1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm

139 1,1K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 35,48 MB

Nội dung

238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm

Trang 1

B¸o c¸o chuyªn ® Ò

Trang 2

B¸o c¸o chuyªn ® Ò

TS Vò Ngäc Quang

Hµ Néi, 3-2005

Trang 3

Danh sách những người thực hiện

4 Lê Trần Chấn TS Thực vật Viện Địa Lý

5 Trịnh Lê Hà Ths Kinh tế-môi trường ĐH KHTN, ĐHQG HN

6 Nguyễn Minh Huấn TS Khí tượng Thủy văn, động

lực

ĐH KHTN, ĐHQG HN

7 Chu Văn Ngợi PGS.TS Địa chất môi trường ĐH KHTN, ĐHQG HN

8 Vũ Ngọc Quang TS Thổ nhưỡng Viện Địa Lý

9 Nguyễn Thanh Sơn ThS Tài nguyên nước trên đảo ĐH KHTN, ĐHQG HN

10 Đỗ Công Thung TS Sinh vật vùng biển quanh

đảo

Phân Viện HDH Hải Phòng

11 Nguyễn Văn Trương GS.TSKH Sinh thái Viện Kinh tế-Sinh thái

12 Nguyễn Huy Yết TS Hệ sinh thái han hô Phân Viện HDH Hải

Phòng

Trang 10

Phần thứ nhất

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

đảo Cù lao chàm

Trang 11

Chương 1

Đặc điểm địa chất và địa mạo

1.1 Đặc điểm địa chất

1.1.1 Cù Lao Chàm - một thành viên trong chuỗi các khối đá hoa cương hình cánh cung Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà - Cù Lao Chàm - Hòn Ông

Cù Lao Chàm là phần kéo dài về đông nam của khối đá granit (đá hoa cương) Bạch Mã-Hải Vân-Sơn Trà, mà các nhà địa chất gọi là “phức hệ Hải Vân”, được hình thành cách đây khoảng 230 triệu năm Chúng được lộ trên bề mặt Trái Đất và tạo địa hình núi trên đảo nhờ quá trình vận động nâng lên của vỏ Trái Đất dọc các

đứt gãy kiến tạo theo phương tây bắc-đông nam

Khối đá hoa cương Cù Lao Chàm bao gồm các đá granit kiềm đa dạng về cấu tạo và độ hạt Ngoài các đá hạt thô chiếm diện tích chủ yếu còn có các khối đá granit hạt trung, đẳng thước hơn, rắn chắc hơn và thường tạo nên những gờ núi, mũi

đá trên đường bờ Khối đá granit với độ sần lớn là điều kiện thuận lợi cho sự neo bám của đàn chim Yến

Ngoài đá hoa cương, ở Cù Lao Chàm còn bắt gặp rải rác các mảnh sót lại dạng “thể tù” của loại đá biến chất phân lớp Các khối đá biến chất này mặc dù có diện tích không lớn song đã tạo nên sự đa dạng của cảnh quan sinh thái với các cung bờ lõm thoải có tầng đất vàng đỏ dày thuận lợi cho sự phát triển của thực vật

Nghiên cứu đặc điểm địa chất ở Cù Lao Chàm và lân cận (Lê Đức An và nnk, 2002) cho thấy nơi đây là một khối đá hoa cương bị nén ép mạnh (hình 1.1) Về nguồn gốc, đá hoa cương ở Cù Lao Chàm và các hòn đảo nhỏ bao quanh thuộc về granit khối núi Bạch Mã-Hải Vân-Sơn Trà Các khối đá nêu trên có dạng kéo dài hình cánh cung theo phương gần với tây-đông ở Hải Vân, rồi hơi chếch tây bắc-

đông nam ở Sơn Trà và chuyển hẳn sang tây bắc-đông nam ở Cù Lao Chàm trên một chiều dài khoảng 80 km

Về thạch học, các khối đá này gồm granit biotit, muscovit hạt vừa và lớn với

đá mạch là aplit, pegmatit, thạch anh turmalin… Thành phần khoáng vật chính của chúng là: plagioclas, felspat kali, thạch anh, biotit, muscovit Các khoáng vật phụ có zircon, apatit, granat, turmalin… Thành phần hoá học chủ yếu là: SiO2 = 70-75%,

K2O ữ Na2O = 5-8%, các nguyên tố vi lượng gồm Ti, Mn, Ga, Zn, Be, Ba… Đá bị biến đổi sau magma mạnh mẽ felspat hoá, muscovit hoá và thành tạo các mạch thạch anh - disten, thạch anh muscovit Tuổi đồng vị của phức hệ Hải Vân là 250 và

Trang 12

nam của đảo dưới dạng dải, tạo nên các sống núi (các “dông”) kéo dài theo phương

đông bắc-tây nam và thường kết thúc là các mũi nhô của đường bờ biển Pha đá mạch tạo các mạch đá dày đến vài mét, kéo dài hàng chục mét gồm granit-aplit, pegmatoit-turmalin, thạch anh-turmalin

Hình 1.1: Bản đồ Địa chất đảo Cù Lao Chàm

Tuy nhiên ở Cù Lao Chàm ngoài đá granit ta còn bắt gặp rải rác đây đó, đặc biệt là ở sườn tây nam của đảo, các mảng sót lại dạng thể tù sau quá trình bóc mòn lâu dài hàng chục triệu năm của một loại đá biến chất phân lớp Chính các đá biến chất này đã bị khối xâm nhập granit Hải Vân-Cù Lao Chàm tiêm nhập, xuyên qua vào thời điểm khoảng 250-150 triệu năm trước đây Đó là các đá phiến gneis, phiến biotit, đá phiến thạch anh-felspat-mica… có thể thuộc hệ tầng A - Vương (540 – 465 triệu năm trước) còn được lưu giữ lại

Bề mặt các đá granit và biến chất nêu trên chịu sự phá huỷ mạnh mẽ và liên tục của môi trường khí hậu nhiệt đới (mưa, gió, nhiệt độ, độ ẩm,…) và tác động của thế giới sinh vật đã trở thành mềm bở và thành tạo lớp vỏ phong hoá - giai đoạn quá độ

để tạo lớp thổ nhưỡng

Trang 13

Sản phẩm phong hoá phổ biến nhất trên đảo là vỏ saprolit, phân bố trên toàn bộ các sườn dốc (thường > 20o) Trên các bề mặt đỉnh, vai núi hoặc yên ngựa tương đối bằng phẳng bắt gặp vỏ sialit, còn ở các vùng thấp thoải chân núi phía tây nam đảo

có phát triển vỏ sialferit và ferosialit Vỏ saprolit là các sản phẩm vụn thô gồm chủ yếu là cát sạn thạch anh, felspat lẫn ít sét xám vàng, còn giữ được cấu trúc của đá gốc Các vỏ sialit và sialferit hoặc ferosialit ở đây thường có lẫn nhiều thành phần cát thạch anh trong lớp sét mỏng màu nhạt hoặc đốm vàng

Cũng cần ghi nhận là trên đảo Cù Lao Chàm còn phát triển khá rộng rãi các trầm tích bở rời được hình thành trong kỷ Đệ Tứ (cách đây khoảng 1,8 triệu năm), trong đó có các lở tích đặc trưng cho các sườn đá granit Theo nguồn gốc có thể chia

ra các phân vị: lở tích-sườn tích, lũ tích-lở tích, sườn tích-lũ tích và các thành tạo nguồn gốc biển Các lở tích-sườn tích tạo thành các dải tích tụ ở dưới chân các sườn dốc với các tảng lăn kích thước khác nhau và đã bị phong hoá mạnh mẽ cùng với các vật liệu vụn thô và sét, dày 1-3 m hoặc hơn Các lũ tích phân bố hạn chế ở cửa các khe suối tạm thời, hoặc trong các trũng hẹp Trầm tích biển ở độ cao 40-60m được phát hiện đầu tiên ở Cù Lao Chàm, ngay phía đông nam Bãi Làng, có thể có tuổi Pleistocen trung (300-400 nghìn năm) có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu chế độ tân kiến tạo và dao động mực nước biển trong các thời kỳ băng hà và gian băng Di tích biển này gồm cuội sỏi thạch anh, kích thước 1 -2 cm đến 3 cm, độ mài mòn từ kém đến rất tốt Các thềm cát biển cao 4-6 m và các tích tụ biển vũng vịnh ở các Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương được thành tạo liên quan tới

đợt biển tiến cực đại Holocen trung (5000 - 6000 năm trước đây) Phổ biến hơn cả là các bãi cát tuổi Holocen muộn và hiện đại lấp đầy các cung bờ lõm của các bãi từ Bãi Bắc đến Bãi Hương Các bãi hẹp, độ trưởng thành kém (Bãi Bắc, Bãi Xép) cấu tạo bởi các hạt thô hơn

1.1.2 Cù Lao Chàm - tấm gương phản chiếu các hoạt động kiến tạo: khe nứt, đứt gãy, chuyển động khối tảng

Trải qua lịch sử biến động hàng trăm triệu năm, với những pha kiến tạo thăng trầm của vỏ Trái Đất, khối granit Cù Lao Chàm đã bị chia cắt mạnh bởi các đứt gãy và khe nứt kiến tạo Hệ thống đứt gãy và khe nứt trong các thành tạo địa chất của vùng nghiên cứu phát triển theo 3 phương chính: tây bắc-đông nam, đông bắc- tây nam và á kinh tuyến Trong mỗi thành tạo địa chất, tại các vị trí kiến tạo khác nhau thì khe nứt cũng phát triển khác nhau cả về phương, góc cắm và nhiều tính chất khác Các hệ thống khe nứt và đứt gãy này quyết định tới phương chung của các dãy núi, phương của đường bờ và các thung lũng, khe suối Nhìn tổng thể, hình thái chung của đảo Cù Lao Chàm có dạng khối với góc cạnh rõ ràng, phản ánh khá

rõ vai trò của hoạt động kiến tạo trong việc tạo nên bình đồ địa hình tại đây

Sự giao nhau của các khe nứt, đứt gãy tạo điều kiện cho sự mở rộng các thung lũng, là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa nước (như ở trên sườn khối núi Hòn Biền)

Các khe nứt kiến tạo trên đá granit, dưới tác động của sóng biển, mưa, gió đã

được mở rộng, tạo nên các hang có hình thù và kích thước khác nhau, phù hợp với sinh thái của đàn chim yến Ven rìa các bãi cát biển, các khe nứt này tạo các hang, hốc sâu, tạo cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo cho khách du lịch

Trang 14

Về mặt địa chất khu vực, Cù Lao Chàm nằm ở rìa phía bắc của địa khối Kontum, là móng đá kết tinh cổ nhất Đông Dương, bị hoạt hoá magma - kiến tạo mạnh trong Paleozoi và Mesozoi Trong Kainozoi, vùng này nằm trong đới rìa của miền sụt lún và tách giãn vỏ Trái Đất hình thành Biển Đông Sát phía đông bắc Cù Lao Chàm là phần cuối của bồn trũng sông Hồng sụt lún rất mạnh (>10 km) Các chuyển động tân kiến tạo của vùng chủ yếu là các chuyển động khối tảng và vòm-khối tảng các phương khác nhau, vừa có tính kế thừa vừa mới tạo

Dải lục địa ven biển và biển nông ven bờ Đà Nẵng - Quảng Nam có thể chia thành 3 đới cấu trúc dạng khối tảng: 1) đới nâng mạnh Đại Lộc - Quế Sơn ở phía

đông với các núi cao trên 1000m; 2) đới sụt lún địa hào Đà Nẵng - Hội An với địa hình đồng bằng, có móng đá gốc nằm sâu đến 250m; và 3) đới nâng địa luỹ Sơn Trà

- Cù Lao Chàm với sự bóc lộ thể xâm nhập granit (vốn có độ sâu lúc sinh thành khoảng 4 - 6m), tạo địa hình núi thấp 500m nổi trên biển

Trong thực thể địa chất vùng nghiên cứu tồn tại các hệ thống đứt gãy và khe nứt với 3 phương chính là tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam và á kinh tuyến Chúng quyết định tới phương chung của các dãy núi, phương của đường bờ và các thung lũng, khe suối Có thể nói hầu hết các đoạn bờ biển vách đứng, các mũi nhô, khe lõm, sườn dốc ở Cù Lao Chàm đều có vai trò của đứt gãy, khe nứt tác động Chính hình thái chung của Cù Lao Chàm với dạng khối và góc cạnh rõ ràng đã phản

ánh đầy đủ vai trò của các hoạt động kiến tạo trong việc tạo nên bình đồ địa hình tại

đây Hệ đứt gãy phương tây bắc - đông nam phổ biến nhất trên đảo Cù Lao Chàm và vùng biển kế cận, đó là: các đứt gãy Bãi Bắc, Đồng Chùa, Bãi Chồng - Bãi Hương,

và đặc biệt là đứt gãy bãi biển phân cách Hòn Giài với Cù Lao Chàm Hệ đứt gãy, khe nứt phương đông bắc - tây nam phổ biến ở sườn tây, tây nam núi Hòn Biền, Tục Cả, nhất là trên sườn - vách phía đông nam núi Tục Cả, tạo các hang cao và dốc

đứng - nơi cư trú của các đàn yến sào Hệ đứt gãy, khe nứt phương á kinh tuyến thể hiện rõ trên địa hình, đường bờ, khe suối, sườn vách dốc đứng: đông Bãi Xép, đông núi Tục Cả, bắc Hòn Biền, tây Hòn Đại…

1.1.3 Đặc điểm thành phần vật chất

Tìm hiểu thành phần vật chất trong cấu trúc địa chất của đảo sẽ giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về các quá trình hình thành các cảnh quan sinh thái nơi đây Như trên đã nêu, tham gia vào cấu tạo nền tảng rắn của đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là các

đá xâm nhập axit thuộc phức hệ Hải Vân (γ Τ3 hv) có tuổi khoảng 230 triệu năm

Các đá biến chất có diện phân bố hẹp hơn, thường là các thể tù trong khối xâm nhập Dọc bờ biển phía tây đảo còn có phân bố các thành tạo trầm tích bở rời tuổi Đệ tứ

Trang 15

Pha 1 là pha xâm nhập chính, chiếm phần lớn diện tích đảo Tại phần rìa khối (phía tây, tây nam đảo), đá bị nén ép và cấu tạo định hướng mạnh Phần trung tâm của khối (gần đỉnh tại đảo Cù Lao Chàm), đá bị nén ép yếu hơn, đôi nơi có dạng khối Đá có kiến trúc nửa tự hình hạt trung đến thô, một số nơi có kiến trúc dạng porphyr, ban tinh là felspat có mầu trắng nền hạt trung Trong pha 1, đá granit-biotit chiếm khối lượng chủ yếu, có mầu xám trắng, cấu tạo đốm hoặc dải định hướng yếu

đến dạng gneis, ít nơi gặp cấu tạo khối Đá có kiến trúc hạt trung đến thô, có nơi gặp kiến trúc dạng porphyr với ban tinh felspat mầu trắng xám, kích thước 0,5-1cm, nền hạt trung nửa tự hình Thành phần khoáng vật gồm plagioclas chiếm 13,9-35,1%, felspat kiềm 24,1-45,7%, thạch anh 25,1-35,7%, biotit 5,6-15,2%, muscovit 0,9-4,2%, ngoài ra còn các khoáng vật apatit, zircon, turmalin ilmenit, granat, silimanit Một số nơi hàm lượng muscovit tăng cao, đá chuyển sang granit hai mica Khi hàm lượng felspat kiềm giảm, plagioclas tăng cao, thạch anh cũng được giảm, đá chuyển sang granođiorit Trong các đá này, lượng biotit thường được tăng cao nên đá xẫm mầu hơn Tuy nhiên, tại một vài nơi, trong đá gnanit biotit có hàm lượng biotit tăng

từ 12,4-28,3% cũng làm đá trở thành xẫm màu

Đá pha 2 ít phổ biến hơn các đá của pha 1 Trên sườn tây đảo Cù Lao Chàm gặp các thể nhỏ dạng kéo dài Chính các thể xâm nhập dạng tuyến này tạo nên nhiều

"dông" núi kéo dài phương đông bắc-tây nam ở sườn tây của đảo và nhiều khối này

đã góp phần tạo nên các mũi nhô trên đường bờ biển Thành phần thạch học các đá loại này gồm granit biotit có muscovit, granit alaskit hạt nhỏ mầu xám trắng, cấu tạo gneis yếu hoặc khối trạng Các đá pha 2 xuyên cắt các đá pha một và ở gần ranh giới phát triển mạnh mẽ greisen hoá và tại khu vực bắc-tây bắc Bãi Hương còn gặp khá phổ biến các mạch pegmatit chứa turmalin Tại đới ngoại tiếp xúc, trong các đá pha

1 hình thành các ban biến tinh felpat kali có kích thước từ 2-5mm Tại Hòn Giai còn xuất hiện các các ban tinh felspat có đường kính trên 1 cm Các ban biến tinh tại khu vực núi Tục Cả cũng như các đảo nhỏ khác làm tăng độ sần của đá, là điều kiện cho chim yến bám đậu thuận lợi

Pha đá mạch khá phổ biến, gồm các mạch rộng vài cm đến vài mét, kéo dài hàng chục mét theo các phương khác nhau, thành phần gồm granitaplit, pegmatoit-turmalin, turmalin + thạch anh, đôi khi mạch có dạng khúc dồi hoặc thấu kính

Đáng chú ý là các đá mạch khá phổ biến tại các khu vực phân bố các thể tù đá phiến, các đới dập vỡ kiến tạo phương tây bắc - động nam và đông bắc - tây nam Tại đây, đá cũng bị phong hoá mạnh mẽ hơn và hình thành tầng phong hoá giàu sét

và có màu sắc đỏ hơn các nơi khác

b) Các thành tạo biến chất

Trong phạm vi Cù Lao Chàm, các thành tạo trầm tích biến chất có diện phân

bố không rộng, thậm chí khó có thể khoanh định được các diện cụ thể trên bản đồ vì chúng chỉ là các thể tù có kích thước khác nhau trong khối granit Cũng nhận thấy rằng, đá biến chất dạng các thể tù này phân bố chủ yếu ở phần rìa phía tây nam đảo

và do độ bền vững lý hoá kém hơn đá granit nên chúng thường góp phần hình thành các cung bờ lõm của đảo Thành phần thạch học của các thể tù khá phức tạp: đá greis, đá phiến kết tinh, phiến biotit, granitogneis, phiến thạch anh-felspat-mica-silimanit kích thước vài dm3 đến vài trăm mét khối, có hình thù kì dị và nằm theo phương nén ép chung của đá granit Tại khu vực Bãi Chồng gặp đá biến chất bị

Trang 16

micmatit hoá mạnh, tạo nên các vân dải độc đáo Đặc điểm này cũng có thể được giới thiệu cho khách du lịch về một quá trình tự nhiên làm nóng chảy và tái phân bố, cấu tạo lại vật chất ở dưới sâu, nay lại được lộ ra trên bãi biển (hình 1.2, 1.3) Tại các khu vực lộ đá biến chất, tầng vỏ phong hoá thường giàu sét hơn và có màu đỏ vàng Các mặt cắt tốt nhất được quan sát tại tây bắc và đông nam Bãi Hương

Hình 1.2: Đá Granit bị biến đổi mạnh ở phía bắc bãi Chồng

Hình 1.3: Hiện tượng micmatit hoá trong đá biến chất tại khu vực Bãi Chồng

Trang 17

c) Vỏ phong hoá

Vỏ phong hoá gắn liền với thổ nhưỡng và các điều kiện hình thành, bảo tồn chúng, liên quan chặt chẽ với các nhân tố thành tạo như nền đá mẹ, điều kiện địa hình, các đặc trưng khí hậu, sự tồn tại của thế giới sinh vật và cuối cùng là yếu tố thời gian Sự tồn tại của các sản phẩm phong hoá trên đảo Cù Lao Chàm cũng phản

ánh khá rõ mối quan hệ trên

Sản phẩm phong hoá phổ biến nhất trên đảo là vỏ saprolit trên đá granit, mới chỉ được hình thành trong giai đoạn ban đầu của tiến trình phong hoá Chúng phân

bố khá phổ biến trên các sườn có độ dốc trên 200 Trong mặt cắt của vỏ, bên dưới lớp thổ nhưỡng là các sản phẩm vụn thô gồm chủ yếu là cát sạn thạch anh, felspat lẫn ít sét xám vàng, còn giữa được cấu trúc của đá gốc Cũng nhận thấy đặc trưng trong vỏ saprolit của vùng nhiệt đới là có sự kết hợp đáng kể của phong hoá hoá học bên cạnh phong hoá cơ học và sự giàu lên của khoáng vật sét và các oxit sắt và nhôm, tạo nên màu vàng của vỏ

Các kết quả phân tích thành phần khoáng vật trong vỏ phong hoá saprolit trên

đá granit tại Cù Lao Chàm được dẫn ra ở bảng 1.1

Bảng 1.1: Thành phần khoáng vật (%) trong sản phẩm saprolit

trên đá granit tại đảo Cù Lao Chàm

Trên sườn tây của đảo Cù Lao Chàm vỏ kiểu litoma phân bố khá rộng rãi các

bề mặt san bằng kiểu pedimen và các bề mặt thềm mài mòn ở các độ cao khác nhau Mặc dù các bề mặt nguyên sinh cũng như vỏ phong hoá trên chúng đã bị biến đổi

Trang 18

đáng kể bởi quá trình rửa trôi, xâm thực bởi dòng chảy của xứ nhiệt đới, song vẫn có thể quan sát các mặt cắt của kiểu vỏ này dọc các taluy đường cắt qua chúng Các mẫu phân tích nguyên khối lấy trong mặt cắt vỏ litoma tại đây cho thấy sự ưu trội của thành phần SiO2 (68-77%), lượng oxit nhôm đạt 11-14% và oxit sắt ba từ 2,8

đến 5,8% (bảng 1.3) Quan sát ngoài trời cũng như kết quả phân tích mẫu cũng cho thấy lượng oxit sắt và nhôm tăng cao hơn trong đới litoma nằm dưới lớp thổ nhưỡng, một số nơi trong đới này còn gặp kết vón oxit sắt, tạo nên màu vàng đỏ của vỏ phong hóa Nếu lưu ý rằng tỷ lệ thạch anh trong đá granit tại đây đạt tới 30-40% và trong đới phong hoá chúng còn tăng tới trên 45% thì có thể thấy quá trình phong hoá các đá granit trên các bề mặt nghiêng thoải này diễn ra mạnh mẽ

Bảng 1.2: Tỷ lệ (%) thành phần hoá học các sản phẩm phong hoá

Bảng 1.3: Tỷ lệ (%) thành phần hoá học các sản phẩm phong hoá litoma

trong đá granit trong mẫu nguyên khối

Đệ tứ đảo Cù Lao Chàm theo các phân vị sau đây:

Trang 19

Dấu hiệu để nhận biết tập trầm tích thứ sinh này là các tảng granit có kích thước khác nhau, có thể được mài tròn ít nhiều, sắp xếp một cách lộn xộn Phương

ép của mỗi tảng đá granit thường có hướng cắt vào nhau Tại nhiều nơi, tập tảng lăn này phủ lên tầng phong hoá của đá granit và ranh giới giữa chúng thường tồn tại tập dăm vụn thạch anh sắc cạnh - sản phẩm của bề mặt phong hoá cổ Tại phía đông nam Bãi Làng, tập tảng này còn phủ trên lớp cuội sạn thạch anh được mài khá tròn của thềm biển cổ (hình 1.4)

Hình 1.4: Trầm tích coluvi với các tảng lăn granit phủ trên sản phẩm phong hoá của đá gốc

Các thành tạo lũ tích-lở tích (pcQ)

Khác với thành tạo lở tích-sườn tích, các trầm tích thuộc kiểu pcQ phân bố hạn

chế dọc các khe suối cắt vào sườn khối núi Do chịu tác động của hoạt động dòng chảy vào mùa mưa, các vật liệu hạt nhỏ ít được tồn tại dọc các khe suối với sự ưu trội của vật liệu có kích thước lớn này

Các thành tạo sông-sườn tích-lũ tích (adpQ)

Các trầm tích thuộc kiểu này phân bố ở phần thấp của các khe suối, giáp với các bề mặt tích tụ cát biển, tạo nên một bề mặt nghiêng thoải Vật liệu cấu tạo nên

bề mặt này có sự phân dị từ dưới lên trên mỗi mặt cắt và theo hướng dòng chảy, theo quy luật mịn dần Phần dưới của các mặt cắt và phần đỉnh của các nón phóng vật chủ yếu là các thành tạo hạt thô như tảng lăn nhỏ, cuội lớn Thành phần của các tảng

và cuội vẫn chủ yếu là đá granit, độ mài tròn, chọn lọc kém Các vật liệu lấp đầy nhỏ hơn có sự tăng lên của thạch anh, một vài hòn cuội đá quaczit Phần trên của mặt cắt hoặc phần đuôi của nón phóng vật là các thành tạo hạt nhỏ hơn như cát sạn, cát sạn lẫn bột sét màu xám vàng Tại nhiều nơi, ở phần cửa các suối khá phổ biến vật liệu cát

Trang 20

sạn thạch anh hạt thô, độ mài tròn, chọn lọc kém Các vật liệu này được bổ sung sau mỗi trận mưa, là nguồn vật liệu xây dựng có giá trị trên đảo (hình 1.5)

Hình 1.5: Khai thác cát sạn xây dựng tại cửa khe suối ở phía tây Bãi Ông

Các thành tạo nguồn gốc biển (mQ)

Theo thời gian thành tạo, các tích tụ biển được phân chia thành 3 thời kỳ: trầm tích biển tuổi Pleistocen, trầm tích biển tuổi Holocen giữa và trầm tích biển tuổi Holocen muộn

Trầm tích biển tuổi Pleistocen gồm các trầm tích còn được bảo tồn dạng sót trên các bề mặt thềm cao trên 20m Trong khu vực nghiên cứu, chúng phổ biến hơn ở độ cao 40-60m, được bảo tồn dưới lớp tảng lăn granit như đã nói ở phần trên Mặt cắt được quan sát tốt nhất trên taluy đường ô tô, cách Bãi Làng khoảng 500m về phía đông nam Thành phần trầm tích gồm cuội sỏi thạch anh (30-40%) gắn kết khá tốt bởi cát bột màu vàng nâu Cuội sỏi có đường kính trung bình 0,5-1,5 cm, độ mài tròn không đồng nhất, nhiều hòn mài tròn rất tốt, song nằm cạnh lại có một số hòn khác được mài tròn kém Như vậy, tập cuội sỏi tuổi Pleistocen này hầu như không được lộ trên bề mặt địa hình, song lại có diện tồn tại khá phổ biến dưới lớp tảng lăn Phát hiện và nghiên cứu chúng

có ý nghĩa quan trong trong việc làm sáng tỏ lịch sử hình thành các bậc địa hình thấp xung quanh đảo (hình 1.6)

Trầm tích biển tuổi Holocen giữa gồm các thành tạo thềm cát biển cao 4-6m và thành tạo tích tụ biển-vũng vịnh, liên quan với thời kỳ biển tiến Holocen cực đại Các thành tạo cát của thềm 4-6m phân bố ở khu vực Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương tạo nên một bề mặt tương đối phẳng và ổn định Trầm

Trang 21

tích chủ yếu là cát hạt trung màu xám trắng, xám vàng nhạt, độ mài tròn, chọn lọc tốt Một số nơi trong tập cát có sự tích luỹ oxit sắt cho màu vàng loang lổ đỏ

Hình 1.6: Bề mặt thềm biển 40-60m với tập cuội biển được bảo tồn dưới các tảng lăn granit

tại đông nam Bãi Làng (trái) và cuội sỏi thạch anh của thềm 40-60m (phải)

Các thành tạo tích tụ biển-vũng vịnh cấu tạo nên các bề mặt bằng phẳng cao 5m, phân bố ở phần cửa các khe suối, thường được ngăn cách với biển bởi các thềm cát biển Diện phân bố rộng và điển hình nhất được quan sát tại thung lũng Đồng Chùa Mặt cắt trầm tích đặc trưng bởi tập hạt thô nằm dưới, gồm cuội sỏi đa thành phần, trong đó có trên 30% cuội thạch anh mài tròn tốt, được ghi nhận bởi vật liệu lấy lên từ công trình đào âu thuyền tại Cù Lao Chàm Phần trên của mặt cắt gồm các lớp cát bột màu xám đen xen các lớp bột sét lẫn cát giàu vật chất hữu cơ

4-Trầm tích biển tuổi Holocen muộn chủ yếu là các thành tạo cát cấu tạo nên các bãi biển hiện đại, phân bố dọc các cung bờ lõm Kích thước của các cung bờ lõm phản ánh mức độ trưởng thành của đường bờ, đồng thời cũng khống chế đặc điểm về thành phần cấp hạt của trầm tích Các bãi biển tại cung bờ lõm rộng như Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Chồng, Bãi Hương thường được cấu tạo bởi cát hạt trung đến mịn Trái lại, các cung bờ lõm có mức độ trưởng thành kém như các bãi biển thuộc Bãi Bắc, Bãi Xép lại được cấu tạo bởi cát hạt thô hơn (bảng 1.4) Trong mỗi bãi cũng thấy có sự phân dị về thành phần độ hạt: nếu như ở phần trên mặt hầu hết các bãi chỉ gặp cát hạt trung đến mịn thì ở dưới sâu chỉ 10-15cm đã gặp cát hạt trung đến thô

Do ảnh hưởng của các dòng chảy ven bờ chủ yếu có hướng đông nam-tây bắc, độ hạt ở phía đông nam của các bãi cũng thường thô hơn độ hạt ở phía tây bắc Tính chất phân dị này được quan sát rõ nhất tại Bãi Bắc Về thành phần khoáng vật, bên cạnh các hạt cát thạch anh chiếm tỷ lệ chủ yếu, trong các bãi cát còn phân bố các khoáng vật nặng như ilmenit, ziricon, manhetit và các khoáng vật mica, epidot

Trang 22

KÝch th−íc (m) (dµi/réng) Tû lÖ % thµnh phÇn cÊp h¹t Th«ng sè trÇm tÝch

TT Khu vùc

B·i biÓn ThÒm c¸t

Sè hiÖu mÉu >2

mm

0.63 - 0.5

mm

0.5 - 0.4

mm

0.4 - 0.315

mm

0.2 - 0.16

mm

0.16 - 0.1

mm

0.1 - 0.063

mm

<0.063 mm

Trang 23

1.1.4 Vài nét về tân kiến tạo

a) Khái quát chung

Nằm ở rìa bắc của địa khối Kon Tum, móng của khu vực nghiên cứu được tạo nên bởi các đá trầm tích phun trào, xâm nhập có tuổi Proterozoi-Paleozoi sớm, bị uốn nếp và biến chất mạnh mẽ tạo nên móng kết tinh Theo Phạm Huy Long (1995, 1999), vào Paleozoi muộn-Mezozoi sớm, vùng là phần rìa phía đông, đông bắc của miền hoạt động magma kiến tạo mạnh, được nâng lên và bị hoạt hóa magma kiến tạo kiểu rìa lục địa Vào Mezozoi muộn và Kainozoi, vùng nằm trong đới rìa của chế

độ rift Biển Đông và là rìa phía đông của lục địa kiểu điểm nóng Đông Dương Các hoạt động kiến tạo tích cực trong giai đoạn này tổ hợp với quá trình ngoại sinh liên quan với điều kiện khí hậu và dao động mực nước đại dương đã tạo nên những nét cơ bản của địa hình và trầm tích, quy định hướng và cường độ các quá trình động lực ngoại sinh hiện đại và do vậy có ý nghĩa lớn đối với việc quy hoạch lãnh thổ Các kết quả nghiên cứu tổng hợp đã cho thấy các hoạt động tân kiến tạo trong phạm vi đới Đà Nẵng nói chung và khu vực đảo Cù lao Chàm nói riêng được bắt đầu

từ Miocen Cũng như các nơi khác, các chuyển động tân kiến tạo ở đây thể hiện cả tính kế thừa bình đồ cấu trúc cổ (đó là sự thống trị của các chuyển động khối tảng và vòm - khối tảng phân đới theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông), đồng thời lại thể hiện tính phát triển mới thể hiện rõ ràng nhất qua các cấu trúc phương kinh tuyến và á vĩ tuyến Các chuyển động cũng phân dị theo thời gian, lúc mạnh, lúc yếu dẫn tới hình thành tính phân bậc địa hình và phân nhịp của các bồn trầm tích Biểu hiện rõ nhất của hoạt động tân kiến tạo vùng ven biển Đà Nẵng - Cù Lao Chàm là hoạt động đứt gãy, kèm theo là các chuyển động khối tảng và vòm khối tảng

Trên bình đồ cấu trúc chung của dải ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng, có thể thấy được sự phân dị của hoạt động kiến tạo theo hướng từ lục địa ra biển Có thể chia khu vực thành ba đới cấu trúc là: 1) đới nâng mạnh Đại Lộc - Quế Sơn ở phía tây với sự hình thành các núi cao trên 1000m; 2) đới sụt lún dạng địa hào Đà Nẵng - Hội An tạo nên dải đồng bằng cùng tên, móng đá gốc tại đây bị chìm sâu trên 250m, các thành tạo Đệ tứ tại đồng bằng cũng có bề dày từ vài chục mét tới 100m; 3) đới nâng dạng địa luỹ Sơn Trà - Cù Lao Chàm với sự bóc lộ thể xâm nhập granit phức

hệ Hải Vân và tạo địa hình núi thấp nổi lên trên mặt biển

b) Khe nứt và đứt g∙y kiến tạo

Hệ thống đứt gãy và khe nứt trong các thành tạo địa chất của vùng nghiên cứu phát triển theo 3 phương chính: tây bắc-đông nam, á kinh tuyến và đông bắc-tây nam Trong mỗi thành tạo địa chất, tại các vị trí kiến tạo khác nhau thì khe nứt cũng phát triển khác nhau cả về phương, góc cắm và nhiều tính chất khác Các hệ thống khe nứt và đứt gãy này quyết định tới phương chung của các dãy núi, phương của

đường bờ và các thung lũng, khe suối Nhìn tổng thể, hình thái chung của đảo Cù Lao Chàm có dạng khối với góc cạnh rõ ràng, phản ánh khá rõ vai trò của hoạt động kiến tạo trong việc tạo nên bình đồ địa hình tại đây

Hệ đứt gãy phương tây bắc-đông nam phổ biến nhất trên đảo Cù Lao Chàm và vùng biển kế cận Đó là các đứt gãy trùng với phương kéo dài của các đường bờ biển như Bãi Bắc, đứt gãy từ Bãi Chồng tới Bãi Hương và phía nam núi Tục Cả, đứt gãy

Trang 24

Đồng Chùa tạo nên dạng tuyến phương tây bắc-đông nam của thung lũng Đồng Chùa, ngoài ra đứt gãy này còn thể hiện khá rõ bởi các dải trũng trên sườn và đỉnh núi Hòn Đại Hệ đứt gãy phương tây bắc-đông nam đã quyết định tới sự hình thành hàng loạt khe suối theo phương này tại hai sườn phía tây bắc và đông nam núi Hòn

Đại Dải trũng với các đường đẳng sâu đáy biển lớn nhất khu vực với giá trị 40-60m

có dạng tuyến kéo dài phương tây bắc-đông nam, tạo nên ranh giới phân cách giữa

Cù Lao Chàm với Hòn Giài cũng là những minh chứng khá rõ ràng cho hoạt động của một đới đứt gãy theo phương này

Hệ đứt gãy á kinh tuyến có sự thể hiện khá rõ trên địa hình, chúng không những góp phần hình thành hệ thống khe suối cùng phương mà còn tạo nên nhiều

đoạn đường bờ và các sườn vách dốc đứng Biểu hiện rõ nhất là đứt gãy tạo nên

đường bờ và sườn núi thẳng ở đông Bãi Xép, đường bờ dốc đứng phía đông núi Tục Cả Hàng loạt khe suối ở phía bắc núi Hòn Biền cũng có phương á kinh tuyến do phát triển dọc hệ thống khe nứt này Tại phía tây núi Hòn Đại, dọc hệ đứt gãy phương á kinh tuyến đã xảy ra quá trình xiết ép mạnh của đá Các đá bị biến vị mạnh này tạo điều kiện cho quá trình phong hoá và tạo địa hình lõm sâu của bờ biển Dọc theo đới đứt gãy này cũng là nơi lớp phủ thực vật phát triển xanh tốt hơn các khu vực kế cận (hình 1.7)

Hình 1.7: Đứt gãy phương á kinh tuyến tại phía tây đỉnh 189 góp phần tạo nên

hõm sâu của bờ biển và lớp phủ thực vật tươi tốt hơn các khu vực xung quanh

Hệ thống đứt gãy - khe nứt phương đông bắc-tây nam phổ biến ở sườn tây - tây nam núi Hòn Biền, núi Tục Cả Sự kết hợp giữa hệ thống đứt gãy này với hệ thống

đứt gãy á kinh tuyến và tây bắc-đông nam ở phía tây núi Hòn Biền đã góp phần phá hủy mạnh các khối đá granit, tạo điều kiện cho quá trình đổ lở và tích tụ các sản phẩm đổ lở, tạo nên sự nghiêng thoải của địa hình ở phía sườn này, góp phần tạo nên các khe suối có nhiều nhánh, phát triển dài để tập trung nước Các khe nứt phương

đông bắc-tây nam khá phổ biến trên các đá tại sườn vách dốc đứng phía đông nam núi Tục Cả còn tạo điều kiện cho sóng gió tạo nên các hang kéo dài, cao và dốc

đứng, là nới cư trú của đàn yến sào có giá trị nhất của đảo (hình 1.8)

Trang 25

Hình 1.8: Hệ thống khe nứt phương đông bắc-tây nam trong đá granit

tại phía đông nam núi Tục Cả - nơi cư trú của đàn chim yến

1.2 đặc điểm địa mạo

1.2.1 Cù Lao Chàm - một điển hình tiêu biểu nhất về mặt hình thái - cảnh quan của một đảo núi đá granit trong hệ thống đảo ven bờ Việt Nam

Đồng thời với hoạt động trong lòng Trái Đất, các quá trình ngoại sinh với sự chi phối của nguồn năng lượng Mặt Trời góp phần đáng kể tạo nên sự đa dạng về cảnh quan của đảo đá granit - đó là sự hình thành các sản phẩm phong hoá trên khối

đá Nét chung của phong hoá đá granit của xứ nhiệt đới là cơ chế bóc vỏ để hình thành tầng phong hoá mềm bở bọc ngoài các nhân cầu granit tươi, song sự tồn tại cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng tại mỗi khu vực có sự khác biệt Nếu tại đới khô hạn Nha Trang - Bình Thuận, trên các sườn dốc dọc Quốc lộ 1A hầu hết đều chỉ gặp các tảng đá lớn nhỏ ngổn ngang thì tại Cù Lao Chàm, cảnh quan có sự khác biệt

đáng kể Đó là sườn vách dốc đứng lộ trơ đá khối và một vài tảng dường như mới

được tách ra từ khối đá lớn ở sườn đông bắc, là sườn thoải với lớp phủ thực vật trên tầng đất vàng xám ở tây nam Tuy nhiên, nếu lớp phủ thực vật bị tàn phá, trong thời gian không lâu, quá trình xói mòn đất bởi mưa của xứ nhiệt đới ẩm sẽ tạo nên một cảnh quan hoang mạc như Bình Thuận

Hoạt động kiến tạo có tính chu kỳ tổ hợp với dao động mực nước đại dương và quá trình bóc mòn đã tạo nên tính phân bậc địa hình của đảo Mặc dù có sườn dốc

và diện tích không lớn, Cù Lao Chàm vẫn thể hiện tính phân bậc khá rõ, nhất là ở phía sườn tây nam của đảo, với các bậc: <10m; 10-20m; 20-30m; 40-60m; 80-120m; 180-220m và trên 350m Các bậc thấp có nguồn gốc mài mòn do biển và các bậc cao là di tích của các bề mặt san bằng

Sau khi các khối đá granit Hải Vân-Cù Lao Chàm được bóc lộ, kể từ Kainozoi (từ 40-50 triệu năm trước tới nay) tác động của tự nhiên lên chúng đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng, đó là các bậc địa hình - mặt san bằng và các thềm biển

Mặc dù địa hình bị phân cắt mạnh, nhưng tại Cù Lao Chàm vẫn tồn tại một tập hợp các mặt san bằng kiểu pediplen và pedimen: pediplen 400-500 m (Hòn Biền)

Trang 26

tuổi dự kiến Miocen muộn (14 triệu năm; pediplen 300-350 m (Hòn Đại, nam Hòn Biền) tuổi Pliocen sớm (5 triệu năm); pediplen 160-180m (các yên ngựa tây bắc và

đông nam đảo) tuổi Pliocen muộn (3 triệu năm); Pedimen 80-120 (sườn Bãi Hương, yên ngựa đông Bãi Làng…) tuổi Pleitocen sớm (1,7 triệu năm) Các mặt san bằng kể

trên phản ánh các giai đoạn yên tĩnh tương đối về mặt kiến tạo trong Neogen-Đệ tứ

Các thềm biển phản ánh tác động tương hỗ giữa biển và đảo, quá trình dao

động mực nước biển trong mối tương quan với các chuyển động tân kiến tạo Thềm mài mòn 40-60m, tuổi Pleistocen giữa (400 nghìn năm) mà chứng cớ là cuội sỏi thạch anh mài mòn (đông Bãi Làng, Bãi Xép); thềm mài mòn 20-30 m (bắc Bãi Làng) tuổi đầu Pleistocen muộn (125 nghìn năm); thềm mài mòn - tích tụ 10-15m (Đồng Chùa) tuổi giữa Pleistocen muộn (50 nghìn năm), thềm tích tụ cát biển 4-6m (Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Chồng) tuổi Holocen giữa (5- 6 nghìn năm)

Các dấu ấn còn sót lại nêu trên, cùng với tài liệu địa chất khu vực cho phép phác dựng vài nét về một lịch sử phát triển đầy biến động trong quá khứ ở đây Có thể nghĩ rằng trong Paleogen và Neogen khu vực này là lục địa bóc mòn (thuộc dãy nâng địa luỹ Hải Vân-Cù Lao Chàm) nhưng sang Đệ tứ là sự thay đổi nhiều lần kế

tiếp nhau của lục địa môi trường và biển

Sau giai đoạn yên tĩnh tạo peneplen Đông Dương vào cuối Eocen, bắt đầu từ Oligocen (33 triệu năm trước) là giai đoạn phân dị kiến tạo mạnh mẽ, với sự lần lượt hình thành các bồn trũng rộng lớn trên thềm lục địa và tách giãn đáy biển hình thành Biển Đông Vào đầu Miocen các thung lũng sâu được hình thành và đến Miocen giữa tạo thành các pediplen khá rộng, hiện còn sót lại trên các đỉnh khối núi granit trong vùng Vào đầu Miocen muộn các hoạt động nâng khối tảng đã tạo mới nhiều khối núi địa luỹ và đồng bằng - địa hào (Hội An) Từ giữa Miocen muộn, quá trình san bằng đã một lần nữa tạo ra các pediplen mới, phân bố rộng rãi mà Hòn Biền Cù Lao Chàm là một di tích Cuối Miocen - đầu Pliocen hoạt động phun trào

đã mở ra một thời kỳ phân dị mới Bazan vùng Ba Làng An (tuổi 5,97 - 6,31 triệu năm) phủ lên trên các bề mặt pediplen và trầm tích Miocen Trong Pliocen tiếp tục các hoạt động nâng khối tảng và hạ địa hào dải ven biển, xen kẽ với các thời đoạn yên tĩnh, tạo các mặt san bằng dạng vai núi ở nhiều nơi trong đó có Cù Lao Chàm, xung quanh Hòn Biền Vỏ phong hoá cận nhiệt đới ferosialit cũng đã được thành tạo vào thời kỳ này

Trong Đệ tứ, địa hình HTĐVB Việt Nam phát triển trong sự giao thoa của hai quá trình nâng hạ khối tảng và dao động mực nước đại dương trong các chu kỳ băng

hà - gian băng Đợt biển tiến đầu tiên vào Pleistocen giữa ảnh hưởng trực tiếp đến toàn khu vực mà ở Cù Lao Chàm đã hình thành một mặt thềm mài mòn 40 - 60 m Biển lùi cuối Pleistocen đã thúc đẩy quá trình phân cắt sâu và tạo sườn dốc và tiếp sau là giai đoạn biển tiến đầu Pleistocen muộn tạo mặt thềm mài mòn 20 - 30m

Đợt biển thoái sau đó quy mô nhỏ đã được tiếp nối ngay bởi đợt biển tiến vào giữa Pleistocen muộn tạo thềm mài mòn - tích tụ 10-15 m Vào cuối Pleistocen đợt biển thoái mạnh mẽ quy mô toàn cầu làm mực nước đại dương thấp hơn hiện nay

đến 100 m, tạo cho phần lớn thềm lục địa ven bờ thoát khỏi biển, các đảo tồn tại là những núi sót, bị phong hoá phá huỷ mạnh mẽ Đợt biển tiến tiếp theo - được gọi là biển tiến Flandrianm mà cực đại xảy ra vào 5000 - 6000 năm trước, với mực nước biển cao hơn hiện nay 4 - 6 m đã tràn ngập toàn bộ các đồng bằng thấp ven biển và

Trang 27

trên đảo Cù Lao Chàm tạo lập các thềm cát cao 4 - 6 m Sau đó biển rút với các dao

động nhỏ để tiến tới mực biển và bờ biển hiện nay

1.2.2 Tính bất đối xứng của địa hình đảo Cù Lao Chàm là sản phẩm của quá trình bóc mòn được định hướng bởi cấu trúc địa chất, tạo nên sự khác biệt

về cảnh quan sinh thái tại hai sườn đông bắc và tây nam đảo

Đặc điểm nổi bật của địa hình Cù Lao Chàm là tính bất đối xứng: đảo định hướng tây bắc - đông nam với sườn đông bắc hẹp và dốc đứng, sườn tây nam rộng

và thoải hơn Bờ biển sườn đông bắc tạo bởi các đoạn bờ thẳng hoặc hơi cong, trùng với đứt gãy và khe nứt, là các vách đứng, trơ đá gốc, cao đến 100m hoặc hơn, đang chịu sự công phá mãnh liệt của biển, với quá trình đổ lở khối tảng lớn Bờ biển tây nam của đảo lại tạo bởi các đoạn bờ cong lõm xen với các mỏm nhô, tạo thành các dạng vụng, vịnh nhỏ, với tích tụ cát lấp đầy đáy cong lõm Một trong những nguyên nhân chính tạo nên tính bất đối xứng này chính là sự nén ép, định hướng của khối đá granit: sườn dốc thường phát triển ngược hướng dốc và sườn thoải phát triển trùng hướng của mặt nén ép Tất nhiên, vai trò của sóng biển tại các sườn đón gió cũng

đóng vai trò lớn trong việc hình thành tính bất đối xứng của địa hình này Dưới đây làm rõ thêm các đặc điểm của địa hình Cù Lao Chàm như một đặc điểm nổi bật Trước hết, về nguồn gốc bờ thấy rõ có sự khác biệt: bờ mài mòn-phá hủy phân

bố ở phía đông, đông bắc và bắc đảo, trong khi bờ phía nam thuộc kiểu xen kẽ tích tụ-mài mòn Tính bất đối xứng của địa hình Cù Lao Chàm còn được phản ảnh trên bản đồ hướng dốc: diện tích các bề mặt hướng tây nam chiếm 31,7% trong khi

hướng về đông bắc chỉ có 24,1% tổng diện tích đảo

Phải thừa nhận rằng trong HTĐVB Việt Nam, đại đa số các đảo đều có cấu trúc địa hình bất đối xứng mà nguyên nhân có thể do cấu trúc địa chất, hoạt động kiến tạo và (hoặc) quá trình biển Bất đối xứng của địa hình Cù Lao Chàm là sự kết hợp giữa hoạt động nâng kiến tạo nghiêng về tây nam và sự công phá mãnh liệt của biển ở phía đông và đông bắc

ở Cù Lao Chàm và vùng biển kế cận cũng thể hiện rõ quy luật bù trừ muôn thuở: sườn cao, dốc - biển sâu và sườn thấp, thoải - biển nông Thật vậy, phía đông bắc đảo với sườn núi cao và dốc thì đáy biển sâu tới 40-50m và sâu hơn với đường

đẳng sâu 20m nằm gần sát bờ đảo, phía tây nam ứng với địa hình thấp thoải của đảo,

đáy biển chủ yếu có độ sâu dưới 20 m Đáy biển phía này nông là do ở đây có điều kiện thuận lợi cho tích tụ vật liệu (cát, sạn…) bởi Cù Lao Chàm như một “đê” chắn sóng gió đông-bắc, hay nói cách khác khu vực này nằm trong “bóng sóng” mùa

đông của Cù Lao Chàm

Tính phân bặc địa hình cũng là một đặc điểm nổi bật của Cù Lao Chàm với các bậc 20-40 m (các mũi nhô), 100-120 m hoặc 140 m (Bãi Hương, đông Bãi Làng…), 160-180 m hoặc 200 m (các yên ngựa), 300-320m (các vai núi và một số chỏm núi) Các đảo nhỏ vệ tinh của Cù Lao Chàm cũng thể hiện các bậc: 50 - 80 m (Hòn

Mồ, Hòn Cô, Hòn Giài), 180 - 200m (Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông)

Sự phân hoá mạnh của các dạng địa hình Cù Lao Chàm như trên có liên quan chặt chẽ tới các quá trình tác động của biển và qúa trình trọng lực, thể hiện ở chỗ:

Trang 28

- Cù Lao Chàm có một địa hình quá dốc: Phân tích định lượng độ dốc Cù Lao Chàm thông qua bản đồ độ dốc của đảo cho thấy cấp 20-30o chiếm 45,1% diện tích

đảo; tiếp đến cấp 30-45o và lớn hơn chiếm 22,7%, cấp 12-20o chiếm 20,9%, còn lại các cấp 0-3o, 3-8o và 8-12o chỉ chiếm 11,2% Như vậy các sườn dốc trên 20o với các

bề mặt bị tác động mạnh mẽ của quá trình trọng lực chiếm đến 67,8% diện tích đảo

- Mô hình tạo sườn trọng lực ở Cù Lao Chàm là kết quả tổng hợp của các quá

trình tạo khe nứt, quá trình phong hoá hoá học và xói mòn do nước Cụ thể là:

- Mô hình tạo sườn - bờ trọng lực còn thêm yếu tố biển:

Tạo khe nứt + Phong hoá + Xói mòn + Sóng vỗ → Đổ lở và trượt lở

Có thể khẳng định rằng dạng địa hình căn bản đại diện cho Cù Lao Chàm chính là địa hình sườn, vách đổ lở - một điển hình của đảo núi đá granit trong

Nhóm các bề mặt sườn

- Sườn đổ lở được hình thành do quá trình đổ lở, đặc trưng cho những khu vực

địa hình nổi cao cấu tạo bằng các đá cứng rắn, dạng khối và bị dập vỡ mạnh Một nhân tố không kém phần quan trọng là sự phân cắt ban đầu của địa hình bởi các máng xâm thực sâu hoặc các khe nứt lớn do đứt gãy Đảo Cù Lao Chàm và các đảo nhỏ khác là nơi tập trung khá đầy đủ các yếu tố trên nên sườn đổ lở là nét đặc trưng

Trang 29

quan trọng của vùng này Các sườn đổ lở phân bố rộng rãi nhất ở phía sườn đông bắc của đảo, đó là các sườn có độ dốc trên 350, nhiều nơi là những vách dốc đứng Lớp phủ thực vật trên các sườn này thưa thớt, nhiều nơi lộ trơ đá gốc rắn chắc (hình 1.10) Trên các sườn đổ lở thường lộ ra các tầng đá cứng hoặc bị phong hoá nhẹ, thuận lợi cho sự hình thành các mỏ vật liệu xây dựng Tại phần thấp của sườn, các tảng lăn tập trung thành tầng dày trên bề mặt pediment phát triển dưới chân các sườn đổ lở Việc khai thác thủ công vật liệu này khá thuận lợi nhưng để đánh giá và khai thác công nghiệp cần phải chú ý là dưới tầng tảng lăn này thường là vỏ phong hoá có bề dày lớn được thành tạo trong thời kỳ Pleistocen sớm - giữa

Hình 1.9: Bản đồ địa mạo đảo Cù Lao Chàm

Trang 30

Hình 1.10: Sườn dốc phía đông bắc đảo Cù Lao Chàm

- Sườn bóc mòn tổng hợp được thành tạo do sự giật lùi sườn trong quá trình

pediment hoá hoặc do tổng hợp các quá trình làm giảm độ dốc sườn để đạt tới trạng thái cân bằng trọng lực Quá trình đầu phần lớn đã diễn ra trong giai đoạn Neogen

và đầu Đệ tứ, quá trình sau đang xảy ra và khá phổ biến trong vùng khí hậu nhiệt

đới ẩm như Đà Nẵng - Cù Lao Chàm Về mặt hình thái, các sườn bóc mòn tổng hợp

được chia thành dạng: độ dốc < 200, 20-300 và > 300 Các dạng hình thái này có mối quan hệ chặt chẽ với thành phần đất đá và tuổi thành tạo của địa hình

Sườn bóc mòn có độ dốc < 200 phân bố tại phần thấp nhất của sườn núi phía tây nam đảo Trên sườn phân bố khá rộng rãi các tảng lăn đá granit do sự phá huỷ trọng lực của các sườn cao hơn Sườn được thành tạo do sự hạ thấp sườn dốc trong quá trình tạo bề mặt pediment cao 80-100m phân bố ở phần chân sườn này Chúng tạo nên dạng trắc diện gãy khúc của sườn khối núi

Sườn bóc mòn dốc trên 20-30o phân bố ở độ cao lớn hơn Bên cạnh các khu vực có tích tụ đá lở, trên sườn này còn nhiều đoạn lộ trơ đá gốc Sườn dốc trên 300

phân bố xung quanh đỉnh núi Hòn Biền

b) Địa hình dòng chảy

Trên phạm vi đảo Cù Lao Chàm, nhóm địa hình nguồn gốc dòng chảy chủ yếu

là các dạng địa hình do dòng chảy tạm thời

Quá trình xâm thực dọc các thung lũng sông và theo đáy các khe suối nhỏ là

đặc trưng cơ bản của qúa trình ngoại sinh trong các vùng nhiệt đới ẩm Sự chuẩn bị vật liệu bởi hoạt động phong hoá khá mạnh trong phạm vi khối núi tại đảo càng thúc

đẩy quá trình này Hoạt động xâm thực thường được tăng cường dọc các đới dập vỡ kiến tạo để tạo nên những sườn có trắc diện thẳng, dốc trên 30o và kéo dài trên khoảng cách lớn Trên các sườn này, quá trình vận chuyển vật liệu xảy ra mạnh làm

lộ trơ đá cứng Hoạt động đổ lở thường xảy ra mạnh kế thừa vào các khe rãnh xâm thực này và đối với đảo Cù Lao Chầm, hầu hết sườn xâm thực hiện tại đều được lấp

đầy bởi các tảng đá granit kích thước lớn

Trang 31

Tại phần cửa các khe suối còn tồn tại địa hình tích tụ nguồn gốc hỗn hợp aluvi- deluvi-proluvi dạng nón phóng vật Các bề mặt thường nghiêng thoải từ chân sườn

đồi núi về trung tâm trũng, nghiêng theo chiều dòng chảy và được thành tạo đồng thời với các thềm sông suối Vật liệu tích tụ được đưa đến từ các sườn kế cận thường có độ mài tròn và độ chọn lọc kém

c) Địa hình nguồn gốc biển

Các dạng địa hình do biển chiếm diện tích chủ yếu trên các khu vực của cung bờ lõm của đảo, gồm các thành tạo thềm biển và bãi biển thuộc các thế hệ khác nhau Thềm mài mòn cao 40-60m, tuổi Pleistocen giữa phân bố chủ yếu ở phía đông Bãi Xếp, Bãi Làng và các mũi nhô trên bờ biển phía tây đảo Thềm này có sự phân

bố cuội sỏi thạch anh mài tròn tốt, được bảo tồn dưới lớp tảng lăn đã được đề cập tới

ở trên

Thềm mài mòn-tích tụ cao 20-30m, tuổi đầu Pleistocen muộn có diện phân bố

điển hình tại phía bắc-đông bắc Bãi Làng, chúng bị phân cắt tạo địa hình gò đồi thoải Trên thềm này còn gặp nhiều tảng granit mài tròn kém, nhiều nơi đá gốc bị phong hoá laterit mạnh, tạo vỏ phong hoá màu vàng nâu

Thềm mài mòn-tích tụ cao 10-15 m, tuổi cuối Pleistocen muộn là bậc địa hình chuyển tiếp giữa các thềm 20-30m với các bề mặt tích tụ vũng vịnh hoặc thềm tuổi Holocen giữa, có diện phân bố hẹp ở rìa thung lũng Đồng Chùa Trên hầu hết các diện tích này đều gặp tập cát lẫn bột sét mỏng phủ lên vỏ phong hoá của đá granit (hình 1.11)

Hình 1.11: Đứt gãy Đồng Chùa thể hiện thành dạng địa hình hơi lõm

trên đường phân thuỷ và sườn phía tây núi Hòn Đại

Thềm tích tụ cát biển cao 4-6m tuổi Holocen giữa là hệ đê cát và bề mặt tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen giữa được thành tạo trong thời kỳ cực đại của biển tiến Flandrian, hiện tồn tại trên độ cao từ 4-6 mét Sự phân bố kề nhau của hai thành tạo này được quan sát tại khu vực Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Chồng (hình 1.12, 1.13) Đặc

điểm của chúng đã được mô tả ở mục 1.1 (Đặc điểm địa chất)

Trang 32

Bề mặt bãi biển Holocen muộn là các bãi biển, một dạng địa hình đặc tr−ng và tại Cù Lao Chàm có nhiều nét độc đáo

Hình 1.12: Bãi Làng với bờ cát mịn và các mỏm nhô đá gốc

Hình 1.13: Các mỏm nhô đá gốc tại Bãi Chồng

Trang 33

d) Địa hình nhân sinh

Địa hình nhân sinh thường gắn về vị trí không gian với những thành tạo tự nhiên xác định, song chính chúng lại là một trong ba nhân tố có tính quyết định tới quá trình động lực hiện đại, là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch lãnh thổ Trong phạm vi đảo Cù Lao Chàm, nhóm nguồn gốc này gồm các bề mặt tích tụ do đào đất từ âu thuyền (hình 1.14), các công trình đường giao thông và các đập chắn nước xung quanh núi Hòn Biền

Hình 1.14: Bãi ông với bờ cát mịn và bãi biển rộng, đầu bãi là địa hình

nhân sinh do vật liệu lấy từ công trình đào âu thuyền

a) Giai đoạn Neogen

Sau một giai đoạn yên tĩnh kiến tạo khá dài với quá trình peneplen hoá vào Paleogen, đầu Miocen, do ảnh hưởng của tách giãn Biển Đông, khu vực nghiên cứu

và lân cận bắt đầu chịu ảnh hưởng của chế độ chuyển động kiến tạo phân dị, hình thành các thung lũng sâu cắt vào bề mặt san bằng Đông Dương tuổi Paleogen Cuối Miocen giữa, chế độ yên tĩnh kiến tạo đã tạo điều kiện cho quá trình san bằng mở rộng đáng kể các thung lũng và trũng vừa thành tạo, hình thành một bề mặt pediplen rộng lớn xung quanh khối núi sót Ngọc Linh Phần đỉnh của vòm xâm nhập phức hệ

Bà Nà ở phía tây thành phố Đà Nẵng có lẽ đã được bóc lộ trong thời kỳ này Di tích của bề mặt san bằng Miocen giữa hiện được bảo tồn trên phần đỉnh cao 1200-1400m

Trang 34

của khối núi Bà Nà, Chu Lai Địa hào Đại Lộc-Hội An cũng bắt đầu được hình thành

Đầu Miocen muộn là thời kỳ hoạt động khá mạnh mẽ của tân kiến tạo, đồng thời với chuyển động nâng khối tảng - vòm và khối tảng - địa luỹ để tạo nên khối núi ở phía tây đồng bằng ven biển là sự phát triển tiếp tục của khối sụt địa hào Đà Nẵng - Hội An Vào giữa Miocen muộn, sự yên tĩnh tương đối tân kiến tạo đã dẫn tới hoạt động bóc mòn kiểu pediplen hoá mạnh Quá trình này mang đi một khối lượng vật liệu lớn, bóc lộ sâu hơn phần đỉnh của vòm xâm nhập Bà Nà, Đông Lâm

và hình thành một bề mặt san bằng khá rộng trên khối xâm nhập này Các đỉnh cao nhất của đảo Cù Lao Chàm có lẽ cũng được bóc lộ và hình thành trong thời kỳ này Trũng Đại Lộc Hội An được tích tụ trầm tích hạt mịn, giàu vật chất hữu cơ và vài lớp than mỏng

Các hoạt động tân kiến tạo phân dị mạnh vào cuối Miocen muộn kèm theo hoạt động phun trào bazan dọc các đới tách giãn ở phần biển phía đông Ba Làng An

đã mở đầu cho một thời kỳ tạo địa hình mới Các thành tạo bazan có tuổi tuyệt đối

từ 5,97-6,31 triệu năm này phủ lên các bề mặt san bằng và trầm tích lục nguyên tuổi Miocen Trong thời gian này, các khối tảng của vùng núi tiếp tục được nâng lên và hoạt động phân cắt xâm thực sâu thống trị Chế độ kiến tạo phân dị theo chu kỳ trong Pliocen đã dẫn tới hình thành hai bề mặt pediplen, hiện được bảo tồn dạng vai núi xung quanh đỉnh Hòn Biền Trũng địa hào Đại Lộc-Hội An tiếp tục tích tụ các trầm tích có tính phân nhịp với sự thay đổi tướng từ nón phóng vật ở phía tây-tây bắc (Đại Lộc, Thanh Quýt), tướng cửa sông ven biển (Vĩnh Điện) đến biển ven bờ (Cửa

Đại-Bình Dương) Điều kiện cận nhiệt đới ẩm từ Pliocen sớm đến cận nhiệt đới ôn Hòa ấm trong Pliocen muộn đã thúc đẩy quá trình phong hoá laterit trên các bề mặt san bằng, hình thành vỏ ferosialit có bề dày lớn

b) Giai đoạn Đệ tứ

Lịch sử phát triển địa hình của giai đoạn Đệ tứ được đặc trưng bằng sự tổ hợp của hai qúa trình khác nhau là chuyển động nâng hạ khối tảng và dao động mực nước đại dương trong các chu kỳ băng hà-gian băng Mở đầu cho giai đoạn là hoạt

động kiến tạo phân dị mạnh kèm theo phun trào bazan phân bố ở khu vực Ba Làng

An tỉnh Quảng Ngãi

Sau thời kỳ phun trào bazan rầm rộ vào Pliocen-Pleistocen sớm, chế độ yên tĩnh kiến tạo và điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm đã thúc đẩy quá trình phong hoá laterit để tạo nên một lớp vỏ feralit với sự tích luỹ sắt và nhôm cao Giữa Pleistocen sớm, các đứt gãy trong phạm vi miền núi và đồng bằng Đà Nẵng lại tiếp tục phá huỷ mạnh, hoạt động xâm thực của sông suối dọc chúng đã tạo nên các thung lũng khá sâu Cuối thời kỳ này, qúa trình pediment hoá đã tạo nên các trũng bóc mòn khá rộng cắt vào sườn các khối núi và bình đồ cơ bản của địa hình vùng núi đã được xác định, các hoạt động về sau chỉ có tính chất chạm khắc trên bình

đồ này Chuyển động nâng khối tảng vào cuối Pleistocen sớm đã thúc đẩy hoạt động xâm thực sâu, làm tăng cường quá trình đổ lở Vào đầu Pleistocen giữa, đợt biển tiến

đầu tiên đã ảnh hưởng tới khu vực Trên đồng bằng Quảng Nam đã tích tụ trầm tích sông-biển của hệ tầng Miếu Bông Trên đảo Cù Lao Chàm, trong điều kiện nâng chung, hoạt động của biển chỉ tạo nên các thềm mài mòn hiện phân bố trên độ cao 40-60m với lớp cuội biển khá đặc trưng

Trang 35

Cuối Pleistocen giữa, biển lùi trong điều kiện kiến tạo nâng chung lại thúc đẩy hoạt động xâm thực sâu và hình thành trầm tích tướng lòng của thềm sông bậc II Trên dải đồng bằng ven biển, dọc đứt gãy sông Thu Bồn, Cu Đê, Thúy Loan, Trà Khúc đã hình thành các thung lũng khoét sâu tới 30 mét và cũng được tích tụ trầm tích hạt thô tướng lòng Đầu Pleistocen muộn, một đợt biển tiến mới có ảnh hưởng khá lớn tới sự hình thành địa hình và trầm tích của đồng bằng Đà Nẵng-Quảng Ngãi

và vùng đảo ven bờ

Sau biển tiến cực đại đầu Pleistocen muộn xảy ra quá trình biển thoái, song

đường bờ nằm không xa và thời kỳ bóc mòn không dài, hoạt động của biển tiến vào cuối Pleistocen muộn mang tính kế thừa bình đồ cấu trúc cổ Đáy biển được san phẳng trong thời kỳ trước tạo điều kiện cho quá trình biển tiến hình thành các bar cát (bar đảo)

Cuối Pleistocen muộn, một đợt biển thoái có quy mô toàn cầu đã có ảnh hưởng lớn tới khu vực Do mực nước đại dương thấp hơn mực nước trung bình đến 100m đã dẫn tới sự phân cắt xâm thực sâu mạnh, lòng sông Thu Bồn, Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ đào khoét sâu trên 15m và được tích tụ các vật liệu hạt thô, các lòng sông này có thể còn vươn xa hơn tới phạm vi gần các đảo ven bờ

Trong thời kỳ biển tiến Flandrian, lại một lần nữa các cửa sông bị đẩy vào sâu Diện ngập nước của vũng vịnh khá rộng, lấn sâu vào lục địa, tạo điều kiện cho sự tích tụ các trầm tích hạt mịn giàu sét và lấp đầy các máng trũng được hình thành do quá trình xâm thực sâu trước đó Dọc các cung bờ lõm của đảo đã được tích tụ các thành tạo cát biển Đường bờ của đảo về cơ bản đã được định hình trong thời gian này Các hoạt động của biển trong Holocen muộn chỉ mang tính kế thừa

1.2.5 Thiên nhiên đã ban tặng Cù Lao Chàm các tài nguyên du lịch địa mạo quý giá

a) Các b∙i biển thoải với nền cát mịn, sạch, nằm xen giữa các mỏm nhô đá với những nét chạm trổ độc đáo

Từ tây bắc xuống đông nam Cù Lao Chàm phân bố các bãi biển như: Bãi Bắc (gồm 4 bãi nhỏ), Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Xép (gồm 3 bãi nhỏ), Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương Kích thước các bãi và vật liệu cấu tạo được dẫn ra ở bảng 1.4 trên đây Chiều dài các bãi biến đổi từ 100m (Bãi Bắc 1) đến 700m (Bãi Bìm), chiều rộng của các Bãi Bắc phổ biến là 20m, song các Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương do có các thềm cát bên cạnh bãi biển nên đã mở rộng thành tạo bãi cát rộng 40-50m Các kết quả phân tích thành phần độ hạt và thành phần khoáng vật các bãi cát cho thấy chúng chủ yếu là cát hạt trung có đường kính trung bình từ 0,2 đến 0,5mm Thành phần khoáng vật của cát chủ yếu là thạch anh (>90%) Tại Bãi Bắc, lượng vật liệu vụn san hô tăng, trên bãi biển còn tập trung nhiều vật liệu san hô được sóng đưa từ

đáy biển lên

Các bãi cát được giới hạn bởi các mũi nhô đá gốc, đó là các đá có thành phần

đa dạng, tạo nên sự phong phú của hình thái Trên các Bãi Bắc, Bãi Chồng gặp nhiều khối đá lớn được mài tròn hoặc nằm chồng trên nhau, tạo nên hình ảnh mang tính biểu tượng của Hòn Chồng Tại Bãi Bắc và phía đông nam Bãi Hương, trên nền đá mài mòn còn xuất hiện nhiều hang tự nhiên (hình 1.15, 1.16)

Trang 36

Hình 1.15: Bãi Xép 1 với bờ cát mịn, thoải Phía ngoài là các bãi san hô trên nền đá cứng

Hình 1.16: Các khe nứt của khối đá granit tạo cảnh quan địa hình độc đáo - một dạng

tài nguyên du lịch tự nhiên của đảo Cù Lao Chàm (Bãi Xép 1)

b) Các vách đá kỳ vĩ, khối đá đa dạng về hình thể

Không có cảnh quan karst nhiệt đới hấp dẫn như Hạ Long, Hà Tiên, nhưng ở

Cù Lao Chàm lại có các dạng địa hình phong hoá, phá huỷ từ đá granit Dưới tác

động của xâm thực, bóc mòn và mài mòn, các khối đá đã tạo ra những hình thái khá

Trang 37

hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh Có thể hình tượng hoá các dạng địa hình tự nhiên dạng tháp, tường thành, đá chồng, thác nước, đá đổ và mạch nước ngầm thành các bàn cờ, con voi, rùa, cá, đầu người, tượng người, trống-mái (hình 1.17, 1.18) Bờ

đảo Cù Lao Chàm là nơi tập trung điển hình và đầy đủ các hình thái, yếu tố của một

bờ mũi đá granit đang bị phá huỷ mạnh mẽ, dữ dội bởi sóng và quá trình trọng lực: vách đá cao đến 100m, kéo dài hàng trăm mét; những khối đá đổ ở chân vách, các mặt clif và bench, các mỏm sót

Hình 1.17: Các khối đá đã tạo ra những hình thái khá hấp dẫn

Hình 1.18: Vách đá cao

Trang 38

c) Hang Yến

Hang cao nhiều chục mét chủ yếu được tạo thành do khe nứt mở trong đá granit, kết hợp với đổ lở Phương của các khe nứt tạo hang chủ yếu là đông bắc–tây nam, tây bắc-đông nam, cắm gần thẳng đứng, hoặc nghiêng 60-70o, địa hình hiểm trở Trên Cù Lao Chàm, chim yến làm tổ ở phía bờ đông nam của đảo, nơi có đường

bờ định hướng bắc-nam và nơi phát triển nhiều khe nứt lớn (hình 1.19) Ngoài ra ở Hòn Tai và Hòn Cô (Khô) cũng có tổ yến

Hình 1.19: Hang yến tại mỏm đá trơ trọi

Điều kiện sinh thái (như vi khí hậu, sóng, gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí trong hang, ánh sáng) nơi yến làm tổ chưa được rõ, song về mặt địa mạo-địa chất có thể

có nhận xét sau:

Trước hết, yến làm tổ ở những nơi hang đá trơ trọi, nơi đầu sóng ngọn gió, nhất

là tại các hang có đáy ngập nước biển, ở các đảo đá biệt lập giữa biển ven bờ, mà không gặp trên đất liền, và có thể không gặp cả trên các bán đảo (vấn đề này cần tìm hiểu thêm ở bán đảo Sơn Trà, trước cũng là đảo, cấu tạo bởi đá granit) Phải chăng

đó là cách tự vệ để bảo tồn nòi giống, chống lại mọi kẻ thù săn bắt? hay đây là tập tính, là môi trường sinh thái thích hợp cho phát triển?

Trên Cù Lao Chàm, chim yến làm tổ tại bờ đông nam hướng về đông, nơi bờ bị phá huỷ mạnh do sóng gió Do đó chỉ nơi đây (và các đoạn bờ tiếp phía bắc) là có nhiều vách đổ lở lớn, cao nhiều chục mét, có khe nứt mở lớn, gần dốc đứng, tạo nơi cư trú và làm tổ tốt cho chim yến Phía Đông đảo còn là nơi gió mạnh, nhất là vào mùa gió đông bắc Không biết có phải là yếu tố sinh thái cần thiết hay không? Phải chăng phía đông đảo là nơi khuất nắng buổi chiều nên thuận lợi cho sinh trưởng của chim yến? (ở Khánh Hoà, hang yến cũng phân bố ở phía đông của một số đảo) Theo các kết quả nghiên cứu của đề tài KT-03-08 (Nguyễn Hữu Phụng, 1994)

có thể rút ra một số nhận xét về sinh thái chim yến hàng ở vùng đảo biển ven bờ Việt Nam như sau:

Trang 39

- ở Việt Nam có hai loài chim yến giống Collocalia Gray cho tổ ăn được là Collocalia Fuciphaga Germaini Oustalet gọi là chim yến hàng và Collocalia maxima (Hume) gọi là chim yến đen, trong đó tổ của chim yến hàng có chất lượng cao và sản lượng lớn, rất có giá trị xuất khẩu, được các nước trên thế giới ưa chuộng và sử dụng để chế biến thực phẩm cao cấp

- Chim yến hàng phân bố trên các đảo dọc ven bờ Việt Nam từ Quảng Bình

đến Kiên Giang, trong đó tổ yến được khai thác tập trung ở các tỉnh Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Nam với tổng sản lượng hàng năm khoảng 4000kg (1800USD/kg yến hàng, 1994) (bảng 1.5)

Bảng 1.5: Các địa phương có chim yến làm tổ

STT Các tỉnh có

chim yến làm tổ Số lượng hang Yến làm tổ Sản lượng

1 Quảng Bình Có 3 hang tại Hòn Chua, Hòn La, Hòn Ninh Sơn 50kg/năm

2 Quảng Nam Có 3 hang tại đảo Cù Lao Chàm: gồm Hòn Lao,

3 Quảng Ngãi Có 1 hang ở núi Sa Huỳnh Rất ít

4 Bình Định Có 7 hang trên đảo Phước Mai, Hòn Cau, Hòn Cả,

Hòn Xô, Thị Nại, Hòn Ngang, Cù Lao Xanh 560kg/năm

5 Phú Yên Có 3 hang tại Gềnh Bà, mũi Ông Diệu, mũi Dlen Rất ít

6 Khánh Hoà Có 30 hang ở Hòn Ngoại, Hòn Nội, Hòn Mun, Hòn

Noẹ, Hòn Đụn, Hòn Hổ, Hòn Chà Là, Hòn Đồi Mồi 2500kg/năm

7 Ninh Thuận Có 2 hang trên núi đá vách Rất ít

8 Bình Thuận Có 1 hang ở đảo Phú Quý Rất ít

10 Kiên Giang Có 7 hang trên đảo Phú Quốc, Hòn Hải Rất ít

- Chim yến chỉ làm tổ trên các vách đá cheo leo của các đảo ven bờ Chim yến một năm tuổi đã có thể sinh sản, thời gian làm tổ từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau

và cả chim đực và chim cái đều tham gia xây tổ Từ Bình Định trở ra chim yến bắt

đầu làm tổ sớm hơn khoảng nửa tháng Khi tốc độ gió cao, thời gian làm tổ của chim yến chậm lại, khi tổ bị mất chúng làm tổ lại lần thứ hai nhưng khối lượng chỉ bằng 70% tổ lần trước, thể hiện tính “bảo thủ” cao trong việc làm tổ của chim yến

- Trong tự nhiên chim yến hàng đẻ hai lứa một năm Khu vực phía nam từ Khánh Hoà trở vào chim yến hàng bắt đầu đẻ vào cuối tháng 3, khu vực từ Bình

Định trở ra chúng bắt đầu đẻ vào đầu tháng 3 Yến hàng chủ yếu ăn côn trùng kích thước bé bay trong không khí như kiến cánh (Formicidao) 61,6% và mối (Isoptera) 14,7% Chim yến non được chim bố mẹ mớm mồi hai lần trong ngày vào 6h30-7h30

và 18h-20h, mồi chủ yếu là bọ rầy (Homostera) 50,5% và bọ hai cánh (Diptera) 20,5% Nơi kiếm mồi của chim ở rừng núi phía trong đất liền xa nơi làm tổ khoảng 30-100km có khi đến 250-300 km

- Hang yến là không gian giới hạn quần thể chim yến sống, đồng thời cũng là yếu tố làm giảm tỷ lệ sinh sản Lượng mưa thấp cũng làm giảm tỷ lệ sinh sản của chim yến ở lứa đẻ thứ hai Kẻ thù của chim yến hàng là dơi và chim yến cỏ, chúng cạnh tranh chỗ làm tổ ở các hang yến Nhưng “kẻ thù” lớn nhất của chúng vẫn là con người với sự khai thác quá nhiều (3-4 lần trong một năm) làm suy giảm trọng lượng cơ thể chim yến

Trang 40

Chương 2

Tài nguyên Đất, nước và sinh vật

đảo cù lao chàm

2.1 Tài nguyên đất

2.1.1 Các loại hình phát sinh đất

Đất Cù Lao Chàm được hình thành trong các điều kiện tự nhiên có nhiều nét tương đồng với các điều kiện hình thành đất trong đất liền của lãnh thổ Việt Nam,

đồng thời lại có nhiều điểm khác biệt do sự chi phối của các điều kiện địa chất và khí hậu khu vực miền trung Trung bộ Việt Nam

Đáng tiếc là cho đến nay, các nhà khoa học đất Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, thời gian và yếu tố biển đến sự hình thành đất trong phần đất liền nói chung và trong phần đất các đảo nói riêng Do đó các hệ thống phân loại đất Việt Nam hiện đang sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp không đáp ứng được cho các nghiên cứu đất ở mức độ chi tiết, đặc biệt trong các công trình đo vẽ các bản đồ đất tỷ lệ lớn và trung bình Công trình nghiên cứu

đất đảo Cù Lao Chàm là một trong những ví dụ rất điển hình

ở Cù Lao Chàm, do sự tương tác của các yếu tố địa hình, khí hậu và biển đã dẫn đến sự hình thành và phân hoá các nhóm đất trên các bề mặt đỉnh núi, bề mặt sườn đông bắc, bề mặt sườn tây nam, các nhóm đất trên các thềm bóc mòn, tích tụ là các bãi biển

Trên các bề mặt đỉnh núi và hệ thống các đường chia nước chủ yếu hình thành các nhóm đất tàn tích và nhóm đất hình thành trên các thềm bóc mòn Trên bề mặt sườn đông bắc hình thành các nhóm đất có tầng dày mỏng và diện đá lộ chiếm ưu thế, ngược lại trên bề mặt sườn tây nam lại khá phổ biến các nhóm đất có tầng dày dầy hơn và phân hoá các tầng đất rõ ràng hơn Ngoài ra, các thềm biển đã tạo ra các nhóm đất có đặc trưng riêng Các nhóm đất này có nhiều đặc điểm gần gũi với nhóm

đất cát được hình thành trên các bãi biển Trong phần sau chúng tôi sẽ nói rõ hơn về

đặc điểm của các nhóm đất nói trên

Như đã nêu trên, do hệ thống phân loại đất Việt Nam hiện hành không đáp ứng

được cho yêu cầu phân loại phát sinh đất cụm đảo Cù Lao Chàm nên chúng tôi phải

đặt tên riêng cho các nhóm đất ở đây Tuỳ theo điều kiện phát sinh, các nhóm đất cụm đảo Cù Lao Chàm có thể sắp xếp như sau: a) nhóm đất tàn tích, b) nhóm đất tàn tích-thềm bóc mòn, c) nhóm đất tầng mỏng sườn đông bắc, d) nhóm đất sườn tích sườn tây nam, e) nhóm đất dốc tụ thềm tích tụ và f) nhóm đất cát

a) Nhóm đất tàn tích

Nhóm đất tàn tích phân bố chủ yếu trên các bề mặt đỉnh và hệ thống đường chia nước Trong Cù Lao Chàm, nhóm đất tàn tích tập trung hầu hết ở Hòn Lao

Ngày đăng: 01/04/2013, 16:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Đức An, 1995. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội biển. Báo cáo tổng kết đề tài KT-03-12 Khác
2. Lê Đức An, Đặng Văn Bào, Vũ Ngọc Quang, Nguyễn Thanh Sơn, 2002. Cù Lao Chàm - Đặc điểm địa chất, địa mạo, thổ nh−ỡng và thủy văn. Báo cáo chuyên đề của đề tài KC-0912 Khác
3. Lê Trần Chấn và nnk, 2002, 2003. Hệ thực vật Cù Lao Chàm. Báo cáo chuyên đề của đề tài KC-0912 Khác
4. Chiến l −ợc phát triển bảo vệ các biển Đông Nam á (bản tiếng Việt). Cục Bảo vệ Môi tr−ờng, Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng, 2001 Khác
5. Nguyễn Minh Huấn, 2002. Đặc điểm khí hậu đảo Lý Sơn và Đà Nẵng. Báo cáo chuyên đề của đề tài KC-0912 Khác
6. Nguyễn Minh Huấn, Lê Quốc Huy, 2002, 2003. Đặc điểm thủy hóa môi trường vùng biển Cù Lao Chàm. Báo cáo chuyên đề của đề tài KC-0912 Khác
7. Nguyễn Minh Huấn, 2004. Nghiên cứu xây dựng mô hình số trị 3 chiều cho vùng n−ớc nông ven bờ. Luân án tiến sỹ Địa lý, ĐHQG HN Khác
8. Đặng Duy Lợi, Phạm Trung L−ơng, 2003. Du lịch sinh thái Cù Lao Chàm. Báo cáo chuyên đề của đề tài KC-0912 Khác
9. Chu Văn Ngợi và nnk, 2003. Địa chất môi tr−ờng vùng biển Cù Lao Chàm. Báo cáo chuyên đề của đề tài KC-0912 Khác
10. Đỗ Công Thung và nnk, 2003. Nguồn lợi sinh vật biển Cù Lao Chàm. Báo cáo chuyên đề của đề tài KC-0912 Khác
11. Lê Đức Tố, Đặng Văn Bào, 2003, 2004. Định h−ớng quy hoạch phát triển kinh tế-sinh thái và du lịch Cù Lao Chàm. Báo cáo chuyên đề của đề tài KC- 0912 Khác
12. Nguyễn Huy Yết và nnk, 2003. Đa dạng sinh học hệ sinh thái san hô quần đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam và đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Báo cáo chuyênđề của đề tài KC-0912 Khác
13. Đổng Ngọc Minh, V−ơng Lôi Đình, 2001. Kinh tế du lịch và du lịch học. Nguyễn Xuân Quý dịch. Nhà xuất bản Trẻ Khác
14. Ecological Economics: The Science and Management of sustainability, Editor by Robert Costanza. Columbia University Press, NewYork, 1991 Khác
15. Nguyen Van Truong, Phan Trong Kha, 2001. Hai Thuy, a model eco-village in the sandy land. IUCN Vietnam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Bản đồ Địa chất đảo Cù Lao Chàm - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.1 Bản đồ Địa chất đảo Cù Lao Chàm (Trang 12)
Hình 1.3: Hiện t−ợng micmatit hoá trong đá biến chất tại khu vực Bãi Chồng - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.3 Hiện t−ợng micmatit hoá trong đá biến chất tại khu vực Bãi Chồng (Trang 16)
Hình 1.2: Đá Granit bị biến đổi mạnh ở phía bắc bãi Chồng - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.2 Đá Granit bị biến đổi mạnh ở phía bắc bãi Chồng (Trang 16)
Hình 1.4: Trầm tích coluvi với các tảng lăn granit   phủ trên sản phẩm phong hoá của đá gốc - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.4 Trầm tích coluvi với các tảng lăn granit phủ trên sản phẩm phong hoá của đá gốc (Trang 19)
Hình 1.5: Khai thác cát sạn xây dựng tại cửa khe suối ở phía tây Bãi Ông - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.5 Khai thác cát sạn xây dựng tại cửa khe suối ở phía tây Bãi Ông (Trang 20)
Hình 1.9: Bản đồ địa mạo đảo Cù Lao Chàm - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.9 Bản đồ địa mạo đảo Cù Lao Chàm (Trang 29)
Hình 1.10: Sườn dốc phía đông bắc đảo Cù Lao Chàm - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.10 Sườn dốc phía đông bắc đảo Cù Lao Chàm (Trang 30)
Hình 1.12: Bãi Làng với bờ cát mịn và các mỏm nhô đá gốc - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.12 Bãi Làng với bờ cát mịn và các mỏm nhô đá gốc (Trang 32)
Hình 1.13: Các mỏm nhô đá gốc tại Bãi Chồng - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.13 Các mỏm nhô đá gốc tại Bãi Chồng (Trang 32)
Hình 1.15: Bãi Xép 1 với bờ cát mịn, thoải. Phía ngoài là các bãi san hô trên nền đá cứng - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.15 Bãi Xép 1 với bờ cát mịn, thoải. Phía ngoài là các bãi san hô trên nền đá cứng (Trang 36)
Hình 1.18: Vách đá cao - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.18 Vách đá cao (Trang 37)
Hình 1.19: Hang yến tại mỏm đá trơ trọi - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 1.19 Hang yến tại mỏm đá trơ trọi (Trang 38)
Hình 2.3: Thảm thực vật phủ xanh khá tốt trên đảo - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 2.3 Thảm thực vật phủ xanh khá tốt trên đảo (Trang 52)
Hình 2.4: Thảm thực vật sườn phía đông đảo - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 2.4 Thảm thực vật sườn phía đông đảo (Trang 53)
Hình 2.6: Thực vật tại bãi biển - 238 Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch đảo Cù Lao Chàm
Hình 2.6 Thực vật tại bãi biển (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w