5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
5.3. Nguyên nhận
Những hạn chế tồn tại trong thời gian qua tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ là sự tác động từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có thể tổng kết lại thành hai nhóm nguyên nhân chính bao gồm: các nguyên nhân chủ quan – các nguyên nhân từ phía ngân hàng và những nguyên nhân khách quan- các nguyên nhân từ bên ngoài.
5.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Vẫn còn nhiều những đánh giá mang tính chủ quan trong quá trình thẩm định.
Không ít những dự án xin vay vốn tại chi nhánh được cán bộ thẩm định phân tích đánh giá dựa trên cơ sở định tính, thiếu tính khoa học, và chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của bản thân trong quá trình ra quyết định, nhất là đối với khách hàng đã có nhiều lần quan hệ tín dụng với chi nhánh. Việc đánh giá tình hình tài chính, hồ sơ pháp lý hay đánh giá tính khả thi của dự án vay vốn của những doanh nghiệp đó thường thông qua những tài liệu vẫn còn lưu giữ tại ngân hàng, do số liệu thông tin không được thu thập thường xuyên sẽ dẫn đến kết quả thẩm định bị tác động đáng kể, nếu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan trong quá trình thẩm định sẽ dẫn tới những kết luận sai lệch và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng sẽ không được đạt được chỉ tiêu đề ra.
Các cở sở, vật chất, thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định đã lạc hậu, không còn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Các cở sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động của chi nhánh nói chung và phục vụ cho công tác thẩm định nói riêng mới chỉ đáp ứng nhu cầu về mặt số lượng nhưng chất lượng thì không được đảm bảo. Cũng vì đặc trưng trong lĩnh vực ngân hàng với rất nhiều sự cạnh tranh, thêm vào đó là thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay đòi hỏi các cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, thiết bị phục vụ phải luôn luôn đổi mới, cập nhật thường xuyên để có thể từng bước nâng cao sức cạnh tranh, tránh
tình trạng tụt hậu. Thế nhưng vẫn còn thiếu quá nhiều sự quan tâm đầu tư từ phía ngân hàng, hệ thống máy tính đã quá lạc hậu hiệu quả sử dụng bị hạn chế, các thiết bị dịch vụ , phần mềm chuyên dụng đã không còn phù hợp với thực tế. Những điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các cán bộ thẩm định và phần nào ảnh hường đến chất lượng thẩm định tại đây trong thời gian qua.
Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định còn đơn điệu, nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu thẩm định.
Quá trình thu thập, phân tích thông tin các dự án vay vốn chủ yếu dựa vào những tài liệu do khách hàng cung cấp, vẫn còn thiếu sự tham khảo các kênh hệ thống thông tin tính dụng ngân hàng (CIC). Hơn nữa, việc thu thập thông tin từ bạn hàng, đối tác của khách hàng còn rất hạn chế. Mặt khác, việc khai thác thông tin từ phía các cơ quan nhà nước (như toà án, thuế, các bộ ngành có liên quan…) còn khá khó khăn, lí do là bởi vì hiện nay chưa có một cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các tổ chức cho vay và cơ quan nhà nước. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến cái nhìn tồng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp và hiệu quả thực sự của dự án mang lại cho ngân hàng. Hơn nữa, Sự phối hợp về mặt thông tin giữa các thành viên cũng chưa chặt chẽ, thường xuyên. Khối lượng công việc của phòng là khá lớn mà các cá nhân làm việc một cách độc lập, dự án phân công cho ai thì người đó tự tìm kiếm thông tin, tự thẩm định dựa vào năng lực của bản thân, ít có sự hợp tác, hỗ trợ qua lại lẫn nhau về mặt thông tin trong quá trình thẩm định. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian cũng như chất lượng thẩm định.
Quy trình thẩm định được xây dựng còn cứng nhắc và chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng có liên quan.
Quy trình thẩm định mà chi nhánh đang sử dụng là quy trình được áp dung cho toàn bộ hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, một quy trình được xây dựng ở mức độ tổng quát, áp dụng cho tất cả các hình thức vay và các khách hàng, dự án vay vốn khác nhau. Trong khi mỗi một khách hàng, mỗi một dự án đều có những đặc thù riêng biệt nếu áp dụng cùng một quy trình thì nhiều khi bất hợp lý và mang tính dập khuôn. Những khách hàng đã có quan hệ tín dụng
từ trước với ngân hàng, hay đối với các khoản vay gián tiếp, khoản vay trả góp, khoản cho thuê tài sản… cần phải có những quy trình thẩm định riêng với những khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu hay đối với các khoản vay đầu tư, vay thế chấp, hoặc những khoản vay có bảo đảm… bên cạnh đó, quy trình cũng cần phải chỉ rõ, phân định rạch ròi không chồng chéo trách nhiệm, quyền hạn giữa các phòng chức năng, bộ phận có liên quan đến lĩnh vực thẩm định.
Vẫn còn nhiều bất cập trong việc áp dụng các phương pháp thẩm định
Việc áp dụng phương pháp thẩm định nào, cần phải kết hợp những phương pháp thẩm định ra sao trong từng nội dung thẩm định chủ yếu vẫn phụ thuộc vào kinh nghiệm, ý kiến chủ quan của những người làm công tác thẩm định thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể từ phía ngân hàng. Điều này có thể đưa đến hệ quả chất lượng thẩm định không đồng đều giữa các dự án hay giữa những cán bộ thẩm định khác nhau. Mặt khác, các phương pháp áp dụng còn thiếu tính khoa học, đánh giá, thẩm định dựa vào những phân tích định tính. Trong phương pháp phân tích độ nhạy mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một chiều chỉ đơn thuần cho một chỉ tiêu thay đổi từ đó xem xét ảnh hưởng lên các chỉ tiêu hiệu quả chưa có sự phân tích tác động tổng hợp của các nhân tố thay đổi lên các chỉ tiêu hiệu quả. Việc phân tích rủi ro cũng chỉ dừng lại ở trạng thái tĩnh, nhận diện rủi ro là chủ yếu chưa có những phân tích chuyên sâu ở mức độ động hay đưa ra các phương pháp hiệu quả để triệt tiêu rủi ro.
Chưa có những khoản đầu tư thích đáng để phát triển, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Hầu hết các cán bộ thẩm định tại chi nhánh là lưc lượng trẻ mặc dù tận tình với công việc, có kiến thức vững vàng nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, ngay cả các kiến thức mà họ có được mới chỉ được trang bị qua giảng đường nhà trường đó là những kiến thức tổng quát, ở mức độ cơ bản chưa đi sát với thực tiễn, họ chỉ có thể tự trau dồi kiến thức của mình qua việc tự tham khảo, tự nghiên cứu qua các dự án hay tài liệu thẩm định. Chi nhánh chưa có được một chương trình đào tạo phát triển tổng thể, quy củ, mang tính chất thường xuyên cho đội ngũ cán bộ
thẩm định mà mới chỉ dừng lại ở hình thức tập huấn ngắn ngày.
5.3.2. Nguyên nhân từ bên ngoài.
Hoạt động thẩm định dự án xin vay vốn bị chi phối bởi nhiều nhân tố khách quan, đó là các nhân tố bên ngoài tác động vào dự án làm cho chất lượng thẩm định bị giảm sút đáng kể. Các dự án thường tồn tại trong một khoảng thời gian dài do đó rủi ro mà các nhân tố khách quan gây ra là rất khó dự báo: tình hình kinh tế vĩ mô, các chính sách, quy định pháp luật hay những thay đổi chính trị bất thường… các nhân tố này thường xuyên biến đổi, nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng và các tổ chức vay vốn.
Một môi trường pháp lý với những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định dự án cũng như kết quả hoạt động dự án. Một vòng đời dự án đầu tư thường trong một khoảng thời gian dài và liên quan đế nhiều văn bản pháp luật của nhà nước, do đó nếu các văn bản pháp luật này nếu không có sự ổn định lâu dài, thiếu rõ ràng minh bạch, chồng chéo sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, dự báo rủi ro… làm đảo lộn mọi kết quả tính toán ảnh hưởng tới khả năng trả nợ và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Một yếu tố cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng đến từ phía khách hàng. Nếu như năng lực lập, quản lý, thưc hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ làm cho thời gian phân tích, đánh giá, thu thập thông tin kéo dài thêm. Tính trung thực trong các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh,… trong các hồ sơ vay vốn gửi tới ngân hàng cũng cần phải nói đến. Chúng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định cho vay của ngân hàng.
Những thay đổi không ngừng của nền kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác thẩm định dự án. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã kéo theo sự thay đổi của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Đi
đôi với thành tựu ban đầu của nền kinh tế, mối quan hệ mới mẻ với khách hàng, với các đối tác nước ngoài là những thử thách về cạnh tranh, về rủi ro mất vốn… sự tự chủ về tài chính, sự năng động đem đến cho ngân hàng nhiều cơ hội cũng như thử thách gây ra nhiều sức ép cho công tác thẩm định dự án trong những năm qua và trong thời gian tới.
Trình độ quản lý trong nước hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, chưa đồng bộ, việc lập kế hoạch, đánh giá dự án đầu tư ở các cấp, bộ, ngành, các địa phương là không đồng đều, các quy hoạch về phát triển kinh tế vùng, ngành còn chưa cụ thể, thiếu tính khoa học đưa đến tình trạng đầu tư không hợp lý, nơi thừa nơi thiếu, tất cả những bất cập này đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho công tác thẩm định của ngân hàng.
CHƯƠNG II
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ