1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển chung của ngân hàng
Năm 2010 vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã trải qua rất nhiều biến động lớn, tuy đang có sự phục hồi tích cực sau cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, tồn tại nhiều khó khăn: nền kinh tế vĩ mô thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, nợ công tăng, nhập siêu vẫn lớn trong khi xuất khẩu không tăng mạnh ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới, giá cả nguyên liệu tăng cao dẫn đến lạm phát nửa cuối của năm tăng. Thêm vào đó, Cơn sốt “vàng” tiếp tục bùng nổ sau khi giá vàng trên thế giới thiết lập đỉnh mới .Với những diễn biến trái chiều của nền kinh tế, hoạt động Ngân hàng cũng gặp vô vàn khó khăn. Bước sang năm 2011, một năm dự đoán nền kinh tế vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng một trong những lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm với tình hình kinh tế và luôn chứa đựng đầy rủi ro và ẩn chứa nhiều sự cạnh tranh khốc liệt. Trước tình hình đó, tập thể chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Láng Hạ đã xác định và xây dựng cho mình những mục tiêu và phương hướng phát triển nhất định trong thời gian tới để giữ vững những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và từng bước vươn tầm ảnh hưởng của mình ra khu vực và quốc tế. Cụ thể, trong năm 2011 sắp tới, chi nhánh lên kế hoạch cho mục tiêu và phương hướng cụ thể chi tiết như sau:
Mục tiêu chung:
- Về nguồn vốn: Giữ mức ổn định nguồn vốn 10 nghìn tỷ đồng, bằng thời điểm 31/12/2010.
- Tổng dư nợ cho vay: 3.334 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23 (%) trong đó: + Dư nợ ngắn hạn: 1.415 tỷ đồng, tỷ lệ chiếm 42%/tổng dư nợ
+ Dư nợ trung, dài hạn: 1.919 tỷ đồng, tỷ lệ chiếm 58%/tổng dư nợ + Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn: 0 đồng
+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng 15% so với năm 2010, tương đương 610 tỷ đồng; tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp/ tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 91%, trong đó:
+ Dư nợ cho vay DNVVN là 580 tỷ đồng, chiếm 19% trên tổng dư nợ cho vay DN - Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.
- Tỷ lệ thu dịch vụ/thu nhập ròng 15%.
- Tài chính: Tăng thu tiết kiệm chi, đảm bảo quỹ thu nhập đạt và vượt kế hoạch, tăng tối thiểu 10% so với năm 2010, đảm bảo có 3 - 4 tháng lương năng suất.
- Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra: 0.35%.
- Trích dự phòng rủi ro 12.8 tỷ, bằng 45.5% so với năm 2010. - Thu hồi nợ xử lý rủi ro 7.6 tỷ đồng, bằng 30% so với năm 2010.
- Tăng tổng thu dịch vụ lên 18 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7.4% trên tổng thu nhập ròng
Hoạt động dịch vụ và thanh toán quốc tế:
- Doanh số mua ngoại tệ: 183 triệu USD, bằng 105.2% so 2010 - Doanh số bán ngoại tệ: 185 triệu USD, bằng 106.94% so 2010 - Doanh số chuyển tiền: 87 triệu USD, bằng 113% so 2010 - Doanh số mở L/C: 590 triệu USD, bằng 110.9% so 2010
- Doanh số bảo lãnh: 870 tỷ đồng, bằng 104.7% so với năm 2010 - Thu phí bảo lãnh: 9 tỷ đồng, bằng 108.4% so năm 2010
Phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2011.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn theo hướng đa dạng sản phẩm có nguồn vốn ổn định, lãi suất rẻ từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Trả và không nhận mới nguồn vốn (kể cả nội ngoại tệ) từ các tổ chức tài chính tín dụng không ổn định và lãi suất cao, nhanh nhạy trong điều hành kỳ hạn lãi suất nhận vốn để hạn chế thấp nhất rủi ro lãi suất.
để kịp thời ban hành lãi suất huy động nội ngoại tệ phù hợp quan hệ cung cầu, đảm bảo sự cạnh tranh, có lãi trong kinh doanh và đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- Rà soát lại các hợp đồng nhận vốn để đàm phán, giảm dần những hợp đồng tiền gửi có lãi suất cao so với phí điều vốn bằng những hợp đồng nhận vốn mới có lãi suất rẻ.
- Căn cứ hạn mức và kế hoạch dư nợ được NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt tiếp tục cho vay khách hàng truyền thống có uy tín, đặc biệt là các tổng công ty. Giảm dần hạn mức dư nợ các tổng công ty có dư nợ lớn, ưu tiên cho vay cầm cố, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất trên cơ sở cho vay có chọn lọc, có dự án hiệu quả, có năng lực tài chính để trả nợ gốc và lãi đến hạn, có tài sản thế chấp... Kiên quyết không đầu tư và dừng đầu tư những dự án không hiệu quả, không đảm bảo nguyên tắc và điều kiện tín dụng.
- Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục rà soát chấn chỉnh, bổ sung những tồn tại, kiểm tra phân tích thực trạng nợ, có biện pháp kiên quyết trong việc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn và nợ xử lý rủi ro.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các dịch vụ sản phẩm mới, quảng bá và phát triển thương hiệu của chi nhánh và của NHNo Việt Nam trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại và tiện ích phục vụ khách hàng. Tập trung phát triển các dịch vụ: dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, tiếp cận các dự án mới và phục vụ tốt các dự án hiện có; tiếp tục tăng số lượng phát hành thẻ (thẻ ghi nợ nội địa, thẻ Visa, dịch vụ Mobile Banking, dịch vụ gửi rút nhiều nơi...). Tiếp tục làm tốt đầu mối kết nối thanh toán thu cước Tổng công ty Viettel, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội...
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện ngăn chặn kịp thời những sai sót, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đúng chế độ, đúng luật, ổn định phát triển.
nghiêm túc việc chi trả lương V2 và lương năng suất theo mức độ hoàn thành công việc của tập thể và cá nhân. Kể từ 1/1/2011, thực hiện việc khoán tài chính đến phòng giao dịch, hàng quý tổ chức quyết toán tiền lương như NHNo Việt Nam thực hiện đối với các chi nhánh trên nguyên tắc làm đến đâu thì hưởng đến đó. Căn cứ vào quỹ thu nhập toàn chi nhánh có thể xem xét cho vay lương đối với các đơn vị thiếu lương nếu đơn vị có nhu cầu.
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo lại cán bộ; Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp cho từng cán bộ trong toàn chi nhánh. Chuyển biến nhận thức kinh doanh cho từng cán bộ trong điều kiện hội nhập và tình hình mới.
- Tổ chức có hiệu quả hội nghị Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, phân tích những mặt làm được và đặc biệt là đi sâu phân tích những mặt chưa làm được, tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Đề ra mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011.
- Rà soát lại đội ngũ cán bộ, kể cả cán bộ chủ chốt, nếu không hoàn thành nhiệm vụ giao và phát huy được năng lực thì phải luân chuyển, bố trí lại phù hợp với sở trường, năng lực của từng người.
- Phát động phong trào thi đua, đưa công tác thi đua khen thưởng trở thành một công cụ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, gắn với tăng cường giáo dục cán bộ yên tâm công tác vì sự nghiệp chung, có ý thức bảo vệ thương hiệu của chi nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam.
1.2. Phương hướng phát triển trong công tác thẩm định.
Chi nhánh Láng Hạ là một trong những chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đang trong quá trình khẳng định uy tín, với mục đích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ hiện đại, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh huy động vốn bằng nhiều hình thức, luôn chủ động được nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu thị trường, tăng trưởng tín dụng trên cơ
sở đảm bảo chất lượng tín dụng. Để đạt được những mục tiêu đề ra chi nhánh cần phải xây dựng những giải pháp cụ thể đối với từng hoạt động cụ thể. Một trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến chất lượng tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đó là nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, để chất lượng thẩm định trở thành lợi thế cạnh tranh của mình.
Một số các phương hướng phát triển công tác thẩm định trong thời gian tới đây như sau:
- Nhận thức đúng vai trò của công tác thẩm định đối với hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng; chất lượng thẩm định được đảm bảo sẽ giúp cho ngân hàng lựa chọn đúng dự án đầu tư có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cả gốc và lãi.
- Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ thẩm định dự án: Các bộ phận, nguồn lực tham gia công tác thẩm định của Ngân hàng sẽ được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện tốt chức năng được chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn công tác thẩm định dự án của Ngân hàng. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó tổ chức các đợt tập huấn có hệ thống để nâng cao chuyên môn cho cán bộ thẩm định.
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình thẩm định, nội dung thẩm định để rút ngắn thời gian thẩm định, tránh nhầm lẫm sai sót dẫn đến việc cho vay không hiệu quả hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra sau cho vay bảo đảm thưc hiện đúng tiến độ vốn vay sử dụng đúng mục đích. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện của dự án.
- Cải thiện chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định: cần phối hợp thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra những kết luận chính xác.
- Đối với những dự án lớn chi nhánh có thể thực hiện đồng tài trợ với các ngân hàng khác để tránh rủi ro.