239 Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế sinh thái đảo trong nước và thế giới
Trang 1Dé tai KC.09.12 Báo cáo chuyên dé
Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh té-sinh thai dao
trong nước và thế giới
5443-4
sÐ Í lạ 06
Trang 2Phần thứ nhất
NHỮNG NHẬN THỨC VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
KINH TE-SINH THAI DAO VEN BO VA MOT SO KINH NGHIEM PHAT TRIEN KINH TE-SINH THAI TRONG VA NGOAI NUGC
Trang 3I.NHỮNG NHẬN THỨC VE CO SG LY LUAN KINH TE-SINH THAI
Cho đến thời điểm này chưa có mô hình kinh tế-sinh thái hợp lý đánh thức
nguồn lực của đảo mặc đù Nhà nước đã có chủ trương phát triển kinh tế biển-đảo Nhiều hình thức kinh tế đang tồn tại một cách tự nhiên hoặc áp đặt vô căn cứ đã vi
phạm nghiêm trọng tính bền vững của HTĐVEB Việc điều tra nghiên cứu HTĐVB Việt Nam phải được tiến hành một cách toàn diện, thận trọng và phải trên quan
điểm sinh thái bên vững, trước hết về nhận thức lý luận kinh tế-sinh thái và kinh
nghiệm thực tế phát triển của thế giới Những lý luận vẻ phát triển kinh tế-sinh
thái ở Việt Nam còn chưa phát triển Để dễ tiếp cận những vấn đề còn mới mẻ này
chúng tôi tổng quan cơ sở lý luận kinh tế-sinh thái của các học giả nước ngoài được xem là thích hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và xu thế thời đại hội nhập quốc tế
Kinh tế-sinh thái (KT-ST) liên quan đến tính bền vững, đến hệ thống phân
vị, đến sự phân bố và chức năng của các hệ sinh thái và hành vi con người KT-ST
xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng trên thực tế KT-ST có nguồn gốc sâu xa trong kinh tế và trong sinh thái từ thế ký XVII, đo đó nó có lịch sử phát triển hơn 200 năm Costanza (1997) đã mô tả KT-ST là một lĩnh vực nghiên cứu xuyên ngành để cập đến mối liên hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống kinh tế theo nghĩa rộng nhất Tính xuyên ngành hàm ý kinh tế sinh thái học vượt qua rất nhiều
những khái niệm thông thường của chúng ta về các môn khoa học và cố gắng tích
hợp những tri thức của các ngành khoa học khác Chưa có môn kinh tế nào lại đặt
tiền đề trí tuệ quan trọng như tính bên vững trong KT-ST Việc phân tích tính bền vững và việc đạt được điều đó là những vấn đề trọng tâm Những mối liên hệ này
là trung tâm của rất nhiều các vấn dé đương đại của nhân loại, nhằm xây dựng tương lai bền vững mà vẫn chưa được giải quyết tốt bởi các chuyên ngành khoa học đã tồn tại
Sự tăng cường nhận thức về nguy cơ của hệ thống sinh thái toàn cầu đã tập trung chúng ta nhằm thấy rõ rằng các quyết định có cơ sở dựa trên các tiêu chuẩn
địa phương hẹp và ngắn hạn có thể gây ra những hậu quả thảm khốc trên quy mô
toàn cầu và lâu đài Chúng ta mới chỉ bất đầu nhận thấy rằng kinh tế truyền thống
và các mô hình sinh thái cũng như các khái niệm trở thành thiển cận khi áp dụng
cho các vấn đề sinh thái toàn cầu
Một phương pháp thực hiện là tập trung trực tiếp vào vấn để cần giải quyết hơn là sử dụng các công cụ tri thức đặc biệt hay mô hình để giải quyết nó và bỏ qua những rào cản tri thức khác Có thể nói không một chuyên ngành nào lại có
địa vị tri thức vượt trội như tính bền vững được coi trọng như bảo toàn tính bên
vững trong kinh tế sinh thái Chúng ta sẽ duy trì nhiệm vụ đánh giá khả năng giải quyết công việc của các công cụ và thiết kế các công cụ mới nếu các công cụ hiện
có không còn hữu hiệu Kinh tế sinh thái sẽ sử dụng các công cụ của kinh tế
truyền thống cũng như sinh thái khi thích hợp Sự cần thiết của các công cụ tri thức và mô hình mới sẽ xuất hiện khi sự kết hợp của kinh tế và sinh thái không thể
thực hiện được với các công cụ hiện thời.
Trang 41.1 Sự khác biệt của kinh tế sinh thái với các phương pháp kinh tế truyền thống
Kinh tế sinh thái khác với kinh tế truyền thống ở sự nhận thức rộng rãi của
nó về một vấn đề và tầm quan trọng gắn liền sự tương tác môi trường và kinh tế (bảng 1.1) Điều này sẽ dẫn đến nhãn quan rộng hơn và dài hơn về không gian, thời gian và các hợp phần của hệ thống cần được nghiên cứu
Bảng 1.1: Sự so sánh giữa kinh tế truyền thống với kinh tế sinh thái
Kinh tế truyền thống Kinh tế sịnh thái
Quan điểm cơ | Cơ động, ồn định Năng động, hệ thống, tiến hoá
bản Thị hiếu và sở thích của cá nhân | Sở thích của loài người, sự hiểu biết,
được xác định như đã có và là động | công nghệ và các tổ chức văn hóa
lực chủ yếu Tài nguyên thiên nhiên | đồng thời phản ánh cơ hội rộng lớn và
được xem là vô hạn do sự tiến bộ | những giới hạn của sinh thái Loài của công nghệ và sự thay thế vô | người có trách nhiệm hiểu vai trò của
hạn sinh thái trong hệ thống lớn hơn và
quản lý nó bền vững
Thời gian Ngắn Đa quy mô
Tối đa 50 năm, thông thường 1-4 Ngày, tới niên kỷ, đa quy mô, tổng hợp
năm
Không gian Địa phương tới quốc tế Địa phương tới toàn cầu
Không gian không biến đổi trong sự | Hệ thống các cấp quy mô
tăng lên của quy mô thời gian , các
đơn vị cơ sở biến đổi từ hãng đến các
quốc gia
Dạng loài Chỉ có loài người Toàn bộ hê sinh thái bao gồm cả
Các loài động thực vật rất hiếm khi loài người nhận thức được mối liên hệ được tính đến tương hỗ giữa con người và tự nhiên Mục tiêu vĩ Sự tăng trưởng của kinh tế quốc | Sự bền vững của hệ thống kinh tế
Mục tiêu vi Lợi nhuận tối đa (các hãng) Cần phải điểu chỉnh để phan ánh
Tất cả các cơ sở tuân thủ các mục | Các tổ chức xã hội và các thể chế văn
tiêu vi mô dẫn đến các mục tiêu vĩ | hoá tại các mức độ cao của thời
mô được hoàn thành Các giá thành | gian/không gian phân chia cấp bậc để bên ngoài và lợi nhuận được đưa ra | cải thiện những xung đột sinh ra bởi bởi các dịch vụ nhưng thường bị bỏ | các áp lực của những mục đích vi mô
Quan điểm Chuyên ngành Chuyên ngành tổng hợp
khoa học Nhất nguyên, tập trung vào các công | Đa nguyên, tập trung vào các vấn dé
cụ toán học
Quan niệm cơ bản của kinh tế truyền thống là sự tiêu dùng riêng lẻ của con người được coi là mục tiêu chính Thị hiếu và sở thích của họ được chấp nhận và
là động lực chính Cơ sở tài nguyên được coi là vô tận do sự phát triển của kỹ
thuật và khả năng thay đổi không giới hạn Kinh tế sinh thái mang một quan điểm
tổng hợp hơn, với loài người như là một thành phần trong toàn bộ hệ thống Loài người thích, thông hiểu, công nghệ và các tổ chức văn hóa cùng với nhau phản ánh những cơ hội và thách thức sinh thái rộng lớn Loài người có một vị trí đặc
4
Trang 5biệt trong hệ thống này vì họ có trách nhiệm hiểu vai trò làm chủ của họ trong hệ
thống rộng lớn này và quản lý nó và làm nó bền vững Quan điểm cơ sở về thế giới của kinh tế-sinh thái, trong đó cốt lõi tài nguyên là có hạn và loài người là
một dạng hình thái khác
Khái niệm phát triển là quan điểm chủ đạo đối với cả sinh thái học và kinh tế sinh thái Phát triển là quá trình biến đổi trong các hệ thống phức tạp thông qua sự chọn lựa của các đặc điểm có khả năng chuyển giao Dù các đặc điểm này là các
đặc trưng rõ ràng và được định sắn của các cơ thể được chuyển giao theo di truyền hay một thể chế và cách đối xử của văn minh được chuyển giao thông qua các đi
san van hoá, sách vở, chuyện kể cả hai đều là quá trình phát triển Phát triển bao hàm một hệ thống năng động và dễ thích nghi hơn là một hệ thống cân bằng tĩnh thường được thừa nhận trong kinh tế truyền thống Kinh tế sinh thái sử dụng một định nghĩa mở rộng của thuật ngữ “phát triển” bao gồm cả sự biến động sinh vật
và trông trọt Sự phát triển của sinh vật liên hệ chậm chạp với sự phát triển của
trồng trọt Giá trị mà loài người phải trả cho khả năng thích ứng nhanh chóng sẽ nguy hiểm hơn vì làm cho con người trở thành quá phụ thuộc vào các khoản phải trả ngắn hạn và do đó thường bỏ qua các khoản dài hạn, đó là cơ sở của phát triển
bên vững Sự phát triển của sinh vật đặt ra một áp lực thường trực dài hạn rằng
không tồn tại sự phát triển của trồng trọt Để bảo đảm sự phát triển bền vững,
chúng ta có thể cần phải tận dụng những áp lực dài hạn đối với sự phát triển của
các thể chế (hoặc sử dụng những thể chế mà chúng ta coi là có hiệu quả) để mang các triển vọng toàn cầu, dài hạn, đa loài, đa quy mô và toàn bộ hệ thống gắn vào
những phát triển ngắn hạn
Những sản phẩm của vai trò con người trong việc định hình sự kết hợp phát
triển sinh vật và trồng trọt của cả hành tỉnh có vai trò vô cùng quan trọng Loài
người có ý thức về quá trình phát triển của sinh vật và trồng trọt và không thể
tránh khỏi vai trò làm trung tâm Nhưng trong thời hạn dài, nếu loài người quản lý
toàn bộ hành tinh một cách hiệu quả, chúng ta cần phải phát triển khả năng tạo ra
triển vọng rộng hơn lấy sinh vật làm trung tâm Chúng ta cân phải thừa nhận rằng
hầu hết các hệ thống tự nhiên đều có thể tự điều chỉnh và chiến lược quản lý tốt
nhất là không động chạm tới chúng
Quy mô thời gian, không gian và giống loài của kinh tế sinh thái tất cả đều rộng hơn kinh tế truyền thống Nhưng ở đây thấy rõ ràng là cần thiết tính tích hợp
và những phân tích đa quy mô Quan điểm này hầu như vắng mặt trong kinh tế
truyền thống Trên thực tế kinh tế truyền thống bỏ qua tất cả trừ con người, còn kinh tế sinh thái thử quản lý toàn bộ hệ thống và nhận thức sự liên hệ tương tác giữa loài người và tự nhiên Chúng ta cần nhận thức ràng, hệ thống loài người là một tiểu hệ thống trong một hệ thống sinh thái lớn hơn Điều này bao hàm không chỉ một mối liên hệ tương hỗ mà cả mối liên hệ nền tảng phụ thuộc của tiểu hệ thống vào hệ thống gốc lớn hơn Những câu hỏi đầu tiên vẻ các tiểu hệ thống sẽ là: nó sẽ liên hệ đến mức nào với toàn bộ hệ thống, chúng lớn như thế nào, và chúng sẽ lớn ra làm sao? Những câu hỏi về quy mô hiện tại mới chỉ bát đầu
Những mục tiêu đoán trước của các hệ thống trong nghiên cứu là khá rõ ràng, đặc biệt ở mức vĩ mô (toàn bộ hệ thống) Mục tiêu vĩ mô của kinh tế sinh
thái là sự bền vững của hệ thống kết hợp kinh tế sinh thái Mục tiêu vĩ mô của sinh thái truyền thống là sự tồn tại của các loài tương tự như sự bên vững, nhưng nói
5
Trang 6chung hạn chế với một loài mà không phải là toàn bộ hệ thống Tại mức độ vi mô, kinh tế sinh thái là duy nhất trong nhận thức về mối phụ thuộc hai chiều giữa mức
độ vĩ mô và vi mô Các khoa học truyền thống hướng tới xem xét toàn bộ những
kiểu ứng xử vĩ mô như là tập hợp đơn giản của các ứng xử vi mô Trong kinh tế sinh thái, các tổ chức xã hội, văn hoá ở mức độ cao của thời gian/không gian sẽ
sinh ra các xung đột tiến bộ bởi các áp lực ngắn hạn của mục tiêu vi mô tại các mức thấp và ngược lại
Do sự khác biệt chính giữa kinh tế sinh thái và các khoa học truyền thống
nằm ở các mục tiêu khoa học của chúng và các giả thiết của chúng về sự tiến bộ
của công nghệ Như đã lưu ý, kinh tế sinh thái EE (Ecological Economics) là một chuyên ngành tổng hợp, đa mục tiêu, một hệ thống nhất và tập trung tới nội dung
vấn đề hơn là các công cụ
Kinh tế truyền thống rất lạc quan về khả năng của công nghệ loại bỏ những hạn chế về tài nguyên và làm kinh tế tiếp tục phát triển Kinh tế sinh thái hoài
nghỉ thận trọng với quan điểm này Chúng ta đã được cho thấy tình trạng không rõ
ràng về quan điểm này, thật vô lý khi tập trung vào khả năng của công nghệ vượt qua được các hạn chế về tài nguyên Nếu chúng ta suy đoán sai, kết quả sẽ thảm khốc — phá huỷ không cứu vãn được cơ sở tài nguyên của chúng ta và cả nền văn minh Chúng ta phải, ít nhất trong thời gian hiện tại coi công nghệ không có khả
năng loại bỏ được những hạn chế về tài nguyên Nếu không phải như vậy, chúng
ta vẫn còn tồn tại với một hệ thống bẻn vững Kinh tế sinh thái giữ thái độ hoài
nghi khôn ngoan này đối với quá trình tiến bộ của công nghệ
1.2 Lộ trình nghiên cứu kinh tế-sinh thái
Để bảo toàn sự bền vững, một số bước cần thiết bao gồm cả những nghiên
cứu cải tiến Những nghiên cứu này không thể tách khỏi các quá trình hoạch định chính sách và quản lý, mà còn tích hợp với chúng Lộ trình nghiên cứu đối với
kinh tế sinh thái mà chúng tôi để nghị ở phần sau là một kiến nghị, một ý định để
bắt đâu quá trình xác định những chuyên đề cho các nghiên cứu kinh tế sinh thái
trong tương lai chứ không phải là lời kết luận Danh sách của các chuyên đề có thể chia ra thành năm phần chính: L) sự bền vững là duy trì hệ thống hỗ trợ cuộc sống
của chúng ta; 2) giá trị của sự trợ giúp của hệ sinh thái nguồn lực tự nhiên; 3) lợi
ích của hệ thống kinh tế sinh thái; 4) mô hình hoá kinh tế sinh thái tại các quy mô địa phương, vùng và toàn cầu; 5) cải tiến các công cụ để quản lý môi trường Một
số kiến thức cơ sở của các chuyên để này được giới thiệu ở phần dưới đây, theo
danh sách chứ không theo trât tự ưu tiên các vấn để nghiên cứu chính
Sự bên vững - duy trì hệ thống hỗ trợ cuộc sống của chúng ta
“Bên vững” không bao hàm sự không thay đổi, trì trệ, tiết kiệm, nhưng chúng ta cần phải phân biệt cần thận giữa “tăng trưởng — growth” và “phát triển — development” Tang truéng kinh tế, là sự tăng cao về lượng, không thể là sự bền vững vô hạn trên một hành tính giới hạn Phát triển kinh tế, là một sự tiến bộ về
chất lượng của cuộc sống không nhất thiết những nguyên nhân cần thiết tăng
trưởng về số lượng tài nguyên đã sử dụng, có thể là sự bền vững Phát triển bền vững phải trở thành mục tiêu chính sách dài hạn trước hết.
Trang 7Sự nguy hiểm rõ ràng trong việc bỏ qua vai trò của tự nhiên trong kinh tế là
ở chỗ tự nhiên là hệ thống hỗ trợ cho kinh tế , bỏ qua nó, chúng ta có thể vô ý phá huỷ nó đến mức không còn khả năng tự phục hồi Thật vậy, có rất nhiều bằng chứng rằng chúng ta đã làm như vậy Một số tác giả lo lắng rằng các hệ thống
kinh tế hiện thời không kết hợp bất cứ sự liên quan nào với sự bền vững của hệ
thống tự nhiên hỗ trợ cuộc sống của chúng ta mà kinh tế dua vao (Costanza và
Daly 1987, Hardin, C Clark, 1991)
Sự bền vững được hiểu khác nhau theo từng thời gian nhưng một định nghĩa
hữu ích là tổng lượng tiêu dùng có thể tiếp tục vô hạn không làm giảm giá trị của vốn đầu tư — bao gồm cả “vốn đầu tư tự nhiên” Trong kinh doanh, vốn đầu tư bao gồm cả tài sản đài hạn như các nhà cửa máy móc như là phương tiện để sản xuất Vốn đầu tư tự nhiên là đất đá, cấu trúc khí quyển, các loài cây và sinh khối v.v kết
hợp cùng với nhau tạo ra cơ sở của tất cả các hệ sinh thái Vốn đầu tư tự nhiên này
sử dụng đâu vào thứ nhất (ánh sáng mặt trời) để sản sinh các hệ sinh thái hữu ích
va cdc tài nguyên tự nhiên Thí dụ của các đầu tư tự nhiên bao gồm rừng, các loài
cá và dầu khí Các nguồn tài nguyên tự nhiên sinh ra bởi các vốn đầu tư tự nhiên
nay sé là gỗ súc, cá bất được, dầu thô Chúng ta hiện nay bước vào kỷ nguyên mới
trong đó nhân tố giới hạn của sự phát triển không còn là đầu tư của con người mà
là đầu tư tự nhiên Gỗ súc bị hạn chế bởi rừng còn lại ít mà không phải là khả
năng hoạt động của các nhà máy cưa cắt, cá đánh bắt được bị hạn chế bởi trữ
lượng cá mà không phải là số lượng tàu đánh bát; dầu thô bị hạn chế do khả năng tiếp cận tới trữ lượng còn lại mà không phải là do khả năng bơm và khoan Hầu
hết quan điểm của các ngành kinh tế về vốn tự nhiên và vốn đầu tư của con người
sẽ thay thế nhau mà không phải là bổ sung Do đó không có nhân tố nào là nhân
tố hạn chế Chỉ có những nhân tố bổ sung sẽ là nhân tố giới hạn Kinh tế sinh thái nhìn thấy vốn đầu tư tự nhiên và từ con người là các nhân tố bổ sung cơ bản và do
đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố giới hạn và sự biến đổi của mô hình trong điều kiện thiếu thốn Đây là sự khác biệt căn bản cần phải làm cho hòa hợp
thông qua các cuộc thảo luận và nghiên cứu
Định nghĩa của sự bên vững cũng như trước kia phụ thuộc vào quy mô thời gian và không gian mà chúng ta sử dụng Không chỉ đơn thuần xác định chính xác
quy mô thời gian và không gian đối với sự bền vững mà chúng ta cần phải tập trung vào vấn đề tương tác giữa các quy mô khác nhau và chúng ta có thể xây dựng các hoạt động đa quy mô xác định sự bền vững
Cần phải nhận thức rằng khái niệm bền vững có thêm nhiều nghiên cứu, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau về sự bền vững: sự bền vững là mối Hiên hệ giữa
hệ thống kinh tế động của cơn người với hệ thống động lớn hơn nhưng biến động
chậm hơn là các hệ thóng sinh thái, trong đó 1) cuộc sống của con người có thể
kéo dài vô hạn, 2) tự thân loài người có thể phát triển và 3) văn hoá của loài người
có thể phát triển; những hoạt động trong giới hạn của con người sẽ ảnh hưởng như thế nào để không phá hủy tính đa dạng, sự phức tạp và khả năng của hệ thống hỗ
trợ sinh thái Costanza và những người khác đã gợi ý một loạt chủ đề nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững:
- Chúng ta hiểu như thế nào (và chúng ta định lượng như thế nào) về “sự bền vững của các hệ thống sinh thái và kinh tế?
Trang 8- Mức độ bền vững của dân số, trên một đơn vị tài nguyên đầu tư được sử dụng sẽ như thế nào, và con đường nào để giữ được điều đó
- Dạng hoạt động nào sẽ làm lợi cho tương lai mà không làm hại cho hiện
tại?
- Tiêu chuẩn bên vững nào có thể kết hợp trong các chỉ số định lượng của
thu nhập quốc dân, sự thịnh vượng và phúc lợi?
- Chỉ số bền vững giữa vốn đầu tư tự nhiên và nguồn vốn từ con người, giữa các dịch vụ sinh thái và kinh tế là bao nhiêu và nó ảnh hưởng như thế nào tới sự bền vững
- Chúng ta có thể học tập được gì khi nghiên cứu lịch sử xã hội loài người và các hệ thống tự nhiên bên vững đã được thử thách, về những đặc trưng chung của các hệ thống bền vững?
Giá trị của sự trợ giúp hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên
Để đạt được sự bền vững chúng ta cần hợp nhất sản phẩm và sự hữu ích của
hệ sinh thái vào những tính toán kinh tế Bước đầu tiên là xác định các giá trị có thể so sánh với sản phẩm và sự hữu ích của kinh tế Khi xác định các giá trị này, chúng ta còn cần phải xác định chúng ta có khả năng mất đến đâu hệ thống sinh
thái hỗ trợ cuộc sống của chúng ta, khả năng mở rộng sự thay thế vốn đầu tư sản xuất bằng vốn đầu tư tự nhiên và khả năng không thay thế được của vốn đầu tư tự
nhiên là bao nhiêu (E1 Serafy, 19 ) Thí dụ, Hệu chúng ta có thể thay thế khả năng hấp thụ bức xạ của tầng ozôn mà hiện tại đang bị phát hủy?
Có một số ý kiến rằng chúng ta không thể thay thế các giá trị kinh tế bằng
các giá trị sờ nắm được của cuộc sống con người, như mỹ học môi trường hoặc lợi ích sinh thái dài hạn Nhưng trên thực tế, chúng ta làm điều đó hàng ngày Để giữ gìn vốn tự nhiên của chúng ta, chúng ta cần đương đầu với những sự lựa chọn khó khăn này và đánh gía trực tiếp hơn là phủ nhận sự tồn tại của chúng
Do sự khó khăn vốn có và sự không rõ ràng trong việc xác định giá trị, kinh
tế sinh thái công nhận một số cách tiếp cận độc lập khác nhau Tại đây không có
sự đánh giá phương án này đúng hay sai — tất cả chúng sẽ cho chúng ta biết một
điều gì đó - mà ở đây có một sự đồng thuận rằng giá trị lớn nhất của sự hữu ích
của hệ sinh thái là một mục đích quan trọng đối với kinh tế sinh thái
Quan điểm của kinh tế truyền thống xác định giá trị như sự thể hiện của sở
thích riêng rẽ của con người với những sở thích được quy định như đưa ra mà không phân tích bản chất của chúng hay hình mẫu của sự biến đổi dài hạn Đối với sản phẩm và sự hữu ích với một vài tác động dài hạn (như khoai tây hoặc bánh
mỳ) được buôn bán trên các thị trường hoạt động tốt với thông tin đầy đủ
Nhưng sản phẩm và sự bữu ích sinh thái (giống như xử lý nước thải vùng đầm lầy hoặc kiểm soát khí hậu toàn câu) có bản chất là đài hạn mà không thể
buôn bán ở thị trường (không ai có thể làm chủ không khí hoặc nước) và thông tin
về sự đóng góp của chúng đối với từng cá thể riêng biệt lại rất thiếu Để xác định giá trị của chúng , các nhà kinh tế cố gắng làm cho mọi người khám phá rằng họ
sẽ muốn trả tiền cho các sản phẩm và sự hữu ích của sinh thái trên thị trường Thí
dụ, chúng ta có thể hỏi mọi người họ có thể trả tối đa bao nhiêu để sử dụng các
8
Trang 9công viên quốc gia ngay cả khi thực tế họ không phải trả Chất lượng kết quả của phương pháp phụ thuộc vào mức độ nhận thông tin của dân chúng, nó sẽ không phối hợp được với mục đích dài hạn một cách hoàn toàn do nó loại trừ các thế hệ
tương lai khi đặt giá trên thị trường Hơn nữa, sẽ khó khăn bắt cá nhân thể hiện ý
muốn thực sự của họ khi đặt câu hỏi trực tiếp phải trả tiền cho những tài nguyên thiên nhiên
Một phương pháp được lựa chọn để xác định giá trị sinh thái giả thiết trên cơ
sở giá trị lý sinh (Costanza, Cleveland) Lý thuyết này đề xuất rằng trong sự tồn
tại lâu đài, loài người xác định giá trị của một vật thể theo giá trị để sản xuất ra nó
và giá trị này là chức năng cuối cùng để sản xuất ra chúng trong sự liên hệ với môi
trường Để sản xuất một sản phẩm có cấu trúc phức tạp cần năng lượng, của cả
dạng trực tiếp như nhiên liệu hoặc dạng gián tiếp như các nhà máy Thí dụ, xe hơi
là một sản phẩm có cấu trúc phức tạp hơn là một tảng quặng sắt, do đó cần phải
tiêu hao nhiều năng lượng (trực tiếp và gián tiếp) để biến quặng sắt thành xe hơi
Năng lượng mặt trời cần thiết để rừng phát triển có thể coi như là sự đánh giá giá trị năng lượng của chúng, sự sản xuất chúng và do đó theo lý thuyết này sẽ là giá trị của chúng
Một luận điểm cần phải nhấn mạnh là giá trị kinh tế của các hệ sinh thái
được gắn liền với vai trò vật lý, hoá học và sinh vật trong một hệ thống dài hạn, toàn cầu — dù thế hệ hiện tại của loài người xác nhận hoàn toàn vai trò đó hay
không Nếu thừa nhận rằng mỗi loài có vẻ bề ngoài không hấp dẫn hoặc thiếu hụt
trong việc sử dụng ngay lập tức có một vai trò trong hệ thống sinh thái tự nhiên (mà có thể cung cấp rất nhiều lợi ích trực tiếp cho con người), và đây là khả năng
đẩy tiêu điểm ra khỏi những nhận thức ngắn hạn chưa hoàn chỉnh của chúng ta và
xác định các giá trị chính xác hơn đối với sự hữu ích dài hạn của hệ sinh thái Sử
dụng những nhận thức triển vọng này chúng ta sẽ có khả năng tốt hơn để dự đoán
những giá trị được đóng góp, thí dụ bảo vệ chất lượng nước và không khí cho sự
tồn tại lâu dài của loài người Có thể thấy được những sự hữu ích này là vấn đề
sống còn hoặc có giá trị vô hạn ở mức độ nhất định Những câu hỏi giá trị liên quan tới những biến đổi sát giới hạn cho phép, ví dụ tăng cường sự cân bằng giữa
đất trồng rừng và đất nông nghiệp ở quy mô vài trăm ha so với hàng trăm đặm
vuông Những lời giải thích của một số nhà kinh tế về các tiêu chuẩn an toàn tối
thiểu dường như Hên quan tới sự bảo vệ các mức độ tới hạn của vốn đầu tư tự
nhiên đối với sự quá mức của chuyển biến giới hạn gần, hoặc sự chuyển biến quy
mô dài thành vốn đầu tư từ con người Đương nhiên trong một hệ thống hoàn
chỉnh, những giá trị sát giới hạn sẽ trở thành bị ngăn cản nếu các tiêu chuẩn an
toàn tối thiểu bị vượt qua
Liên quan đến những nhận thức lý luận vừa nêu sẽ có 4 vấn đề cần quan tâm nghiên cứu sau đây:
- Chúng ta sẽ đánh giá sự hữu ích của hệ thống sinh thái và vốn đầu tư tự nhiên như thế nào? Dưới điều kiện nào các giá trị sinh thái có thể chuyển sang các giá trị cụ thể, thí dụ tiền, các tiện ích hay năng lượng?
- Sự đánh giá dựa trên sở thích chủ quan (giá trị ngẫu nhiên, sự tự nguyện chỉ trả) có mối liên hệ như thế nào với các giá trị dựa trên các chức năng của
hệ sinh thái và dòng năng lượng?
Trang 10- Tốc độ suy giảm áp dụng cho sự hữu ích sinh thái như thế nào là phù hợp?
- Ngưỡng của sự suy giảm không hồi phục của các tài nguyên tự nhiên là gì
hoặc ở đâu?
Lợi ích của hệ thống kinh tế"sinh thái
Tổng sản phẩm quốc dân, cũng như các cách đánh giá liên quan khác của
nên kinh tế quốc dân đã trở thành đặc biệt quan trọng như các chủ thể chính trị, các quyết định chính sách và điểm chuẩn của sự thịnh vượng chung Tổng sản
phẩm quốc dân GNP hiện tại được xác định đã bỏ qua sự đóng góp của tự nhiên
đối với sản xuất nên thường dẫn đến những kết quả khác thường
Thí dụ, rừng cung cấp sự hữu ích kính tế thực sự đối với con người: giữ gìn đất, làm sạch không khí và nước, cung cấp môi trường sống cho cuộc sống hoang đại và hỗ trợ cho các hoạt động giải trí Nhưng GNP biện nay chỉ tính đến giá trị
của lượng gỗ súc thu hoạch được Nếu rừng bị thu hẹp, một loạt vấn để môi trường
phải xử lý để đem lại cuộc sống bình yên cho cộng đồng không được tính, về quy
mô ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế ai sẽ phải chỉ trả
Trên thực tế, khi tài nguyên bị cạn kiệt và sự suy giảm của đa dạng sinh học
đã ảnh hưởng tới các xu thế kinh tế, nổi bật lên là bức tranh khác biệt hoàn toàn
với sự mô tả bằng các phương pháp theo tập quán Khi các chỉ số như sự biến mất
của các trang trại và vùng đầm lây, chỉ phí giảm thiểu ảnh hưởng của mưa axit, chi phí cho sức khoẻ do sự tăng lên của ô nhiễm được tính đến thì kinh tế của các
nước phát triển như Mỹ hoàn toàn không tiến bộ Nếu chúng ta tiếp tục bỏ qua hệ
sinh thái tự nhiên, chúng ta có thể điều hành nền kinh tế đi xuống trong khi chúng
ta nghĩ là đang xây dựng nó tăng lên Khi sử dụng các nguồn lực tự nhiên, chúng
ta gây nguy hiểm cho khả năng duy trì thu nhập của chúng ta Chỉ có thể xem xét
sự tăng trưởng theo quan điểm kinh tế-sinh thái mới chính xác sự tăng trưởng, càng thấy rõ lợi ích lâu bền của của hệ thống kinh tế-sinh thái
Một loạt các phương pháp tiếp cận nhiều triển vọng để đánh giá sự hữu ích của hệ sinh thái và nguồn lực tự nhiên vẫn dang được phát triển (El Serafy,
Hannon, Hueting, Peskin, Faber va Proops, Ulanowicz, 19 ) và trong lĩnh vực này hứa hẹn sẽ là tiêu điểm chính của các nghiên cứu trong kinh tế sinh thái Những cách tiếp cận này dựa trên những giả thiết khác nhau nhưng cùng chung mục đích
cố gắng đánh giá định lượng sự phụ thuộc của kinh tế sinh thái và đạt tới sự đánh giá trạng thái và đặc tính trên toàn bộ hệ thống
Một vấn đề đặt ra cho nghiên cứu là chúng ta có thể phát triển như thế nào các hệ thống đánh giá địa phương và quốc gia, thậm chí quốc tế để tính đến sự cạn kiệt tài nguyên tự nhiên và những ảnh hưởng sinh thái? Có phải phát triển kinh tế- sinh thái là giải pháp tương lai hữu ích?
Phân tích mạng mang triển vọng cho phép xử lý định lượng tích hợp của các
hệ thống kinh tế sinh thái và định giá các hàng hoá trong các hệ thống sinh thái
và/hoặc kinh tế (Costanza, 1980, Costanza và Hannon 1989, Ulanowicz 1980,
1986)
10
Trang 11Mô hình kinh tế-sinh thái quy mô địa phương, vùng và toàn cầu
Từ khi hệ thống sinh thái bị đe doa bởi các hoạt động của con người, để bảo
vệ và duy trì chúng cần thiết phải có khả năng biểu được những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp những hoạt động của con người trong một thời gian dài và trên những diện tích rộng lớn Mô phỏng bằng máy tính hiện nay đã trở thành công cụ quan trọng để điều tra nghiên cứu các tương tác này và trên tất cả các lĩnh vực khoa học khác Thiếu những mô phỏng toàn cầu tỉnh vi của khí quyển mà hiện
nay đã được hoàn thiện, sự hiểu biết của chúng ta về khả năng ảnh hưởng của sự
tăng cao nồng độ CO; trong khí quyển do đốt các nhiên liệu hoá thạch vẫn còn ở
mức độ sơ khai Sự mô phỏng toán học có thể được sử dụng để tìm hiểu không chỉ
ảnh hưởng của con người lên các hệ thống sinh thái mà còn cả sự phụ thuộc nền kinh tế của chúng ta vào lợi ích tự nhiên của hệ sinh thái và mối phụ thuộc giữa các thành phần sinh thái và kinh tế của toàn bộ hệ thống (Braat, Costanza và cộng
sự, 1990)
Một số phát triển hiện tại đã làm các mô phỏng toán học dạng này trở thành
hiện thực, bao gồm cả khả năng truy cập những cơ sở dữ liệu bao quát không gian
và thời gian và sự tiên bộ về khả năng của máy tính cũng như sự thuận tiện
Nhưng ngay cả khi có khả năng mô hình hoá tốt nhất có thể, chúng ta sẽ vẫn
luôn luôn phải đối mặt với một số lượng lớn những điều chưa rõ ràng, chưa chắc
chấn vẻ sự phản ứng của môi trường đối với hoạt động của con người (Funtowics
va Ravét, 19 ) Hoc dé quan lý môi trường một cách có hiệu quả với những điều
chưa rõ ràng này là một điều rất cần thiết
Chương trình nghiên cứu kinh tế sinh thái sẽ theo đuổi một phương pháp tiếp
cận tích hợp, đa quy mô, đa ngành và đa lĩnh vực để mô hình hoá định lượng kinh
tế sinh thái, trong khi nhận thức những điều chưa chắc chắn vẫn còn rất lớn trong
mô hình hoá các hệ thống này và phát triển các phương pháp mới giải quyết một cách có hiệu quả những điều chưa rõ ràng chắc chắn này Từ đó đã đặt ra hàng
loạt các vấn đề nghiên cứu rộng lớn và phức tạp như sau:
- Cấu trúc phù hợp của mô hình là thế nào đối với cả các hệ thống nhỏ như thành phố , nông thôn và tự nhiên tại những quy mô có thứ bậc khác nhau
- Những mô hình này được kiểm tra, thay đổi tỉ lệ và tích hợp như thế nào là tốt nhất?
- Những cơ sở dữ liệu đã tôn tại (thí dụ các ảnh vệ tỉnh, số liệu kiểm toán
quốc gia) sẽ được sử dụng như thế nào là tốt nhất để xây dựng, hiệu chỉnh
và kiểm chứng các mô hình kinh tế sinh thái tại nhiều qui mô khác nhau?
- Vai trò của đa dạng sinh học như thế nào trong thể trạng và sự bền vững
của các hệ thống kinh tế sinh thái?
- Những kết quả mô phỏng của mô hình sẽ được sử dụng như thế nào là tốt nhất trong hệ thống tính toán và đánh giá hệ thống sinh thái tự nhiên?
- Sử dụng những kết quả nghiên cứu bằng mô hình toán học cho mô hình
phát triển kinh tế-sinh thái đối với các vùng địa lý khác nhau, miền núi, hải đảo
11
Trang 12- Vai trò nào là phù hợp nhất của sự mô phỏng, phân tích và hợp lý hoá các
mô hình? Chúng sẽ liên hệ như thế nào với hệ thống tính toán?
- Chất lượng và giá thành của tài nguyên tự nhiên sẽ thay đổi như thế nào, thí
dụ rừng rậm, biển nhiệt đới, đồng cổ sẽ được xác định giá trị như thế nào?
Những sự biến động này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự thịnh vượng của kinh tế
- Có tồn tại hay không một hệ thống tổng hợp các nguyên lý điều khiển các mối liên hệ kính tế — sinh thái?
- Những quan điểm, những biến số hệ thống mô hình hoá nào và các công cụ
hoặc công nghệ nào từ các mô hình kinh tế có thể áp dụng hữu hiệu cho các mô hình sinh thái và ngược lại?
- Chúng ta sẽ phát triển triết lý của mô hình như thế nào mà nó sẽ mở rộng đối với những cái mới, kiên định với sự tiến hoá, năng động, hệ thống và đa quy mô?
~ Chúng ta sẽ mô hình hoá như thế nào sự tương tác của các hệ thống kinh tế
sinh thái ở các mức địa phương, vùng và toàn cầu?
Cải tiến những phương pháp quản lý môi trường, sinh thái
Hệ thống những quy tắc hiện thời không có hiệu quả cao trong việc quản lý
bên vững các tài nguyên môi trường, đặc biệt khi đối mặt với những điều chưa rõ ràng chưa chắc chắn về giá trị và ảnh hưởng dài hạn Chúng vốn đã phản ứng thụ
động hơn là chủ động, và gây ra sự đối đầu về luật lệ mới như không chuyển một cách hiệu quả các mục tiêu toàn cầu dài hạn thành những động cơ địa phương
ngắn hạn
Chúng ta cần phải phải khảo sát tỉ mỉ những sự thay đổi hứa hẹn đối với những mệnh lệnh và các hệ thống quản lý môi trường hiện thời của chúng ta và do
đó sửa đổi những cơ quan và các thể chế Rất nhiều những điều không rõ ràng về
sự ảnh hưởng của môi trường địa phương, quốc gia và liên quốc gia cân phải kết hợp vào việc đưa ra quyết định Chúng ta còn cần phải hiểu biết tốt hơn những tiêu chuẩn xã hội, văn hoá và chính trị đối với sự chấp nhận hay từ chối các chính sách
Một thí dụ về một giải pháp cụ thể về chính sách có tính chất đổi mới hiện
tại được nghiên cứu là một hệ thống cam kết bảo hiểm môi trường linh hoạt được thiết kế cho các tiêu chuẩn môi trường hợp nhất và những điều chưa rõ ràng đối với hệ thống thị trường và gây ra được sự tiến bộ về công nghệ môi trường
(Perrings, 1989, Costanza va Perring, 1990)
Ngoài ra, đối với gánh nặng trực tiếp của các thiên tai đã biết, một công ty sẽ
yêu cầu gửi một cam kết bảo hiểm bằng với sự đánh giá sát nhất hiện thời khả năng phá huỷ gây ra trong tương lai của thiên tai; số tiền này sẽ được giữ trong tài
khoản của bên thứ ba liên quan Giao kèo này (cộng với một phần của lợi tức) sẽ được trả lại nếu công ty chứng minh được rằng sự phá huỷ dự kiến do thiên tai đã không xảy ra và sẽ không xảy ra Nếu họ làm điều đó các giao kèo này sẽ được sử
dụng để phục hỏi, sửa chữa môi trường và đền bù cho những bên bị thiệt hại Như vậy gánh nặng của sự thử thách sẽ chuyển từ công chúng sang những người sử
12
Trang 13dụng tài nguyên và một sự khích lệ kinh tế mạnh sẽ được cung cấp để nghiên cứu
giá trị thực của những hoạt động phá hoại môi trường và phát triển những công
nghệ kiểm soát môi trường sinh lợi Đây là phần mở rộng của nguyên lý từ “người
làm ô nhiễm phải trả tiền - phí môi trường” thành “người làm ô nhiễm phải trả tiền
cho sự thiếu hiểu biết” Các công cụ chính sách đổi mới khác bao gồm cả các chất
ô nhiễm có thể bán được và các giấy phép ở cả hai mức quốc gia và liên quốc gia Hơn nữa, một điều quan trọng nổi bật lên là Chương trình Điều kiện Môi trường
Toàn cầu của Ngân hàng thế giới sẽ cung cấp những tài trọ ưu đãi để đầu tư làm giảm thiểu sự can thiệp từ bên ngoài Để có được cơ sở khoa học cho việc cải tiến
các phương pháp quản lý môi trường, cần quan tâm nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Chính sách điều chỉnh hoặc động cơ nào sẽ phù hợp nhất để đảm bảo sự
bền vững tài nguyên môi trường?
- Chính phủ và các thể chế sẽ biến đổi như thế nào để tính toán và phản ứng tốt hơn với ảnh hưởng của môi trường?
- Vai trò nào là phù hợp đối với những động cơ kinh tế và sự thoái chí trong
quản lý hệ thống kinh tế sinh thái?
- Chúng ta sẽ phát triển những thực nghiệm kinh tế để dự báo khả năng ứng
xử với những chính sách quản lý mới? Vai trò nào đành cho việc mô hình hoá bằng máy tính trong sự phát triển này?
- Các hệ thống an toàn xã hội sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự giới hạn phát triển dân số?
- Những chủ trương nào sẽ có hiệu lực nhất để bảo toàn thông tin cơ bản; giữ gìn những kiến thức sinh thái có liên quan đến bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá
phù hợp với sự biến đổi của môi trường hoặc công nghệ?
Sự bên vững là muục tiêu của phát triển kinh tế-sinh thái Chúng ta sẽ mở ra
một mục tiêu không thay đổi của sự bền vững trong mọi chủ trương chính sách ở mọi mức, từ địa phương tới toàn quốc Chúng ta sẽ cố gắng gọi ra những giá trị
phổ biến và các quá trình đưa ra quyết định bằng su tang cường nhận thức chủ trương chính sách hoặc những đối tượng cụ thể về sự bền vững sinh thái Chúng ta
sẽ đẩy mạnh những suy nghĩ dài, lợi ích của những phương án tiếp cận trong việc đưa ra quyết định và sự sử dụng những “kiểm soát viên sinh thái” (nghĩa là những người chuyên nghiệp về môi trường sinh thái sẽ được đào tạo)
Ví dụ, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Quốc gia, Bộ Kế hoạch-Đầu tư và
các sở, ban, ngành địa phương là những chủ thể quan trọng có quy mô toàn cầu đến từng địa phương có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những chính sách kinh tế, và những chính sách của họ ảnh hưởng mạnh tới môi trường, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Chúng ta khuyến nghị các ngân hàng và các cơ quan chủ
quản liên quan cần phải yêu cầu toàn bộ các dự án phải thỏa mãn các tiêu chuẩn
sau: 1) Đối với những loại tài nguyên có thể tái tạo, tốc độ sử dụng không được lớn hơn tốc độ tái tạo - tạo ra sự bền vững và cường độ tạo ra chất thải từ các dự án không được lớn hơn khả năng đồng hoá của môi trường và sự tồn tại phát triển của các hệ sinh thái; 2) Đối với các tài nguyên không tái tạo, cường độ tạo ra chất thải
từ các dự án không được vượt quá khả năng đồng hoá của môi trường và sự tiêu
18
Trang 14hao các tài nguyên không tái tạo cần phải cân bằng với sự phát triển của các tài nguyên có thể tái tạo thay thế cho loại tài nguyên này Đó sẽ là các tiêu chuẩn an toàn, bền vững tối thiểu đối với các dự án phát triển kinh tế, sinh thái
Bảo vệ nguồn vốn tự nhiên để đảm bảo sự bên vững Một điều kiện cân thiết
tối thiểu đối với sự bền vững là duy trì trữ tổng lượng nguồn vốn tự nhiên ở mức hiện thời hoặc cao hơn Trong trường hợp tổng nguồn vốn tự nhiên thấp thì tốt
nhất không cho phép tiếp tục suy giảm nguồn vốn này Thước đo “sự ổn định của tổng nguồn vốn tự nhiên” này phải được xem nhự là một điều kiện tối thiểu khôn ngoan để bảo toàn sự bền vững Có ý kiến không thống nhất giữa những nhà lạc
quan công nghệ (những người tuyệt đối hoá sự tiến bộ đã loại bỏ tất cả các hạn chế về tài nguyên để tăng trưởng và phát triển) và những người hoài nghỉ công
nghệ (những người không nhìn thấy mục tiêu của phương pháp tiếp cận này và sợ hãi sự sử dụng những tài nguyên không tái tạo và phát huỷ nguồn vốn tự nhiên) Duy trì hệ thống tài nguyên thiên nhiên ở mức hiện thời bằng cách sử dụng các loại thuế tiêu thụ cao hơn, chúng ta có thể thỏa mãn cả những người hoài nghi (do
đó tài nguyên được bảo toàn cho các thế hệ sau) và người lạc quan (do điều này sẽ làm tăng cao giá của tài nguyên tự nhiên và làm cho sự biến đổi công nghệ sẽ nhanh chóng hơn dự kiến)
Đổi mới các phương pháp quản lý tài nguyên và môi trường Chúng ta cần
thiết phải sử dụng rộng rãi các chính sách bao gồm các quy định, giấy phép, quyền sở hữu, giấy phép buôn bán, lệ phí, trợ cấp và khế ước để đảm bảo sự bền
vững Mục tiêu của sử dụng các phương pháp quản lý là công bằng, có hiệu quả, khoa học, liên ngành, tiết kiệm và có hiệu quả môi trường sinh thái Chúng ta phải
điều chỉnh các phương pháp quản lý nhằm đẩy mạnh việc sử dụng hợp lý các
nguồn lực tài chính, luật lệ và xã hội Trong những quyết định ở các quy mô, sự tự
do chọn lựa phải tạo ra sự quyết định dân chủ tập thể của cộng đồng liên quan
Nghiên cứu kinh tế“sinh thái là công việc khó khăn, lâu dài cần phải kiên trì
cả trên lệ thuyết, thực nghiệm và giáo dục Trong khi kinh tế đã phát triển rất
nhiều công cụ để phân tích, nhưng không định hướng các công cụ này về các câu
hởi hóc búa nảy sinh khi nghiên cứu những khái niệm và sự thực hiện bên vững của kinh tế-sinh thái Đặc biệt, chúng ta cần hiểu biết hơn những mô hình kinh tế- sinh thái thích hợp và đặc biệt là những mô hình thực tế Chúng ta còn cần phải hiểu sự khác biệt như thế nào giữa ưu tiên theo thời gian riêng rế và theo nhóm thời gian và sự ưu tiên của các thể chế sẽ trở thành tới hạn như thế nào đối với sự thành công hay đồ vỡ của bên vững đã được hình thành Cho đến nay chúng ta còn
quá ít thông tin về sự phản hồi của các sinh thái Sự hiểu biết về vấn đề này sẽ trở thành tới hạn đối với việc thực hiện những mục tiêu bền vững Chúng ta cần phải
tập trung vào việc đánh giá các tài nguyên không mua bán được (tài nguyên vô
hình) và các lợi ích từ hệ sinh thái (tài nguyên hữu hình) Chúng ta cần hiểu tốt
hơn những ảnh hưởng của các công cụ điều khiến có thể sử dụng để đạt tới sự bên
vững Điều này có thể cần phải có những thực nghiệm kiểm tra trong thực tế
Quan trọng nhất, chúng ta cần phải nghiên cứu những giải pháp phát triển bền vững có thể sử dụng như thế nào để làm cho những người tham gia bất đắc di phải suy nghĩ một cách rộng lớn hơn vẻ chính sách tài nguyên của nhà nước
Giáo dục kinh tế-sinh thái của chúng ta biện thời được đặc trưng bởi các ngành và chuyên ngành quá riêng rẽ Chúng ta cần phải phát triển các chương
14
Trang 15trình giảng dạy đa ngành và các hệ thống hỗ trợ việc làm, học tập cho cả các nhà
chuyên môn lẫn không chuyên môn Đây là sự cần thiết kết hợp với sự nhấn mạnh
về giá trị của giáo đục chung và sự phát triển cá nhân ngược lại với đào tạo các
chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành hẹp
Chúng ta cần thiết phải xây dựng một chương trình giảng dạy khung về kinh
tế sinh thái và các chương trình theo các cấp bao gồm cả các kiến thức về kinh tế
và sinh thái Điều này có nghĩa là chương trình giảng dạy với sự pha trộn khoa học vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, triết học, địa lý Trong chương trình này các phương pháp định lượng là cần thiết nhưng chúng phải là chương chình hướng tới các vấn đề hơn là các công cụ toán học đành cho các mục đích của chúng ta
Cần thiết phải phát triển khả năng thực nghiệm cho phép kinh tế sinh thái với những cơ sở kiến thức hoàn toàn thực nghiệm dưới các lý thuyết sáng tạo và hoàn thiện Chúng ta cần xây dựng các chương trình mở rộng có thể chuyển giao hiệu quả thông tin giữa các ngành nghề cũng như các dân tộc
Chúng ta cần hỗ trợ tất cả các cấp độ giáo dục mà chúng đan kết với nhau
trang bị những kiến thức nền tảng về môi trường với hoạt động kinh tế của con
người và các thể chế xã hội, hỗ trợ các nghiên cứu tạo ra khả năng các quá trình
đan kết gắn bó với nhau Đặc biệt, nhận thức về hiệu quả chung của sự bền vững
sẽ khuyến khích sự chính xác trong các báo cáo và các thông tin đại chúng
1,3 Đa đạng sinh học và kinh tế-sinh thái
Như đã biết, phát triển kinh tế theo hướng sinh thái là một đảm bảo cho việc phát triển bền vững, bảo tôn đa dạng sinh học và là căn nguyên của sự sống trên hành tinh, trước hết là đa dạng sinh học và giá trị kinh tế trong nghiên cứu KT-ST
Da dang sinh học thường được xem xét đến các cấp độ về gen, loài, hệ sinh thái Đa dạng gen được nghiên cứu một cách hệ thống ở các cấp độ khác nhau làm
cơ sở cho việc phân loài, xác định quy trình sinh sản, khả năng mau phục hồi và
phát triển lai tạo giống mới năng suất hơn và ngược lại Đa dạng gen bị suy thoái
sẽ dẫn đến diệt vong và chẳng bao giờ chúng ta gặp lại dù là ở đâu, vì nó liên quan mật thiết đến diểu kiện sinh thái và do đó có tính đặc thù Đa dạng loài chỉ ra số lượng loài có trong một khu vực nhất định Sự tồn tại của quần thể của một loài trong vùng địa lý và một môi trường nhất định được xem là rất quan trọng để bảo tôn đa dạng trong tập hợp gen và bảo vệ các loài chống lại dịch bệnh, các loài săn
mồi, những thứ có thể tiêu điệt hoàn toàn các quần thể Điều này có liên quan đến
việc du nhập các loài sinh vật lạ đến vùng sinh thái mới, phải được nghiên cứu,
thử nghiệm một cách thận trọng, vì chưa biết chắc chấn duoc hau qua Da dang
sinh thái chỉ ra tính đa dạng của các quần xã và vùng cứ trú sinh học cũng như sự
đa dạng bên ngoài của mỗi hệ Đa dạng hệ sinh thái thường được xem ở cấp vùng
và cấp địa hình ở cấp địa hình sự đa dạng bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau
và rất quan trọng bởi các đặc điểm sinh học địa hình Hệ sinh thái rừng mang
nhiều đặc điểm địa hình, chỉ xem xét trên một mặt cắt từ đỉnh Bạch Mã xuống đến
vùng biển Chân May- Hải Vân khu vực Thừa Thiên Huế Đà Nắng đã minh họa cho ngụ ý này
Các nhà sinh thái học nhấn mạnh chức năng chính của đa dạng sinh học là
duy trì khả năng phục hồi của các hệ sinh thái Do đó một thách thức lớn với bảo
tồn đa dạng sinh học là duy trì các khả năng đó của các hệ sinh thái Các chức
15
Trang 16năng này sẽ tạo ra các hoạt động sinh thái va làm cho các hệ sinh thái có khả năng
phục hồi, phát triển bên vững sự sống trên trái đất và góp phần cải thiện sự phồn
vinh của con người
Các đánh giá về kinh tế của đa dạng sinh học sẽ được xem xét sau Nhưng ở
đây có đủ cơ sở để nhận xét rằng việc duy trì sự đa dạng sinh học sẽ đem lại lợi
ích kinh tế như duy trì nguyên liệu gen dùng cho mục đích dược phẩm và lai tạo giống cây trồng Cách đây nhiều năm (theo người già ở Cù Lao Chàm kể lại) rừng
Cù Lao Chàm rất phong phú và đa dạng, những cây gỗ gõ có đường kính 30-40cm
rất phổ biến Liệu cũng bằng từng ấy thời gian nữa chúng ta còn cơ hội nhìn thấy rừng gỗ lim hay gỗ gõ trong hệ sinh thái rừng Cù Lao Chàm?, chắc không! Nguồn
gen sẽ biến mất vì sự suy thoái của hệ sinh thái đã vượt ngưỡng khả năng phục
hồi Hiện nay chỉ còn hệ sinh thái rừng tái sinh ở độ cao dưới 300m
Trên quy mô toàn cầu, trạng thái tương đối của đa dạng sinh học ở trong sinh quyển có thể được thể hiện bằng việc xem xét các xu thế tác động đến đa
dạng sinh học Số lượng các loài đang tồn tại là 5-100 triệu trong đó số lượng loài
được bảo tồn ước tính là 12,5 triệu (WCMC, 1992) Tỷ lệ tuyệt chủng do tác động
nhân sinh được cho rằng lớn hơn từ 100-1000 lần tỷ lệ tuyệt chủng không do con người tác động (Ried and Miller, 1989) Nếu cứ theo xu thế suy thoái đa dang sinh học như hiện nay còn tiếp diễn thì tỷ lệ tuyệt chủng được ước tính khoảng
10-50% tổng số loài trong vòng 50—100 năm tới
Các nguyên nhân gây ra suy thoái đa đạng sinh học biển và đất liền bao gồm
mất nơi cư trú, do thay đổi và mất môi trường sống, khai thác quá mức, sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp không được nghiên cứu quy hoạch trước Đặc biệt là sự phá vỡ và làm mất đi khu rừng nhiệt đới ẩm là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa đạng sinh
học thế giới cùng với sự thay đổi khí hậu (Sayer and Wegge, 1992), Hậu quả diệt
vong hệ sinh thái san hô ở khu vực biển Hòn Khoai cách đây 300 năm là một bằng chứng về sự thay đổi khí hậu hoặc môi trường (theo kết quả phân tích tuổi tuyệt đối mẫu đá san hô tại Hòn Khoai của Đề tài KC-09-12) Việc hiểu biết các nguyên nhân gây ra suy giảm đa dạng sinh học giúp cho việc nhận định chính xác các nguyên nhân trong từng trường hợp nghiên cứu cụ thể và tìm kiếm giải pháp
bảo tồn đúng đắn hoặc khai thác hợp lý cho các mục tiêu phát triển kinh tế Có thể
nêu một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra suy thoái rừng - một hiện tượng suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới, tương tự như ở Việt Nam Các
nguyên nhân trực tiếp gồm: khai thác gỗ quy mô thương mại, kiếm chất đốt và
chặt cây tự đo, mở rông đất canh tác nông nghiệp, mở rộng diện tích phát triển cơ
sở hạ tầng và công nghiệp Các nguyên nhân gián tiếp gồm: gia tăng đân số và
nghèo đói, chính sách quản lý không đúng (bao gồm chính sách phát triển kinh tế
sai, thất bại của chính sách quản lý tài nguyên rừng v.v )
Những nguyên nhân chủ yếu kể trên dù là trực tiếp hay gián tiếp đều gây suy giảm đa dạng sinh học Trước hết, thường nhắc đến sự nghèo đói, và hiện nay người ta nói nhiều đến kẻ giầu có đã hủy hoại môi trường nghiêm trọng hơn Cũng
như việc toàn cầu hóa nền kinh tế đang có nguy cơ dẫn đến sự xuống cấp môi
trường, trong đó có đa dạng sinh học Có thể nhiều nguyên nhân khác nhau cùng
gây ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà mỗi nguyên nhân sẽ có vai trò
trung tâm
16
Trang 17Một số báo cáo về các vấn dé phát triển bên vững cho thấy mặc dù một số
nhân tố gây xuống cấp môi trường đã thừa nhận, nhưng người ta chỉ tập trung vào cái vòng luẩn quần, nghèo đói làm suy thoái đa dạng sinh học, mà không thấy hết
nguồn gốc sâu xa của thể chế chính sách đầu tư phát triển không trên quan điểm cộng đồng
Ở đây xin nêu ý kiến tranh luận, chính sách vĩ mô không chính xác đã dẫn
đến hậu quả suy thoái đa dạng sinh học khôn lường Ví dụ việc di dân lên miền
núi, hải đảo không đủ cơ sở khoa học, dẫn đến nạn phá rừng, khai thác hải sản
bằng mọi giá để mưu sinh Các nguyên nhân và giải pháp đối với suy giảm đa
dạng sinh học trong mỗi trường hợp là khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện sinh
thái, văn hóa, chính trị, kinh tế nhất định Việc nhận dạng các tác động tiểm năng
mà một nhân tố nào đó có thể gây ra suy giảm đa dạng sinh học là rất hữu ích
Tuy nhiên, không cần làm bảng tổng kết rộng về các nguyên nhân chung chung, mỗi trường hợp nên được phân tích cụ thể để phục vụ đúng mục đích mình mong
muốn
Các nhà sinh thái học gọi nguy cơ diệt vong các nguồn gen là tính một chiều, nghĩa là quá trình tiến hoá của sinh vật có các ngưỡng nhất định nếu vượt
qua giới hạn sẽ mất khả năng phục hồi
Tính một chiều và tình trạng không rõ ràng liên quan đến những quá trình sinh thái đặc trưng cho đặc điểm của đa dạng sinh học Những vấn đề này sẽ được xem xét kỹ làm cơ sở cho việc đánh giá kinh tế của đa đạng sinh học, các nguyên
tắc phòng ngừa và tiêu chuẩn an toàn tối thiểu của công tác bảo tồn đa dạng sinh
học
Vì một lý do nào đó, vào một thời điểm nào đó một loài bị tuyệt chủng và sẽ
chẳng bao giờ có thể được phục hồi Tương tự như vậy, một hệ sinh thái có thể bị
suy thoái hoặc bị phá vỡ, các chức năng sinh thái của nó bị xuống cấp dưới ngưỡng cho phép và sẽ mất khả năng hồi phục Đó là tính một chiều đặc trưng cho
sự mất đi tính đa dạng sinh học trong tự nhiên Ciriacy-Wantrup (1963) ví tính
một chiều của đa dạng sinh học như tính một chiều theo quy tắc kỹ thuật và tầm
quan trọng của tính một chiều trong hiệu quả kinh tế Ví dụ chi phí cho việc phục hồi một hệ sinh thái với mục tiêu giành lại khả năng sử dụng đất đai trước kia phải
trả giá cao hơn lợi nhuận sẽ thu được nhiều lần, cũng tương tự chỉ phí cho việc phục hồi một hệ sinh thái san hô ở dưới biển Những qúa trình một chiều có thể có
ý nghĩa quan trọng đối với sự tiến hóa: “Tính một chiều hạn chế những cơ hội
thích nghỉ và thu hẹp sự phát triển tiểm năng của một xã hội Cả khoa học sinh học và khoa học xã hội đều đi đến kết luận rằng một ảnh hưởng mang tính giới hạn và thu hẹp như vậy sẽ ảnh hưởng đến phát triển tới một việc biệt hóa chứ
không phải là đa dạng hóa Một chiều như vậy bị coi là nguyên nhân của sự phát triển chậm trễ, yếu kém tình trạng tù hãm và cái chết của các loài và của nền van minh” (Ciriacy- Wantrup, 1963 trang 252)
Nếu như người ta biết được giới hạn, nơi quá trình trở nên một chiều thì
những quy tắc quản lý thích hợp có thé đã được đặt ra Vấn đê là ở chỗ thường
không biết được ngưỡng, tình trạng không rõ ràng khiến vấn đề quản lý trở nên phức tạp hơn
17
Trang 18Ciriacy- Wantrup cũng đã phân biệt hai loại tình trạng không rõ ràng: một mang tính xã hội và còn lại là tình trạng không rõ ràng tự nhiên Tình trạng không
rõ ràng mang tính xã hội nói tới sự thiếu hiểu biết về mức thu nhập, công nghệ, tổ
chức, nhu cầu tương lai, nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai, những cái sẽ ảnh hưởng đến những mô hình phát triển của xã hội và gây áp lực lên môi trường
Tình trạng đo thiếu thông tin nhiều giới trách đã không phân biệt được chức năng của rừng tự nhiên trên đảo Đối với thảm thực vật trên đảo hoàn toàn khác Tài nguyên rừng trên đảo phải ở giá trị vô hình - đó là các hệ sinh thái cho phát triển
kinh tế như du lịch Rừng trên đảo phát triển trong điều kiện rất khó khăn, vỏ
phong hóa mỏng manh, độ đốc lớn, hơn thế nữa diện tích đảo rất hạn hẹp nên khả năng giữ ẩm thấp Rừng trên đảo được coi như “áo giáp” bảo vệ đảo khỏi xói mòn
đất, có tác động tích cực lên chu trình tuần hoàn nước góp phần điều hoà khí hậu,
có giá trị văn hóa, thẩm mỹ và là môi trường nghiên cứu giáo dục lâu bền hơn
nhiều lần giá trị hữu hình thông thường Nếu nhận thức khác đi sẽ khôn lường hết
hậu quả, không bao giờ khôi phục được, mất rừng là mất tất cả Chính sách lâm nghiệp trên đảo là bảo vệ, chăm sóc và phát triển Cái được kinh tế là hệ sinh thái rừng đa dạng sinh học cao, cùng khí hậu biển đảo là nguồn tài nguyên có giá trị tỉnh thần lớn lao cho phép du lãm, thăm thú, khám phá, thư giãn và nghỉ dưỡng hơn nơi nào hết, là cơ sở cho phát triển kinh tế-sinh thái du lịch sẽ đem lại lợi
nhuận cho cộng đồng dân cư trên đảo lớn gấp nhiều lần kinh tế lâm nghiệp thông thường Cũng như vậy, hệ sinh thái san hô đặc trưng cho miền nhiệt đới, điều kiện
sống đòi hỏi một sự nghiêm ngặt và lâu dài cùng với sự trưởng thành của một rạn san hô hàng trăm năm với tính đa dạng sinh học cao Như chúng ta đã biết hệ sinh
thái san hô là nơi nuôi dưỡng nhiều nguồn gen của nhiều loài sinh vật, do đó là
trung tâm phát tán nguồn giống, chất dinh dưỡng cho các vùng biển lân cận
Trong khi đó sự tác động mang tính hủy diệt của con người chỉ diễn ra trong chốc
lát Như đã nói ở trên, sự tổn thất này gấp hàng nghìn lần lớn hơn tổn thất do các
ảnh hưởng khác của tự nhiên Trong nhiều chương trình nghiên cứu trên thế giới
đều kêu gọi các nước miền nhiệt đới hãy nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa suy thoái
đa dạng sinh học của khu vực đến quy mô toàn cầu
1.4 Nguồn vốn tự nhiên và kinh tế-sinh thái
Hệ thống kinh tế có thể mô tả như sự gắn kết giữa hệ sinh thái và hệ thống
xã hội, gọi là hệ sinh thái-xã hội Hệ sinh thái-xã hội được cấu thành bởi nguồn
vốn tự nhiên (NVTN) và nguồn vốn con người (NVCN) NVCN bao gồm con
người sống ở một khoảng thời gian và không gian xác định với nền văn hoá, kỹ
năng, sự hiểu biết và thể chế của họ, cuối cùng là cả những cái điều khiển cuộc
sống xã hội và kinh tế NVTN bao gồm các nguồn vốn tự nhiên có thể tái sinh
(RNC) và nguồn vốn tự nhiên không tái sinh (NNC), NVTN=RNC+NNC NVTN
có thể tái sinh tự duy trì thông qua quá trình quang hợp bằng chất diệp lục sử dụng năng lượng mặt trời, ví dụ như cây xanh, cá đưới biển và các hệ sinh thái NVTN
không tái sinh được nhìn nhận như một nguồn thụ động, bao gồm các nguồn tài
nguyên thiên nhiên như klhoáng sản
Cấu trúc và sự đa dạng của hệ sinh thái là những thuộc tính quan trọng của NVTN vì nó duy trì các nguồn gen tái sinh, đóng góp vào sự duy trì những hệ sinh
thái chức năng Các hệ sinh thái có thể tồn tại và phát triển một cách độc lập
không phụ thuộc vào hệ thống xã hội, nhưng hệ thống xã hội không thể tồn tại mà
18
Trang 19không có các hệ sinh thái tự nhiên Tuy nhiên có một sự phụ thuộc lẫn nhau cùng tiến hoá giữa NVTN có thể tái sinh và NVCN (Norgand 1984) Vì rằng con người
là một thành viên của thế giới tự nhiên, có thể tác động vào các hệ sinh thái cho
phát triển tích cực, song cũng có thể hạn chế sự phát triển hoặc tiêu điệt hệ sinh
thái khỏi thế giới tự nhiên này Nên nhớ rằng con người không thể làm được tất cả
những gì mình muốn bởi thế giới tự nhiên là một phạm trù đầy bí ẩn Khi NVCN
thích nghi với NVTN thì có thể tái sinh cái đang tồn tại và những thay đổi trong
đó NVTN có thể tái sinh cũng có thể thay đổi do kết quả của những ảnh hưởng
của NVCN NVCN được áp dụng với NVTN có thể tái sinh và NVTN không tái sinh để sinh ra nguồn vốn sản xuất (NVSX) cũng như những hàng hoá và dịch vụ
khác NVSX bị NVCN điều hành để rút ra và biến đổi NVTN có thể tái sinh và
NVTN không tái sinh để cung cấp hàng hoá NVCN cũng sử dụng NVSX để cung
cấp dịch vụ
NVCN tc 41% NVTNL- 9% NVSX 5%) NVCN-_#2E Hàng hoá cao
hơn
(nguyên liệu,
hàng hoá thô sơ)
Tính bền vững giữa nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn sản xuất:
NVTN và NVSX có thể bổ sung cho nhau một cách hoàn hảo, tăng dự trữ
NVSX và từ đó sẽ làm giảm dự trữ NVTN một cách tương đương Tổng nguồn vốn dự trữ (TNVDT) bằng NVTN và NVSX sẽ không thay đổi Đó là quan điểm của Hicks (Hicks, 1964) đại diện cho sự cải thiện phồn vinh kinh tế của thế hệ hiện tại và không ảnh hưởng đến thế hệ tương lại Những thế hệ tương lai sẽ nhận được một nguồn vốn dự trữ tương đương Khi kinh tế công nghiệp phát triển, các nước công nghiệp ít lệ thuộc vào NVTN so với các nước đang phát triển, vì:
TNVDT = NVTN + NVSX + NVSX (ID > NVTN + NVSX
(nhờ công nghệ cao tạo ra} (không thay đối)
và khi đó có mức thích ứng cao hơn với những đột biến môi trường (như hạn hán, bão lụt, động đất )
Ngày nay người ta đang tìm công nghệ để chuyển nguồn năng lượng kém
hữu ích thay thế cho các nguồn năng lượng tự nhiên khác đang có xu thế cạn kiệt
Người ta nói rằng thực tế các nước công nghiệp phát triển sử dụng NVTN bình
quân đầu người cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển Nên hiểu rằng sản phẩm hàng hoá do họ sản xuất ra đem lại giá trị được tính bằng tiền lớn gấp nhiều lần các nước đang phát triển Nếu tính NVTN trên đầu sản phẩm hàng hoá
thì ở các nước công nghiệp sẽ thấp hơn các nước khác, đó là điều thế giới đang
hướng tới đảm bảo tính bền vững của NVTN xuất phát từ bền vững đa dạng sinh
học và hệ sinh thái
Một số NVTN được định rõ rất nguy cấp, không thể thay thế được và không
thể bền vững, ví dụ tầng Ôzôn NVTN còn lại có thể được bổ sung bởi NVSX trên
cơ sở các đặc tính vật lý của nguồn tài nguyên
Tất nhiên NVSX không thể thay thế hoàn toàn NVTN, vì NVSX bắt nguồn
tii NVTN NVSX (II) đo khoa học công nghệ tạo ra để làm tăng hiệu quả sử đụng NVTN chứ không phải để giảm đi việc sử dụng NVTN, đó chính là hiệu quả của
18
Trang 20công nghệ hiện đại, là cái mang đến giảm đầu vào của NVTN trên đầu mỗi don vị sản phẩm và tăng giá trị trí tuệ của hàng hoá
Trong quá trình sản xuất, đôi lúc NVTN được thay thế bằng NVSX Điều này không được phép nhầm lẫn với khả năng thay thế NVTN và NVSX về mặt vật chất Việc thay thế giữa NVTN và NVSX trong quá trình sản xuất trên thực tế là
sự thay thế giữa một dạng NVTN với dạng khác của NVTN (có thé cao hơn, tiết
kiệm hơn) do NVCN đã áp dụng vào sau này để biến đổi nó thành NVSX Việc áp dụng NVSX không thể tạo ra vật chất nhưng có thể cung cấp lối vào hay làm yếu
tố của NVTN thành có thể sử dụng được mà nếu không có công nghệ này việc con người sử dụng những yếu tố đó là không thể Điều này có nghĩa là khả năng sẵn
có của các nguồn tài nguyên tăng lên có nguồn gốc từ việc đự trữ NVSX tăng lên
và hiệu quả của cải tiến kỹ thuật hoặc công nghệ mới tiên tiến Do đó NVSX có
thể làm tăng dự trữ NVTN trong khi không thay thế được NVTN
Như vậy, NVTN có thể được phân chia thành NVTN có thể tái sinh và
không tái sinh NVTN không tái sinh bao gồm NVTN không tái sinh nguy cấp và NVTN không tái sinh khác Vấn đề NVSX không phải là cái thay thế cho NVTN
đã rõ, tuy nhiên NVSX và NVCN có thể được sử dụng để kéo đài sự sống của
NVTN không tái sinh và phục hội NVTN có thể tái sinh Hàm ý này muốn nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ và dân trí Để có thể đạt được mục tiêu bền
vững NVTN, người sử dụng phải nhận thức được chức năng của các hệ sinh thái ở
từng điều kiện địa lý cụ thể: đồng bằng, miễn núi, biển, hải đảo và NVCN trong
mỗi thời điểm của các giai đoạn phát triển kinh tế
1.5 Những vấn đề thực tiễn trong công tác điều tra nghiên cứu phat
triển kinh tế-sinh thái HTĐVB Việt Nam
Trên đây là những lý luận cơ bản về kinh tế-sinh thái, có thể rút ra những
vấn để có tính thực tiễn cao, làm cơ sở cho công tác điều tra nghiên cứu phát triển
kinh tế-sinh thái HTĐVB Việt Nam
1, Kinh tế-sinh thái mà trung tâm là phát triển bền vững không giới hạn về thời gian và không gian Mọi hành động của địa phương đều ảnh hưởng đến toàn
quốc gia và toàn cầu, đến các thế hệ hiện tại và tương lai Nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn sản xuất có giới hạn, đa dạng sinh học là cái gốc của sự duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên Chúng ta sẽ đánh giá sự bữu ích của các hệ sinh thái và nguồn vốn tự nhiên như thế nào? dưới điều kiện nào giá trị sinh thái có thể chuyển
sang giá trị vật chất, thí dụ tiền?
Vườn sinh thái quy mô hộ gia đình “nhà vườn” nếu đơn độc một nhóm người
trong gia định sinh sống sẽ chỉ phản ánh sự vinh hoa, nhưng nếu là một làng sinh
thái hoặc rộng lớn hơn là tập hợp của hàng loạt các vườn sinh thái sẽ là khu du lịch sinh thai hap dan, tính mỹ học môi trường đựoc tôn vinh và giá trị sinh thái có
thể được chuyển thành giá trị kinh tế vật chất Khu du lịch sinh thái Đồng Chùa
Cù Lao Chàm là một ví dụ
Cách đây không lâu, một nữ chuyên gia bảo tồn đa dạng sinh học quốc tế từ
Anh đến dao Cat Ba đã phát hiện ra rằng Voọc đầu trắng là loài động vật quý
hiếm có tính toàn cầu đang có nguy cơ bị diệt chủng, số lượng chỉ còn 10 con cần
phải cứu chúng khỏi bàn tay tử thần của những kẻ ngày đêm đang rình rap săn bán Chính bà suốt 3 năm liền tình nguyện ổi trong rừng sâu tìm giải pháp bảo vệ
20
Trang 21và phục hồi loài động vật qúy hiếm này, đồng thời bà đã tuyên truyền cho nhân
dân về những giá trị đa dạng sinh học và mỹ học môi trường Bằng những hành vi cao cả, bà đã làm cho nhân dân Cát Bà nhận ra giá trị sinh thái Sau 10 năm thực
thi kế hoạch phục hồi, đàn Voọc trắng đã lên 60 con Tiếng lành đồn xa, hàng năm khách tham quan đến Cát Bà tăng lên để chính mắt mình nhìn thấy Voọc đầu
trắng và dân cư Cát Bà được hưởng lợi Đó chính là hành động có ý nghĩa rộng lớn
về quy mô không gian và giá trị kinh tế sinh thái
2 Chức năng của hệ sinh thái phải được đánh giá trong những điều kiện tự nhiên cụ thể (đồng bằng, miền núi, hải đảo) và ngưỡng suy giảm không phục hồi
của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nhận thức về chức năng của chúng Cộng đồng dân cư Cù Lao Chàm đã nhận thức được giá trị sinh thái của rừng trên đảo, có kế
hoạch phục hồi và phát triển rừng với quan điểm mất rừng là mất tất cả, để có
được ngày nay hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú với độ che phủ 70%, hoặc
ở Hòn Khoai cũng vậy, độ che phủ của rừng và tính hoang sơ cùng đa dạng sinh
học còn rất cao Trong khi đó hệ sinh thái rừng ở đảo Ngọc Vừng bị tàn phá
nghiêm trọng
3 Kinh tế-sinh thái tiếp cận tích hợp, đa quy mô, đa ngành, đa lĩnh vực
Kinh tế-sinh thái đảo biển là sự khai thác đồng thời đan xen hỗ trợ lẫn nhau hệ
sinh thái rừng, hệ sinh thái dưới biển, du lịch sinh thái và ngư nghiệp, trong đó du
lịch sinh thái là động lực phát triển bển vững Đảo biển có nhiều lợi thế về sinh
thái cảnh quan và dịch vụ nhưng các hệ sinh thái đảo biển lại kém bền vững Mục tiêu phát triển kinh tế-sinh thái là con đường không thể khác, là xu thế thời đại
Song mỗi đảo có những giá trị sinh thái riêng, các sắc thái kinh tế cũng mạng đậm
nét bản địa và do đó phải có những mô hình phát triển kinh tế-sinh thái thích hợp
khơi dậy nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn con người, nhưng lại có một giá trị
sinh thái thống nhất của hệ thống đảo ven bờ Việt nam, thậm chí cho cả xứ nhiệt
đới toàn cầu Cảnh quan sinh thái-môi trường biển đảo có sức hấp dẫn nhiều loại
hình du lịch và mô hình phát triển kinh tế-sinh thái là sự phát triển bền vững đem lại hữu ích cho cộng đồng xã hội
4 Con người là một bộ phận của thế giói tiư nhiên, nhưng sự can thiệp của con người vào tự nhiên sẽ gây ra những thay đổi ghê gớm Con người phải tự
nhận thức, cần ý thức hơn, thực tế hơn về những hành vi của mình đối với thế giới
tự nhiên Điều đó được biểu hiện trước hết bằng khả năng quy hoạch đúng đắn về
khai thác nguồn vốn tự nhiên theo quan điểm kinh tế- sinh thái và quản lý môi
trường bằng chính sách hợp lý, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu lâu dài và lấy
cộng đồng dân cư trên đảo làm đối tượng phục vụ, vì họ là chủ nhân của tất cả
5 Công tác điều tra, nghiên cứu đánh giá nguồn vốn tự nhiên đảo biển phải
tuân thủ quy định của Tổ chức Hải dương học liên chính phủ (OC) đã tổng kết
kinh nghiệm phát triển kinh tế của các quốc gia có đảo phát triển, đó là: chất
lượng môi trường trên đảo và nhất là vùng nước xung quanh đảo, dự đoán tai biến thiên nhiên tiềm ẩn và có kế hoạch phòng tránh, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, sử dụng hợp lý nguồn lợi sinh vật, và cũng luôn luôn ý thức đầy đủ sự giữ gìn trong sáng của môi trường-sinh thái đảo ven bờ trong hành động phát triển kinh tế (sức chịu tải môi trường trên đảo là rất giới hạn)
21
Trang 22II NHỮNG MÔ HINH PHAT TRIEN KINH TE-SINH THAI TIEU BIEU
TREN THE GIGI VA VIET NAM
2.1 Trên thế giới
Bên kia núi Alpe, người ta phá mất rừng cho nên lũ lụt xói mòn đất và khô
hạn đã gây thảm hoạ cho đời sống của cộng đồng dân cư Nhưng đến nay khi khoa
học sinh thái phát triển người ta đã xây dựng ở chân núi Saint Vita Cadore thuộc nước Italia một học viện sinh thái Và từ đó khoa học sinh thái được vận dụng để tái lập lại cảnh quan toàn bộ các sườn núi từ chân lên đến đỉnh cao Bây giờ không còn thấy đất hoang đồi núi trọc nữa mà chỉ thấy vườn với các loài cây có quả như nho, táo, đào, mận có nhiều tổ ong mật, có những bãi cỏ điểm các chòm cây, cây rụng lá nuôi dưỡng cỏ, cỏ giữ đất và nuôi bò sữa, có những bãi trồng ngũ cốc
và các loài cây cho củ Dọc đường lên đỉnh núi cao 1800 m có các nhà nghỉ và
nhà khách Khách tham quan du lịch được ăn các bữa ăn sinh thái, bánh làm bằng bột ngô, có pha táo, nho và mật ong” Và từ đỉnh núi này sang núi khác có tàu chạy theo dây cáp treo đưa khách đi xem cảnh quan sinh thái các núi (Nguyễn
Văn Trương, 2003)
Ở Cộng hoà Liên bang Đức, người ta đắp đê chống sạt lở bờ biển đài hàng chục kilomet thật kiên cố theo kiểu sinh thái Đê được xây cao hàng chục mét, mái đê thoải và rộng đến nửa cây số, tạo ra cánh đồng cỏ để nuôi bò, nuôi cừu,
dưới chân đê là kè đá làm đường bê tông rộng 5 - lÖm, ô tô chở khách du lịch tham quan có thể chạy từ tỉnh này đến tỉnh khác (hình 2.1) Mùa hè cỏ mọc xanh tốt được cắt phơi khô để dành cho bò ăn trong mùa đông giá lạnh, cỏ non tái mọc người ta thả cừu ăn cỏ và cừu lại bón phân cho đất, đến mùa hè năm sau cỏ lại mọc xanh tốt Bên trong đê ở các độ cao khác nhau là các khách sạn, du khách cứ
sáng sáng mùa hè lại ra phơi nắng trên các thảm cỏ, thưởng thức cái thơm của hương “đồng nội” và cái mát lành của gió biển, quên đi những mệt nhọc của những ngày làm việc căng thẳng Khi tìm hiểu ra mới biết cách đấy không xa có
Viên Đại học sinh thái Kill chuyên nghiên cứu, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển kinh tế sinh thái vùng ven biển tây bắc nước Đức
Hình 2.L: Đê biến ở Cộng hòa Liên bang Đức — một điểm du lịch sinh thái
Du lịch biển đảo là một thể thống nhất, nước biển, bờ biển, đáy biển, đảo biển, các hệ sinh thái biển và khí hậu biển Hiện nay, dai ven biển vĩ độ thấp và vừa đều là các điểm nóng du lịch Các quốc gia ven biển rất coi trọng việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch biển ven bờ Thế giới có 440.000km bờ biển, Trung
Quốc có 18.000km, Việt Nam có 3.260km bờ biển và hàng nghìn hòn đảo ven bờ
22
Trang 23có khả năng phát triển du lịch Hoạt động du lịch biển luôn đáp ứng 3 nhu cầu của
con người mà các loại hình khác không thể có được: sinh tồn, hưởng thụ và phát
triển Các nước có tuổi thọ cao đều là quốc đảo, bán đảo hoặc quốc gia ven biển như Nhật Bản, Hà Lan, Iceland, Thụy Điển Đảo biển có nhiều ưu thế, khí hậu hải
dương trong lành, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, có khi đữ dội Nhiều đảo trên thế giới đã phát triển thành thánh địa du lịch
nổi tiếng như Tahiti, nằm ở khu vực nam Thái Bình Dương, có rặng dừa xanh ngút
ngàn, nước biển xanh như ngọc, Bali (Indonexia), Hải Nam (Trung Quốc), Hawai
(Mỹ) là những thiên đường của du lịch Nhưng không đâu giống như đảo Malta nằm trong Dia Trung Hải, có diện tích 316km”, chỉ bằng 1/2 đảo Phú Quốc, có
đỉnh núi cao 253m, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, thực vật kém phát triển, hàng ngày phải vận chuyển nước tới từ Italy và từ Pháp Do nhận thức được vị trí quan trọng của đảo, người ta đã “biến không thành có” xây dựng Malta thành trung tâm
du lịch nổi tiếng Địa Trung Hải, là nơi tấp nập các hội nghị quốc tế lớn và nổi
tiếng thế giới bởi các hàng thủ công mỹ nghệ bằng vàng và đồng, thu nhập của
cộng đồng dân cư vào loại cao trên thế giới
Quần đảo Chu Sơn, một thắng cảnh du lịch nghỉ ngơi dạng quần đảo trên một vùng biển rộng lớn của Trung Quốc có tới 1.339 hòn đảo được mang danh là
thành phố nghìn đảo ở Chu Sơn, khí hậu tốt, phong cảnh hấp dẫn, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp đây ánh nắng, nước biển, bãi cát, đảo đá đẹp, lại có cả cảnh quan nhân văn như tôn giáo, nghề chài lưới, nhiều phong tục tập quán độc đáo, du
khách có thể du ngoạn, khảo sát, khám phá những điều kỳ lạ
2.2 Tại Việt Nam
GS Nguyễn Văn Trương, nhà sinh thái học giầu kinh nghiệm, say mê khoa
học khi đến Hải Thủy tỉnh Quàng Bình, một làng chài trên bãi cát ven biển đã đánh thức trong ông những kiến thức sinh thái học và các quy luật tự nhiên mà ông đã tích lũy được trong cuộc đời hoạt động khoa học của mình Ông nói “dưới lớp cát cháy bỏng là tầng chứa nước mưa, là nguồn gốc của sự sống” Sau khi điều
tra, nghiên cứu thổ nhưỡng, thủy văn và hệ sinh thái trên cồn cát, ông nói “muốn xây dựng làng sinh thái vùng cát Hải Thủy có hiệu quả và bền vững trước hết phải
cải tạo môi trường đất cát Phương án được đề ra là: 1) Xây dựng hệ thống đai
rừng phi lao chấn gió, chống cát bay để ổn định đất, ổn định độ ẩm; 2) Xây dựng vườn “âm phủ” để khai thác nguồn ẩm của cát, trồng khoai, đậu, lạc và rau xanh; 3) Đào ao dự trữ nước để tưới cây và kết hợp nuôi cá, thả bèo phát triển chăn nuôi
Sau 5 năm thực hiện, từ một vùng sinh thái khô hạn trên cồn cát đã trở thành một làng sinh thái được nguồn nước ngầm cồn cát nuôi dưỡng, cây cối phát triển Mỗi gia đình có vườn “âm phủ” từ 100 — 1000m2, rau màu xanh tốt, lại có ao thả
cá, đai rừng phi lao phát triển có tác dụng chắn cát, giữ ẩm cho đất (hình 2.2)
Nói thêm về vườn “âm phủ”, về nguyên lý trên cát lượng mưa dồi đào hàng năm rơi xuống được tích lũy dưới lớp cát sâu từ Im trở lên GS Nguyễn Văn
Trương hướng dẫn cho dân gạt lớp cát khô phía trên đến độ sâu từ 1 - 1,5m gặp nước mạch từ cồn cát, tạo thành các vườn, ruộng sâu dưới cốt 1- 1,5m với diện tích từ 100 — 1000 m” nên gọi là vườn âm phủ
23
Trang 24
Hình 1.3: Vườn “âm phủ” và ao thả cá tại làng cát Hải Thủy, Quảng Bình
Trong những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nước ta đã có chủ trương di dân
ra các đảo để phát triển kinh tế, là chủ trương đúng đắn, song các giải pháp thực
hiện không trên cơ sở khoa học sinh thái đảo, đã bê nguyên mô hình xóa đói giảm
nghèo trên đất liên ra đảo, để lại những hậu quả nặng nề Mỗi hộ dân di cư ra đảo gọi là hộ “kinh tế mới” được trợ cấp một năm lương thực, một khoản tiền nhỏ nhoi
4 -5 triệu đồng làm vốn và một căn hộ 30m? trên khuôn viên đất cát rộng khoảng
80 — 100m? (hình 2.3) Nguồn vốn sản xuất không rõ ràng, nguồn vốn con người lại là đội quân đân trí thấp, không có kỹ thuật, không vốn liếng Tất nhiên, trong 1
năm rồi 2 năm sống trên đất lạ, rồi tiền trợ cấp cũng hết, khó khăn nối tiếp khó
khăn, con em không có trường học, ốm đau không có bệnh viện, chất đốt không
có, phải tính đến chuyện trở về quê cũ cầu cứu người thân
Hình 2.3: Khu kinh tế mới tại đảo Ngọc Vừng
Dân địa phương sống ở trên đảo đã có thâm niên hàng chục năm thậm chí trăm năm, là những người đầu tiên khai phá đất này nên họ có điều kiện sinh thái
thuận lợi hơn, có ruộng có vườn, có nghề thu lượm đặc sản bãi triều kiếm tiền, tuy
vậy vẫn là dân nghèo Chúng ta được gì từ thực trạng này, ngoại trừ các đảo nằm trong ngư trường khai thác hải sản truyền thống như Bạch Long Vĩ, Hòn Me, Phú
Qúy, Phú Quốc, nghề khai thác hải sản của người dân sống trên các đảo không
đảm bảo cuộc sống tối thiểu, thường phải kết hợp nông nghiệp Dân sống trên đảo phải có vườn, có rừng và có nghề biển Sự kết hợp đan xen các loại kinh tế này như thế nào, đề tài KC- 09-12 sẽ có câu trả lời
24
Trang 25Phần thứ hai TRÍCH DẪN LÝ LUẬN KINH TẾ-SINH THÁI CỦA NƯỚC NGOÀI
(Costanza R.: Biodiversity and Ecological Economics New York 1991)
25
Trang 26DA DANG SINH HOC VA KINH TE SINH THAI HOC
Quản lý tài nguyên, giá trị và thành phần tham gia
Luca Tacconi
PHAN MOT PHUONG PHAP,
1 GIỚI THIỆU Cái cây với một số người là sự đam mê nhưng trong ánh mắt của
một số khác chỉ là một vật màu xanh đứng bên đường
` (William Blake, 1799)
Đặt vấn đề
Quan điểm về thế giới của chúng ta tác động đến cách thức chúng ta lý giải thực tế:
Giá trị hình thành nên quan điểm và hành động của chúng ta Nó ảnh hưởng đến quan niệm
về tự nhiên, đến cách thức con người tương tác với nhau, với môi trường, đến việc nghiên cứu
các tương tác này và các hành động để giải quyết các vấn đề về môi trường Cuốn sách này nhằm góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách phát triển một hệ thống nguyên
lý kinh tế sinh thái học nâng cao-xem xét đến giá trị hiện tại, tương lai của con người; cách
thức nghiên cứu; và các vấn đề nảy sinh khi nghiên cứu- và bằng cách đưa ra các trường hợp nghiên cứu cụ thể để chỉ ra các khía cạnh của hệ thống lý thuyết có thể là gì, từ đó đem lại những sáng kiến nhằm nâng cao các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học
Xinh tế sinh thái học là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ giải quyết mối quan hệ
giữa các hệ sinh thái và các hệ thống kinh tế (Constaza và một số người khác, 1991) và bước đầu tập trung vào việc đưa kinh tế học và các nguyên lý sinh thái lại gần nhau Theo Hausman
(1992) thì kinh tế học tân cổ điển gặp phải rất nhiều van dé mà có thể ảnh hưởng đến kinh tế
sinh thái học, trừ phi những vấn để này được giải quyết:
“Kinh tế học chưa đạt được nhiều thành công và tiến bộ trong khi khó khăn ngày cảng
chông chất Và nếu như những suy nghĩ mang tính suy đoán trong những trang sách này là đúng thì kinh tế học sẽ không bao giờ kiểm soát được tất cả khó khăn Do vậy mà trường hợp
của kinh tế học dường như vô vọng Nhưng phía trước vẫn có nhiều cách thức tốt hơn Tôi mong các nhà kinh tế học không nên bó hẹp vào một nguồn tư tưởng, hãy nắm bắt lấy cơ
hội và sẵn sàng hợp tác với các nhà khoa học xế hội ' (Hausman, 1992, trang 279-80) Kính tế sinh thái học cũng cần lưu ý đến bức thông điệp này và quan tâm nhiều hơn đến
các vấn đề của khoa học xã hội Theo như Barry và Proops (1999) thì việc hoạch định chính sách môi trường bao gồm ba bước sau:
Trang 27việc bảo tồn đa đạng sinh học Các công cụ này đã từng được tập trung trong một số nghiên cứu (Ví dụ của Barbier, 1994; Perrings,1995)
Chương này sẽ cung cấp những thông tin chính về bản chất xã hội và vật lý của vấn đề Chương được bắt đầu với những hiểu biết về các chức năng và vị trí của da dang sinh hoc, và
mot tom luge về các hệ sinh thái rừng và biển Các nguyên nhân tiém ẩn và tương đối của việc
đánh mất đa dạng sinh học sẽ được xem xét trước khi để cập tới chức năng của các vùng bảo
vệ và các vấn đẻ liên quan đến sự thiết lập va quan lý các vùng này Chương này còn bao gồm
cả phần tóm tắt cuốn sách -
Đa dạng sinh học: chức năng và vị trí
Khái niệm đa dạng sinh học chỉ ra sự đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ và bao gồm
những mối liên kết giữa các cấp độ khác nhau này của hệ sinh học (Wilson, 1992a) Đây là định nghĩa về đa dạng sinh học được chấp nhận trong Công ước về đa dạng sinh học được phê
chuẩn tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển tháng 6 năm
1992 tai Rio de Ianeiro (UNEP, 1993) Thuật ngữ đa dạng sinh học cũng được sử dụng với
một nghĩa chung là ‘téng thé các nguồn tài nguyên sinh học” (McNeely, 1990) Nhiều van dé
có thể nảy sinh trong khi phân tích các vấn đề về đa dạng sinh học nếu như nghĩa kép này
Đa dạng sinh học thường xem xét đến các cấp độ vẻ gien, loài, hệ sinh thái Đa dạng
gien có thể được xem xét ở các cấp độ khác nhau (ví dụ như dân cư) và cung cấp cơ sở cho việc phân loài: Quá trình sinh sản và khả năng mau phục hồi có thể liên quan tới thành phần
cia gien Da dang lodi chi ra số lượng loài có trong một khu vực nhất định Sự tồn tại của các quần thể của một loài trong các vùng địa lý và môi trường nhất định được xem là rất quan trọng để bảo tồn đa dạng trong tập hợp gien và bảo vệ các loài chống lại các dịch bệnh, các
loài săn mồi, những thứ có thể tiêu điệt hoàn toàn các quần thể (Norring, 1978) Đa dạng hệ
sinh thdi chi ra tính đa dạng của các quần xã và vùng cư trú sinh học cũng như sự đa dạng bên
trong mỗi hệ Đa dạng hệ sinh thái thường được xem xét ở cấp vùng và địa hình Ở cấp địa hình sự đa dạng bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau và rất quan trọng bởi các đặc điểm
sinh học địa hình (ví dụ như các cấu trúc, vị trí kể, sự giao thoa cho phép các cá thể di chuyển
đễ dàng và duy trì các cấu trúc biến đổi của các hệ sinh thái (Noss và Haris, 1986)
Những nghiên cứu về sinh thái đã đóng góp rất nhiều hiểu biết vào các khía cạnh phức tạp của đa dạng sinh học như những thay đổi của hệ sinh thái, phân tán nơi cư trú, vai trò nhiễu loạn tự nhiên và nhân tạo lên khu hé sinh thai (vi du Reid va Miller, 1989) Tuy nhién, vẫn còn nhiều vấn để cơ bản về các khía cạnh liên quan đến một số cấp bậc nhất định — va su
liên kết giữa chúng — mà đa dạng sinh thái vẫn chưa trả lời được Những tác động của sự phân
` tán nơi cư trú lên sự đa dạng gien và đa dạng sinh học ảnh hưởng như thế nào đến khả năng
chịu tác động bên ngoài của các hệ sinh thái được biết đến rất ít, những tác động của sự phân
tán địa hình lên chức năng của các hệ sinh thái, khả năng phát triển và tồn tại độc lập của quần thể, chức năng và hoạt động của các loài cá thể cũng vậy (Ehrlich và Daily, 1993,
Meyer, 1993; Perring, 1992; Solbrig, 1991)
Mặc dù thiếu những hiểu biết này về các mặt khác nhau của đa dạng sinh học nhưng các nhà sinh thái học vẫn nhấn mạnh chức năng chính của đa dạng sinh học là duy trì khả năng phục hôi - resilience của hệ sinh thái (vi du Jorgensen, 1990) Do d6 một thách thức với
bảo tồn đa dạng sinh học là việc duy trì các chức năng đó của các hệ sinh thái Các chức năng
này sẽ tạo ra các hoạt động sinh thái và làm cho các hệ sinh thái có khả năng phục hồi để thay đổi Những chức năng và hoạt động này của hệ sinh thái bền vững sự sống trêr.trái đất và góp
phần cải thiện sự phồn vĩnh của con người
Trang 28Các khía cạnh kinh tế của đa dạng sinh học sẽ được xem xét trong chương 4 Ở đây có
đủ cơ sở để nhận xét rằng việc duy trì đa dạng sinh học đem lại những lợi ích kinh tế như duy
trì nguyên liệu gien dùng cho các mục đích được phẩm và lai tạo giống cây trồng
Trạng thái tương đối của đa dạng sinh học ở trong sinh quyển có thể được hiểu bằng
việc xem xét các xu hướng tác động đến đa dạng loài Số lượng các loài đang tồn tại là từ 5
đến 100 triệu, với số lượng bảo tồn ước tính là 12,5 triệu (Trung tâm Quản lý Bảo tồn Thế giới, WCMC, 1992) Tỉ lệ tuyệt chủng đo tác động của con người được cho rằng lớn hơn tỉ lệ tuyệt chủng không do con người tác động từ 100 đến 1.000 lân (Reid và Miller, 1989) Nếu như các xu hướng suy thoái đa đạng sinh học hiện thời còn tiếp diễn thì tỉ lệ tuyệt chủng được
ước tính là từ khoảng 10 đến 50% tổng số loài trong vòng 50 đến 100 năm nữa (Bawa và một
số người khác,1991; Uỷ ban Khoa học và Công nghệ vì Phát triển Quốc tế, 1992; Reid, 1992;
UNEP, 1992)
Theo nguồn gốc ban đầu rừng có thể được chia thành hai nhóm chính là rừng ôn đới
và nhiệt đới Nhóm rừng nhiệt đới lại được chia thành rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới khô Rừng nhiệt đới ẩm được chia nhỏ thành rừng mưa nhiệt đới, rừng rụng lá và rừng đầm lầy (rừng ngập nước) Rừng mưa nhiệt đới chiếm khoảng 50% trong tổng số rừng nhiệt đới và
đa dạng nhất (Collin và một số người khác, 1992; Sharma và một số người khác, 1992; Vanclay, 1993) Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO,1995) đã báo cáo rằng:
e _ diện tích rừng bao phủ toàn cầu năm 1990 được ước tính là 3,4 tỉ ha;
° rừng nhiệt đới bao phủ 1,715 tỉ ha;
° rừng mưa nhiệt đới chiếm 65,5 triệu ha;
° trong thập kỷ 1980 rừng nhiệt đới đã giảm với tốc độ 16,9 triệu ha một năm - tương đương 0,9%/năm
Rừng có nhiều chức năng sinh thái đa đạng, đem lại nhiều nguyên liệu và địch vụ cho con người Chúng chứa một trữ lượng gien-lớn, có tác động tích cực lên các chu trình tuần
hoàn nước, góp phần điều hoà khí hậu (Brown, 1998) Rừng là một nguồn lâm san (NTFPs)
Rừng là đối tượng của các giá trị tôn giáo, văn hoá và mỹ thuật Rừng còn là môi trường nghiên cứu và giáo dục (Jacobs, 1988)
Từ góc độ bảo tồn đa dạng sinh học, rừng ẩm nhiệt đới đặc biệt quan trọng Người ta cho rằng chúng chứa từ 50% đến 90% các loài đang tồn tại (Reid và Miller, 1989; Wilson,
1988) Vai trò của rừng trong việc bình ổn khí hậu được chứng minh bằng thực tế rằng rừng nhiệt đới giữ hơn 50% lượng cácbon hữu cơ của trái đất (Rowe và một số người khác, 1992) Rowe và một số các nhà khoa học khác báo cáo rằng mỗi năm từ 1 đến 3 tỉ tấn cácbon bị thải
vào không khí do hậu quả của việc đốt rừng nhiệt đới so với 5,6 tỉ tấn do sử dụng nguyên liệu hoá thạch Một chức năng quan trọng khác của rừng được ghi nhận ở trên là vai trò điều hoà
vòng tuần hoàn nước Brooks và một số người khác (1992) ghi nhận rằng rừng ở trạng thái tự nhiên dường như sản sinh ra nước có chất lượng tốt hơn bất cứ hệ sinh thái nào khác, tỉ lệ xói mòn và trầm tích thấp nhất và tạo ra một dòng chảy trong lưu vực ổn định - uniform hơn bất
cứ vùng phủ thảm thực vật nào Calder (1998) xem xét một số giđ thuyết về việc sử dụng đất (đặc biệt là rừng) và thuỷ văn Bên cạnh những vấn đề khác, việc nghiên cứu còn tìm ra rằng việc trồng rừng có thé làm tăng sự xói mòn đất và rằng hầu như không có bằng chứng khoa
học nào cho thấy việc phá rừng gây ra hiện tượng lũ lụt ngày càng tăng
Hệ sinh thái biển
Biển bao phủ chừng 71% bề mặt trái đất; chừng 51% bể mặt được bao phủ bởi đại
dương sâu hơn 3.000m (WCMC, 1992) Từ góc độ sinh thái, hệ sinh thái biển có thể được
3
Trang 29phân loại thành vùng đáy và bề mặt, nhưng từ góc độ quản lý chúng được định nghĩa là ven
bờ và ngoài khơi (Thorne và Catena, 1991) Các tác giả này đã đưa ra bản tóm tắt về các hệ sinh thái như sau:
Hệ sinh thái ven bờ có thể được phân loại thành:
° các hệ sinh thái đáy ven bờ là nơi đất liền gặp biển bao gồm đá vùng gian triều, bờ đưới
_ vùng triểu, bờ cát và vùng bùn, cửa sông và vùng đầm lầy, dải san hô, thêm lục địa dưới
Các quần thể sinh vật đại đương được định nghĩa dựa vào độ sâu và các đòng hải lưu
cố định chính Chúng có thể được chia nhỏ thành quần thể dưới đáy sâu (dưới 1.000m), và
quần thể nổi ngoài khơi
Các hệ sinh thái sau đây được công nhận có vị trí ưu tiên bảo tồn cao trong Chương
trình Nghị sự 21: các đải san hô, cửa sông, vùng đầm lầy 6n đới và nhiệt đới bao gồm cả rừng đầm lầy, vùng cói biển, và các vùng ươm khác (Kelleher và một số người khác, 1995) Họ cũng ghi nhận rằng dường như tồn tại hai cấp (gredient) đa dạng loài Sự đa dạng tăng dần từ hai cực đến xích đạo, từ phía tây sang phía đông của đại dương Ở cấp độ loài thì các hệ sinh thái trên đất liền dường như đa dạng hơn, chừng 80% các loài tìm thấy trên đất liền (Thorne-
Miller và Catena, 1991) Nhưng ở cấp độ phân loại cao hơn thì hệ sinh thái biển lại đa dang hơn, ví dụ có 28 hệ động vật được tìm thấy trong môi trường biển trong khi trên đất liền chỉ
có 11 hệ (Kelleher và một số người khác, 1995) Một sự khác biệt quan trọng giữa đa dạng sinh thái biển và đất liền là các sinh vật trên đất liền do kết quả của tính biến đị môi trường
lớn nên đã phát triển các cơ chế vật lý, vật lý sinh học để đối phó với tính biến dị ngắn hạn
(Thorne-Miller va Catena, 1991) Do vay ho cho ring cdc hé sinh thai biển dễ bị tổn thương
hơn các hệ sinh thái trên đất liền khi phải đối phó với những thay đổi môi trường có quy mô
lớn như ô nhiễm và thay đổi khí hậu Moberg và Folke (1991) đã đưa ra một sự phân tích rất
kỹ lưỡng về hàng hoá và dịch vụ mà các hệ sinh thái biển đem lại
Sau khi đã đưa ra những đóng góp chính của đa đạng sinh học, các hệ sinh thái rừng
và biển đối với sự sống trên trái đất, chúng ta cũng cần làm rõ những nhân tố gây ra sự xuống cấp - degradation của các hệ sinh thái và sự suy giảm đa dạng sinh học Những nguyên nhân này có thể phân loại thành các nguyên nhân trực tiếp và các nguyên nhân gián tiếp Các nguyên nhân trực tiếp là các nguyên nhân có tác động trực tiếp, ví dụ như việc khai thác quá mức hay việc thay đổi nơi cư trú của các loài Các nguyên nhân gián tiếp là các yếu tố kinh tế,
xã hội, văn hoá gây ra các nguyên nhân trực tiếp
Các nguyên nhân gây ra suy giảm đa dạng sinh học
Các nguyên nhân trực tiếp chính ảnh hưởng tới đa dạng sinh học biển và đất liền bao gồm: mất nơi cư trú, thay đổi và mất môi trường sống - alteration and fagmentation; ô nhiễm;
sự khai thác quá mức; sự xâm nhập bởi các loài có hại; thay đổi khí hậu toàn cầu; sự phát
triển của các ngành nông nghiệp công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiép (Norse, 1993; Perring va mot sé ngudi khdc, 1992; Vién Nghién citu Tai nguyén Thé gidi (VRD, 1992) Đặc biệt là sự phá vỡ và mất đi - loss and fagmentation các khu rừng nhiệt đới ẩm là một trong những đe doạ lớn nhất đối với đa dạng sinh học thế giới (Sayer và Wegge, 1992)
cùng với sự thay đổi khí hậu
Việc hiểu biết các nguyên nhân gây ra suy giảm đa dạng sinh học giúp cho việc nhận định chính xác các nguyên nhân trong từng trường hợp nghiên cứu cụ thể Và ngược lại, nó sẽ
4
Trang 30giúp đưa ra các sáng kiến bảo tồn đúng đắn Bảng tóm tất các nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp gây ra việc phá rừng trình bày trong Bảng 1.1 sẽ minh họa cho một loạt các nguyên nhân
gây ra suy giảm sinh học Cần nhấn mạnh rằng trong thực tế chưa có sự thống nhất cao độ
nào về các nguyên nhân chính gây ra suy thoái rừng Ví dụ người ta đã tranh luận rất lâu rằng
liệu những người du canh du cư có phải là những kẻ chủ yếu gây ra việc phá rừng Không có
gì đáng ngạc nhiên trước sự không thống nhất này bởi vì việc nhận định và phân tích các vấn
đề phụ thuộc vào các mô hình đặc thù đã được lựa chon Stonich (1989), Tisdeil (1990), Blaikie và Jeanrenaud (1997) đã lựa chọn một số mô hình trong phân tích các vấn để môi
trường và và các cách tiếp cận về bảo tồn của mình
Các nguyên nhân và giải pháp đối với suy giảm đa dạng sinh học trong mỗi trường
hợp là khác nhau, phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái, văn hoá, chính trị, kinh tế nhất định
Việc nhận dạng các tác động tiềm năng mà một nhân tố nào đó có thể gây ra suy giảm đa đạng sinh học là rất bổ ích Tuy nhiên, không cần phải làm một bản tổng kết rộng về các nguyên nhân chung chung Mỗi trường hợp nên được phân tích để phục vụ đúng mục đích của
nó
Trong thực tế có thể nhận thấy có nhiều quan điểm mâu thuẫn với nhau về các nguyên
nhân gián tiếp gây suy giảm đa dạng sinh học Dưới đây sẽ thảo luận kỹ hơn một ví dụ liên quan tới đói nghèo và giàu có Một số tác giả cho rằng đói nghèo là nguyên nhân chính gây
xuống cấp hệ sinh thái, và do đó dé xuất rằng cân phải tăng trưởng kinh tế để chặn xuống cấp
hệ sinh thái Nhưng một số khác lại cho rằng giàu có gây ra sự xuống cấp Quan điểm đưa ra
ở đây là các nguyên nhân môi trường xuống cấp rất nhiều Có thể nhiều nguyên nhân khác
nhau cùng gây ra một lúc, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể Mục tiêu phân tích ở đây là làm nổi bật các nguyên nhân chứ không đi vào nhận dạng bất kỳ một nguyên nhân đơn lẻ nào làm môi trường suy thoái
Bang 1.1 Một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra suy thoải rừng
Rowe và một số người khác (1992) Vanclay (1993) Các nguyên nhân Mở rộng nông nghiệp (chủ yếu là Mở rộng canh tác
Chăn thả gia súc quá mức Các thói quen chặt cây lấy gỗ
Kiếm chất đốt Khai thác gỗ thương mại
Phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp
gián tiếp Thất bại của chính sách Tham nhũng
Dân số tăng trưởng Bùng nổ dân số
Trang 31Phân đông đồng ý rằng áp lực đân số có thể dẫn tới việc suy giảm hệ sinh thái Tuy
nhiên, mối quan hệ giữa áp lực dân số và môi trường rất phức tạp (ví dụ Clay và một số người khác, 1994; Mink, 1993)
Xem xét tới mối quan hệ giữa vấn đề suy thoái rừng và đân số, các nghiên cứu thống
kê cho rằng tồn tại một quan hệ rõ ràng giữa tăng dân số và suy giảm đa dạng sinh thái (Allen
va Barnes, 1985; Barbier và một số người khác, 1994; Burgess, 1993; Norse, 1993) Tuy nhiên, áp lực dân số không tự động dẫn tới suy thoái môi trường như mô hình tân Malthus (ví
dụ Eckloim, 1976) Những tác động của áp lực dân số lên các hệ sinh thái được giải thích
bằng một loạt các nhân tố, như là các mô hình tiêu dùng, các cấu trúc thể chế và công nghệ
Do đó những tác động khoanh vùng của áp lực dân số không thể được giả định là một sự vượt
trội (priori) Ví dụ người ta đã báo cáo rằng một sự giảm về dân số do di cư đã dẫn đến sự suy
yếu về các thể chế bản địa điều tiết việc sử dụng tài nguyên Mà các thể chế này, đến lượt nó,
lại gây ra vấn đề suy thoái đất (Garcia-Barrios và Garcia-Barrios, 1990) Mặt khác cũng có báo cáo rằng việc tăng dân số trong một vùng địa lí nhất định cũng có những lợi ích về môi trường (Tiffen và một số người khác, 1994) Blaikie và Brookfield (1987) ghi nhận rằng các
trường hợp gây suy thoái đất chủ yếu được tìm thấy không chỉ ở những vùng có mật độ dân số
cao mà còn ở những vùng có mật độ dân số trung bình và thấp
Đói nghèo và giàu có
Một báo cáo về các vấn để phát triển bền vững cho thấy mặc dù một số nhân tố gây xuống cấp môi trường đã được thừa nhận, nhưng người ta chỉ tập trung vào cái vòng luấn
quần mà đói nghèo làm cho môi trường xuống cấp và ngược lại (Lele, 1991) Việc tạo ra cái
cầu nối duy nhất giữa đói nghèo và môi trường xuống cấp áp đặt này có lẽ bắt nguồn từ chính trị về phát triển và quan hệ quốc tế Angelson, 1997 lập luận rằng khi nhiệm vụ Brundtland bắt đầu thì các nước phương nam (nghèo hoặc đang phát triển) lo sợ rằng cộng đồng quốc tế
cố gắng kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế của mình để bảo vệ môi trường Điều này tạo ra nhu
cầu gắn kết tăng trưởng kinh tế với môi trường theo một cách thức tích cực Do đó, luận điểm
cho rằng đói nghèo có tác động tiêu cực đến môi trường và rằng tăng trưởng kinh tế sẽ có kết quả tích cực đến mỏi trường bằng cách giảm nghèo đói
Tuy nhiên, vấn đề môi trường xuống cấp phức tạp hơn rất nhiều mối quan hệ đơn giản giữa đói nghèo và môi trường Đầu tiên cần nhấn mạnh rằng giầu có có thể ảnh hưởng tới các
mô hình tiêu dùng Mà các mô hình tiêu dùng này có thể làm cho môi trường xuống cấp (Duming, 1991; Duralappah, 1998) Thứ hai các mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường bị tác động bởi vô số các nhân tố (Reardon và Vosti, 1995)
Reardon và Vosti (1995) đa đưa ra một cấu hình linh động nhằm nổi bật tầm quan
trọng của việc xem xét đến nhiều loại nghèo khác nhau — như nghèo của cải và nghèo đầu tư (11)- các loại tài sản do người nghèo nắm giữ - như các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân tạo,
trong trang trại và ngoài trang trại ~ các loại môi trường khác nhau — như đất, nước, đa dạng sinh thái và không khí- và các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi của họ — như thị trường và giá
cả, cơ sở hạ tầng, công nghệ và áp lực dân số Thông qua những ví dụ và tranh luận mang tính
lí thuyết rút ra nhĩng tình hình về môi trường, kinh tế và xã hội khác nhau, họ đã chỉ ra cấu
thành tài sản của người nông thôn nắm giữ và loại môi trường mà họ đang đối đầu tác động tới cường độ và phương hướng của các mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường, và thậm
chí có thể đảo ngược những mối quan hệ này Phân tích của họ có một số hàm ý quan trọng, trong đó là các chỉ dẫn chính sách phải đúng tình hình cụ thể; giảm nghèo đói không nhất
thiết là giảm sự xuống cấp của môi trường khi không có các chiến lược hay cách thức để thay
đổi các thói quen hiện thời; việc mở rộng cơ sở tài nguyên có thể giảm nghèo đói (ví dụ bảo
vệ đất làm tăng năng suất nông nghiệp), nhưng nghèo đói cũng có thể tăng khi việc bắp tồn
6
Trang 32tài nguyên làm giảm tài nguyên đang đành cho người nghèo (ví dụ như một khu rừng bảo tồn
Đối với mối quan hệ giữa nghèo đói, giàu có và suy thoái rừng, Thapa và Weber
(1990) lập luận rằng ở những nước chau á mà họ nghiên cứu thì những người giàu có tiến
bành chặt phá rừng trên quy mô lớn (cả chặt gỗ lẫn khai thác nông nghiệp thương mại) và làm tăng mức chênh lệch với người nghèo Và đến lượt người nghèo nấm giữ ít đất hơn sẽ góp phần phá rừng để đảm bảo nhu cầu lương thực, chất đốt và thức ăn cho gia súc Bàn về quá trình làm tăng thêm người nghèo và vai trò của họ trong việc chặt phá rừng cũng được Witte
đưa ra (1992) “Ca”
Thị trường và chính phủ là những thể chế thường được xem xét nhất trong các phan
tích môi trường Tuy nhiên, đấy chỉ là hai thể chế ảnh hưởng tới việc quản lí các hệ sinh thái Cũng có những thể chế khác là các thể chế dựa vào cộng đồng như nhà thờ, hội đồng xã Người ta cho rằng sự thất bại của thị trường xuất hiện khi thị trường không đạt được
hiệu quả xã hội trong việc phân bố tài nguyên Thất bại của thị trường có thể gây ra bởi những yếu tố bên ngoài, thiếu thông tin, tình trạng không chắc chắn, thị trường không hoàn hảo và
các quyền sở hữu không xác định Thất bại của chính phủ xuất hiện khi sự can thiệp của chính sách hoặc không được tiến hành: (ví dụ như để sửa chữa thất bại của thị trường) hoặc tạo ra méo mó dẫn đến những kết quả xã hội dưới mức tối ưu
Đầu tiên là trường hợp quản lí hệ sinh thái, chính quản niệm về sự phân bố có hiệu
quả các nguồn tài nguyên cũng đưa ra những vấn đề nghiêm trọng Thực tế là có một mức độ
không chắc chấn khá lớn về các chức năng của hệ sinh thái đã cần trở tính chính xác trong
việc quyết định phân bố các nguồn tài nguyên có hiệu quả (ví dụ Cropper và Oates, 1992; Dietz va Van de Straaten, 1992) Do đó thực tế là không thể cố gắng đạt được việc sử dụng hệ sinh thái có hiệu quả Thứ hai, cần lưu ý rằng đối với hầu hết các chức năng của hệ sinh thái
không thể nói sự suy thoái là do thất bại của thị trường mà phải nói rằng đấy là một điều kiện
của các thị trường không tồn tại (Bromley, 1991) Dường như là tình hình này sẽ không thay đổi nhiều bởi vì phần lớn các chức năng của hệ sinh thái không bị thị trường hoá và dường
như sẽ chẳng bao giờ bị như vậy.(14) Để đương đầu với các điêu kiện của các thị trường
không tồn tại và của những thất bại thị trường liên tiếp, người ta đã đề suất việc đưa ra các chính sách có xu hướng thuyết phục hoạt động của những người tham gia thị trường Vấn đề
này sẽ được thảo luận ở chương 4
Thất bại của chính phủ có thể bất nguồn từ, và thường bị coi là như vậy, sự thờ ơ và/hoặc thiếu thông tin Thất bại của thị trường cũng có thể bắt nguồn từ hành vi mưu toan
chia ré-(vi du Bates, 1988) Để duy trì quyền lực, các chính phủ có thể thực thi các chính sách
không hiệu quả về kinh tế nhưng có lợi về chính trị Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thất bại của chính phủ, thể hiện trong việc giá cả bị bóp méo, gây ra sự suy thoái đa dạng sinh học
nhanh: chóng (Barbier và một số người khác, 1994; Binswanger,1991; Duraiappah, 1998; Repetto, 1998) Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng sự suy thoái rừng và đa dạng sinh thái bị gây ra bởi những chính sách được thiết kế để phục vụ lợi ích cho môt số ít có quyền lực và quan chức chính phủ (Dauvergne, 1993-1994; Hecht, 1985; Thapa và Weber, 1990;
Thomspon, 1993) Những nghiên cứu này cho rằng việc chặt phá rừng chủ yếu bất nguồn từ quá trình chính trị và rằng nghèo đói và áp lực dân số chỉ là những nguyên nhân rất nhỏ
Trong số rất nhiều điều quan tâm có các thể chế về quyền sở hữu tài sản điều chỉnh
việc tiếp cận và sử dụng các hệ sinh thái Các thể chế này được phân chia thành bốn loại: tài
sản nhà nước, tài sản tư nhân, tài sản tập thể và tài sản tự do (Bromley và Cernea, 1989)
Trong khí ý nghĩa của tài sản nhà nước và tài sản tư nhân rất rõ rằng, thì cũng cần làm rõ
7
Trang 33nghĩa cơ chế tài sản tập thể và tài sản tự do Trong hệ thống tài sản tự do thì không có một
quyển ngoại lệ nào và việc sử dụng tài nguyên là của tất cả mọi người Trong hệ thống tài sản
tập thể thì tài nguyên được sở hữu hay quản lí bởi một nhóm người nhất định Trong cơ chế
này có những quy định riêng chỉ tiết hoá cấu thành nhóm và điều tiết việc sử dụng tài nguyên Tài sản tập thể khác với tài sản nhà nước bởi vì nó được sử hữu và quản lí ở cấp độ nhóm Có
bằng chứng cho rằng tất cả các cơ chế tài sản nhà nước, tư nhân, tập thể đều có thể là những
hệ thống độc lập trong việc quản lí các hệ sinh thái (Feeny và một số người khác, 1990; Shepher, 1991) Mặc dù sự hình thành quyền sử hữu tài sản cá nhân đôi khi được coi như là
giải pháp cho các vấn để môi trường, tài sản cá nhân cũng có thể dẫn đến những thay đổi môi trường không thể đảo ngược tình hình như tuyệt chủng loài Người ta đã từng cho thấy rằng sự tuyệt chủng, đứng từ góc độ cá nhân, có khi lại có biệu quả (Farrow, 1995)
Vai trò thể chế ở cấp độ cộng đồng trong việc quản lí tài nguyên thường bị bỏ qua Sự tập trung hoá chính phủ, trong một số trường hợp, đã phá vỡ hệ thống quản lí truyền thống Việc này, công với sự thiếu khả năng quản lí tài nguyên của chính phủ, đã gây ra cơ chế tài sản tự do, và sự suy thoái môi trường đi ngay sau đó (ví dụ Bromley và Chapagain, 1984;
Nhận thức được điều này chính là một trong những nhân tố dẫn đến ngày càng có
nhiều người quan tâm đến quá trình phi-tập-trung (ví du Lutz va Caldecott, 1996) va su quan lí
tài nguyên dựa vàœcộng đồng (ví dụ Agrawal và Gibson, 1999)
Các thể chế quốc tế cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học (ví
dụ Barbier và một số người khác,1994; Swanson, 1994) Đa dạng sinh học đem lại nhiều lợi ích cho tự nhiên toàn cầu, vượt xa khỏi những gì mà một quốc gia đơn lẻ có thể cần Có lẽ đo
đó các chính phủ quốc gia không quan tâm tới việc bảo tồn sinh thái ở mức độ mà theo quan
điểm toàn cầu là lí tưởng Những thể chế như là Công ước Quốc tế về việc Cấm buôn bán các
loài động và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) và Môi trường Toàn cầu (Global
Envionment Facility) là một phần của những cố gắng quốc tế nhằm đem lại những khung chương trình, những sáng kiến cho các chính phủ để bảo tồn đa dạng sinh học ở một mức cao hơn mức gọi là tương lai quốc gia Người ta đã đề xuất một số chương trình (và một số đã
thực hiện) để tăng lợi ích mà các quốc gia đơn lẻ thu được từ việc bảo tồn đa dạng sinh thái,
chuyển quỹ đến các quốc gia sẵn sàng bảo tồn đa dạng sinh học và tăng đầu tư vào bảo tồn đa
dạng sinh học Những chương trình này bao gồm cải cách các cơ chế sở hữu trí tuệ, cải cách
cơ chế buôn bán động vật hoang dã, thoả thuận giữa các tập đoàn quốc tế lớn, đổi nợ lấy tự nhiên, hiệp ước thăm đò sinh học và đền bù trực tiếp (Barbie và một số người khác, 1994; Mc
Neely và Weatherly, 1996; Swanson 1994) `
Suy thoái môi trường và thị trường
Một số tác giả đã xem xét tác động của sự phát triển chủ nghĩa tư bản và thị trường
trao đổi toàn cầu lên các chức năng sinh thái và đa dạng sinh học (Eckholm, 1982; Redclift,
1987, 1988) Từ góc độ lí thuyết nước phụ thuộc, các tác giả này lập luận rằng mối quan hệ của sản xuất và tái sản xuất phải chịu một thay đổi to lớn trong quá trình điều chỉnh nền kinh
tế để chuyển sang các điều kiện của thị trường toàn cầu Điều này dẫn đến nhu cầu ngày càng
tăng về môi trường mà kết quả là làm suy thoái môi trường Người ta đã chỉ trích nhiều cách tiếp cận này, đặc biệt là nó đã không xem xét đến vai trò của các thể chế và cá nhan ở Thế giới thứ ba Những nhân tố này có thể làm giảm nhẹ nhu cầu của các quốc gia quan trọng, gây
ra sự thay đổi kết quả môi trường, kinh tế, xã hội (Stonich,1989) Lập luận cho rằng các xã
hội bản địa luôn quản lí được nguồn tài nguyên của mình một cách bền vững (ví dụ Redclift,
1988) đã không được các bằng chứng khác ủng hộ (Edgerton, 1992; UNEP, 1995) Nhưng ngược lại người ta tìm thấy một số ví dụ về quản lí bền vững của các xã hội tiền chủ nghĩa tư
8
Trang 34bản là đúng Vùng phía Bắc Trung Quốc, vùng Địa Trung Hải, Mesopotamia và Meosamerica
đã trải qua sự suy thoái rừng và xói mòn đất do người bản địa gây nên (Ponting, 1991)
Không phải chính thị trường gây ra các vấn đề môi trường, mà chính là các động lực
để thúc đẩy kinh tế Các động lực này bao gồm các quy trình như tham nhũng từ công nghiệp
khai thác gỗ cho phép một số ít người hưởng lợi từ sự giàu có của rừng (vi du Redclift,1988),
những thay đối giá trị, bao gồm sự mất tôn trọng đối với môi trường và sự liên kết xã hội trong cộng đồng ngày càng giảm (Dasmann, 1975/76); các nhu cầu tăng từ sự tăng trưởng kinh tế — như là nhu vầu tăng ở các nước giàu và các nước nghèo; các công nghệ để thoả mãn
những nhu cầu đó — ví dụ việc đánh bắt hải sản bằng lưới đã gây ra quy mô đánh bắt lớn; và
sự chuyên môn hoá - ví dụ như trường hợp các nền văn hoá canh tác một mùa sẽ làm giảm sự
đa dạng mùa màng và nơi cư trú cho các loài (Norgaard, 1988)
Các vùng được bảo vệ: Chức năng và vấn đề
Chức năng của các vùng bảo vệ
Liên đoàn Bảo tồn Thế giới (TUCN) đưa ra sấu loại vùng bảo vệ (PSs) (TUCN, 1994) (15) Những loại vùng này liên quan tới cấp độ cho phép con người sử dụng trong vùng Ví dụ
ở những “Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt” thì con gười không được phép vào, ngoại trừ các hoạt động nghiên cứu Những “Vùng bảo vệ tài nguyên được quản lí” được quản lí chủ yếu để dành cho việc sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên Năm 1996, các vùng báo vệ, chiếm 6,29% diện tích đất trên trái đất (WCMC, 1999),
T Một số chức nang của vùng bảo vệ được ghi nhận như sau (McNeely va nhimg người
khác, 1990; IUCN, 1993):
góp phần duy trì các quá trình sinh thái, đa dạng loài và biến đổi gien trong loài;
bảo vệ các hệ sinh thái và nơi cư trú của những loài đặc biệt;
cung cấp đào tạo, giáo dục và nghiên cứu khoa học;
duy trì hoặc mở rộng khả năng sản xuất của các hệ sinh thái và sử dụng chúng vào những
mục đích giải trí và du lịch;
góp phần duy trì các chức năng sinh thái liên kết các hệ sinh thái;
6 có thể giúp duy trì vốn văn hoá của người địa phương
Các vùng bảo vệ thường có nhiều mục tiêu bảo tồn như bảo tồn nguyên liệu gien, kiểm soát xói mòn và trầm tích, duy trì sự sử dụng của người bản địa, và cung cấp các dịch vụ giải trí và du lịch Các vùng bảo vệ có thể được lập ở những nơi cư trú tương đối không thay
đổi hay ở những vùng bị ảnh hưởng lớn bởi sự can thiệp của con người, như các vùng phong cảnh được bảo vệ ở châu Âu
Gotmark, 1992; Uỷ ban Thường trực của Hạ nghị viện về Môi trường, Giải trí, và Nghệ thuật, 1993)
Cuốn Chiến lược Đa dạng Sinh học Toàn cầu (WRI, 1992) phát triển đựa trên một quá
trình tư vấn toàn cầu của các chuyên gia, các chính phủ và các tổ chức phí chính phủ Tài liệu
này cung cấp cách tiếp cận bao quát rộng cẩn thiết cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, mà phần lớn được ghi nhận ở những vùng do người địa phương quản lí (Miller, 1996; Pimentel va
một số người khác, 1992) Cuốn Chiến lược Đa dạng Sinh học Toàn cẩu chị tiết hoá, cả ở cấp
độ quốc gia và quốc tế, những yêu cầu về mặt thể chế, những thay đổi chính sách và quỹ cần
9
Trang 35cho việc bảo tồn đa dạng sinh học Các vùng bảo vệ là một thành phần không thể thiếu của
chiến lược này, bởi vì chúng được công nhận là một trong những công cụ cần thiết để bảo vệ
đa dạng sinh học (WRI và những người khác, 1992; Uỷ ban Phát triển Bên vững, 1999) Tuy nhiên, các vùng bảo vệ chỉ thực thi với các hành động khác cần có để bảo tồn đa dạng sinh
học (ví dụ như những thay đổi trong lập pháp, trong việc sử dụng hệ sinh thái) hơn là thay thế
chúng Trên thực tế, các vùng bảo vệ chỉ giúp bảo tồn một phần nhỏ các loài hiện có Ví dụ, Reid và Miller (1989) đã cố gắng đánh giá sự đóng góp của các khu bảo vệ đối với việc bảo tồn các loài ở các rừng nhiệt đới Nhìn toàn cảnh thì tất cả các rừng nhiệt đới đều bị xoá sổ,
ngoại trừ những rừng nằm trong các khu bảo vệ được thiết lập hợp pháp, tỉ lệ phần trăm các loài sống sót như sau: Châu Phi 37-65%; Châu á Thái Bình Dương 44-71%; Mi La tinh 28- 58%
Người ta ghỉ nhận rằng diện tích đất bể mặt mà các khu bảo vệ ở các loại từ I-V sẽ không thể vượt quá 10% tổng điện tích đất trên Trái đất, và loại VI không quá 20% (Reid va
Miller, 1989) Tuy nhiên đây chỉ là những con số ước tính ở đây có sự hạn chế hiểu biết về mức độ mà các khu bảo vệ hiện có đáp ứng được những tiêu chí đề ra trong thiết kế các hệ
thống khư bảo vệ quốc gia (16) Vì chính sự thiếu hiểu biết này nên hiện thời khong thể xác định một cách chính xác diện tích đất nên được bảo vệ Các nước đơn lẻ có những nhu cầu
bảo tồn khác nhau do các điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường nhất định quyết định Tuy nhiên, trong khi chưa có một sự hiểu biết đầy đủ về phần trăm diện tích (ví dụ 10%; diện tích đất quốc gia) nên dành cho bảo tồn đa dạng sinh thái, thì cũng cần phải đặt ra các mục tiêu tổng quát để đánh giá các tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án thiết kế các
hệ thống khu bảo tồn
Các vấn dé nay sinh
Nhiều sáng kiến bảo tồn đã bị phê bình bởi vì chỉ tập trung vào gien, loài và các-hệ sinh thái và không quan tâm tới sự tương tác giữa đân số và môi trường tự nhiên Chính cách
bảo tồn tập trung vào sinh học và áp lực từ các nhóm người có quyền lực chính trị mạnh làm
cho điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của những người sống trong và gần các khu bảo vệ giảm tới mức cận biên (17) Những mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên này phổ biến ở
hdu khép c4c chau luc (Abel va Blaikie, 1986; Gadgil, 1992; Ghimire, 1994; Gurung, 1992;
Hough va Sherpa, 1989; Sharma, 1990; Utting, 1994; Ghimire va Pimbert, 1997; Stevens,
địa phương nguồn thu nhập thay thế (Ghimire, 1994; Ghimere và Pimbert, 1997) Tuy nhiên,
người ta ngày càng nhận thức được sự tồn tại của những vấn đề này Người ta nhận ra rằng
cần phải duy trì nền văn hoá và khu vực sống cho những người sống ở trong hay gần các khu
bảo vệ sẵn có và những khu đang để suất Đây được coi là chủ đề chính của các phiên họp
quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới lần thứ IV về Vườn quốc gia và Các khu bảo vệ
được tổ chức tại Caracas, Venezuela, 1992 Sự công nhận quyền con người kiểm soát và quản
lí các nguồn tài nguyên của mình đang được coi là yêu cầu cơ bản để duy trì văn hoá và khu
vực sống của mình(18) Kết quả là nhiều nguồn vốn được đưa vào thiết lập các khu bảo vệ với
sự tham gia của người dân địa phương ở mọi giai đoạn của quá trình (ví dụ Reti, 1993; Stevens, 1997) Dĩ nhiên không có cách nào dễ dàng giải quyết được vấn để phân bổ nguồn tài nguyên Tuy nhiên, với những thái độ thiện chí của người địa phương đối với khu bảo tồn
(Hackel, 1990; Newmark và những người khác, 1993; Stevens, 1997) ở một số nơi người ta
10
Trang 36cho rằng nếu quan tâm chú ý nhiều những nhu cầu và khó khăn của người dân địa phương thì
sẽ tăng khả năng thành công trong việc bảo tồn và các sáng kiến phát triển Để đáp ứng các nhu cầu phát triển địa phương, Dự án Hợp nhất Bảo tồn và Phát triển ra đời trong thập kỷ
1980 và được thực thi trong suốt thập kỷ 1990 Dự án này có thể đưa ra một số cơ hội bảo tồn; tuy nhiên nó cũng gặp phải một số vấn đề, như sự phức tạp trong việc thực thi các dự án hợp
nhất (biểu hiện rất rõ ràng trong các đự án hợp nhất phát triển nông thôn), chỉ phí đự án cao,
và hậu quả môi trường không lường trước
Một vấn đề khác cần được xem xét là liệu sự phát triển của hệ thống khu bảo vệ có
làm hạn chế nhiều nguồn lương thực Về quy mô toàn cầu thì điều này đường như không xảy
ra Trước hết là khoảng 36% diện tích đất trên trái đất dành cho nông nghiệp và chăn nuôi
(Ngân hàng Thế giới, 1992) Tại giai đoạn này chưa thể định lượng được phần trăm diện tích
đất sản xuất sế nằm trong các khu bảo vệ, nhưng đường như hiện tại mới chỉ dùng một phần đất trồng trọt và chăn nuôi, Thực tế, nếu giả sử rằng các khu bảo vệ sẽ chiếm 10% diện tích
đất trên trái đất thì phần lớn diện tích đất này là đất có ít tiềm năng làm kinh tế nông nghiệp
Thứ hai, lương thực không đơn giản chỉ là vấn đề của khả năng sản xuất Có rất nhiều tài liệu
ghi nhận các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội là tất cả các nguyên nhân gây ra các vấn đề khan hiếm lương thực (Drèze và Sen, 1989) Thứ ba, bởi vì khả năng sản xuất nông nghiệp
của nhiều vùng rừng nhiệt đới thấp, sản lượng nông nghiệp đạt được thường là do sự khuyến khích từ các chính sách tái phân bổ đất và các biện pháp bảo tồn được áp dụng cho đất nông
nghiệp đang canh tác hơn là sự mở rộng vào diện tích đất rừng nằm trong các khu bảo vệ (20)Tuy nhiên, những tác động xuất hiện ở quy mô địa phương sẽ phụ thuộc vào cách sắp xếp
quản lí mỗi vùng bảo vệ nhất định Mặc dù các khu bảo vệ ngày càng được thiết kế theo cách
cho phép người dân địa phương sử đụng lương thực và tài nguyên khác trong vùng, nhưng vẫn
có nhiều trường hợp, như nói ở trên, các khu bảo vệ lại có tác động xấu đối với các vùng dân
cư địa phương
Một yếu kém nữa của các vùng bảo vệ là tình trạng để tổn thương do ô nhiễm và sự xâm nhập của các loài ngoại lai Tuy nhiên, những vấn đề này không chỉ gây nguy hiểm tới các khu bảo vệ mà còn ảnh hưởng tới ví dụ như sản xuất nông nghiệp Những vấn đề này phía được giải quyết ở cấp quốc gia và quốc tế thông qua các phản ứng như Chiến lược Đa dạng hoá sinh học Toàn cầu
Cuối cùng, cách bảo vệ đa đạng sinh học hiện tại trong các vùng bảo vệ bị Noss và Harris chỉ trích bởi vì ngoài những lí do trên, nó không đem lại thay đổi sinh học có hiệu quả Hơn nữa, nó chỉ tập trung vào các khu bảo vệ đơn thuần chứ không phải toàn bộ các vùng đất,
và nó tập trung vào các loài, số lượng hơn là các hệ sinh thái và các vùng đất mà trong đó các loài và số lượng tương tác với nhau Dựa trên cơ sở này người ta đã đưa ra khái niệm quản lí
vùng sinh học để bảo tồn đa dạng sinh học Vùng sinh học nên đủ lớn để đảm bảo sự có mặt
của nhiều hệ sinh thái, duy trì các chức năng sinh thái và chứa các cộng đồng người; việc xem xét đa dạng sinh học ở cấp độ vùng sinh học cho phép hoà nhập các vùng bảo vệ với các vùng cảnh quan xung quanh (WRI và một số người khác, 1992; Miller, 1996)
Những nét chính của cuốn sách
Phần I giới thiệu khung lí thuyết Định nghĩa vấn đề và sự phát triển các chính sách, lí thuyết giải quyết vấn để đó cũng như ứng dụng của chúng phụ thuộc vào mô hình phương pháp cụ thể đã lựa chọn Do đó các vấn đề về phương pháp luận sẽ được thảo luận ở hai chương tiếp theo Chương 2 xem xét đến vấn đề liệu có thể phát triển được một chương trình
nghiên cứu lớn trong khi vẫn đảm bảo chương trình đang nghiên cứu vừa có liên quan vừa có tác động tới quy trình hoạch định chính sách Đưa ra một cách khái quát về triết học thực chứng, những nhược điểm và những tác động của nó đối với kinh tế học Sau đó sẽ xem xét kỹ
il
Trang 37một đề xuất về làm cho kinh tế sinh thái học trở thành một khoa học hậu đại (post-normal)
Cuối cùng sẽ thảo luận về triết học có tính tich cuc (constructivist phylosophy) Chutong nay
sẽ đưa ra câu trả lời rõ rằng cho vấn đề đã nêu ở trên, và một điều cần lưu ý rằng có những sự
bổ sung tương hỗ tiểm tàng giữa khoa học thường thức và triết học có tính tích cực cần phải đào sâu hơn
Chương 3 xem xét một số nét đặc trưng của các mô hình kinh tế sinh thái học và kinh
tế môi trường học, và những tác động tới các quá trình hoạch định chính sách liên quan đến việc sử dụng các hệ sinh thái Kinh tế sinh thái học tập trung vào việc sử dụng các hệ sinh thái, sự phân chia giữa các cổ đông, và việc phân bổ các cách sử dụng khác nhau Mối quan
tâm đến việc phân bổ hiệu quả các tài nguyên cũng được chia sẻ với kinh tế môi trường học
Hành vi của con người rất quan trọng trong việc quyết định quá trình hoạch định chính sách
ưu tiên Do đó mẫu hành vi tân cổ điển sẽ được xem xét và đề xuất một mô hình mở rộng Mô hình mở rộng này nhấn mạnh những ưu tiên và mục tiêu có thể thay đổi, những cá nhân và thể chế có thể bộc lộ hành vi từ ích kỷ tới quảng đại, và từ lí trí tới chuẩn mực Các cá nhân tác
động tới thể chế và ngược lại Do đó, không nên chỉ tập trung phân tích các cá nhân và hàng
hoá, như kinh tế học tân cổ điển đẻ xuất, mà còn tập trung phân tích các thể chế Các thể chế cung cấp hệ thống các nguyên lí để ra quyết định sử dụng hệ sinh thái Sự tồn tại của các thể
chế thích hợp góp phần quan trọng vào việc quyết định xem các mô hình sử dụng hệ sinh thái
có bên vững, công.bằng và hiệu quả-không Quá trình hoạch định chính sách này nên cho
phép các cá nhân và các thể chế cập nhật mục tiêu cuả mình, bày tỏ các quan điểm của mình
và làm cho quá trình hoạch định chính sách trở nên hợp lí
Chương 3 cũng xem xét một số yếu điểm của phương pháp phân tích chi phí-lợi ích Những yếu điểm này sẽ được giải quyết trong hai chương tiếp theo, đặc biệt chứ ý đế đánh giá
đa dạng sinh học và các khu bảo vệ Những bất cập của kinh tế môi trường học tân cổ điển chỉ
ra sự cần thiết phải xem xét đến các công cụ dùng để thực thi hay thay thế phương pháp phân tích chỉ phí-lợi ích nếu thích hợp
Chương 4 trước hết sẽ điểm lại một số khía cạnh kinh tế của đa đạng sinh thái Đa đạng sinh học là một thuộc tính quan trọng của vốn tự nhiên Do vậy, các hàm ý của các chính sách bảo tồn đa dạng sinh học để đạt được tính cân bằng liên thế hệ(intergenerational
equity) được phân tích bằng cách giải quyết vấn đề sử dụng vốn tự nhiên lớn hơn Chương này
thảo luận các khái niệm về nguyên lí phòng ngừa và chuẩn mực an toàn tối thiểu, sau đó là
các nguyên tắc đạo đức rút gọn và ứng dụng của nó vào các vấn đề cân bằng liên thế hệ Từ
đó rút ra ba cấp độ cân bằng liên thế hệ-mở rộng, trung gian và tối thiểu Cân bằng liên thế hệ
tối thiểu yêu cầu duy trì tài sẵn tự nhiên tái sinh quan trọng có chức năng duy trì sự sống Những nỗ lực bảo vệ loài và các hệ sinh thái trong hệ thống vùng bảo vệ của các nước góp
một phần vào việc bảo tồn tài sản tự nhiên tái sinh quý giá của mình Do đó, chỉ cần tuân theo từng phần yêu cầu để đạt được tính cân bằng liên thế hệ tối thiểu
Chương 5 dành một phần nghiên cứu các quá trình và công cụ áp dụng vào việc phân
bổ tài nguyên tự nhiên, với chú ý đặc biệt tới tính cân bằng liên thế hệ, chính sách, khả năng
duy trì bền vững và khả năng ứng dụng thực tế Những vấn dé thực tế gặp phải trong khi ứng
dụng phương pháp phân tích chỉ phí-lợi ích để đánh giá tài nguyên và tính cân bằng liên thế
hệ sẽ được thảo luận trước Kinh tế môi trường học đối mặt với một số vấn đề về thực tế và lí
thuyết khi liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học; và người ta gợi ý rằng cẩn phải chọn một
cách lập kế hoạch sử dụng đất Những nghiên cứu về thói quen quy hoạch sử dụng đất, các
cách quy hoạch và bảo tồn hiện thời đã làm nổi bật tâm quan trọng của sự tham gia của các cổ
đông Khái niệm về sự tham gia này cũng được thảo luận và cùng giải thích một số nghĩa của
từ này khi gặp Ngoài những vấn để khác, chương này cũng để xuất rằng sự tham gia của các
12
Trang 38cổ đông có thể giải quyết một số vấn dé đáng quan tâm ở chương 4 về những hạn chế của hệ
thống các nguyên lí kinh tế học tân cổ điển trong việctính toán lãi suất và quan điểm của các
cổ đông Cân nhấn mạnh rằng sự tham gia này là rất quan trọng nhưng với các cách tiếp cận
từ dưới lên trên đơn giản thì chưa phải là lời giải đáp Do đó cần phải điều hoà các quy trình
quy hoạch từ trên xuống dưới, từ đưới lên trên, đặc biệt là để xem xét đến khía cạnh chính trị liên quan đến việc sử dụng và quy hoạch tài nguyên Trừ phi thông qua thực thi để khám phá, còn cho dù quy trình quy hoạch ban đầu có chỉ tiết và được hưởng ứng bao nhiêu đi nữa thì quy trình quy hoạch cũng không thích hợp
Phần II trình bày các trường hợp nghiên cứu, minh họa các khía cạnh cụ thể của hệ
thống các nguyên lí trình bày trong phân I, và đem đến phương pháp phân tích tự giới hạn (Self-contained analyis) các vấn đề tác động tới bảo tồn đa dạng sinh học -
Chương 6 mở đầu phần II bằng việc phân tích chương trình Hiệp định Rừng Khu vực
Đây là một chương trình quy boạch tài nguyên và môi trường đắt giá nhất, toàn diện nhất và tham vọng nhất được tiến hành ở Austalia Mục tiêu của chương trình là phân bố các hệ sinh
thái để sẵn xuất và bảo tồn Nguồn gốc của chương trình này một phần đựa vào những mâu thuẫn trước kia giữa một bên là các nhà bảo tổn sinh học và một bên là các dịch vụ công
nghiệp và rừng của nhà nước Chương trình được nghiên cứu trong các bối cảnh chính trị và
lịch sử của nó với truyền thống lâm nghiệp, khoa học, cấu trúc công nghiệp nhất định và với
sự mong đợi của công chúng Một số bài học ban đầu đã được rút ra Những bài học này bao gồm những khám phá về sự thiết lập một quy trình cấu trúc trước liên quan tới các vấn đề
phức tạp là một thành tựu quan trọng, những mâu thuẫn dường như đã được kiểm chế, và sự
tham gia của các cổ đông ở các nước khác nhau với các mức độ khác nhau nhưng ổn định — từ
phân phát thông tin đến tư vấn — và đã được tác động bởi khả năng tăng lãi suất của một số cổ đông một cách hiệu quả hơn thông qua quy trình mang tính chính trị
Chương 7 đem đến một triển vọng cho chính phủ về lợi ích của các thoả thuận hợp tác,
như các hợp tác không chính thức và các đối tác chính thức Điều này được thể hiện bằng các chính sách, chương trình của chính phủ Australia gắn với vấn đề hợp tác và bảo vệ môi trường biển của nước này Australia là một nước có môi trường biển đa dạng vào bậc nhất thế giới,
và có các hệ thống quản lí tài nguyên biển tiên tiến nhất Chương này thảo luận một số
thách thức gắn với sự phát triển của Hệ thống đại điện quốc gia Australia về các vùng bảo vệ
biển Chương này cũng đề cập tới khó khăn trong việc hoà hợp các lợi ích của các cổ đông đối
nghịch nhau, và dé xuất các chiến lược được coi là trung tâm của sự thành công trong các khu
bảo vệ biển cần những điều sau:
e _ hiểu biết rõ về tất cả các vấn đề kinh tế-xã hội liên quan đến vị trí các cá nhân;
* cdc co ché để nhận biết các mục tiêu thông thường thông qua các quá trình tư vấn.để mà
có thể giải quyết các mẫu thuẫn không gây hại các thoả thuận đã thiết lập,
« cam kết giải quyết các mâu thuẫn khi chúng phát sinh để giảm tối đa mọi sự suy đoán,
tăng cường quy định rằng tất cả các cổ đông phải có trách nhiệm bảo vệ và quản lí đa
đạng sinh học biển;
* tao các cơ hội cho phép các cổ đông đóng góp xác thực vào thiết kế, quy hoạch, quản lí và
kiểm soát các khu bảo vệ biển
Chương 8 dẫn chứng ví dụ về các vấn đề chính sách, chính trị đối mặt với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh thái Phân tích ứng dụng với trường hợp của Indonesia, một trong những nước có hệ sinh thái đa dạng nhất Nghiên cứu tập trung vào những tác động của chính sách ,
và chính trị lên quá trình phi tập trung hoá, việc sử dụng tài nguyên cộng đồng, thành phần tham gia và sự tồn tại của các khu bảo vệ Điểm lại một số thành tựu mà Indonesia đạt được
13
Trang 39trong bảo tôn đa dạng sinh học, và một số những vấn để cấp thiết nhất đang thách thức khả
năng của quốc gia này để đáp ứng được mong đợi của cộng đồng thế giới Phân tích này gồm
một đánh giá về các vấn đề cấp địa phương và cấp quốc gia, sử dụng trường hợp Khu bảo tồn
Tự nhiên Hutan Bakau Pantai Timur làm ví dụ Sau đó kiểm tra những cẩn trở do chính sách
chính phủ gây ra khi muốn hoà hợp giữa các cộng đồng địa phương và chính phủ Cuối cùng xem xét tiểm năng quyền lực được giao phó để quản lí bảo tồn, vì quyền lực này có thể hỗ trợ các chính phủ và cộng đồng cấp địa phương kiểm soát tỉ lệ suy thoái rừng và các khu bảo vệ
Chương 9 tóm tắt tâm quan trọng của những gì rút ra được từ khu Vườn quốc gia Adirondack, một sự kết hợp độc nhất vô nhị giữa đất do tư nhân sở hữu và nhà nước bảo vệ được tuân thủ theo các luật phân khu(zoning laws) Sự kết hợp của các mô hình sở hữu này làm cho khu Vườn quốc gia Adirondack trở thành một ứng dụng độc nhất vô nhị trong quy hoạch sử dụng đất tương thích với việc bảo vệ đa dạng sinh thái trên quy mô lớn Tuy nhiên, những thành tựu đạt được trong việc bảo vệ môi trường phải trả giá bằng sự tự do của chủ sử hữu đất tư nhân và cộng đồng địa phương Điều này dẫn đến sự căng thẳng thường xuyên giữa
- các tổ chức công cộng và các dân cư và cổ đông địa phượng Lí do của sự căng thẳng đó là
vườn quốc gia này phát triển theo mô hình quy hoạch từ trên xuống, mà mô hình này hầu như không xem xét đến sự đầu tư của các cộng đồng địa phương Chương này đưa ra một quan điểm mang tính lịch sử về quá trình hoạch định gây ra sự chắp vá giữa đất công cộng và đất tư
nhân trong vườn quốc gia Chương này thảo luận những phát triển trong nghiên cứu và đổi mới quyết định gần đay để tìm kiếm cầu nối khoảng cách kiến thức giữa các nhóm cổ đông,
những nhà hoạch định và những người chịu tác động của các quyết định sử dụng đất nhiều nhất Bốn ví dụ về quá trình xây dựng cầu nối này để minh hoạ cho tiềm năng tăng cường các
nỗ lực phát triển bền vững trong khu Adirondack do nghiên cứu dựa trên cộng đồng và các
chính sách đưa ra
Chương 10 thảo luận phương pháp lựa chọn để hoà hợp giữa chương trình nghị sự
quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học với nhu cầu thiết yếu của địa phương về phát triển và
bảo tồn ở Vanuatu (Nam Thái bình dương) Ứng dụng của phương pháp học mang tính tích
cực sẽ được kiểm chứng trước khi xem xét các vấn đề về thể chế và chính sách Vanuatu là
một trường hợp rất thú vị, bởi vì, không giống như nhiều vùng nhiệt đới khác, đất ở đây không
do nhà nước mà do người dân bản địa sở hữu ở đây đánh giá các quan điểm của người dân vẻ
bảo tồn, quản lí rừng và các thế hệ tương lai, và mặc dù người dân tỏ ra rất quan tâm tới vấn
dé bao tén và lợi ích của các thế hệ tương lai, song họ cũng lo lắng về việc cắt giảm lợi ích hiện thời từ nguồn tài nguyên rừng của mình Những quan điểm này tác động tới phương pháp
đã lựa chọn trong việc thiết lập và thấm định một trong những khu bảo vệ đang được xem xét
Các trường hợp nghiên cứu này làm nổi bật một số vấn đề liên quan đến phát triển những
phương pháp mang tính xây dựng với nghiên cứu và hoạch định chính sách, bao gồm cả việc
sử dụng các phân tích kinh tế Chương này còn thảo luận các vấn đề liên quan tới các dự án
phát triển và bảo tồn hợp nhất và chính sách bảo tồn quốc gia
Chương 11 xem xét các mối quan hệ phức tạp từ quy mô địa phương đến quy mô quốc
tế giữa người tham gia, cảnh quan, và các thể chế chính thức và không chính thức mà những
người đưa ra sáng kiến bảo tồn thảo luận Điều này tiến hành bằng việc xem xét trường hợp
Vườn quốc gia Rajiv Gandhi ở Karataka, vườn quốc gia nhận được sự hỗ trợ ở dạng dự án
phát triển và bảo tổn hợp nhất nằm trong Dự án Phát triển ấn Độ Chương này xem xét những tương tác trên hình thành nên một quá trình can thiệp, gần như là kết quả, như thế nào, và tạo
ra những ý tưởng lớn hơn cho các chương trình bảo tồn Để làm điều này, chương I1 đã phát triển một hệ thống các nguyên lí phân tích, bắt nguồn từ phương pháp luận mang tính tích
14
Trang 40cực, tập trung vào các nhân vật liên quan tới cảnh quan và ngữ cảnh thể chế Hệ thống phân
tích này nhằm làm nổi bật những giả thiết chưa lời giải đáp về thành phần tham gia, cảnh
quan và thể chế trong các dự án phát triển và bảo tồn hợp nhất Một trong số kết quá đạt được
là các dự án phát triển và bảo tồn hợp nhất cố gắng thao tác các mối quan hệ giữa các nhân vật và cảnh quan lại cùng một điểm đã xác định trước Hệ thống nguyên lí đo con người định
hướng đặt ra vấn đề là khả năng một sự can thiệp như vậy có đật được những mục tiêu đã để sẵn Trong trường hợp nghiên cứu của chương 11, sự can thiệp này rõ rằng là do đàm phán và
chính trị giữa hai bên tham gia tiến hành; quá trình này có thể được tiến hành song song với
những cách thức ít rõ rằng hơn ở nơi khác Phát hiện này chỉ ra nhu cầu cần một cách tiếp cận
với địa điểm xác định, do quy trình định hướng và kết thúc mở hơn cách tiếp cận nằm trong
các dự án phát triển và bảo tồn hợp nhất và các chương trình bảo tồn dựa vào cộng đồng hiện
phổ biến nhất
Cuối cùng, hệ thống nguyên lý lý thuyết và một số trường hợp nghiên cứu đã chỉ ra,
một cách trực tiếp hay gián tiếp, tầm quan trọng của mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên thiên nhiên Do đó, chương 12 đặc biệt giải quyết vấn đề quản lý mâu thuẫn Điều này liên quan tới
vấn đề của các mâu thuẫn và tranh chấp phi bạo lực được coi như là những hạn chế đối với việc quản lý tài nguyên tự nhiên bên vững ở cấp độ cộng đồng Đầu tiên là đưa ra những nét
cơ bản về vai trò của mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên tự nhiên Sau đó đưa ra một phương pháp luận nhằm tháo gỡ mâu thuẫn để đặt được khả năng bên vững Phương phát luận này được phát triển để hướng dẫn chương trình quản lý mâu thuẫn nằm trong các dự án tài nguyên
thiên nhiên dựa vào cộng đồng do các tổ chức phi chính phủ tài trợ ở Nam Thái bình dương Đưa ra những ví dụ về kết quả đạt được rút ra từ các hoạt động quản lý mâu thuẫn được tiến
hành ở Lakekamu Basin ICDP, Papua New Guinea Chương này còn thảo luận những lợi ích
chung của quản lý mâu thuẫn trong các dự án tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng gắn với việc xây dựng tài sản xã hội và đảm bảo an ninh nơi sinh sống
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Giới thiệu
Liệu có thể tiến hành một chương trình nghiên cứu chặt chẽ trong khi vẫn đảm bảo nó
vẫn liên quan và tác động vào quá trình hoạch định chính sách? Đây là một vấn đề quan trọng
hàng đầu của nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, và đặc biệt là sự phát triển của kinh tế
sinh thái học, một ngành học được định nghĩa là do vấn đề tạo ra, với những phân tích và
thành tựu về khả năng bề vững (Costanza và một số người khác, 1991)
Một số nhà kinh tế học đã từng nêu quan điểm rằng phương pháp luận không liên quan gì tới thực tiễn của kinh tế học Tuy nhiên, Hoover (1995, p733) lại nhấn mạnh rằng những người “hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bất cứ một phương pháp luận nào thường
là những người là nô lệ của một nhà phương pháp luận đã không còn hợp thời nữa" Kuhu (1970) lập luận rằng mô hình nhất định do người nghiên cứu lựa chọn sẽ định hình vấn đề
nghiên cứu bằng cách đưa ra các quy ước xem xét những vấn đề nào có liên quan, làm thế nào
để đưa vào phân tích và phải dùng các công cụ phân tích nào để giải quyết các vấn đề nghiên cứu Tầm quan tróng của các vấn đẻ về phương pháp đối với một ngành khoa học mới như kinh tế sinh thái học đã được nêu ra ngay trong phần đầu của cuốn Kính tế Sinh thái học
'Hầu hết các sự giao thoa về phương pháp luận giữa sinh thái học và kinh tế học là
quá hẹp để tạo ra những kết quả thú vị Tóm lại, kinh tế sinh thái học dường như sẽ phat triển thành một ngành học hữu ích nếu nó bên vững phạm vì rộng của cơ sở
15