa các khái niệm về giống và loài Trên cơ sở này, các em đã nắm

Trang 36

được phương pháp phân loại các đối tượng, kỹ năng xây dựng, chứng minh,kết luận và hệ thống lập luận cũng được phát triển.

- Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so vớitrẻ mầm non Tưởng tượng của HS tiểu học được hình thành trong quá trìnhhọc tập Ở các lớp đầu bậc tiểu học hình ảnh tưởng tượng của các em còn giảnđơn và không bền vững Hình ảnh tưởng tượng của các em bền vững và gầnthực tế hơn khi các em bắt đầu có khả năng tưởng tượng dựa trên những trigiác đã có từ trước và dựa trên vốn ngôn ngữ Nhờ có bộ não phát triển vàvốn kinh nghiệm ngày càng dày dạn

- Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: hầu hết họcsinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiệnngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoànthiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ phát triển màtrẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khámphá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau Ngôn ngữ có vai trò hếtsức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ cóngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng

và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác,thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trítuệ của trẻ

- Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học Ở đầu tuổi tiểuhọc chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ýcòn hạn chế Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điềuchỉnh chú ý của mình Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thếhơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học,giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơihoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và

Trang 37

thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quátrình học tập Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điềuchỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ

đã có sự nổ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ,một công thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầuxuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thờigian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trongkhoảng thời gian quy định

- Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: loại trí nhớtrực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic Giai đoạn lớp 1,

2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghinhớ có ý nghĩa Giai đoạn lớp 4, 5: ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ đượctăng cường Nhìn chung trẻ em tiểu học có trí nhớ tốt, cả ghi nhớ chủ định vàkhông chủ định đều phát triển, ở cuối bậc tiểu học ghi nhớ chủ định của các

em phát triển mạnh Việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng có nhiềuhiệu quả Khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt, tuy nhiên việc ghi nhớ các tài liệu

từ ngữ cụ thể vẫn có nhiều hiệu quả hơn việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ trừutượng

- Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: Ở đầu tuổitiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của ngườilớn Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớnthành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bềnvững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em

- Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học: Tình cảm của học sinhtiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượngsinh động, rực rỡ Tình cảm của HS tiểu học mang tính cụ thể, trực tiếp vàgiàu cảm xúc Tình cảm đó được biểu hiện trong quan hệ đời sống hàng ngày

Trang 38

và cả trong hoạt động tư duy của các em Tình cảm đời sống thể hiện ở việccác em chăm lo đến kết quả học tập, hài lòng khi có kết quả tốt và ngược lạicác em sẽ buồn bực lo lắng nếu như kết quả không cao, tình cảm đời sống cònđược thể hiện ở mối quan hệ giữa các em với gia đình và trong giao lưu vớinhững người xung quanh Tình cảm trí tuệ của các em thể hiện ở sự tò mò tìmhiểu thế giới sự vật xung quanh nhằm thỏa mãn như cầu nhận thức của mình.

Tóm lại, học sinh tiểu học là lứa tuổi mà nhân cách của các em đangđịnh hình và phát triển Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học: Néttính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhàtrường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn Sau 5 năm học, "Tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ

Do đó, các em dễ tiếp thu những giá trị định hướng mới Các em hiếu động vàrất thích tham gia các hoạt động xã hội Đây là những thuận lợi để đề xuất cácbiện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe

Kết luận chương 1

Mục tiêu của giáo dục sức khỏe là cung cấp cho đối tượng những kiếnthức khoa học, kỹ năng chăm sóc, nâng cao sức khỏe cần thiết để bảo vệ vànâng cao sức khỏe Giới thiệu, hướng sử dụng các dịch vụ sức khỏe cần thiết,sẵn có tại địa phương, trong khu vực cho đối tượng giáo dục sức khỏe Giúp

đỡ hỗ trợ họ xây dựng và thực hành các hành các hành vi lành mạnh và có íchcho sức khỏe Vận động thuyết phục để mọi người từ bỏ những hành vi lạchậu có hại cho sức khỏe và thực hiện những hành vi sức khỏe lành mạnh để

họ tự tạo ra, giúp họ bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân cho gia đình

và cộng đồng bằng chính những nỗ lực của họ

Để một cá nhân, một cộng đồng chấp nhận một tư tưởng, một thái độ

và một hành vi mới nó cũng phải có thời gian và quá trình thay đổi trải quamột trình tự các bước nhất định.Thường trong một cộng đồng bao giờ cũng có

Trang 39

các loại người khác nhau đối với việc tiếp nhận các kiến thức mới Như vậy tathấy rõ: Thay đổi hành vi sức khoẻ là một quá trình rất phức tạp, đòi hỏi nhiều

nỗ lực của chính bản thân đối tượng và sự giúp đỡ tận tình của người giáo dục

sức khỏe cũng như của những người khác trong cộng đồng Trong các chương

trình giáo dục sức khỏe thông thường chúng ta mới chỉ giúp đỡ đối tượngchuyển biến đến bước 2 (thuộc về quá trình nhận thức cảm tính), chứ chưagiúp dỡ họ vượt qua 3 bước chuyển tiếp) và hoàn thành các bước 4 và 5(thuộc nhận thức lý tính) nên kết quả giáo dục sức khỏe còn bị hạn chế vàhiệu quả chưa cao Muốn thay đổi được triệt để một hành vi cá nhân phải thểnghiệm đầy đủ 5 bước đó nhiều lần chứ không chỉ một lần là có thể đạt kếtquả mong muốn ngay được, do đó phải coi giáo dục bản thân mỗi cá nhânbằng những kinh nghiệm của chính họ là điều quyết định mọi kết quả bềnvững

Tóm lại, tùy theo từng lý do đằng sau các hành vi hay các nguyên nhândẫn đến hành vi mà chúng ta có các chiến lược hoạt động và các phương phápgiáo dục sức khỏe phối hợp để hổ trợ quá trình thay đổi hành vi

Trang 40

Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho học sinh các

trường Tiểu học Quận 11 – Tp.Hồ Chí Minh

2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng:

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh:

Hình 2.1: Bản đồ Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 08/11/2015, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Nguyễn Võ Kỳ Anh(2008), Tài liệu hướng dẫn giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
Tác giả: Nguyễn Võ Kỳ Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
[4] Đặng Ngọc Anh(2003), Bước đầu tìm hiểu bệnh tật cận thị và một số ảnh hưởng của học sinh ở 2 trường Tiểu học nội và ngoại thành Hà Nội, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu bệnh tật cận thị và một số ảnh hưởng của học sinh ở 2 trường Tiểu học nội và ngoại thành Hà Nội
Tác giả: Đặng Ngọc Anh
Năm: 2003
[5] Nguyễn Ngọc Bích(1998), Tâm lý học nhân cách, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nhân cách
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
[6] Thạc sĩ Nguyễn Lăng Bình (2012), Dạy và học tích cực –Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực –Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học
Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Lăng Bình
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
[7] Trần Văn Dần(2008), Vệ sinh phòng bệnh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh phòng bệnh
Tác giả: Trần Văn Dần
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
[1] Lawrence W Green and Judith M Ottoson(2005), Community and Population Health Khác
[2] Nell H Gotthed, Naltor H, Greener and Bruce G. Simons – Morton ( 1995), Introduction ta Health Education and Health Promotion Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w