1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ

93 653 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 754,5 KB

Nội dung

Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phấn đấu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bên cạnh đó, nền kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế. Do vậy, nhu cầu về vốn đầu tư phục vụ cho quá trình phát triển trong giai đoạn này là rất lớn. Ngoài việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài thì việc phát huy nội lực trong nước cũng được đảng và nhà nước rất mực quan tâm, nhưng một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để dịch chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn và bằng cách nào nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất đảm bảo khi quay trở lại nguồn vốn sẽ mang lại giá trị lớn hơn giá trị ban đầu? Ngân hàng chính là lời giải đáp chính xác nhất cho những thắc mắc trên. Chúng là cầu nối hữu hiệu giữa người có vốn nhàn rỗi và người cần vốn. Hơn thế nữa, bằng những nghiệp vụ chuyên môn riêng có của mình, ngân hàng đảm bảo nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả. Trong đó, công tác thẩm định nắm giữ một vi trí rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng và là cách thức giúp cho ngân hàng đạt được những yêu cầu kể trên. Kết quả công tác thẩm định sẽ đánh giá chính xác tính khả thi của dự án vay vốn, tác động trực tiếp đến quyết định tín dụng của ngân hàng. Chất lượng công tác thẩm đinh vừa có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng vừa ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các dự án đầu tư của doanh nghiệp.Để có thể thấy được rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của công tác thẩm định đối với ngân hàng và đối với các dự án đầu tư vay vốn. Em xin chon đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ”.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Sinh viên : Đỗ Trọng Hưng

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này do em tự nghiên cứu dưới sựhướng dẫn của Th.S Hoàng Thị Thu Hà và cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ làmviệc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ, đặc biệtlà sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công tác tại phòng tín dụng trong chi nhánh.Trong quá trình hoàn hiện đề tài nghiên cứu của mình, em đã tham khảo thêm

từ một số chuyên đề tốt nghiệp và tài liệu có liên quan nhưng em không sao chép ởbất kỳ một tài liệu nào Các lý luận, kết quả nghiên cứu và số liệu thu thập được đềucó nguồn gốc rõ ràng và bắt nguồn từ kiến thức và kinh nghiệm của bản thân

Sinh viên

Đỗ Trọng Hưng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ 2

1 Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 2

1.1 Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 2

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 2

1.1.2 Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh 3

2 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây 5

2.1 Công tác huy động vốn 5

2.2 Công tác sử dụng vốn tại chi nhánh 7

2.3 Lĩnh vực dịch vụ bảo lãnh 9

2.4 Lĩnh vực kinh doanh ngoai tệ và thanh toán quốc tế 9

2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh 10

3 Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 11

3.1 Mục đích và yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn 11

3.1.1 Mục đích thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn 11

3.1.2 Yêu cầu thẩm định 12

3.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn 13

3.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn 17

3.4 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn 20

3.4.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự 20

3.4.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu 21

Trang 3

3.4.3 Phương pháp phân tích độ nhạy 22

3.4.4 Phương pháp dự báo 22

3.4.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro 23

3.5 Nội dung thẩm định dự án cho vay vốn 23

3.5.1 Thẩm định khách hàng vay vốn 23

3.5.1.1 Kiểm tra Tư cách pháp lý của tổ chức vay vốn: 24

3.5.1.2 Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp 25

3.5.2 Thẩm định dự án đầu tư 26

3.5.2.1 Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư 26

3.5.2.2 Thẩm định về khía cạnh thị trường 27

3.5.2.3 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật 29

3.5.2.4 Thẩm định khả năng tổ chức, quản lý 30

3.5.2.5 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án 31

3.5.2.6 Thẩm định tài sản đảm bảo 38

4 Nghiên cứu tình huống thẩm định dự án vay vốn Đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam của công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Thanh Bình 39

5 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 58

5.1 Những kết quả đạt được 58

5.1.1 Về căn cứ thẩm định 59

5.1.2 Về quy trình thẩm định 59

5.1.3 Về phương pháp thẩm định 60

5.1.4 Về nội dung thẩm định 60

5.1.5 Một số vấn đề khác liên quan đến công tác thẩm định 61

5.2 Hạn chế 63

5.2.1 Về căn cứ thẩm định 63

5.2.2 Về quy trình thẩm định 63

5.2.3 Về phương pháp thẩm định 64

Trang 4

5.2.4 Về nội dung thẩm định 64

5.2.5 Một số hạn chế khác 66

5.3 Nguyên nhận 67

5.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 67

5.3.2 Nguyên nhân từ bên ngoài 70

CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ 72

1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng năm 2011 72

1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển chung của ngân hàng 72

1.2 Phương hướng phát triển trong công tác thẩm định 75

2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tại chi nhánh 77

2.1 Hoàn thiện nội dung thẩm định 77

2.2 Hoàn thiện về căn cứ thẩm định 79

2.3 Hoàn thiện quy trình thẩm định 80

2.4 Nâng cao chất lượng phương pháp thẩm định 80

2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 82

2.7 Hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư 83

2.8 Nâng cao chất lượng thông tin của công tác thẩm định dự án đầu tư 84

3 Những kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 85

3.1 Kiến nghị đối với nhà nước và các bộ ngành có liên quan 85

3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 87

3.3 Kiến nghị đối với chủ đầu tư 88

KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước, phấn đấu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vàonăm 2020 Bên cạnh đó, nền kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập sâu hơn vàonền kinh tế quốc tế Do vậy, nhu cầu về vốn đầu tư phục vụ cho quá trình phát triểntrong giai đoạn này là rất lớn Ngoài việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài thìviệc phát huy nội lực trong nước cũng được đảng và nhà nước rất mực quan tâm,nhưng một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để dịch chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốnsang nơi thiếu vốn và bằng cách nào nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quảnhất đảm bảo khi quay trở lại nguồn vốn sẽ mang lại giá trị lớn hơn giá trị ban đầu?Ngân hàng chính là lời giải đáp chính xác nhất cho những thắc mắc trên Chúng làcầu nối hữu hiệu giữa người có vốn nhàn rỗi và người cần vốn Hơn thế nữa, bằngnhững nghiệp vụ chuyên môn riêng có của mình, ngân hàng đảm bảo nguồn vốnđược sử dụng một cách có hiệu quả Trong đó, công tác thẩm định nắm giữ một vitrí rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng và là cách thức giúp cho ngân hàng đạtđược những yêu cầu kể trên Kết quả công tác thẩm định sẽ đánh giá chính xác tínhkhả thi của dự án vay vốn, tác động trực tiếp đến quyết định tín dụng của ngânhàng Chất lượng công tác thẩm đinh vừa có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụngvốn đầu tư của ngân hàng vừa ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các dự án đầu tưcủa doanh nghiệp

Để có thể thấy được rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của công tác thẩm định

đối với ngân hàng và đối với các dự án đầu tư vay vốn Em xin chon đề tài: “Hoàn

thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ”.

Chuyên đề được chia làm 2 chương:

- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.

- Chương II: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.

Trang 6

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ

1 Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.

1.1 Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.

Năm 1996 hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có những sự thay đổi lớn Mộttrong những sự kiện đó là Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 củathống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền đổitên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90

Ngân hàng nông nghiệp vả phát triển nông thôn Việt Nam đã thể hiện địnhhướng trong chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước những tháng cuối năm1996: Củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước giữvững thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hóacông nghệ ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước

Trong quá trình mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động của mình, Ngân hàngđã cho ra đời một số chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tại các thành phố lớn, khu đôthị và trung tâm kinh tế trên cả nước giai đoạn 1996 – 1997 Ngày 1/8/1996, theoquyết định số 334/QĐ – NHNo – 02 của Tổng giám đốc Ngân hàng No&PTNT ViệtNam, chi nhánh ngân hàng No&PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vàohoạt động từ 17/3/1997 có trụ sở đặt tại 44 Láng Hạ, nay là 24 Láng Hạ - quận Đống

Đa - Hà Nội

Trang 7

Ngân hàng làm việc theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động củaNHNo&PTNT Việt Nam Ngân hàng là đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự chủkinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhànước cũng như các tổ chức tín dụng trong cả nước

Là một chi nhánh ngân hàng trẻ, nhưng NHNo&PTNT Láng Hạ từng bướchoàn thiện và đổi mới bắt kịp với xu thế vận động của xã hội và nền kinh tế Nhờvậy, Ngân hàng đã vượt qua đợt khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, tháng 7 năm

1997, và bây giờ là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những tháng cuối năm 2008.Trải qua 2 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhưng chi nhánh Láng Hạ vẫn khôngngừng lớn mạnh và phát triển, cũng như khẳng định được vị thế của mình trongkhối Ngân hàng tài chính

1.1.2 Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh.

Trong quá trình trưởng thành và phát triển của mình, cơ cấu tổ chức của chinhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ đã có những thayđổi theo hướng ngày mở rộng, chuyên môn hóa để phù hợp với những yêu cầu vànhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn

Cơ cấu tổ chức hiện nay của chi nhánh được mô tả theo sơ đồ sau:

Trang 8

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kiểm tra kiểm

soát NB

- Phòng kế hoạch tổng hợp

- Phòng dịch vụ và Marketing - Phòng tín dụng

- Phòng kinh doanh ngoại hối

- Phòng hành chính nhân sự

- Phòng kế toán ngân quỹ

Trang 9

Điều hành hoạt động của chi nhánh là giám đốc chi nhánh, giám đốc chi nhánhđiều hành các hoạt động của chi nhánh thông qua các phó giám đốc chi nhánh, bêncạnh đó trực tiếp quản lý hoạt động phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ và các phònggiao dịch của chi nhánh ở Đào Tấn, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Phong Sắc, TrungKính, Doãn Kế Thiện, Phùng Hưng Giám đốc là đại diện theo pháp luật của Chinhánh, là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc của ngân hàng nông nghiệpvà phát triển nông thôn Việt Nam và pháp luật vể việc điều hành hoạt động theonhiệm vụ và quyền hạn Giúp việc cho giám đốc Chi nhánh là 3 phó giám đốc, hoạtđộng theo sự phân công ủy quyền của giám đốc Chi nhánh và theo quy định.

Các phó giám đốc: là người giúp việc giám đốc điều hành một hoặc một sốlĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệmtrước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công Cụ thể, tại chi nhánh hiện naycó 3 phó giám đốc chịu trách nhiệm các lĩnh vực hoạt động sau của chi nhánh:

- Một phó giám đốc chịu trách nhiệm giám sát hoạt động các lĩnh vực kếhoạch tổng hợp, lĩnh vực dịch vụ và Marketing

- Hoạt động phòng tín dụng, phòng kinh doanh ngoại hối chịu trách nhiệmquản lý của phó giám đốc thứ hai

- Và một phó giám đốc khác chuyên quản lý, giám sát quá trình hoạt động củaphòng hành chính nhân sự, phòng kế toán ngân quỹ, phòng giao dịch

2 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây

2.1 Công tác huy động vốn

Thực hiện đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đặc biệt ưu tiên mởrộng các loại hình huy động vốn để tăng cường thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từdân cư, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Do vậy, trong thời gian qua nguồn vốnmà ngân hàng huy động được liên tục tăng lên qua các năm Tính đến 31/12/2010

tổng nguồn vốn là 9.888 tỷ đồng

Trang 10

Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm

1 Nguồn vốn không kỳ hạn 985 1.279 1.982 985 2.326 1319

2 Nguồn vốn có kỳ hạn 3.038 4.042 5.293 5.478 7.976 8.569Phân theo thành phần kinh tế

1.Nguồn vốn dân cư 1.491 2.221 2.367 2.075 2.465 4.498

2 Nguồn vốn tổ chức kinh tế 1.444 3.054 4.528 4.068 4.078 4.890

3 Nguồn vốn tổ chức tín dụng 88 46 380 320 527 500

Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm của chi nhánh

Theo nguồn huy động: Tổng vốn huy động được của Chi nhánh nhìn chung

tăng lên theo các năm, tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh

tế toàn cầu nên lượng vốn bị suy giảm chỉ ước đạt 6.463 tỷ đồng bằng 88.8% so vớinăm 2007, nhưng đến năm 2009 với sự khởi sắc của nền kinh tế lượng vốn huyđộng được của Chi nhánh lại tăng trở lại và đạt 7656 tỷ đổng tăng 18.5% so vớinăm 2008 Tiếp tục với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế năm 2010 lượngvốn huy động của chi nhánh cũng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng khích lệ với tốc

độ tăng 29% so với năm 2009 tướng ứng tăng 2.332 tỷ đồng lên mức 9.888 tỷ đồng.Tốc độ huy động vốn được thể hiện ở bảng dưới đây:

Tốc độ tăng trưởng tổng vốn

Tốc độ tăng trưởng tổng vốn % - 32,3 36,7 -11,2 18,5 29

Trang 11

Theo kỳ hạn: nguồn vốn gửi theo kỳ hạn vẫn chiếm ưu thế so với nguồn

vốn gửi không có kỳ hạn Nhìn chung qua các năm từ năm 2005 – 2010 tiền gửi có

kỳ hạn liên tục tăng từ 3.038 tỷ đồng năm 2005 lên 7.976 tỷ năm 2009 và đạt mức

8.569 tỷ đồng năm 2010 Ngược lại với tiền gửi có kỳ hạn tiền gửi không kỳ hạn

tăng giảm thất thường qua các năm từ 985 tỷ năm 2005 tăng lên 1982 tỷ năm 2007

rồi lại giảm xuống 985 tỷ năm 2008 dường như đó là quy luật hình Sin và nó tiếp

tục xảy ra cho đến năm 2010 Nguyên nhân của sự việc trên là do những cuộc chạy

đua lãi suất giữa các ngân hàng để huy động tiền gửi và do tình hình lạm phát có xu

hướng tăng cao trong vài năm trở lại đây

Theo loại tiền gửi: Tiền gửi bằng ngoại tệ khá ổn định tăng đều qua các

năm nhưng xu hướng gửi bằng đồng nội tệ vẫn có tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng

cao hơn ngoại tệ

Bảng tỷ trọng nguồn vốn phân theo loại tiền gửi

2.2 Công tác sử dụng vốn tại chi nhánh

Trong giai đoạn hiện nay, trước sự đa dạng hóa trong các dịch vụ, lĩnh vựchoạt động kinh doanh của ngân hàng Có thể nói, tín dụng vẫn là một lĩnh vực hoạt

động đóng vai trò chủ chốt của Ngân hàng nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển

của ngân hàng và là sự tiếp nối của quá trình huy động vốn Hoạt động cho vay tại

chi nhánh trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và

chiều sâu góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động

đầu tư, kinh doanh, thương mại Điều này được minh chứng rất rõ qua các kết quả

đạt được trong thời gian qua

Cơ cấu Dư nợ tại NHNo&PTNT Láng Hạ

Năm

Chỉ tiêu

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Gía trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

I Phân theo thời hạn vay 1.876 100 2.057 100 2.841 100 2.172 100 5.043 100 4.338 100

1 Dư nợ ngắn hạn 988 52,7 1.269 61,7 1.731 61 1.370 63,08 1.098 21.77 1.183 29,1

2 Dư nợ trung, dài hạn 888 47,3 788 38,3 1.110 39 802 36,92 3.945 78.23 1.892 46,5

Trang 12

II Phân loại theo loại tiền 1.876 100 2.057 100 2.841 100 2.172 100 5.043 100 4.338 100

1 Dư nợ nội tệ 1.101 58,7 978 47,5 1.451 51,1 1.547 71,23 4.648 92.17 3.364 83

2 Dư nợ ngoại tệ 775 41,3 1.079 52,5 1.389 48,9 625 28,78 395 7.83 704 17

Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm của chi nhánh

Ta nhận thấy tổng dư nợ của ngân hàng qua các năm 2005-2010 có sự ra tăngđáng kể Năm 2005 là 1.876 tỷ đồng, tăng đều qua các năm Đến năm 2008 thì tổng

dư nợ đã lên tới 2.172 tỷ đồng bằng 96% so với năm 2007, giảm 4%, vẫn đạt 114%

kế hoạch, sau đó đến năm 2009 tổng dư nợ năm tăng với tốc độ bức phá kể từ 6 nămtrở lại đây với mức tăng trưởng 132.18% tướng ứng tăng 2.871 tỷ lên mức 5.043 tỷđồng và đến năm 2010 thì đã giảm xuống còn 4.338 tỷ đồng Nguyên nhân của sự tụtgiảm trong năm 2008 là do khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra vào giaiđoạn cuối năm 2008 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước ta và gây ra nhữnghậu quả lớn cho lĩnh vực ngân hàng – tài chính Nhưng sau đó bước sang năm 2009nền kinh tế thế giới nói chung có những tín hiệu phục hồi rất khả quan trong đó ViệtNam và một số nước trên thế giới đã đi đầu trong tiến trình phục hồi của nền kinh tếthế giới nói trên Do đó, các lĩnh vực kinh tế trong nước bắt đầu lấy lại được đà tăngtrưởng trong đó đặc biệt là lĩnh vực dich vụ trong đó có tài chính ngân hàng, khôngnằm ngoài xu hướng đó chi nhánh ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Láng

Hạ đã có những bước phát triển đáng khích lệ trong thời điểm này

Bên cạnh sự tăng trưởng của những năm trước, thì dư nợ nội tệ vẫn có sự giảmsút từ 1.101 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 987 tỷ đồng năm 2006 và bắt đầu tăng trởlại từ năm 2008 trở lại đây, dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng biến đổi tănggiảm bất thường qua các năm không giữ được mức ổn định cần thiết Nói chung sovới dư nợ nội tệ, dư nợ ngoại tệ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng cơcấu dư nợ của chi nhánh Đến năm 2010 dư nợ nội tệ ước tính đạt 3.364 tỷ đồngbằng 72.38% so với năm 2009 nhưng vẫn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm Mặtkhác, dư nợ ngoại tệ có sự gia tăng mạnh mẽ đạt 704 tỷ đồng, vượt chi tiêu kếhoạch năm (bằng 135% so với chỉ tiêu kế hoạch năm)

2.3 Lĩnh vực dịch vụ bảo lãnh

Quán triệt phương hướng đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng trong gian đoạn đổimới và hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng để ngày càng nâng cao khả

Trang 13

năng cạnh tranh, phục vụ khách hàng tốt hơn và đặc biệt ngày càng mang lại nhiềulợi nhuận cho ngân hàng, các dịch vụ mới đang từng bước được ứng dụng thànhcông tại hệ thống nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng như:cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian, cho vay luân chuyển, dịch vụ thuêmua, cho vay trả góp, bảo lãnh trong đó, hoạt động bảo lãnh trong cho vay tíndụng là một trong những lĩnh vực dịch vụ mang lại cho chi nhánh nguồn thu nhậpđáng kể qua các năm Năm 2006 thu nhập từ hoạt động bảo lãnh là 9.9 tỷ đồngchiếm trên 66% tổng thu nhập từ dịch vụ Năm 2007 thu nhập từ bảo lãnh đạt 11 tỷđồng chiếm 68.8% thu nhập dịch vụ và tăng 11.11% năm 2006 Và đến năm 2010con số trên đạt 10.3 tỷ đồng chiếm 51.8% thu nhập từ dịch vụ Con số đó được dựtính ngày càng tăng trong những năm tiếp theo vì đây là một trong các thế mạnh củachi nhánh.

2.4 Lĩnh vực kinh doanh ngoai tệ và thanh toán quốc tế

Lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế luôn là điểm mạnh củachinh nhánh Láng Hạ kể từ khi thành lập cho đến tận ngày nay Doanh thu từ cáchoạt động này không ngừng gia tăng đã mang lại cho ngân hàng một nguồn thu lớnvà ổn định Tình hình doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của chinhánh giai đoạn từ năm 2006 – 2010 như sau:

Trong năm 2006 doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD đạt 612 triệu USD.Sang năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 741 triệu USD, tăng 21.08% sovới năm trước Đến năm 2008 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 746 triệu USD tăng0.8% so với năm trước, năm 2009 doanh thu mua bán ngoại tệ đạt 901.8 triệu USDtăng 20.9% so với năm 2008 và đến năm 2010 con số này đạt 608 triệu USD và chỉước đạt bằng 67.42% năm 2009 Nhìn chung doanh số mua bán ngoại tệ của chinhánh tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, xong trong năm 2010 con số nàylại tụt giảm do thị trường ngoại tệ có những biến động phức tạp khó lường và đặc biệttình trạng đầu cơ ngoại tệ ngày càng có xu hướng tăng cao Ngoài thu đổi, mua bánngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng, chi nhánh cònkhai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng

Trang 14

thời theo dõi sát sao luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậykhông có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định củangân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Kết quả lãi gộp từ hoạt độngnày thu được 4.231 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 3.112 triệu đồng, lãi thu từđiều chuyển ngoại tệ nội bộ 1.119 triệu đồng.

Về hoạt động thanh toán quốc tế, nhìn chung doanh số thanh toán quốc tế của chinhánh tăng trưởng đều đặn qua các năm Năm 2008 đạt 540 triệu USD, năm 2009 đạt

608 tăng 12.6% Đến năm 2010 con số này đạt 750 triệu USD tăng 23.4% Nhữngcon số thống kê trên hoàn toàn thể hiện đúng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tếngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam mà trong đó lĩnh vực tài chính – ngânhàng luôn đi đầu Thành công trên đạt được là do các cán bộ Ngân hàng luôn phục

vụ khách hàng tận tình, chu đáo bởi vậy mà Ngân hàng luôn được khách hàng đánhgiá cao Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín của chi nhánhnói riêng mà còn nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam nói chung

2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh.

Trong nhiều năm qua, chi nhánh Láng Hạ có những bước phát triển rất đángkhích lệ, kết quả hoạt động kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, liên tụcvượt kế hoạch chỉ tiêu đề ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động Chi nhánh luôn thểhiện mình là lá cờ đầu, là điểm sáng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự pháttriển của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Trang 15

Chi lương cho CBNV 7 12 15.5 20 25

Nguồn: báo cáo tổng kết của chi nhánh

Từ bảng trên ta thấy, tuy nền kinh tế trong một vài năm gần đây đang trải quanhiều biến động lớn từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2007 – 2008, khủng hoảng tàichính tiền tệ năm 2008 – 2009 đến những sự phục hồi khá mạnh mẽ vào những năm

2009, 2010 Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn có bướcphát triển vững chắc, lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua các năm tử 99 tỷnăm 2006 lên 115 tỷ năm 2009 và con số này đạt mức 125 tỷ vào cuối năm 2010

3 Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.

3.1 Mục đích và yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.

3.1.1 Mục đích thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.

Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ ngân hàng luôn đặt hiệu quả kinh doanh lênhàng đầu, mà một trong những lĩnh vực chủ chốt mang lại lợi nhuận cho ngân hàngảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đó là hoạt động tín dụng (hoạtđộng cho vay) Chính vì thế, ngân hàng luôn cân nhắc rất kỹ càng khi đưa ra quyếtđịnh tín dụng của mình, không phải khách hàng nào cũng được đáp ứng nhu cầu tíndụng, ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi đã nắm chắc rằng khoản đầu tư của mình được

sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng Theođó, thẩm định dự án đầu tư chính là một phương cách để ngân hàng đạt được mụcđích của mình Qua việc thẩm định dự án đầu tư ngân hàng có thể xác định đượcthời điểm bỏ vốn đầu tư cho dự án, cơ cấu cho vay hợp lý đối với dự án, mức độcho vay, thời gian thu hồi nợ và lãi phù hợp để vửa không tổn hại đến kết quả kinhdoanh của khách hàng lại vừa mang lại hiệu quả cho ngân hàng Bên cạnh đó hoạtđộng thẩm định cũng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng bảo đảm được định mức antoàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn của mình, hạn chế đến mức tối đa rủi ro tíndụng, giúp đánh giá đúng tính hợp lý hợp pháp của tài sản thế chấp, giúp ngân hàngđánh giá được mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch chung của ngành vùng và

Trang 16

của quốc gia, giảm thiểu tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi, nợ quá hạn hoặc những kếtquả bất trắc khác có thể xảy đến cho ngân hàng.

* Nội dung thẩm định cần đạt được.

- Thẩm định lần lượt từng nội dung của dự án

- Qua thẩm định các nội dung có liên quan cần rút ra được kết luận:

+ Những ưu điểm và lợi thế của dự án

+ Những yếu điểm của dự án

+ Những cơ hội mang đến cho dự án

+ Những khó khăn thách thức, nguy cơ và rủi ro mà dự án phải đối đầu

Kết quả cuối cùng của thẩm định phải đưa ra câu trả lời chấp nhận hay từ chốidự án đầu tư

Theo nhận định của bản thân tôi trên thực tế trong tất cả nội dung thẩm địnhthì các cán bộ thẩm định thường coi thẩm định tài chính của dự án xin vay vốn có ýnghĩa quyết định nhất trong các nội dung thẩm định

3.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.

Khi thẩm định bất kỳ một dự án xin vay vốn nào của ngân hàng thì các cán bộthẩm định đều phải dựa trên các căn cứ quy định cụ thể được đưa ra áp dụng chotoàn bộ hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Trang 17

Hồ sơ vay vốn của khách hàng:

Tùy vào từng loại dự án và từng hình thức vay vốn khác nhau mà cán bộ thẩmđịnh yêu cầu khách hàng phải cung cấp các giấy tờ thích hợp:

+ Đối với cho vay cầm cố giấy tờ có giá, bộ hồ sơ xin vay vốn bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá

- Phiếu nhập kho kiêm giấy đề nghị xuất kho

- Giấy đề nghị phong toả tài sản

- Biên bản định giá tài sản (Đối với chứng từ có giá bằng ngoại tệ)

- Giấy đề nghị giải toả

- Giấy uỷ quyền (nếu có) (trường hợp người có chứng chỉ tiền gửi uỷ quyềncho người khác sử dụng chứng chỉ tiền gửi đó để cầm cố vay ngân hàng)

+ Đối với cho vay hạn mức tín dụng thì bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán năm liền kề năm kế hoạch

- Báo cáo kết quả kinh doanh năm liền kề năm kế hoạch

- Các số liệu về công nợ, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác năm liền kề năm

kế hoạch

- Kế hoạch kinh doanh năm kế hoạch

+ Đối với cho vay dự án đầu tư của các doanh nghiệp, bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:

a/Hồ sơ pháp lý

- Quyết định thành lập doanh nhgiệp

- Điều lệ doanh nghiệp

- Quyết định bỏ nhiệm Chủ tịch HĐQT (Nếu có), Tổng giám đốc (Giám đốc),

kế toán trưởng, quyết đinh công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã

- Đăng ký kinh doanh

- Giấy phép hành nghề (Nếu có)

- Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Công ty cổ phần, công ty

Trang 18

-Phân loại khách hàng hàng năm theo quy định phân loại khách hàng củaNHNo Việt Nam

b/Hồ sơ kinh tế

- Kế hoach sản xuất kinh doanh

- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Bảng cân đối kế toán hai năm liền kề và báo cáo nhanh tình hình tài chínhđến ngày xin vay

c/Hồ sơ vay vốn:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống

- Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn)

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định (trường hợp phải áp dụng đảm bảotiền vay bằng tài sản)

(Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng rồi thì khi vay vốn chỉ gửi dựán, phương án vay, các chứng từ giải ngân)

- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán Những dự án nhóm A, B nếu chưa có cáctài liệu trên thì phải có quyết định mức vốn của từng hạng mục chính và phải cóthiết kế dự toán hạng mực công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Các quyết định, văn bản chỉ đạo tham gia ý kiến của các bộ ngành liên quan

Trang 19

- Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Các văn bản liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng

- Đối với trường hợp khách hàng được lựa chọn cho vay không bảo đảm tiền vaythì phải có Biên bản họp hội đồng tín dụng trong đó nêu rõ những căn cứ để thống nhấtcho vay không yêu cầu bảo đảm bằng tài sản ngoài chỉ định của Chính phủ

Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành:

- Căn cứ pháp lệnh kế toán thống kê ngày 10/05/1988

- Luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/04/1995

- Luật doanh nghiệp ngày 12/06/1999

- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và luật sửa đổi, bổsung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QH10 ngày09/06/2000

- Luật HTX ngày 20/03/1996

- Luật sửa đổi bổ sung luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 do quốc hộithông qua ngày 15/06/2004

- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005

- Nghị định 59/CP và Nghị định 27/CP của Chính phủ về chế độ tài chính đốivới DNNN

- Nghị định 52/CP, Nghị định 88/CP và các văn bản khác có liên quan về côngtác ĐTXD

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướngdẫn chi tiết một số điều của luật đầu tư

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 29/09/2006 hướng dẫn thi hành luật đấuthầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng

- Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính, banhành chế độ kế toán đối với doanh nghiệp

- Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 v/v ban hành quy định chovay với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam

- Quyết định 383/QĐ-NHNo ngày 02/05/2003 của ngân hàng No&PTNT

Trang 20

Việt nam v/v Ban hành quy trình nghiệp vụ áp dụng cho các chi nhánh thực hiện dựán WB.

- Quyết định số 300/QĐ-HĐQT-TD của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngânhàng No&PTNT Việt Nam ngày 24/09/2003 v/v ban hành quy định việc thực hiệncác biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

- QĐ 206/BTC ngày 12/12/2003 V/v: ban hành chế độ quản lý, sử dụng vàtrích khấu hao TSCĐ

- VB số 1235/NHNo-TD ngày 17/05/2002 V/v: Hướng dẫn phương thức chovay theo hạn mức tín dụng

- Công văn số 1140/NHNN-CSTT ngày 29/09/2003 V/v: áp dụng lãi suất nợquá hạn và thời điểm tính lãi suất nợ quá hạn và Công văn số 4356/NHNo-TD ngày18/12/03 V/v: áp dụng lãi suất nợ quá hạn và thời điểm tính lãi suất nợ quá hạn

Các căn cứ tiêu chuẩn quy phạm trong từng ngành và các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế

- Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật theo từng ngành nghề, từng vật nuôi, câytrồng do các cơ quan có chức năng ban hành

- Căn cứ tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, khu vực,trong cả nước

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

Các văn bản trên có thể được thay đổi, bổ sung theo từng thời điểm nhất định,nên khi tiến hành thẩm định phải căn cứ vào hiệu lực của các văn bản có liên quan

để xem xét cho phù hợp

3.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.

Nếu khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng thì chi nhánh sẽ áp dụng theo một quy trình thẩm định đã được quy định thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng

để ra kết luận có cấp tín dụng cho khách hàng hay không, quy trình thẩm định này được mô tả theo sơ đồ sau:

Trang 21

Cán bộ tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng tín dụng

Nhận hồ sơ xin vay

vốn

Nhận hồ sơ

Kiểm tra sơ bộ

hồ sơ vay vốn

Nhận hồ sơ để thẩm

định

Lưu hồ sơ, tài liệu

Kiểm tra, kiểm soát

Nhận lại hồ sơ và kết

quả thẩm định

Đạt

Chưa đạt yêu cầu

Bổ sung và giải trình Chưa

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Thẩm Định

Phòng tín dụng doanh nghiệp tại trung tâm

Nhận hồ sơ thẩm định

Lập báo cảo tái thẩm định

Lập báo cáo thẩm định

Khôn

g thuộc quyền phán quyết

Thuộc quyền phán quyết

Trang 22

Quá trình thẩm định dự án xin vay vốn là một giai đoạn mang tính chất rấtquan trọng ảnh hưởng lớn đến quyết định tín dụng của ngân hàng, chất lượng thẩmđịnh có đảm bảo thì mới có thể đánh giá được chính xác khách quan, khoa học tínhkhả thi của dự án đầu tư Mà chất lượng thẩm định chịu ảnh hưởng của nhiều nhântố khách quan và chủ quan, trong đó quy trình thẩm định cũng có ảnh hưởng khôngnhỏ quyết định sự thành bại trong công tác thẩm định Nhận thức được tầm quantrọng của công tác thẩm định, chi nhánh Láng Hạ đã áp dụng quy trình thẩm địnhđối với các dự án vay vốn tại chi nhánh Quy trình này được thể hiện ở các bướcsau:

Bước 1: Nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng:

Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợppháp, hợp lệ với những nội dung thuộc: Danh mục hồ sơ pháp lý, danh mục hồ sơkhoản vay, danh mục hồ sơ đảm bảo tiền vay

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ hợp pháp, hợp lệ do khách hàng gửi đến,

cán bộ tín dụng sẽ giao tất cả hồ sơ xin vay vốn của khách hàng cho cán bộ thẩm

định để tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn

Bước 3: (Nếu các khoản vay không thuộc quyền phán quyết của chi nhánh).

Tiến hành lập báo cáo thẩm định gửi lên Ban tín dụng doanh nghiệp, Sau khi tiếpnhận Báo cáo thẩm định, ban tín dụng doanh nghiệp thẩm định lại theo các bước ởtrên và lập báo cáo tái thẩm định

Bước 4: báo cáo tái thẩm định được chuyển xuống chi nhánh và trả lời chi

nhánh: cho vay hay không cho vay từ đó chi nhánh trả lời trực tiếp khách hàng: chovay hay không cho vay

Bước 5: (Nếu các khoản vay thuộc quyền quyết định của chi nhánh) Cán bộ

thẩm định bắt đầu tiến hàng thẩm định trên cơ sở các thông tin liên quan có trong hồ

sơ đồng thời cán bộ thẩm định phải đối chiếu với các quy định của NHNo&PTNTchi nhánh Láng Hạ để đảm bảo đầy đủ các bước yêu cầu của ngân hàng đặt ra Trongquá trình thẩm định nếu có gì không được rõ cán bộ thẩm định có thể yêu cầu kháchhàng và cán bộ tín dụng làm rõ Sau khi đã thẩm định những thông tin cần thiết thì

Trang 23

cán bộ thẩm định đánh giá kết quả thẩm định và có báo cáo cụ thể lên trưởng bộ phậnthẩm định.

Sau đó báo cáo được chuyển lên trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng tín dụngdựa trên các kết quả đánh giá của cán bộ thẩm định để xem xét, đánh giá

Bước 6: Trưởng phòng sau khi xem xét rõ các kết quả đánh giá của cán bộ thẩm

định thì có thể yêu cầu bổ sung thêm những nội dụng còn thiếu hay cần chỉnh sửa trongbáo cáo thẩm định hoặc thông qua các kết quả đánh giá của cán bộ thẩm định

Bước 7: Cán bộ thẩm định sẽ hoàn thành hồ sơ báo cáo thẩm định rồi trình lên

trưởng phòng ký quyết định thông qua, lưu những tài liệu liên quan cần thiết rồi gửitrả lại cho cán bộ tín dụng có kèm theo các kết quả đánh giá thẩm định

3.4 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.

Để một dự án đầu tư được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn cần phải trải quarất nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn thẩm định dư án được coi là quan trọng nhất.Nó gần như là giai đoạn mấu chốt ảnh hưởng đến quyết định cho vay hay không đốivới một dự án từ phía ngân hàng Nhận thức được tầm quan trọng đó, chi nhánhLáng Hạ luôn tạo mọi điều kiện và hết sức quan tâm đến hoạt động thẩm định Tuynhiên, chất lượng của nó còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, một trong số đó phải

kể đến là phương pháp thẩm định, chúng được tiến hành ra sao, được áp dụng nhưthế nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác thẩm định

Hiện nay tại chi nhánh, các phương pháp thẩm định được các cán bộ thẩm địnhvận dụng rất linh hoạt cho từng nội dung của dự án vào từng hoàn cảnh cụ thể Baogồm các phương pháp: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánhđối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương phá dự báo và phương pháp triệttiêu rủi ro… Qua đó, cán bộ thẩm định sẽ đưa ra được các lựa chọn, kết luận, cáccăn cứ xác đáng nhất để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định tính dụng sau này

3.4.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự.

Đúng như tên gọi của nó việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trìnhtự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước là tiền đề cho kết luận sau

Trang 24

Trước tiên, cán bộ thẩm định xem xét khái quát các nội dung cần thẩm địnhcủa dự án, qua đó đánh giá khái quát tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: tưcách pháp nhân của khách hàng vay vốn, hồ sơ vay vốn, … Qua đó họ có thể hìnhdung được khái quát về chủ đầu tư, về dự án, nắm bắt được quy mô và tầm quantrọng của dư án Bước tiếp theo, cán bộ thẩm định tiếp tục đi sâu vào thẩm địnhtừng nội dung cụ thể của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việcthẩm định nội dung về mặt thị trường, tổ chức quản lý, khía cạnh kỹ thuật và đặcbiệt là khía cạnh hiệu quả tài chính… ở từng khía cạnh của dự án cán bộ thẩm địnhđều phải đưa ra ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thểcho vay Bước thẩm định chi tiết chính là giai đoạn có thể pháp hiện ra các vấn đềchưa phù hợp hay sai sót của dự án cần phải bổ sung hoặc sửa đổi Vì vậy, tronggiai đoạn này việc thẩm định càng chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận bao nhiêu thì chất lượngcông tác thẩm định càng được nâng cao bấy nhiêu.

Trên thực tế, phương pháp trên được vận dụng khá phổ biến trong nội

dung thẩm định khía cạnh pháp lý của phương án vay vốn.

3.4.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu.

Do đặc điểm đơn giản, tiết kiệm chi phí, và rất dễ áp dụng lại mang lại hiệuquả cao nên phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng rất phổ biến tại hệ thống

các ngân hàng nói chung và ở chi nhánh Láng Hạ nói riêng Cụ thể, chúng được

các cán bộ thẩm định nơi đây sử dụng thường xuyên trong đánh giá nội dung

kỹ thuật của dự án và nội dung thẩm định tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư trong khía cạnh tài chính của các dự án đầu tư Cán bộ thẩm định dựa trên các

tài liệu của các dự án tương tự đã từng thẩm định tại chi nhánh kết hợp với các địnhmức tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, địa phương, các thông lệ tiêu chuẩn quốc tế,chuẩn mực pháp luật có liên quan Lấy đó làm cơ sở để so sánh đối chiếu với cáckhía cạnh, nội dung của dự án xem có hợp lý hay không Những phương án vay vốnđảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, bên cạnh đó các nội dung của nócũng đáp ứng được hiệu quả tương đương về ngành nghề, lĩnh vực, quy mô,… trong

Trang 25

các dự án khả thi tương tự Thì Chúng là các căn cứ quan trọng để cán bộ thẩm địnhthông qua phương án đầu tư hay ngân hàng chấp thuận ra quyết định cho phép vay vốnvà ngược lại đối với các phương án vay vốn không đáp ứng được yêu cầu thì nhữngngười làm công tác thẩm định tại chi nhánh phải xem xét kỹ lưỡng hơn và tùy vàochính sách cụ thể hiện hành của ngân hàng mà đưa ra quyết định tín dụng có cho vayhay không, nếu cho vay thì cần phải đáp ứng thêm các điều kiện đặc biệt nào

3.4.3 Phương pháp phân tích độ nhạy.

Phương pháp này được cán bộ thẩm định tại chi nhánh Láng Hạ áp dụng thường xuyên và bắt buộc trong thẩm định nội dung tài chính của dự án Nó

được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư Trướchết tùy vào từng sản phẩm của dự án đầu tư mà các cán bộ thẩm định lựa chọn ranhững nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như IRR,NPV, B/C, T… từ đó dựa vào kinh nghiệm thực tế, hoặc trên cơ sở các dự báo trongtương lai cán bộ thẩm định đưa ra các kịch bản rủi ro, bất chắc khi các nhân tố ảnhhưởng này biến đổi theo chiều hướng xấu như giá các chi phí đầu vào tăng, giá bánsản phẩm giảm, chi phí đầu tư tăng đột biến… tùy vào từng nhân tố ảnh hưởng vàtình hình thực tế mà cán bộ thẩm định đưa ra các mức tỷ lệ thay đổi cho phù hợpnhưng nói chung thường chọn mức thay đổi nằm trong khoảng từ 3% - 9% rồi tínhtoán xem khi ấy các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án còn được đảm bảo không.Nếu các chỉ tiêu này vẫn được đảm bảo dù cho những trường hợp bất trắc xảy ra thìcó thể rút ra kết luận rằng dự án vay vốn có độ an toàn cao về khía cạnh tài chính.Phân tích độ nhạy giúp cho ngân hàng và tổ chức xin vay vốn biết dự án này cóthực sự khả thi hay không và yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ tiêu hiệu quả

để từ đó có các biện pháp điều chỉnh và quản lý cho phù hợp

3.4.4 Phương pháp dự báo.

Phương pháp này được sử dụng tại ngân hàng để thẩm định khía cạnh kỹ thuật, thẩm định nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án và đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong khía cạnh thị trường của dự án.

Trang 26

Để vận dụng phương pháp dự báo, các cán bộ thẩm định sử dụng các số liệuthống kê đã thu thập được về tình trạng tiêu thụ sản phẩm của dự án, số lượng cungứng sản phẩm, giá cả, tình hình tổng thể về phân khúc thị trường mà sản phẩm củadự án đang định hướng tới… trong quá khứ, hiện tại thông thường từ 3-5 năm gầnđây từ đó sử dụng các phương pháp dự báo như: ngoại suy thống kê, phương pháp

sử dụng hệ số co dãn cầu, phương pháp định mức hoặc phương pháp lấy ý kiếnchuyên gia (được áp dụng mang tính bắt buộc khi thẩm định các dự án có quy môlớn, giải pháp kỹ thuật phức tạp , tổng số vốn đầu tư lớn) để dự báo giá cả, lạm phát,cung, cầu… có ảnh hưởng ở mức độ nào đến sản phẩm của dự án và thị trường màdự án đang hướng tới Phương pháp dự báo được vận dụng trong thẩm định dự án

do hoạt động đầu tư luôn mang trong mình đặc điểm: biến động, thời gian đầu tưkéo dài, ẩn chứa rất nhiểu rủi ro

3.4.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro.

Do tính chất lâu dài của hoạt động đầu tư nên hoạt động này luôn hàm chứayếu tố rủi ro trong đó Vì thế phương pháp này cũng đóng vai trò tương đối quantrọng và cần thiết trong thẩm định dự án trung và dài hạn Nhận thức được điều này,tại chi nhánh Láng Hạ các cán bộ thẩm định trong đánh giá các dự án đầu tư vayvốn trung và dài hạn luôn phải phân tích, đánh giá để nhận diện rủi ro có thể gặpphải khi dự án được triển khai từ đó đưa ra những phương pháp khắc phục hay phântán rủi ro và phải trình bày các rủi ro và phương pháp phòng chống rủi ro cho dự ánvào báo cáo thẩm định trình cấp trên xem xét và đưa ra các quyết định tín dụng đốivới dự án vay vốn

3.5 Nội dung thẩm định dự án cho vay vốn.

3.5.1 Thẩm định khách hàng vay vốn.

Trước khi đi vào thẩm định từng nội dung của dự án xin vay vốn như: thẩmđịnh cơ sở pháp lý của dự án, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định khía cạnhtài chính của dự án, thẩm định khía cạnh công nghệ và môi trường, xem xét khảnăng tổ chức quản lý dự án Cán bộ thẩm định tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp

Trang 27

và phát triển nông thôn Láng Hạ sẽ tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn Nó lànội dung cần thiết để xem xét khả năng tài chính và tính hợp pháp của chủ đầu tư.

Khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định thường áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu để so sánh các tài liệu báo cáo trong dự

án với các tài liệu cán bộ thẩm định thu thập được từ khách hàng và các tài liệu từ các cơ quan nhà nước Một số nội dung cần thẩm định khách hàng xin vay

vốn bao gồm:

3.5.1.1 Kiểm tra Tư cách pháp lý của tổ chức vay vốn:

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, khi có nhu cầu vay vốn Ngân hàng, thì kháchhàng gửi đến Ngân hàng các tài liệu sau để làm cơ sở cho việc thẩm định cho vay:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp

- Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân)

- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT (nếu có), Tổng giám đốc (giám đốc),

kế toán trưởng, quyết định công nhận Ban quản trị, chủ nhiệm HTX

- Đăng ký kinh doanh

- Giấy phép hành nghề

- Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Cty cổ phần, Cty TNHH,Cty hợp danh)

- Các thủ tục về kế toán theo quy định của Ngân hàng

- Kế hoạch SXKD trong kỳ

- Báo cáo thực hiện kế hoạch SXKD kỳ gần nhất

- Giấy đề nghị vay vốn

- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống

- Các chứng từ có liên quan ( xuất trình khi vay vốn)

- Các hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định

Đối với các doanh nghiệp hiện đã và đang có quan hệ tín dụng với ngân hàngmà còn những hồ sơ đã lưu tại ngân hàng vẫn còn giá trị sử dụng thì không cần đòi

Trang 28

hỏi doanh nghiệp phải gửi lại nữa.

Trong nội dung này cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu hồ sơ pháp lý của khách hàng với các quy định mới nhất đang được áp dụng tại ngân hàng và nhà nước.

3.5.1.2 Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đối với nội dung này cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các tài liệu liên quan tới tình hình tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính định kỳ… với các thông tin từ CIC và các tài liệu liên quan tới doanh nghiệp tại các

cơ quan nhà nước để kiểm tra tính chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp Trước tiên; để kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của doanh

nghiệp có lành mạnh, có đủ khả năng thực hiện được phương án vay vốn sản xuấtkinh doanh và có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vay hiện hành của chi nhánhhay không thì cán bộ thẩm định phải dựa vào các tài liệu sau để phân tích tình hìnhtài chính của doanh nghiệp:

- Bảng cân đối kế toán hai năm liền kề;

- Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập - chi phí) hai năm liền kề;

- Bảng cân đối kế toán và kết quả tình hình kinh doanh quý hoặc tháng trướcthời điểm vay vốn;

- Thuyết minh báo cáo tài chính có liên quan;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

Với mục đích là xác định kết quả tài chính cuối cùng sau mỗi năm sản xuấtkinh doanh và luỹ kế đến trước ngày vay Nếu chỉ nhìn vào kết quả này thôi, thìcũng chưa đủ để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu kém, vì trongthực tế một số loại hình doanh nghiệp, khi mới đi vào hoạt động thường bị lỗ trongcác năm đầu vì mới đi vào sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn như vừađầu tư xây dựng, vừa sản xuất, chưa sử dụng hết công suất thiết kế, chi phí ban đầucao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định; do đó, khi thẩm định cho vay các cán bộ thẩmđịnh đã căn cứ thêm vào tính khả thi, hiệu quả vốn đầu tư của dự án, khả năng và

Trang 29

phương cách khắc phục lỗ để nhận định đánh giá một cách khách quan về triểnvọng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời kết hợp với các chỉ tiêuphân tích như đã kể ở trên đây để có hướng đề xuất đánh giá về mặt tài chính củadoanh nghiệp cho thích hợp.

3.5.2 Thẩm định dự án đầu tư.

Đối với bất kỳ một dự án đầu tư xin vay vốn nào tại chi nhánh, các cán bộthẩm định đều tiến hành thẩm định, đánh giá các khía cạnh, nội dung của dự án baogồm: khía cạnh cở sở pháp lý của dự án, khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật,nội dung tổ chức quản lý, hiệu quả tài chính của dự án vì theo đó chúng đều cónhững tác động ở một mức độ nào đó đến dự án vay vốn của chủ đầu tư

Cụ thể, Nội dung thẩm định dự án đầu tư được thực hiện như sau:

3.5.2.1 Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư.

Khi tiến hành thẩm định cở sở pháp lý của dự án, các cán bộ thẩm định tại chi nhánh áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh các tài liệu trong dự án với các tài liệu trong các dự án tương tự đã từng thực hiện tại chi nhánh Láng Hạ và các tài liệu do các cán bộ thẩm định thu thập được và

thường tập trung vào một số các nội dung sau:

- Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, có liênquan đến đối tượng đầu tư của dự án

- Các quy hoạch phát triển ngành kinh tế của Chính Phủ, địa phương có liên quan

- Quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước về cho phép đầu tư đối với dự án

- Nội dung của các thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công của dự án

- Các giấy tờ có liên quan về đất và địa điểm xây dựng

- Y kiến của các Bộ ngành, địa phương có liên quan đến việc xây dựng dự án,ví dụ như: Bộ XD, Bộ Công nghiệp, Tổng cục Địa chính, Bộ tài chính, Bộ KHĐT,

Bộ quốc phòng, Cơ quan cấp nước, điện lực, cơ quan quản lý về môi trường…

- Dự toán xây dựng công trình

Trang 30

- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, chủ nhiệm của dự án.

- Các hợp đồng có liên quan

Ở trên là những cơ sở pháp lý ban đầu của dự án, khi đi vào cụ thể các cán bộthẩm định cần thẩm định thêm các hồ sơ sau:

- Thiết kế, tổng dự toán, dự toán được phê duyệt

- Biên bản đấu thầu, quyết định chọn thầu

- Hợp đồng thi công

- Biên bản nghiệm thu liên quan tới công trình đang xây dựng

- Báo cáo tiến độ thi công đối với các dự án xây dựng mới đang trong quátrình thực hiện

- Và các tài liệu khác có liên quan

3.5.2.2 Thẩm định về khía cạnh thị trường.

Thẩm định đánh giá khía cạnh thị trường của dự án đóng một vai trò rất quantrọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thẩm định các nội dung tiếp theo đặc biệtlà thẩm định dòng tiền của dự án trong việc phân tích khía cạnh tài chính của dựán.Việc thẩm định khía cạnh thị trường của dự án bao gồm các nội dung sau:

Trước nhất, cán bộ thẩm định nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình cungcầu sản phẩm trong hiện tại của dự án và xác định nhu cầu sản phẩm của dự ántrong tương lai: từ những thông tin có được trong hồ sơ dự án của chủ đầu tư và cácthông tin về sản phẩm của dự án mà cán bộ thẩm định thu thập được từ các nguồnkhác nhau đưa ra các nhận định tổng quát về mức độ cung cấp sản phẩm cùng loạivới sản phẩm dự án trên thị tường trong hiện tại, đánh giá năng lực sản xuất của cácdoanh nghiệp trong hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và nhucầu xuất khẩu sản phẩm hàng năm đối với sản phẩm ra thị trường nước ngoài, từ đótính toán khả năng cung cấp đáp ứng nhu cầu sản phẩm dự án trong tương lai, cũngnên chú ý đến các biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án tươngtự khác được triển khai để rút ra kết luận liệu dự án có còn chỗ đứng trên thị trườngtrong thời gian tới nữa không Bên cạnh đó, các cán bộ thẩm định cũng đưa ranhững đánh giá về mức độ tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường trong nước

Trang 31

và quốc tế hiện nay thông qua các số liệu về: khả năng xuất khẩu của năm hiện tại,số lượng nhập khẩu trong năm, khối lượng sản xuất sản phẩm của các đơn vị có mặttrên thị trường, doanh số hàng năm tiêu thụ sản phẩm của dự án trong những nămgần đây… từ đó tính toán nhu cầu gia tăng hàng năm về sản phẩm trong tương lailiên hệ với mức độ tiêu thụ trong quá khứ để thấy được thị phần của dự án trên thịtrường khi dựa án đi vào sản xuất Điều này rất quan trọng vì nó quyết định doanhthu – chi phí của dự án khi thẩm định khía cạnh tài chính.

Tiếp theo, cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã đánh giá khả năng cạnh tranhtrong giai đoạn tới khi dự án đi vào hoạt động cũng như đánh giá các hình thức tiếpthị, khuyến thị của dự án: việc đánh giá nhu cầu thị trường đối với sản phẩm chỉphần nào đưa ra được cái nhìn tổng quan về mức độ tiêu thủ sản phẩm của dự án.Nhưng cái cốt yếu để làm thế nào người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của dự ánchứ không phải là những sản phẩm tương tự có mặt trên thị trường Thì thông quaviệc thẩm định khả năng tiếp thị, khuyến thị và khả năng cạnh tranh của dự án sẽcho những người làm cho cán bộ thẩm định nhận thấy được điều đó Cán bộ thẩmđịnh thông qua việc xem xét so sánh thiết bị công nghệ, mẫu mã sản phẩm, giá bánsản phẩm, chất lượng sản phẩm với các sản phẩm cùng loại trên thị trường… đểthấy được khả năng cạnh tranh của dự án đến mức độ nào hơn nữa, các cán bộthẩm định đã tính tới các chiến lược tiếp thị sản phẩm và phân phối sản phẩm baogồm: hệ thống đại lý phân phối của chủ đầu tư đối với sản phẩm của dự án, chiếnlược quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thứckhuyến mãi về sản phẩm của dự án khi dự án mới đặt chân vào thị trường… điềunày cũng sẽ góp phần giúp cán bộ thẩm định ước lượng được thị phần mà dự án cóthể đạt được trong tương lai

Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường của dự án vận

dụng phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo để đánh giá tính khả

thi về mặt thị trường của dự án Tiến hành so sánh đối chiếu các yếu tố về mặt thịtrường của dự án như giá bán, mẫu mã, chất lượng của sản phẩm của dự án, các chi phísản xuất đầu vào… với các cơ sở sản xuất đã có mặt trên thị trường và các dự án tươngtự, sử dụng phương pháp dự báo để tính toán nhu cầu, khả năng cạnh tranh, thị phần có

Trang 32

thể đạt được của dự án trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động

3.5.2.3 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật

Công tác đánh giá về khía cạnh kỹ thuật của dự án là vấn đề hết sức khó đốivới những người làm công tác thẩm định, vì nhiều quy trình, kỹ thuật công nghệ, họkhông am hiểu, có thể đó là các quy trình công nghệ mới hoặc cũng có thể đó lànhững thiết bị máy móc lạc hậu, không đồng bộ, công nghệ đời đầu, thế hệ mấychục năm về trước, công nghệ mới đang trong quá trình thử nghiệm… Sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến sản phẩmsản xuất ra như: giá thành, chất lượng và tất nhiên là ảnh hưởng đến kết quả kinhdoanh, khả năng hoàn vốn đầu tư và trả nợ vốn vay Ngân hàng… Mặt khác, nội dungthẩm định kỹ thuật của dự án đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm địnhkhía cạnh tài chính của dự án vì các kết quả tính toán rút ra trong đánh giá, phân tíchvề khía cạnh tài chính đều bắt nguồn từ số liệu ở nội dung kỹ thuật của dự án

Do vậy khi tiến hành thẩm định khía cạnh này các cán bộ thẩm định tại

chi nhánh thường sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu Tiến hành phân tích

so sánh các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án với các tiêu chuẩn quy định hiện hành củanhà nước và quốc tế, so sánh các chỉ tiêu trong khía cạnh kỹ thuật với các chỉ tiêu

tương tự của các dự án khả thi khác Trong những trường hợp thẩm định các dự

án có vốn đầu tư lớn, tính chất kỹ thuật hết sức phức tạp, những người làm thẩm định tại chi nhánh đã kết hợp phương pháp nêu trên với phương pháp chuyên gia tức là yêu cầu thuê chuyên gia tư vấn có quy định về quyền lợi và trách

nhiệm rõ ràng giữa các bên thông qua ký kết hợp đồng tư vấn

Những vấn đề cần quan tâm khi xem xét công nghệ máy móc, thiết bị như:

- Trước tiên, các cán bộ thẩm định tại chi nhánh đánh giá công suất của máymóc thiết bị mà dự án đã lựa chọn về công suất thiêt kế, mức sản xuất dự kiến hàngnăm, tính đồng bộ của thiết bị, mức độ phù hợp của công suất đến quy mô sản xuấtdự tính của dự án… thông qua việc so sánh đối chiếu chúng với các tiêu chuẩntương tự ở các dự án tương tự Đặc biệt, qua đó các cán bộ thẩm định phải nêu bậtđược những ưu điểm và các nhược điểm của công nghệ, thiết bị của dự án để có thểgiúp chủ đầu tư xem xét lại phương án kỹ thuật của mình và kịp thời đưa ra các biện

Trang 33

pháp điều chỉnh.

- Kế tiếp, tiến hành thẩm định, phân tích giải pháp xây dựng và địa điểm xâydựng của dự án như: địa điểm xây dự dự án có phù hợp với quy hoạch, kế hoạchphát triển của ngành, địa phương hoặc của nhà nước hay không; địa điểm xây dựngcó gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu và thuận tiện cho giao thông đi lại hay cácgiải pháp xử lý chất thải và xả thải; giải pháp xây dựng có phù hợp với quy định,kiến trúc tổng thề của địa phương hay của các cơ quan quản lý nhà nước…

- Ngoài ra, cán bộ thẩm định sẽ xem xét, đánh giá những nguồn cung cấp đầuvào của dự án vay vốn bao gồm: các yếu tố liên quan đến nguồn cung cấp nguyênvật liệu đầu vào như giá cả, mức độ ổn định của nguồn cung cấp, phương thức vậnchuyển…; các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung cấp điện, nước nhằm duy trìhoạt động bình thường cho dự án

- cuối cùng, về môi trường: biện pháp xử lý các chất thải, ô nhiễm môi trường

ra sao; giữ gìn cảnh quan môi trường trong khu vực, các biện pháp, giảm thiểu tácđộng của môi trương và khắc phục các sự cố về môi trường, các biện pháp chấnchỉnh qua khuyến cáo của các cơ quan quản lý về môi trường…

3.5.2.4 Thẩm định khả năng tổ chức, quản lý.

Ở khía cạnh thẩm định này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét đánh giá hình thức tổchức quản lý dự án; đánh giá năng lực trình độ, khả năng điều hành của chủ đầu tưđối với dự án; đánh giá sự am hiểu khả năng làm chủ công nghệ mới của đội ngũcán bộ kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn của các phòng ban Một phần khôngthể thiếu khi đánh giá nội dung về phương diện tổ chức quản lý là xem xét đánh giáchất lượng nguồn nhân lực, khả năng cung ứng và kế hoạch đào tạo để từng bướcnâng cao trình độ tay nghề cho nguồn nhân lực của dự án Từ những kết luận rút ra

từ các đánh giá trên, sẽ giúp cho cán bộ thẩm định phần nào nắm bắt được nhữngđặc điểm khái quát nhất về phương diện tổ chức quản lý của dự án và có thể kịpthời đóng góp cho chủ đầu tư những ý kiến tích cực để tạo ra một cơ cấu tổ chức

Trang 34

quản lý phù hợp bảo đảm hiệu quả thực hiện dự án vay vốn.

3.5.2.5 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.

Đối với chi nhánh việc thẩm định nội dung tài chính của dự án có vai trò rấtquan trọng và là yêu cầu bắt buộc đối với việc thẩm định cho các dự án đầu tư xinvay vốn vì nó liên quan đến việc tính toán khả năng trả nợ, khả năng sinh lời, bảođảm khả năng thu hồi nợ đúng hạn và lợi nhuận cũng như thu nhập của ngân hàng

Khi tiến hành thẩm định tình hình tài chính của dự án các cán bộ thẩm định

áp dụng kết hợp một hệ thống các phương pháp bao gồm: phương pháp thẩm định theo trình tự để thẩm định từ tổng quát đến chi tiết các nội dung trong khía

cạnh tài chính của dự án, phương pháp so sánh đối chiếu khi tính toán tổng mức

đầu tư, suất đầu tư các chỉ tiêu hiệu quả sau đó so sánh với các chỉ tiêu tương tự với

các dự án tương tự, ngoài ra còn áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy và

phương pháp triệt tiêu rủi ro để có thể nâng cao chất lượng thẩm định Nội dung

thẩm định khía cạnh này được tiến hành như sau:

Thẩm định tổng mức vốn đầu tư.

Tổng mức vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện dự án.Nó là cơ sở đề chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn trong quá trình đầu tư Dođó, việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư là vô cùng cần thiết Theo đó, tổng mứcvốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động Trong đó, vốn lưuđộng bao gồm: giá trị thành phẩm tồn kho, các chi phí đột biến, tiền lương, chi phíđầu vào, hàng hóa trong quá trình lưu thông… Vốn cố định bao gồm: giá trị máymóc thiết bị, các chi phí xây dựng công trình, chi phí giải phóng mặt bằng… việctính toán chính xác tổng mức đầu tư có ý nghĩa rất lớn không những đối với chủđầu tư mà còn rất quan trọng đối với ngân hàng Bởi lẽ, nó giúp cho ngân hàng đưa

ra nhận định chính xác rằng các chi phí đầu tư như thế có phù hợp hay không, cơ

cấu nguồn vốn của dự án như vậy đã hợp lý hay chưa Chính vì vậy, Các cán bộ

thẩm định tại chi nhánh đã áp dụng phương pháp cộng chi phí để tiến hành tính

toán, đánh giá lại tổng mức đầu tư hợp lý, ngoài ra còn áp dụng thêm phương

Trang 35

pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu mức chi phí, tổng mức đầu tư của dự án với

các dự án tương tự hoặc với mức chi phí bình quân của ngành

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định sẽ căn cứ vào dự án đầu tư, thiết

kế, tổng dự toán, định mức, đơn giá và các chi phí kiến thiết cơ bản khác có liênquan để xác định những điểm bất hợp lý trong tổng mức đầu tư, trong đó cần chú ýđến một số thành phần cấu tạo nên tổng mức vốn đầu tư rất dễ bị các chủ đầu tư làmsai lệch để mong được ngân hàng chấp nhận phương án vay vốn của mình như: vốnkiến thiết cơ bản, vốn xây lắp, vốn mua sắm thiết bị… đối với các loại vốn này cầnđược cán bộ thẩm định tại chi nhánh đánh giá phân tích một cách kỹ lưỡng Bởi vìmột số lý do nào đó chúng bị khai giảm đi làm cho tổng mức vốn đầu tư thấp hơn sovới thực tế, điều này có thể sẽ đẫn đển rủi ro thiếu vốn làm cho quá trình thi công bịtrì trệ tác động lớn đến tính khả thi của dự án Trong một số trường khác chủ đầu tưcũng có thể khai tổng mức vốn đầu tư vượt quá số vốn đầu tư thực tế điều này sẽdẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả tác động trực tiếp tới các chỉ tiêu hiệu quảtài chính của dự án Như vậy việc thẩm định đưa ra mức vốn đầu tư hợp lý một mặt

sẽ giúp kiến nghị cho chủ đầu tư và người có thẩm quyền điều chỉnh lại nguồn vốncho phù hợp, mặt khác giúp ngân hàng đưa ra hạn mức tài trợ tín dụng chính xácmang lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp và ngân hàng (về phương pháp và kỹ thuậtkiểm tra tổng mức vốn đầu tư hơp lý đã được NHNo&PTNT Việt Nam hướng dẫntrong văn bản số 499/NHNo-09 ngày 02/03/2001 của Tổng Giám đốc)

Thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án.

Sau khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư các cán bộ thẩm định sẽ tiếp tục đánhgiá, phân tích sự tham gia của từng nguồn vốn về số lượng cũng như thời điểm bỏvốn Tổng mức vốn đầu tư của dự án được tài trợ từ các nguồn khác nhau bao gồmnguồn đi vay, nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, nguồn vốn do nhà nước cấp, nguồntài trợ từ nước ngoài… từ đó, các cán bộ thẩm định cần phải xác định cơ cấu vốnđầu tư hay tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng mức đầu tư

- Về số lượng từng nguồn vốn đầu tư: các cam kết bảo đảm chắc chắn của

Trang 36

từng nguồn vốn tài trợ cho dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giai đoạnthực hiện dự án đầu tư Các nguồn này nếu như được giải ngân với số lượng đầy đủ,vào đúng thời gian nhu dự tính sẽ tạo điều kiện cho dự án được triển khai thuận lợi,đảm bảo đúng tiến độ và sẽ không phát sinh thêm các chi phí ngoài dự tính vàngược lại nếu các nguồn vốn này được thực hiện không đúng lộ trình dự tính sẽkiến cho dự án bị đình trệ, làm lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp và nảy sinhnhiều rủi ro không dự tính Do đó, việc thẩm định chính xác nội dung này cũng sẽgóp phần đánh giá được tính khả thi của dự án Để có thể làm tốt được yêu cầu này,các cán bộ thẩm định đã tiến hành đã tiến hành phân tích, đánh giá tính chắc chắntrong từng nguồn vốn của dự án như: nếu là vốn góp cổ phần hay liên doanh cầnphải có sự cam kết chắc chắn qua hợp đồng liên doanh hay biên bản xác nhận củahội đồng quản trị, nếu là vốn tự có thì phải có bản giải trình về tình hình kinh doanhtrong 4 năm tính cho đến thời điểm vay vốn ngân hàng…

- về thời điểm bỏ vốn: đối với nội dung này các cán bộ thẩm định đánh giá,xem xét từng thời điểm bỏ vốn của dự án có phù hợp với tiến độ dự án hay không;khoảng cách giữa các thời điểm giải ngân đã phù hợp hay chưa

- Về cơ cấu nguồn vốn: khi thẩm định khía cạnh này cần phải đặc biệt quantâm đến tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn đầu tư vì vai trò quan trọngcủa nó trong việc chống đỡ các rủi ro xảy đến đối với phương án đầu tư Nếu tỷtrọng vốn chủ sở hữu/ tổng vốn đầu tư lớn chiếm hơn 50% được coi là an toàn cònngược lại thì cán bộ thẩm đinh cần phải cân nhắc, đánh giá thêm các yếu tố kháctrước khi ra quyết định

Thẩm định doanh thu – chi phí.

Có thể nói, doanh thu và chí phí của dự án tác động lớn đến kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp khi dự án được đưa vào vận hành, và qua đó nó cũng ảnh

hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay của chủ đầu tư đối với ngân hàng Với nội

dung này các cán bộ thẩm định của chi nhánh chủ yếu áp dụng phương pháp

Trang 37

dự báo, thông qua các dự báo về thị trường để đánh giá doanh thu và chi phí của

phương án đầu tư Cụ thể, cán bộ thẩm định đã dựa vào những nội dung sau xemxét doanh thu và chi phí của dự án:

- Xem xét doanh thu tiêu thụ hoặc giá trị tổng sản lượng hàng hoá đã đượcthực hiện với năng lực sản xuất, công suất của máy móc thiết bị để phát hiện nhữngbất hợp lý trong việc tính toán

- Xem giá cả nguyên nhiên liệu, định mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩmcó gì bất hợp lý so với định mức chung hoặc giá cả thị trường tại thời điểm vay vốn

- Các chi phí sản xuất, chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị, chi phí quảng cáo, bảodưỡng máy móc… đã tính đúng, tính đủ chưa

- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi khấu hao, chi trả lãi tiềnvay như thế nào đó đã tính toán hợp lý hay chưa

- Ngoài ra cũng phải xem xét các khoản nợ ngân sách nhà nước, nợ CBCNV,các khoản chi phí chờ phân bổ

- Đặc biệt cần lưu ý Các khoản thu về hoạt động tài chính, thu bất thường, chỉ làsố liệu tham khảo khi thẩm định, về nguyên tắc không được cộng các khoản thu nàyvới lợi tức thuần của phương án sản xuất kinh doanh đang thẩm định để kết luận hiệuquả về mặt tài chính của phương án hay kế hoạch kinh doanh mà ta đang thẩm định

Thẩm định tỷ suất chiết khấu “r”.

Ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ hiệnnay, các cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào 2 cách tính toán sau để xác định tỷ suấtchiết khấu r của dự án:

- Nếu vốn vay từ ngân hàng chiếm đa số trong tổng mức vốn đầu tư của dự án thì

tỷ suất r sẽ lấy bằng với mức lãi suất cho vay tại thời điểm hiện hành của ngân hàng

- Nếu vốn vay từ ngân hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng mức vốn đầu

tư dự án thì tỷ suất r sẽ được tính theo công thức:

r = ∑ (từng nguồn vốn* chi phí sử dụng của từng nguồn)/∑ nguồn vốn đầu tư

Trang 38

Thẩm định dòng tiền của dự án.

Dòng tiền cuả dự án chính là dòng chênh lệch giữa dòng tiền thu và dòng tiềnchi chi hàng năm của dự án Nó phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đẩu tư quatừng năm và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của phương án vayvốn Để tiện cho việc tính toán và thẩm định lại, dòng tiền thường được quy ước làphát sinh vào cuối thời kỳ trong mỗi giai đoạn Hiện nay, tại hệ thống ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn nó chung và tại chi nhánh Láng Hạ nói riêngthì dòng tiền được các cán bộ thẩm định tính toán dựa trên 3 thành tố đó là: dòngtiền từ hoạt động tài chính, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền thu: nó được tạo nên từ các khoản thu hàng năm của dự án

Dòng tiền chi: hàm chứa các khoản chi phí mà dự án phải chi trả hàng năm Dòng tiền = dòng thu – dòng chi

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: dòng thu của dự án bao gồm: dòng thu từsản phẩm chính, dòng thu từ sản phẩm phụ, thu từ dịch vụ cung cấp cho kháchhàng Dòng chi của dự án bao gồm: các khoản chi phí cho mua sắm nguyên nhiênvật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình kinh doanh, chi phí cho điện, nước, chi trảlương cho CBNV, chi phí bảo dưỡng máy móc…

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: dòng tiền thu được tổng hợp từ: các nguồn thu

từ thanh lý máy móc thiết bị, thu từ thu hồi vốn lưu động… còn dòng chi của dự ánđược tính từ: chi phí xây dựng nhà xưởng, chi phí mua sắm lắp đặt máy móc thiết

bị, các khoản đầu tư ban đầu nhằm đắp ứng nhu cầu vốn lưu động…

Dòng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền chi của dự án: các khoản chi trả cổtức, trả vốn vay ngắn hạn, dài hạn, chi phí trả nợ cả gốc và lãi hàng năm, các chi phíphát sinh bất thường, và các chi phí tài chính khác… dòng thu của dự án được tậphợp từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thu từ các khoản hùn vốn, góp vốn và cáckhoản thu khác…

Trang 39

Chi phí mua nguyên vật liệu,

nhiên liệu đầu vào

Chi các khoản đầu tư ban đầu

nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu

động

3 Chi khác

II Dòng tiền thu: =1+2+3

1 Thu thanh lý tài sản cố định

2 Thu hồi vốn lưu động

3 Thu khác

Trang 40

3 Trả nợ vay dài hạn

4 Trả vốn vay ngắn hạn

5 Trả cổ tức

6 Chi phí phát sinh bất thường

7 Chi phí tài chính khác

Hiện giá dòng tiền

Lũy kế hiện giá dòng tiền

NPV

IRR

T

Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Đây là nội dung đặc biệt quan trọng không chỉ đối với bản thân chủ đầu tư, vìnó cho thấy tính khả thi, hiệu quả mà dự án đem lại được lượng hóa thông qua việc

Ngày đăng: 13/03/2015, 10:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Quy trình thẩm định dự án vay vốn “Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
5. Báo cáo thẩm định dự án: “dự án vay vốn Đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam của công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Thanh Bình” Sách, tạp chí
Tiêu đề: dự án vay vốn Đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam của công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Thanh Bình
1. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại – tác giả PGS.TS Phan Thị Thu Hà 2. Giáo trình lập dự án đầu tư – tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt 3. Giáo trình kinh tế đầu tư – tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt – TS.Từ Quang Phương Khác
6. Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ 2005-2010 Khác
7. Tài liệu về quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của chi nhánh Láng Hạ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w