1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm

128 3,3K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG 1.1 HỆ THỐNG NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng - Theo tiêu chuẩn xây dựng

Trang 1

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS LÊ VĂN HÙNG, TS NGUYỄN QUANG CƯỜNG

và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Công trình, khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đã chỉ bảo

và hướng dẫn khoa học và cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2013

Tác giả luận văn

Doãn Văn Tuấn

Trang 2

nhân tôi Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được

ai công bố trước đây Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 11 năm 2013

Tác giả luận văn

Doãn Văn Tuấn

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG 3

1.1 HỆ THỐNG NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3

1.1.1Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng 3

1.1.2Quản lý dự án 3

1.1.3Quản lý dự án xây dựng 6

1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 9

1.2.1Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng 15

1.2.2Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình 15

1.2.3Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 17

1.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG 21

2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ CAO TẦNG 21

2.2 CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG 22

2.2.1 Lịch sử xây dựng nhà cao tầng 22

2.2.2 Công tác nền móng 23

2.2.2.1 Cọc khoan nhồi 23

2.2.2.2 Cọc đúc sẵn 26

2.2.3 Thi công tầng hầm 27

2.2.3.1 Đào đất được hỗ trợ bằng hàng cọc cừ 28

2.2.3.2 Đào đất hỗ trợ bằng tường barret 29

2.2.3.3 Đào đất được chống bằng tường cọc khoan liên tiếp hoặc tường cọc giao nhau 30

2.2.3.4 Kỹ thuật thi công đào lộ thiên 31

2.2.3.5 Kỹ thuật thi công Top - Down 32

2.2.3.6 Kỹ thuật thi công semi Top - Down 32

2.2.4 Thi công tường và sàn 33

2.2.4.1 Ván khuôn 33

2.2.4.2 Bê tông 34

Trang 4

2.3.2 Các yêu cầu quản lý chất lượng đối với Nhà thầu 38

2.3.2.1 Xây dựng tủ mẫu lưu 39

2.3.2.2 Quản lý chất lượng bê tông 39

2.3.2.3 Quản lý chất lượng các loại thép 41

2.3.2.4 Quản lý chất lượng hình học 42

2.3.2.5 Quản lý chất lượng vữa xây trát 42

2.3.2.6 Quản lý chất lượng khối xây 42

2.3.2.7 Quản lý chất lượng đá ốp, gạch ốp lát 43

2.3.2.8 Quản lý chất lượng các công tác lắp đặt điện nước 43

2.3.3 Công tác quản lý chất lượng của Chủ đầu tư và Giám sát 44

2.3.3.1 Quản lý chất lượng của Chủ đầu tư 44

2.3.3.2 Quản lý chất lượng của Tư vấn giám sát 44

2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng 45

2.3.4.1 Công tác lựa chọn nhà thầu 45

2.3.4.2 Công tác Tư vấn xây dựng công trình 46

2.3.4.3 Công tác thí nghiệm 47

2.3.4.4 Công tác quản lý chất lượng vật liệu thi công 47

2.3.4.5 Công tác an toàn, vệ sinh môi trường tại các dự án 49

2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG HIỆN NAY 49

2.4.1 Mô hình quản lý tổ chức thi công trên công trường: 49

2.4.1.1 Mô hình 1: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 50

2.4.1.2 Mô hình 2: Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 50

2.4.1.3 Một số mô hình tổ chức trên công trường 51

2.4.2 Vai trò của các bên liên quan: 54

2.4.2.1 Vai trò của Chủ đầu tư: 54

2.4.2.2 Vai trò của Tư vấn giám sát: 54

2.4.2.3 Vai trò của Tư vấn thiết kế: 55

2.4.2.4 Vai trò của Nhà thầu thi công: 56

Trang 5

2.4.3.1Quan hệ giữa Tư vấn giám sát với Chủ đầu tư 56

2.4.3.2Quan hệ giữa Đoàn TVGS với Nhà thầu 57

2.4.3.3Quan hệ của Đoàn TVGS với Thiết kế 58

2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: 58

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG TẦNG HẦM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 60 3.1 QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẦNG HẦM 60

3.1.1 Khái niệm tầng hầm: 60

3.1.2 Sự cần thiết của tầng hầm trong nhà cao tầng 61

3.1.2.1 Do nhu cầu sử dụng: 61

3.1.2.2 Về mặt nền móng 61

3.1.2.3 Về mặt kết cấu 62

3.1.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng tầng hầm hiện nay 62

3.1.3.1 Hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng: 62

3.1.3.2 Bất cập trong quá trình quản lý chất lượng: 62

3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 67

3.2.1 Giải pháp quản lý : 67

3.2.2 Giải pháp kỹ thuật 70

3.3 ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP VÀO THI CÔNG : 75

3.3.1 Giới thiệu công trình: 75

3.3.2 Giải pháp quản lý chất lượng công trình: 76

3.3.2.1 Giải pháp kỹ thuật: 76

3.3.2.2 Giải pháp quản lý: 89

3.4 KẾT LUẬN: 102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104

Trang 6

1 SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 : Quá trình thi công cọc khoan nhồi 25

Hình 2.2: Cọc bê tông ứng suất trước được thực hiện bởi búa thả 27

Hình 2.3 : Cọc cừ 28

Hình 2.4: Thi công tường barret 30

Hình 2.5: Ván khuôn trượt 34

Hình 2.6 : Mô hình chủ đầu tư trực tiếp QLDA 50

Hình 2.7 : Mô hình chủ đầu tư thuê Tư Vấn QLDA 51

Hình 2.8: Mô hình quản lý tổ chức thi công trên công trường 52

Hình 2.9: Mô hình ban quản lý 52

Hình 2.10: Mô hình đoàn TVGS 52

Hình 2.11: Mô hình ban chỉ huy công trường 53

Hình 2.12: Mô hình ban giám sát tác giả 53

Hình 3.1: Phối cảnh công trình 75

Hình 3.2 : Sơ đồ quy trình thi công tường chắn đất 79

Hình 3.3: Mô hình tổ chức thi công 89

Hình 3.4: Sơ đồ kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào 96

Hình 3.5: Sơ đồ quản lý chất lượng máy móc thi công 97

Hình 3.6: Sơ đồ bảo đảm chất lượng thi công bộ phận công trình 98

Hình 3.7: Sơ đồ bảo đảm chất lượng giai đoạn thi công xây lắp 100

2 BIỂU BẢNG Bảng 2.1 : Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước 21

Trang 7

BQL Ban quản lý

CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện tại nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, diện mạo đất nước không ngừng được đổi mới Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì các lĩnh vực khác của đời sống cũng thay đổi Nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước thì rất nhiều công trình nhà cao tầng đã được xây dựng tại các thành phố Với tình trạng dân số tại các thành phố lớn đang ngày càng đông đúc thì việc xây dựng nhà cao tầng là một giải pháp để giải quyết vấn đề nhà ở cho thành phố Trong những năm gần đây có rất nhiều sự cố xảy ra khi xây dựng nhà cao tầng do làm chưa tốt công tác quản lý chất lượng và an toàn Chính vì vậy việc quản lý chất lượng nhà cao tầng là một vấn đề quan trọng và cần thiết Chất lượng xây dựng ở đây phải xem xét từ việc phê duyệt dự án đầu tư đến khi kết thúc

dự án, công trình nghiệm thu và đưa vào sử dụng Trong xây dựng nhà cao tầng thì tầng hầm là một phần không thể thiếu vì tầng hầm trong nhà cao tầng tỏ ra có hiệu quả tốt về mặt công năng sử dụng, tăng độ ổn định về mặt kết cấu cho công trình và phù hợp với quy hoạch đô thị trong tình hình phát triển đô thị và gia tăng dân số hiện nay

Hiện nay ở nước ta việc quản lý chất lượng công trình xây dựng dựa vào luật xây dựng, các nghị định và thông tư dưới luật Trong đó nhà nước đã ban hành Luật Xây dựng, Chính phủ ban hành các Nghị định, các bộ ngành liên quan ban hành những thông tư hướng dẫn Ngoài ra nhà nước còn ban hành định mức dự toán, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn trong xây dựng Thiết lập bộ máy quản lý tham mưu giúp việc cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng như ở trung ương

có cục quản lý chất lượng xây dựng, ở các tỉnh có các trung tâm kiểm định chất lượng

Tuy vậy trong quá trình xây dựng công trình vẫn còn rất nhiều bất cập trong quá trình quản lý chất lượng Trong thời gian qua đã xảy ra hàng loạt sự cố công trình xây dựng gây nhiều thiệt hại về con người và tiền của Trong đó, các sự cố về

Trang 9

tầng hầm chiếm đa số Chính vì vậy một lần nữa việc quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng nói chung và tầng hầm nói riêng cần phải được bảo đảm với các giải pháp về kỹ thuật và quản lý

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tổng quan về quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng, đi sâu vào quản lý chất lượng tầng hầm và đề xuất một số giải pháp bảo đảm chất lượng

3 Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện

- Nghiên cứu tổng quan về công tác quản lý chất lượng trong xây dựng

- Điều tra khảo sát, thu thập tổng hợp tài liệu thực tế xây dựng

- Phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp trong quản lý xây dựng tầng hầm

4 Kết quả dự kiến đạt được

- Hệ thống những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và công tác quản lý chất lượng công trình

- Thực trạng công tác quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng hiện nay, đánh giá những kết quả đạt được, những vấn đề bất cập, tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện

- Đề xuất một số giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm và áp dụng vào một công trình cụ thế

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG

1.1 HỆ THỐNG NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng

- Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam thì Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu

và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực

- Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt đựơc

sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định

- Theo luật xây dựng Việt Nam 26-11-2003 thì Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới,

mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở

1.1.2 Quản lý dự án

a Khái niệm

Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống

để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư dự án phải lên kế hoạch tổ chức, điều hành, kiểm tra, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình

từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án

Quản lý dự án thực chất là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định

Trang 11

về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định

Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi

Các yếu tố thời gian, chi phí và chất lượng là những mục tiêu cơ bản và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy mối quan hệ của ba mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án hay trong các thời kì của một dự án, nhưng nói chung để đạt kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải “ hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia Do vậy, trong quá trình quản lý dự án các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu này

b Nội dung quản lý dự án

Chu trình quản lý dự án xoay quanh 3 nội dung chủ yếu sau:

- Lập kế hoạch: Là việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc được

hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và quá trình phát triển kế hoạch hoạt động theo một trình tự logic

- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm

tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến

độ thời gian Nội dung này chi tiết hóa thời hạn thực hiện cho từng công việc

và toàn bộ dự án

- Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình

hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng

Các nội dung của quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó cung cấp các thông tin phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án

Nội dung cơ bản về quản lý dự án:

Trang 12

- Quản lý phạm vi dự án

Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án

- Quản lý thời gian dự án

Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ dự án

- Quản lý chi phí dự án

Quản lý chi phí dự án là quản lý chi phi, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí

- Quản lý chất lượng dự án

Quản lý chất lượng dự án là quy trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng

- Quản lý nguồn nhân lực

Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất Nó bao gồm các công việc như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban dự án

- Quản lý việc trao đổi thông tin dự án

Quản lý việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu nhập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án

- Quản lý rủi ro trong dự án

Khi thực hiện dự án sẽ gặp những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường trước được Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa

Trang 13

những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định trong dự án Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro

- Quản lý việc mua bán của dự án

Quản lý việc thu mua của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm

sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự

án Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu

- Quản lý việc giao nhận dự án

Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản lý dự án trên thế giới đưa ra Một số dự án sau khi dự án hoàn thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất Dự án vừa bước vào giai đoạn đầu của vận hành sản xuất nên khách hàng có thể thiếu người quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính năng, kỹ thuật của dự án Vì vậy cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này, từ đó

mà xuất hiện khâu quản lý việc giao - nhận dự án Quản lý việc giao - nhận dự án cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên giao và nhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng kém hiệu quả, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp Trong rất nhiều dự án đầu tư quốc tế đã gặp trường hợp này, do đó quản lý việc giao - nhận dự

án là vô cùng quan trọng và phải coi đó là một nội dung chính trong việc quản lý dự

án

Các nội dung của việc quản lý dự án có tác động qua lại lẫn nhau và không có nội dung nào tồn tại độc lập Nguồn lực phân bổ cho các khâu quản lý phụ thuộc vào các ưu tiên cơ bản, ưu tiên vào các hình thức lựa chọn để quản lý

1.1.3 Quản lý dự án xây dựng

a Khái niệm

Quản lý dự án xây dựng là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực

và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu

Trang 14

đã định về kỹ thuật, chất lượng, đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

Quản lý bao gồm hai hoạt động cơ bản đó là hoạch định và kiểm soát Hai hoạt động này có mối liên hệ tương hổ và không thể tách rời nhau Muốn quản lý dự án tốt phải có tổ chức tốt Để quản lý dự án xây dựng cần nhiều bộ phận hợp thành Đó

là các kiến thức chung, các lý thuyết chung về quản lý, các lý thuyết chung về chuyên môn như là : quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, công nghệ

b Trình tự thực hiện dự án

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

- Nghiên cứu thị trường, khả năng, sự cần thiết phải đầu tư và lựa chọn địa điểm xây dựng công trình

- Đối với các dự án quan trọng quốc gia chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập báo cáo đầu tư

- Lập dự án đầu tư nếu báo cáo đầu tư được phê duyệt

- Đối với dự án không phải lập báo cáo đầu tư thì chủ đầu tư lập luôn dự án đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Với những công trình không cần lập dự án đầu tư thì tiến hành lâp báo cáo kinh tế - kỹ thuật

Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Xin xây lắp và mua sắm thiết bị

- Giao đất hoặc thuê đất để xây dựng công trình

- Đền bù giải phóng mặt bằng

- Thiết kế công trình và lập tổng dự toán

- Xin giấy phép xây dựng

- Đấu thầu - thực hiện thi công xây dựng

Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thức xây dựng

- Nghiệm thu bàn giao công trình

Trang 15

- Đưa công trình vào sử dụng

- Bảo hành công trình

- Quyết toán vốn đầu tư

c Quản lý dự án theo công việc

- Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình

- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

- Thiết kế xây dựng

- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

- Thi công xây dựng công trình

d Mục tiêu quản lý dự án xây dựng công trình

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của dự án và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốc gia mà mục tiêu quản lý dự án khác nhau Ở Việt Nam các mục tiêu quản lý dự

- Bảo vệ môi trường

e Chủ thể tham gia quản lý dự án

Nếu xét công trình xây dựng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng như một thứ

“hàng hóa” thì hàng hóa này được mua bán, trao đổi giữa hai bên chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng Hai bên đối tác này mua bán, trao đổi hàng hóa là công trình xây dựng trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước

Nhưng để công trình xây dựng hoàn thành đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, thời gian, giá thành thì phải có sự tham gia của các đơn vị khảo sát, thiết kế, tư vấn lập dự án, tư vấn quản lý dự án, nhà cung ứng vật tư, tư vấn giám sát

Quản lý nhà nước về xây dựng

Nội dung:

Trang 16

1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển và các hoạt động xây dựng

2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng

3 Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng

4 Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng

5 Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng

6 Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng

7 Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng

8 Đào tạo nguồn lực cho hoạt động xây dựng

9 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

Việc quản lý nhà nước về xây dựng tập trung ở hai nội dung sau:

+ Quản lý con người

+ Quản lý sản phẩm trong hoạt động xây dựng

Quản lý xã hội về xây dựng

1 Chủ đầu tư xây dựng công trình

2 Nhà thầu tư vấn thiết kế

3 Nhà thầu xây dựng

4 Nhà thầu tư vấn quản lý dự án

5 Tư vấn giám sát thi công xây dựng

1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng

Theo nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các thông tư hướng dẫn nghị định của Bộ xây dựng, thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý

Trang 17

chất lượng công trình xây dựng, Thông tư số 12/2013/TT-BXD ngày 31/7/2013 quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng, thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình, thì quản lý chất lượng xây dựng công trình hiện nay có những điểm khác so với công tác quản lý chất lượng trước đây khi áp dụng Nghị Định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và 49/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Một số nội dung mới, có tính chất đi sâu hơn về chất lượng công trình, đảm bảo việc quản lý về chất lượng các công trình xây dựng

1 Quản lý chất lượng công trình được nâng cao

Theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành xây dựng công trình sẽ phải cung cấp thông tin về năng lực của mình đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để đăng tải công khai trên Website của cơ quan này Các thông tin này sẽ được dùng để làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia một số hoạt động xây dựng Chủ đầu tư có thể tìm hiểu năng lực các nhà thầu theo các trang Web này

Trong 15/2013/NĐ-CP đã phân định rõ trách nhiệm quản lý chất lượng xây dựng của các chủ thể Nó đã được hướng dẫn cụ thể trong 10/2013/TT-BXD Thông tư này quy định chi tiết về việc kiểm tra, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của

cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng Phân định rõ ràng về trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, quy định chi tiết một số thủ tục về nghiệm thu, phân cấp công trình phục vụ công tác quản lý chất lượng, phân cấp sự cố, về xử

lý vi phạm trong quản lý chất lượng công trình xây dựng và một số nội dung khác như chỉ dẫn kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn

Thông tư 10/2013/TT-BXD này cũng quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về xây dựng ở trung ương và địa phương trong các công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng Quy định về việc tổng hợp, báo cáo tình hình chất lượng công trình, trong đó có các tiêu chí, các nội dung cụ thể, có

Trang 18

định lượng để giúp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nắm bắt thông tin đầy đủ

về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên toàn quốc

2 Về nâng cao chức năng quản lý cho các cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Sở Xây dựng - đơn vị chuyên ngành quản lý xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng công trình và trách nhiệm của Chủ đầu tư được nâng cao

Theo các quy định trước đây, công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đều do các đơn vị tư vấn độc lập thực hiện, dẫn đến việc chất lượng các hồ sơ thiết

kế bản vẽ thi công nhiều khi chưa đảo đảm chất lượng Việc triển khai thi công dẫn đến các phát sinh bất hợp lý ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư các dự án Theo Điều

20, điều 21 của 15/2013/NĐ-CP và 13/2013/TT-BXD thì công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp thực hiện trước khi Chủ đầu tư

tổ chức thẩm định phê duyệt Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế triển khai đối với một số loại công trình như: Nhà chung cư, công trình công cộng từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên… các dự án

có quy mô nhỏ hơn có thể vẫn để các đơn vị tư vấn độc lập thực hiện

3 Về công tác Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình

Theo quy định trước đây thì nội dung này là bắt buộc áp dụng cho các dự án có mật độ người tập trung lớn như Hội trường, Chơ, Bệnh viện…Theo Nghị định mới 15/2013/NĐ-CP thì tùy theo loại, cấp công trình mà các cơ quan quản lý nhà nước

về chuyên ngành xây dựng tham gia công tác nghiệm thu bàn giao hạng mục công trình, công trình trước khi đưa vào sử dụng Phân cấp các loại công trình xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 15/2013/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể trong Điều 7 của TT 10/2013/TT-BXD

4 Công tác nghiệm thu

Nét mới trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP là các công việc cần nghiệm thu, bàn giao, căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công

Trang 19

trình hoàn thành phải được ghi rõ trong hợp đồng thi công xây dựng giữa chủ đầu tư

và Nhà thầu thi công xây dựng

- Riêng các công trình, hạng mục công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP còn phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng

Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng được tổ chức chặt chẽ hơn để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về CLCTXD, kiểm soát CLCTXD, nhất là các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, khi đưa vào sử dụng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn khai thác, sử dụng Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã quy định tương đối rõ về việc kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng

Thông tư số 10/2013/TT-BXD đã hướng dẫn chi tiết và rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm và nội dung công tác này để cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng, Bộ Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Sở Xây dựng, Sở Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thực hiện Ngoài ra, Thông tư số 10/2013/TT-BXD còn quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan nêu trên để tránh chồng chéo trong tổ chức thực hiện, đồng thời cũng giúp các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan hiểu rõ hơn

về trình tự, thủ tục, các yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc kiểm tra công tác này

5 Công tác bảo hành công trình xây dựng

Trang 20

Bảo hành công trình xây dựng tối thiểu 12 tháng, đây là yêu cầu của Chính phủ đối với các nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình Theo đó, các nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị Thời hạn bảo hành công trình kể

từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng hoặc căn cứ vào hợp đồng nhưng không được ít hơn 24 tháng đối với công trình đặc biệt cấp I, không ít hơn 12 tháng đối với công trình cấp còn lại

6 Phân loại công trình xây dựng:

Theo Điều 6 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 thì công trình xây dựng được chia làm các loại sau:

- Công trình dân dụng

- Công trình công nghiệp

- Công trình giao thông

- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Công trình hạ tầng kỹ thuật

Ngoài những nét mới thì trong quá trình áp dụng 15/2013/NĐ-CP vào công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình cũng còn một số bất cập

1 Thời gian nghị định có hiệu lực

Nghị định 15/2013/NĐ-CP có hiệu lục ngày 15/4/2013, trong khi tất cả các cơ quan quản lý nhà nước (CQQLNN), đơn vị được giao nhiệm vụ trong các khâu kiểm soát chất lượng từ khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng lại chưa có một sự chuẩn bị về nhân lực và phương tiện dẫn đến sự lúng túng khi triển khai Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu lực ngày 09/09/2013, thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình có hiệu lực ngày 30/09/2013

2 Tăng thủ tục, tăng thời gian:

Việc giao cho cơ quan QLNN quyền và trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng công trình thông qua việc kiểm tra, kiểm soát từ khâu đầu vào là thẩm tra

Trang 21

thiết kế đến đầu ra là nghiệm thu đưa vào sử dụng là một điều rất tốt nhưng nó cũng tồn tại những bất cập đó là với số lượng hồ sơ xây dựng quá nhiều như hiện nay nhất là các đô thị lớn, Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng không thể thẩm tra được

hết trong thời gian dưới 40 ngày đối với công trình cấp I và dưới 30 ngày đối với các công trình còn lại Vì thế, sẽ gây khó khăn và kéo dài thời gian xin hoàn tất các thủ tục của công trình, tăng thủ tục hành chính, tăng thời gian xin phép xây dựng, không lợi ích gì cho việc quản lý bảo đảm chất lượng công trình

3 Công khai thông tin năng lục

Việc quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động trong xây dựng phải đăng ký với các CQQLNN về xây dựng để công khai thông tin năng lực là một điều tốt, giúp các chủ đầu tư xem xét lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu Tuy vậy, nếu làm không tốt thì cũng chỉ là một “giấy phép con” mà các nhà thầu phải “xin”, rất dễ xảy

ra tiêu cực mà thực chất thì chỉ là hình thức Bởi vì chưa thấy quy định cụ thể các thông tin năng lực mà các nhà thầu phải gửi đến CQQLNN về xây dựng để công bố công khai là gì? Không biết được các thông tin này có đủ điều kiện tin cậy để lựa chọn nhà thầu hay không? Việc “các CQQLNN về xây dựng có trách nhiệm xem xét

và quyết định đăng tải thông tin…” theo khoản 2, Điều 8 có bao gồm cả việc “thẩm định” các thông tin do nhà thầu cung cấp hay không? Nhất là thông tin về năng lực tài chính? Nếu chủ đầu tư căn cứ vào các thông tin về nhà thầu đã được các CQQLNN công bố để lựa chọn nhà thầu mà sau đó nhà thầu không đủ năng lực thực hiện thì sao?

4 Thay đổi thiết kế

Việc quy định “Những nội dung thay đổi thiết kế phải được thẩm định, thẩm tra, phê duyệt lại theo quy định của Nghị định này” (khoản 2 - Điều 22) cũng là một bất cập, gây khó khăn vướng mắc rất lớn trong thi công vì thực tế trong quá trình thi công các công trình thì việc điều chỉnh, thay đổi thiết kế là việc thường xảy ra Với những thay đổi lớn làm thay đổi địa điểm, quy hoạch, mục tiêu, quy mô, vượt tổng mức đầu tư… thì chủ đầu tư phải thực hiện đúng quy định như trước đây đã làm là trình cấp quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt, không có gì mới phải bàn cãi

Trang 22

Nhưng với những điều chỉnh thay đổi nhỏ, những xử lý thông thường như do xử lý địa chất nền móng, điều chỉnh một vài chi tiết kết cấu cho phù hợp thực tế, đảm bảo chất lượng… mà phải chờ sự thẩm tra của CQQLNN thì làm thế nào để công việc hiện trường đáp ứng tiến độ? Phải dừng thi công để chờ ý kiến thẩm tra của CQQLNN? Đây là một vấn đề rất vướng mắc trong thi công công trình hiện nay, cần thiết phải làm rõ sớm

1.2.1 Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

Theo Chương 2 của Nghị Định 15/2013/NĐ – CP ngày 06/02/2013 nêu ra trình

tự thực hiện và trách nhiệm của các bên Chủ đầu tư, Nhà thầu khảo sát, Nhà thầu thiết kế và giám sát khảo sát công tác khảo sát xây dựng Theo Điều 8, Điều 9, Điều

10, Điều 11, Điều 12 của thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 thì có nêu

ra chi tiết nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, giám sát công tác khảo sát xây dựng, nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng và nghiệm thu, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

Theo như Nghị Định 15/2013/NĐ – CP ngày 06/02/2013 này thì trách nhiệm của từng bên tham gia công tác khảo sát xây dựng đều được nêu ra rất cụ thể và chi tiết

1.2.2 Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

(Theo Chương 3 của Nghị Định 15/2013/NĐ - CP ngày 06/02/2013 Điều 13, Điều 14, Điều 15 của thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 và Thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013)

Những điểm mới của thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013

Đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; chủ đầu tư xây dựng công trình, các tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan

Đối với các công trình không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP

Trường hợp thiết kế một bước: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

Trang 23

Trường hợp thiết kế hai bước, thiết kế ba bước hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở: Chủ đầu tư tổ chức thấm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường họp thiết kế hai bước và thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở Trong quá trình thẩm định, khi cần thiết chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra các nội dung phục vụ thẩm định, phê duyệt thiết kế Nội dung thuê thẩm tra theo quy định tại Điểm c, Điểm d, Điếm đ và Điếm e Khoản 3 của Điều này

Đối với các công trình thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế ba bước, thiết kế bản

vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế một bước hoặc hai bước và các thiết

kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông

tư này trước khi thực hiện việc phê duyệt thiết kế

Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước nội dung thẩm tra thiết kế xây dựng công trình gồm:

Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế Kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế và sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình

Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác, bao gồm:

Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận, sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình

Đối với công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước, công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung, công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng -

Trang 24

chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác Nội dung thẩm tra thiết kế bao gồm nội dung quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điếm c Khoản 1 của Điều này Sự phù hợp của thiết kế

so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt (Trong trường hợp thiết kế một bước) Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình, kiếm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán, đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng

Thông tư cũng chỉ rõ thời gian thẩm tra đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp I

thời gian thẩm tra không quá 40 ngày làm việc Đối với các công trình còn lại, trừ các công trình đã quy định tại Điểm c, Điểm đ Khoản 1 Điều này thời gian thẩm tra không quá 30 ngày làm việc Đối với công trình thiết kế một bước và nhà ở riêng lẻ

thời gian thẩm tra không quá 20 ngày làm việc

Nghị định 15/2013/NĐ - CP ngày 06/02/2013 cùng với các Thông tư hướng dẫn: 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013, 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 đã hoàn chỉnh thêm cơ sở pháp lý để quản lý chất lượng trong quá trình thiết kế xây dựng công trình Nó giúp cho chủ đầu tư và CQQLNN thực hiện công việc quản lý chất lượng hiệu quả

1.2.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

(Theo Chương 4 của Nghị Định 15/2013/NĐ - CP ngày 06/02/2013 Chương 3 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013)

Đối với Chủ đầu tư

Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình xây dựng thuộc dự án đầu

tư do mình quản lý Nếu thành lập Ban quản lý dự án, lãnh đạo Ban Quản lý dự án phải có đầy đủ điều kiện năng lực theo quy định Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu đối với những tổ chức, doanh nghiệp tư vấn, doanh nghiệp xây dựng có đủ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định hiện hành Được quyền yêu cầu những đơn vị liên quan, theo hợp đồng, giải trình về chất lượng vật liệu, thiết bị, công việc… và có quyền từ chối nghiệm thu Khi Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực

Trang 25

theo quy định, phải thuê tổ chức Tư vấn có đủ năng lực thực hiện các công việc liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng như: Giám sát thi công xây lắp và lắp đặt thiết

bị, đặc biệt đối với công tác quản lý chất lượng tại công trường, công tác nghiệm thu (cấu kiện, giai đoạn, hoàn thành) và việc đưa ra quyết định đình chỉ thi công trong những trường hợp cần thiết

Đối với đơn vị tư vấn giám sát thi công

- Phải có bộ phận chuyên trách (có thể là doanh nghiệp tư vấn) đảm bảo duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống toàn bộ quá trình thi công xây lắp,

từ khi khởi công đến khi nghiệm thu bàn giao

- Phải phân định nhiệm vụ, quyền hạn của giám sát trưởng, các giám sát viên chuyên trách cho từng công việc và thông báo công khai tại công trường và đảm bảo việc giám sát được thường xuyên, liên tục

- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án

- Kiểm tra các điều kiện khởi công, điều kiện về năng lực các nhà thầu, thiết bị thi công (phù hợp hồ sơ dự thầu), phòng thí nghiệm của nhà thầu hay những

cơ sở sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng (khi cần thiết), kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng, chứng chỉ chất lượng thiết bị công trình

- Lập đề cương, kế hoạch và biện pháp thực hiện giám sát

- Kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn, môi trường của công trình, hạng mục công trình

- Tổ chức kiểm định sản phẩm xây dựng khi cần thiết

- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công

- Giúp chủ đầu tư tập hợp, kiểm tra và trình đơn vị quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng kiểm tra hồ sơ, tài liệu nghiệm thu, trước khi tổ chức nghiệm thu (giai đoạn, chạy thử, hoàn thành)

- Giúp chủ đầu tư lập báo cáo thường kỳ về chất lượng công trình xây dựng theo quy định

- Giúp chủ đầu tư (hay được ủy quyền) dừng thi công, lập biên bản khi nhà thầu vi phạm chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng

Trang 26

- Từ chối nghiệm thu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, lý do từ chối phải thể hiện bằng văn bản

Đối nhà thầu xây dựng

- Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với hợp đồng giao thầu, trong đó cần có bộ phận giám sát chất lượng riêng của doanh nghiệp

- Lập đầy đủ, đúng quy định nhật ký thi công xây dựng công trình

- Chỉ được phép thay đổi, bổ sung vật liệu, khối lượng khi được Chủ đầu tư chấp thuận (có biên bản chấp nhận giữa các bên liên quan)

- Báo cáo đầy đủ quy trình tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng

- Phối hợp với Chủ đầu tư và đơn vị giám sát, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nghiệm thu

- Báo cáo thường xuyên với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn và môi trường xây dựng

- Tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi mời đại diện chủ đầu tư và TVGS nghiệm thu

- Đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng cho người, thiết bị và những công trình lân cận, kể cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực

- Lập hồ sơ hoàn công theo quy định hiện hành

Theo thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 đã hướng dẫn đầy

đủ các trình tự công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công

- Lập kế hoạch và biện pháp thi công

- Quản lý chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình

- Quy định về nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công

- Nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng

- Bàn giao hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng

Trang 27

- Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

- Thí nghiệm khả năng chịu lực của công trình trong giai đoạn thi công

- Hồ sơ hoàn thành và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình

- Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình

- Phân cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dựng công trình

- Báo cáo của chủ đầu tư cho CQQLNN

1.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã đề cập đến những nội dung sau đây:

Tác giả muốn đề cập đến một số khái niệm về dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự

án đầu tư xây dựng cơ bản, cũng như các trình tự thực hiện một dự án Qua đó giúp cho các chủ thể tham gia QLDA có thể nắm được từng bước từ công tác chuẩn bị đầu tư đến quyết toán vốn đầu tư Đối với một dự án xây dựng thì mục tiêu của nó

sẽ là : Chất lượng, thời gian, giá thành, an toàn lao động và bảo vệ môi trường Tổng quan về quản lý chất lượng công trình theo các qui định hiện hành Nghị Định 15/2013/NĐ-CP Tác giả đã phân tích những điểm cốt lõi nhất liên quan đến quản lý chất lượng thi công xây dựng trong NĐ 15/2013/NĐ-CP, Thông tư 10/2013/TT-BXD và TT 13/2013/BXD đồng phân tích những điểm mới và một số bất cập trong quá trình áp dụng NĐ 15/2013/NĐ-CP vào công tác quản lý chất lượng xây dựng hiện nay

Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đang ngày càng được quan tâm Chính vì vậy việc hệ thống được cơ sở lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và công tác quản lý chất lượng công trình là điều hết sức cần thiết Nó giúp ích cho các chủ thể tham gia xây dựng hiểu được rõ ràng các quyền

và trách nhiệm của mình từ đó sẽ thực hiện tốt công việc quản lý chất lượng xây dựng

Trang 28

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG 2.1 K HÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ CAO TẦNG

Hiện nay nhà cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều tại các thành phố lớn của nước ta Chính vì vậy vấn đề quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra

Định nghĩa: (Nhà cao tầng theo Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế)

Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng

Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra 4 loại như sau:

- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 đến 16 tầng (cao nhất 50m)

- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (cao nhất 75m)

- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (cao nhất 100m)

- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng)

Về độ cao khởi đầu của nhà cao tầng, các nước có những qui định khác nhau Dựa vào yêu cầu phòng cháy, tiêu chuẩn độ cao khởi đầu nhà cao tầng được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1 - Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước

Trung Quốc Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác ≥ 28m

Liên Xô (cũ) Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng

Trang 29

2.2 CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG

2.2.1 Lịch sử xây dựng nhà cao tầng

Lịch sử phát triển của những ngôi nhà cao tầng có thể chia ra làm ba giai đoạn chính Giai đoạn đầu tiên là sự phát triển của những toà nhà có kết cấu tường gạch chịu lực, dày và xù xì Đối với những kết cấu kiểu này, tường gạch hầu như là vị trí duy nhất chịu lực tải ngang và tải bên của các toà nhà Tường trong các toà nhà này

ở phần phía dưới móng chiếm 15% tổng diện tích nền Cùng với việc giảm diện tích sàn nhà, vấn đề về chiếu sáng và thông gió cũng là những vấn đề đáng quan tâm khi xây dựng theo kiểu cấu trúc tường dày

Trong thời kỳ tiếp theo cùng với sự phát triển của các kết cấu thép và các phương tiện như thang máy và hệ thống thông gió thì những giới hạn do độ cao của ngôi nhà được xoá bỏ Bê tông cốt thép tạo riêng cho nó một đặc trưng riêng biệt từ những năm 1950 cho đến thời kỳ phát triển thứ ba - thời kỳ hiện đại trong lịch sử xây dựng Khác với các thời kỳ trước, khi các điểm nhấn kiến trúc nằm ở phía ngoài tòa nhà với phong cách cổ điển, ở giai đoạn thứ ba các điểm nhấn tập trung vào các

lý do xây dựng, chức năng của tòa nhà và công nghệ thực tế

Thời kỳ phát triển thứ ba của các toà nhà cao tầng là sự chuyển đổi của các cấu trúc khung cứng sang các kết cấu tiện ích hơn

Tại Việt Nam hiện nay ngày càng có nhiều tòa nhà cao tầng và siêu cao tầng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở và văn phòng của các đô thị lớn Các công nghệ xây dựng mới cũng đã được áp dụng rộng rãi trong quá trình thi công xây dựng Sau đây tác giả xin đề cập đến một vài công nghệ đã đang được áp dụng trong thi công nhà cao tầng

Trang 30

2.2.2 Công tác nền móng

Hiện nay tại Việt Nam các công trình nhà cao tầng thường được thi công móng sâu Hệ thống móng sâu phổ biến cho các tòa nhà là móng cọc và móng giếng chìm

Ở Việt Nam chủ yếu thi công là móng cọc cho nhà cao tầng

Có thể định nghĩa cọc là một kết cấu dạng cột được đưa vào lòng đất để truyền tải trọng công trình lên tầng đất gốc ở dưới sâu

Cọc được sử dụng như vậy hàng trăm năm nay và tới thế kỉ 20 thì vẫn đang được

sử dụng rất phổ biến Các cọc có thể được phân loại theo cách thức tạo ra chúng, ví

dụ cọc đúc tại chỗ và cọc đóng

2.2.2.1 Cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi được hình thành bằng việc khoan hoặc chuyển một cột đất và thay thế bằng bê tông cốt thép được đổ thông qua phễu hoặc ống chuyên dụng Đối với các nền yếu và nơi mức nước ngầm cao, bentonit có thể được sử dụng trong suốt quá trình đào nhằm chống vách hố đào và ngăn nước thấm trước khi đổ bê tông Các cọc khoan được xem xét sử dụng cho các công trường nơi việc đóng cọc được thực hiện gần với các toà nhà đã có, cần hạn chế sự rung động, bụi và tiếng ồn Chúng cũng được sử dụng thay thế cho các cọc đóng trong tầng đất có lực ma sát âm Các cọc khoan có chu vi dao động từ 100mm tới 2,6m được sử dụng phổ biến

Ở nước ta hiện nay thi công cọc khoan nhồi tuân theo

TCXD 197:1997- Nhà cao tầng - Thi công cọc khoan nhồi

TCXD 196:1997- Nhà cao tầng - Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi

TCXD 206:1998 Cọc khoan nhồi - Yêu cầu về chất lượng thi công

Trình tự thi công cọc khoan được thể hiện như sau:

- Dựng và cắm tiêu tại chính xác tại các vị trí đóng cọc

- Sử dụng dàn khoan với mũi khoan chuyên dụng để khoan mồi phục vụ cho việc hạ ống thép xuống

Trang 31

- Hạ ống thép bằng cách sử dụng búa rung và cần trục sao cho miệng trên của ống phải cao hơn mặt đất Ống thép này có nhiệm vụ định hướng cho quá trình đào và ngăn cản sự sụp miệng hố đào

- Tiến hành khoan bằng việc sử dụng một mũi khoan kim cương, mũi khoan có thể là dạng Cheshire hoặc dạng xoáy ốc tại điểm cuối Đất bị cắt bởi mũi khoan được đưa lên mặt đất theo đường xoắn ốc dọc theo mặt bên của hố khoan Tiếp đó, một thiết bị khoan liên hoàn hoặc thiết bị khoan nhanh có thể được sử dụng để chuyển đất lên trên bề mặt

- Chân cọc có thể được làm rộng hơn hoặc kéo rộng ra gấp 3 lần so với đường kính thân cọc để tăng khả năng chịu tải của cọc

- Đối với các hố khoan sâu hơn (trên 20m) một gàu khoan có thể được sử dụng Gàu khoan được thiết kế với một con thoi khoan vào lòng đất và không

bị tung ra trong quá trình khoan sâu xuống Trên bề mặt con thoi được mở để thu đất vào trong một chiếc thùng chứa đất

- Bentonit thường được sử dụng để chống sạt vách và ngăn nước ngầm trong quá trình đào

- Nếu gặp tầng đá trung gian hoặc đá cuội thì một lưỡi khoan lấy mẫu, một búa phá đá, hoặc chất nổ có thể được sử dụng để phá các tảng đá

- Đá vụn được thay thế bằng bentonit, sử dụng một gầu xúc để dọn sạch đá vụn

và san phẳng bề mặt đáy

- Tại tầng đá, một máy khoan tuần hoàn ngược (RCD) có thể được sử dụng để khoan vào trong đá Các cọc được cắm vào trong đá cứng với độ sâu từ 0.8m tới 1,6m

- Máy khoan tuần hoàn ngược phổ biến đối với các công trình khai thác khoáng sản Đây là phương pháp ít tốn kém và cho chất lượng tốt tương đương với khoan bằng mũi kim cương Máy khoan tuần hoàn ngược được trang bị các đầu kim được chế tạo từ cacbua, vonfram Các ống dẫn khí được đặt gần máy khoan để chuyển các đá vụn đã được khoan trong bùn bentonit, sau đó bentonit được bơm ra để lọc hoặc xử lý

Trang 32

- Trước khi đặt lồng cốt thép và đổ bê tông, bentonit nhiễm bẩn có mật độ cao cần được thay thế nếu không nó sẽ hòa trộn với bê tông và làm bê tông bị giảm cường độ Bentonit nhiễm bẩn có mật độ cao trở nên nặng hơn sẽ được hút tại đáy lỗ khoan và bentonit mới nhẹ hơn được bơm vào từ miệng lỗ Một ống thông khí được đặt cạnh đáy để khuấy và hút bùn

- Bentonit mới, mật độ thấp sau đó được thí nghiệm kiểm tra độ tinh khiết Các thí nghiệm phổ biến bao gồm thí nghiệm nồng độ cát, thí nghiệm tính nhớt,

thí nghiệm độ pH

- Đặt lồng cốt thép với các con kê chính xác

- Đổ bê tông bằng cách sử dụng phễu và ống cao khoảng 1m trên độ sâu yêu cầu Bê tông thừa bao gồm các tạp chất được thay thế bởi bê tông nặng và sẽ được dồn xuống

- Tháo dỡ cốt pha thép sau khi đổ bê tông

- Đào tới cao trình yêu cầu, đổ bê tông nghèo lên đầu lộ ra của cốt thép sau đó

đổ bê tông sạch xung quanh cọc khoan Lắp đặt ván khuôn cho đầu cọc và bê tông ứng suất

Hình 2.1 : Quá trình thi công cọc khoan nhồi (Nguồn: Internet)

Trang 33

2.2.2.2 Cọc đúc sẵn

Các cọc đúc sẵn để đóng hoặc ép được dùng khá phổ biến Phương pháp đóng cọc tiện lợi nhất nhưng lại đang dần ít được sử dụng tại những nơi nhạy cảm với tiếng ồn, bụi bẩn và rung động Sự có mặt của những tảng đá cũng có thể cần tới các cọc dạng này

Cọc bê tông ứng suất trước - Có các kích cỡ và độ dài khác nhau Chúng được đẩy bởi các búa hơi hoặc búa rung với lực ép và lực đóng lớn Tuy nhiên chúng rất nặng và vì dễ gây vỡ đầu cọc, cần cẩn trọng trong khi vận chuyển và truyền động Việc cắt đầu cọc yêu cầu sử dụng các búa hơi, đèn cắt

Trình tự thi công cọc bê tông ứng suất trước như sau:

- Tìm ra vị trí của mỗi cọc và để lập các tiêu chuẩn so sánh tạm thời tại công trường để quyết định các tầng kỹ thuật cho cọc

- Kiểm tra thiết bị đóng cọc thiết bị dọi hoặc tầng ống nivô

- Cung cấp các vết dụng cụ dọc tiết diện cọc để lưu thông tin về sự thâm nhập của cọc và để dùng làm chỉ dẫn dự tính thiết bị trong khi dẫn động

- Lắp đặt mũ sắt êm bảo vệ đầu cọc hoặc bản nối bằng việc gói hoặc lót gỗ dán dày khoảng cách khoảng 25mm giữa đầu ống và mũ đệm

- Tời lên và đặt cọc vào vị trí

- Thường xuyên kiểm tra độ thẳng đứng

- Thực hiện bằng búa, kiểm soát sự thâm nhập của cọc theo các vết đánh dấu trên cọc Khi tỉ lệ thâm nhập thấp, kiểm tra sự thâm nhập của cọc với trên 10 lần gõ

- Ngừng đóng cọc nếu cọc đã được đóng ít hơn 10 lần gõ, tuy nhiên cần tiếp tục với quy trình đóng cọc

- Kéo dài cọc có thể được thực hiện bằng cách ống ngoài ghép nối thép êm và một cái chốt được đặt vào và được khoan qua trọng tâm cọc Việc nối được gắn với vữa hoặc cần ôxy nhân tạo Nó cũng có thể được thực hiện bằng việc hàn đầu cọc hoặc tấm nối đã dược gắn với hai đầu của một cọc trong quy trình chế tạo

Trang 34

Hình 2.2: Cọc bê tông ứng suất trước được thực hiện bởi búa thả

2.2.3 Thi công tầng hầm

Tầng hầm phổ biến trong các tòa nhà cao tầng như các bãi đỗ xe, khu dịch vụ và trung tâm mua sắm Mục đích chính của việc xây tầng hầm là tạo thêm không gian, tạo thành một bãi chứa, trong một vài trường hợp phải có tầng hầm để giảm áp lực lên nền bằng việc loại bỏ đất

Ở Việt Nam hiện nay thì có 3 phương pháp thi công tầng hầm được áp dụng đó là:

- Phương pháp lộ thiên (thi công từ dưới lên)

- Phương pháp thi công từ trên xuống (Top-down)

- Phương pháp đào và lấp kết hợp 2 phương pháp trên (semi Top-down)

Dù phương pháp nào được chọn thì việc đào đất cũng là cần thiết và nước ngầm phải được kiểm soát hoàn toàn Hệ cột chống nên được dùng cho đào đất sâu hơn 1,8m, các biện pháp hỗ trợ việc đào riêng lẻ hoặc kết hợp đất phổ biến nhất là:

Trang 35

Phương pháp này phù hợp cho những địa điểm có không gian đào đất không đủ

để xây nghiêng các phía Nếu điều kiện đất cho phép rút cọc để tái sử dụng ở chỗ khác, phương pháp hỗ trợ móng kinh tế hơn so với biện pháp sử dụng tường chắn ngầm thay thế

Hàng cọc cừ gồm các hàng cọc cài vào nhau để tạo một bức tường liên tục có thể là tạm thời hoặc vĩnh cửu Cọc này được các hãng khác nhau chế tạo và thường

là thép định hình ghép giáp bản Các rìa ghép này cho phép các cọc cử trượt sang bên cạnh dễ hơn và chúng cùng nhau tạo ra một bức tường thép tấm để giữ đất và một phần nào đó để ngăn nước ngầm Chiều dài chuẩn của một cọc ván là 12m, các cọc di hơn sẽ được tạo ra bằng cách hàn ghép các phần với nhau

Hình 2.3 : Cọc cừ (Nguồn: Internet)

Trang 36

2.2.3.2 Đào đất hỗ trợ bằng tường barret

Tường chắn ngầm được xây dựng bằng cách đào đất trong một hào được đỡ tạm thời bằng bùn bentonit, để chạm đến móng cốt thép phải được đặt đặt xuống hào sau

đó đổ bê tông thay thế bùn bentonit Phương pháp này thích hợp với công trường có cản trở đối với việc đóng cọc ván trong đất và những nơi có nước ngầm không thể

áp dụng các phương pháp chống khác Phương pháp này cũng thích hợp với những công trình cần lưu ý đến tiếng ồn và rung khi chôn các cọc ván và những nơi mà cần phải tránh chuyển dịch đất, làm nhiễu đất ngay bên dưới móng có sẵn gần khu vực đào đất

Trình tự thi công tường barret:

- Thi công tường dẫn bê tông cốt thép để tăng tính ổn định của hào và hướng dẫn đào đất

- Đào hố panel đầu tiên bằng cách dùng cáp với gàu ngoạm treo trên một cần trục di động và một máy đào hào để đào đất ở hào Việc đào đất được thực hiện trong bùn bentonit hỗ trợ đào đất bằng lực thủy tĩnh trên tường hào hoàn thành panel đầu tiên

- Đặt gioăng chống thấm vào hố đào sẵn, sau đó hạ lồng thép vào hố móng và

đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng

- Hoàn thành đổ bê tông cho toàn bộ panel thứ nhất, đào hố cho panel tiếp theo

và tháo bộ giá lắp gioăng chống thấm Đào panel cạnh đó sau 12 giờ bắt đầu

từ bên ngoài tính từ điểm nối đầu chặn, lớp đất ngay sát điểm đầu chặn phải được đào sau đó 24 giờ

- Sau khi đào xong panel thứ 2 ta lại hạ lồng thép và đổ bê tông tương tự như panle đầu tiên

Trang 37

Hình 2.4: Thi công tường barret (1 Thi công tường dẫn; 2 Đào panel đầu tiên; 3

Hạ lồng thép; 4 Đổ bê tông) (Nguồn: Internet)

2.2.3.3 Đào đất được chống bằng tường cọc khoan liên tiếp hoặc tường cọc giao nhau

Tường cọc khoan liên tiếp là 1 hàng cọc khoan được đặt cạnh nhau, có thể đặt các cọc phụ với đường kính nhỏ hơn vào giữa các cọc liền kề để rút ngắn khoảng cách giữa các cọc chính Khoảng trống giữa các cọc phụ và cọc chính đều được trát vữa, có thể bơm vữa vào bằng các ống có lỗ thủng, các ống này được đặt vào các hố đào sẵn giữa các cọc

Trình tự xây dựng điển hình là cọc tiếp theo được đặt cách cọc trước từ 3m trở lên Việc đặt cọc liên tiếp có thể bao gồm đổ bê tông theo lưới hay theo giàn bọc bằng vữa hoặc bê tông phun, phương pháp này rất hữu dụng trong:

- Xây dựng các khu vực mà cần phải hạn chế tiếng ồn và các chấn động

- Trong các khu liêp hợp công nghiệp mà các phương pháp khác như đổ cọc thép hay dựng tường mạng lưới không phù hợp do các hạn chế về chấn động Các cọc giao nhau cũng tương tự như các cọc liên tiếp ngoại trừ việc chúng được xây dựng theo kiểu 2 cọc liền kề, tức là cọc dương (cọc cứng) và cọc âm (cọc mềm), được ăn khớp vào nhau Các cọc dương được đổ bê tông còn các cọc âm thì không Trong trường hợp áp lực thành bên của đất quá cao, cũng có thể dùng các cọc giao

Trang 38

nhau kiểu dương - dương Lợi thế của tường cọc giao nhau so với các dạng bức chắn khác như tường cọc liên tiếp và tường cọc dạng tấm là chúng có độ kín nước cao hơn và khả năng chống áp lực thành bên tốt hơn, mặc dù giá thành lắp đặt có thể cao hơn

2.2.3.4 Kỹ thuật thi công đào lộ thiên

Đây là phương pháp cổ điển được áp dụng khi chiều sâu hố đào không lớn, thiết

bị thi công đơn giản và mặt bằng rộng rãi Toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu thiết

kế (Độ sâu đặt móng), có thể dùng phương pháp đào thủ công hay đào máy phụ thuộc vào chiều sâu hố đào, tình hình địa chất thuỷ văn, khối lượng đất cần đào và

nó còn phụ thuộc vào thiết bị máy móc, nhân lực của công trình Sau khi đào xong người ta cho tiến hành xây nhà theo thứ tự bình thường từ dưới lên trên, nghĩa là từ móng lên mái Để đảm bảo cho hệ hố đào không bị sụt lở trong quá trình thi công người ta dùng các biện pháp giữ vách đào theo các phương pháp truyền thống nghĩa

là ta có thể đào theo mái dốc tự nhiên hoặc nếu khi mặt bằng chật hẹp không cho phép mở rộng ta luy mái dốc hố đào thì ta có thể dùng cừ để giữ tường hố đào Qua thực tế ta có thể đưa ra các phương án giữ vách hố đào theo phương pháp thi công cổ điển như:

- Đào đất theo độ dốc tự nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi hố đào không sâu, với đất dính, góc ma sát trong φ lớn, mặt bằng thi công rộng rãi

đủ để mở taluy mái dốc hố đào và để thiết bị thi công cũng như chứa đất được đào lên

- Dùng ván cừ đặt thành nhiều tầng (Không chống) Hố đào được đào thành nhiều bậc, mở rộng phía trên áp dụng cho trường hợp khi ván cừ không đủ dài để chống một lần hoặc khi hố đào quá sâu, thi công đào đất bằng phương pháp thủ công và khi có yêu cầu hố đào phải thông thoáng để thi công tầng hầm

- Dùng ván cừ có chống hoặc có neo, hố đào được đào thẳng đứng Dùng cừ có chống khi cột chống không ảnh hưởng đến thi công tầng hầm, còn khi có sự

Trang 39

đòi hỏi thoáng đãng trong hố đào để thi công tầng hầm ta phải dùng neo, neo này được neo trên mặt đất, loại ván cừ có chống hoặc neo dùng khi áp lực đất lớn

2.2.3.5 Kỹ thuật thi công Top - Down

Phương pháp Top-down là phương pháp làm hầm nhà theo kiểu từ trên xuống Đối với những nhà sử dụng tường barrette quanh chu vi nhà đồng thời làm tường cho tầng hầm nhà nên thi công tầng hầm theo kiểu top-down Nội dung phương pháp như sau:

- Làm sàn tầng trệt trước khi làm các tầng hầm dưới Dùng ngay đất đang có làm cốp pha cho sàn này nên không phải cây chống Tại sàn này để một lỗ trống khoảng 2m x 4m để vận chuyển những thứ sẽ cần chuyển từ dưới lên

và trên xuống

- Khi sàn đủ cứng, qua lỗ trống xuống dưới mà moi đất tạo khoảng không gian cho tầng hầm sát trệt Lại dùng nền làm coppha cho tầng hầm tiếp theo, rồi lại moi tầng dưới nữa cho đến nền cuối cùng thì đổ lớp nền đáy Nếu có cột thì nên làm cột lắp ghép sau khi đã đổ sàn dưới

- Cốt thép của sàn và dầm được nối với tường nhờ khoan xuyên tường và lùa thép sau Dùng vữa ximăng trộn với Sikagrout bơm sịt vào lỗ khoan đã đặt thép

2.2.3.6 Kỹ thuật thi công semi Top - Down

Phương pháp Semi top-down thì phương pháp thi công sẽ là đào hở luôn đến cốt của tầng hầm thứ 2 và sử dụng hệ thống thanh chống giữ hố đào rồi thi công tầng hầm 2 và tầng hầm 1 theo phương pháp truyền thống từ dưới lên Còn tầng hầm 3 và tầng hầm 4 thì thi công theo phương pháp top-down từ trên xuống tầng hầm 3 rồi đến tầng hầm 4

Trang 40

Nói đến phương pháp sơmi top down thì có thể nói nó ra đời chỉ là để khắc phục được một số khuyển điểm của phương pháp Top Down đó là thời gian thi công có thể được giảm semi top down bớt hơn phương pháp Top Down

2.2.4 Thi công tường và sàn

hệ ván khuôn trượt dẫn động thủy lực để giảm sự phụ thuộc vào cần trục tháp Sử dụng hệ ván khuôn trượt thi công kết cấu lõi vách bê tông toàn khối nhà cao tầng

mang lại nhiều ưu thế và hiệu quả như tiến độ nhanh, chất lượng đảm bảo, giảm công lao động lắp dựng, tháo dỡ, độ an toàn cao và giảm sự phụ thuộc của tác động gió

Thứ tự thi công ván khuôn trượt như sau:

- Ván khuôn thép có chiều cao khoảng 1,05m được gia công cứng thành hình dạng mong muốn và được kẹp cùng nhau bằng các vấu dễ điều chỉnh

- Bệ đỡ treo thủy lực được gắn vào các vấu kẹp

- Hệ kích trượt trên một cần đẩy được gắn chặt vào bê tông

- Cốt thép ngang được gắn lên tường theo yêu cầu đạt độ cao tối đa của ván khuôn

- Cốt thép ngang cho phép tăng chiều cao thích hợp

- Ván khuôn được nhồi dần bê tông

Ngày đăng: 13/03/2015, 14:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Bộ xây dựng, ngày 25/07/2013, Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
2- Bộ xây dựng, ngày 31/7/2013, Thông tư số 12/2013/TT-BXD quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng Khác
3- Bộ xây dựng, ngày 15/08/2013, thông tư 13/2013/TT-BXD quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình Khác
4- Bộ xây dựng, ngày 23/11/2006, Chỉ thị số 13/2006/QĐ-BXD về việc tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân Khác
5- Bộ xây dựng, ngày 31/7/2009, Thông tư số 27/2009/TT-BXD về việc Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình Khác
6- Chính phủ, ngày 06/02/2013, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
7- Chính phủ, ngày 16/12/2004, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
8- Chính phủ, ngày 22/03/2007, Nghị định số 41/2007/NĐ-CP về xây dựng ngầm đô thị Khác
9- Chính phủ, ngày 18/4/2008, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
10- Đinh Tuấn Hải (2012), Phân tích các mô hình quản lý, Bài giảng cao học, Đại học kiến trúc Hà Nội Khác
11- Lê Văn Hùng, Mỵ Duy Thành (2012), Chất lượng công trình, Bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi Khác
12- Lê Văn Hùng (2012), Quản trị kỹ thuật, Bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi Khác
13- Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 26/11/2003, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w