nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ
3.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các bộ ngành có liên quan.
Chất lượng công tác thẩm định bên cạnh việc phụ thuộc rất lớn vào bản thân ngân hàng, còn chịu ảnh hưởng không nhỏ của môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế bên ngoài tác động. Do vậy, để giúp cho hoạt động thẩm định dự án vay vốn ở hệ thống các ngân hàng nói chung và chi nhánh Láng Hạ nói riêng đạt được kết quả như mong muốn thì một số kiến nghị đối với nhà nước và các bộ ngành có liên quan
bao gồm:
Trong thời gian tới, nhà nước cần phải tập trung hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý, đề ra các quy chế nghị định liên quan tới đầu tư, sản xuất kinh doanh và đặc biệt cần ban hành một số thông tư hướng dẫn cụ thể các quy định liên quan đến hoạt động thẩm định, tạo lập một môi trường vĩ mô ổn định nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng tạo ra những cơ sở vững chắc trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thẩm định dự án vay vốn nhằm nâng cao chất lượng thẩm định từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh.
Nhà nước cần đưa ra các hình thức hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích việc thành lập và hoàn thiện các hệ thống bổ trợ cho công tác thẩm định tại ngân hàng như các kênh thông tin đa chiều về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được nhà nước bảo đảm về độ chính xác, các tổ chức tư vấn trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế được chứng nhận về tính hợp pháp... Chúng ngày càng trở thành những nhu cầu hết sức thiết yếu trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng. Vì trong khi thẩm định nhu cầu về thông tin là rất lớn và sự nắm bắt thông tin của những cán bộ làm công tác thẩm định còn hạn chế trong từng nội dung thẩm định và từng lĩnh vực của dự án.
Kiến nghị bộ tài chính cần đưa ra các quy định kiểm toán, các mẫu, bảng biểu báo cáo tài chính thống nhất đối với các doanh nghiệp, quy định thời gian định kỳ, cụ thể nộp các báo cáo kết quả kinh doanh có kiểm toán của doanh nghiệp cho bộ tài chính. Đồng thời phải đưa ra các hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp khai man, báo cáo không chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Xây dựng hệ thống quản lý rõ ràng, minh bạch hơn đối với hoạt động kiểm toán, có cơ chế kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Kiến nghị bộ công nghiệp, bộ tài nguyên môi trường và các bộ ngành khác có liên quan cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy định, định mức kỹ thuật, kinh tế liên quan đến thẩm quyền quản lý của mình như những quy định về yêu cầu thiết kế xây dựng, đơn giá thi công, tiêu chuẩn chất lượng môi trường…
đồng thời tăng cường xem xét, quản lý các hoạt động đầu tư, xây dựng theo lĩnh vực mà mình quản lý. Công khai các thông tin đó trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người có thể dễ dàng nắm bắt, đặc biệt điều này sẽ hỗ trợ rất lớn cho cán bộ thẩm định trong đánh giá các dự án đầu tư vay vốn.
3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng nhà nước là cơ quan điều hành, quản lý trực tiếp hoạt động của các ngân hàng thương mại, do đó cần phải có những hình thức hỗ trợ cho hoạt động thẩm định tại ngân hàng thương mại về mặt thông tin và kinh nghiệm thẩm định, cần đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC như: trang bị và hiện đại hóa các thiết bị máy móc cho trung tâm, tăng cường công tác trao đổi thông tin với các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài, các bộ ngành có liên quan đưa ra các chế tài xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức tài chính không thực hiện tốt việc sử dụng và báo cáo thông tin tín dụng.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Mọi hoạt động kinh tế cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đã và đang đứng trước sự canh tranh khốc liệt của các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế. Hiện đại hóa và hoàn thiện mình là yêu cầu cấp thiết hàng đầu được đặt ra đối với hệ thống ngân hàng trong nước mà đứng đầu là ngân hàng trung ương, ngân hàng nhà nước cần tiếp cận, học tập, chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng từ các quốc gia phát triển, tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại có điều kiện tiếp cận sớm, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của bản thân mỗi ngân hàng. Điều này sẽ đảm bảo cho khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong thời kỳ mở cửa.
Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ các ngân hàng thương mại thông qua việc giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực, về cả chuyên môn và kinh nghiệm thẩm định dự án. Ngân hàng nhà nước nên chịu trách nhiệm tổ chức các hội nghị toàn hệ thống ngân hàng để báo cáo và trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau giữa các ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng trung ương nên tổ chức các lớp đào tạo trung và dài hạn cho cán bộ
thẩm định của ngân hàng thương mại bằng cách mời những chuyên gia giàu kinh nghiệm của WB, IMF hoặc của những nước có lĩnh vực tài chính - ngân hàng phát triển về giảng dạy. Qua đó, cán bộ thẩm định sẽ tiếp cận những kiến thức mới trong thẩm định dự án đầu tư.
3.3. Kiến nghị đối với chủ đầu tư.
Kiến nghị chủ đầu tư cần trung thực trong quá trình cung cấp thông tin đặc biệt là những thông tin liên quan đến những vấn đề nội bộ trong doanh nghiệp như: tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tái chính của doanh nghiệp, tình hình tổ chức quản lý và nhân sự của dự án…chúng đều là những thông tin rất quan trọng và cần thiết để cán bộ thẩm định kiểm tra, đánh giá rủi ro có thể xảy đến đối với dự án và có những biện pháp giúp chủ đầu tư khắc phục.
Chủ đầu tư phải nghiêm túc thực hiện các quy định về đầu tư của Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan, đồng thời thực hiện đúng theo các cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.
Các doanh nghiệp cần tự nâng cao năng lực lập, thẩm định và quản lý dự án. Trong quá trình vận hành dự án, phải đảm bảo thực hiện đúng nội dung và tiến độ theo kế hoạch. Cần tích cực và chủ động phối hợp cùng Chi nhánh ngân hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ. Đồng thời thông qua việc phân tích, đánh giá, nghiên cứu tình huống thẩm định dự án thực tế: “dự án vay vốn đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam của công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Thanh Bình”. Đã giúp em tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế và qua đó thấy được những thành tựu trong hoạt động thẩm định mà chi nhánh đã đạt được, bên cạnh đó cũng nhận thấy được thực trạng những mặt hạn chế vẫn còn tồn tại tại chi nhánh trong suốt thời gian qua. Từ sự nghiên cứu và tìm tòi của cá nhân, em đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại nơi đây. Hi vọng rằng với những đóng góp của mình sẽ giúp cho chi nhánh hoàn thiện, khắc phục được những yếu điểm và tiếp tục phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được trong công tác thẩm định để từng bước khằng định được vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Em xin trân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Hoàng Thị Thu Hà và các cô chú, anh chị đang công tác tại phòng tín dụng tại chi nhánh Láng Hạ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, để có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại – tác giả PGS.TS Phan Thị Thu Hà 2. Giáo trình lập dự án đầu tư – tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt 3. Giáo trình kinh tế đầu tư – tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương
4. Quy trình thẩm định dự án vay vốn “Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam”.
5. Báo cáo thẩm định dự án: “dự án vay vốn Đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống máy chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam của công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Thanh Bình”.
6. Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ 2005-2010.
7. Tài liệu về quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của chi nhánh Láng Hạ.