Các dạng địa hình do biển chiếm diện tích chủ yếu trên các khu vực của cung bờ lõm của đảo, gồm các thành tạo thềm biển và bãi biển thuộc các thế hệ khác nhau.
Thềm mài mòn cao 40-60m, tuổi Pleistocen giữa phân bố chủ yếu ở phía đông Bãi Xếp, Bãi Làng và các mũi nhô trên bờ biển phía tây đảo. Thềm này có sự phân
bố cuội sỏi thạch anh mài tròn tốt, đ−ợc bảo tồn d−ới lớp tảng lăn đã đ−ợc đề cập tới
ở trên
Thềm mài mòn-tích tụ cao 20-30m, tuổi đầu Pleistocen muộn có diện phân bố điển hình tại phía bắc-đông bắc Bãi Làng, chúng bị phân cắt tạo địa hình gò đồi thoải. Trên thềm này còn gặp nhiều tảng granit mài tròn kém, nhiều nơi đá gốc bị phong hoá laterit mạnh, tạo vỏ phong hoá màu vàng nâu.
Thềm mài mòn-tích tụ cao 10-15 m, tuổi cuối Pleistocen muộn là bậc địa hình chuyển tiếp giữa các thềm 20-30m với các bề mặt tích tụ vũng vịnh hoặc thềm tuổi Holocen giữa, có diện phân bố hẹp ở rìa thung lũng Đồng Chùa. Trên hầu hết các diện tích này đều gặp tập cát lẫn bột sét mỏng phủ lên vỏ phong hoá của đá granit (hình 1.11).
Hình 1.11: Đứt gãy Đồng Chùa thể hiện thành dạng địa hình hơi lõm trên đ−ờng phân thuỷ và s−ờn phía tây núi Hòn Đại
Thềm tích tụ cát biển cao 4-6m tuổi Holocen giữa là hệ đê cát và bề mặt tích tụ
vũng vịnh tuổi Holocen giữa đ−ợc thành tạo trong thời kỳ cực đại của biển tiến
Flandrian, hiện tồn tại trên độ cao từ 4-6 mét. Sự phân bố kề nhau của hai thành tạo
này đ−ợc quan sát tại khu vực Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Chồng (hình 1.12, 1.13). Đặc
Đề tài KC-09-12: Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế-sinh thái và du lịch Cù Lao Chàm
Bề mặt bãi biển Holocen muộn là các bãi biển, một dạng địa hình đặc tr−ng và
tại Cù Lao Chàm có nhiều nét độc đáo.
Hình 1.12: Bãi Làng với bờ cát mịn và các mỏm nhô đá gốc
Đề tài KC-09-12: Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế-sinh thái và du lịch Cù Lao Chàm