2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH
2.4. Nâng cao chất lượng phương pháp thẩm định
Việc Phối hợp đan xen các phương pháp thẩm định cần phải được thực hiện thường xuyên trong đánh giá tính khả thi của dự án vay vốn. Cần cân nhắc kỹ lưỡng
để chọn ra phương pháp thẩm định tối ưu trong từng nội dung thẩm định và cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp để thẩm định cùng một nội dung rồi sau đó so sánh các kết quả thu được với nhau. Nếu có sự chênh lệch thì cần kiểm tra lại các điều kiện áp dụng, các yếu tố đầu vào đối với từng phương pháp để qua đó tìm được phương pháp thích hợp nhất cho kết quả đúng nhất để vận dụng, cụ thể trong một số trường hợp:
- Đối với nội dung thị trường: yêu cầu cán bộ thẩm định nắm vững phương pháp dự báo cung cầu thị trường, so sánh với các dự án tương tự, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể để có cái nhìn tổng quát nhất về thị trường hiện tại và tương lai của sản phẩm dự án, về thị trường và giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào…từ đó có được những kết luận chính xác, an toàn và là cơ sở vững vàng cho đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
- Trong thẩm định khía cạnh kỹ thuật: yêu cầu cán bộ thẩm định sử dụng thành thục phương pháp so sánh đối chiếu để đưa ra các đánh giá chính xác về định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, công suất thực của dự án với các dự án tương tự hoặc với các tiêu chuẩn của cơ quan giám sát công nghệ hay chuẩn mực quốc tế và có thể đưa ra các kết luận sát thực về các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, phương án lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án, những ảnh hưởng về môi trường do dự án gây ra. Đối với những dự án lớn, trình độ kỹ thuật phức tạp vì không có sự am hiểu, kiến thức trong các lĩnh vực kỹ thuật, các cán bộ thẩm định có thể áp dụng phương pháp chuyên gia, đề đạt với ngân hàng ký hợp đồng thuê các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực liên quan đến dự án để tư vấn đưa ra các kết luận chính xác nhất.
- Khi thẩm định hiệu quả tài chính của dự án: các phương pháp phân tích và kiểm soát, triệt tiêu rủi ro cần phải được tiến hành với mọi phương án vay vốn vì do việc thẩm định được tiến hành trước khi cho vay trong khi việc thu hồi vốn được tiến hành sau khi cho vay nên không ai biết được việc gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình sử dụng vốn. kết quả của việc có thu được nợ hay không còn phụ thuộc vào việc quản lý và kiểm soát và triệt tiêu rủi ro. Ngân hàng cần phải sử dụng các kỹ thuật kiểm soát, triệt tiêu rủi ro từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với từng dự án
đầu tư. Cần phải sử dụng thêm phương pháp phân tích độ nhạy, là kỹ thuật phân tích nhằm thấy được sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc. biến phụ thuộc cần thẩm định ở đây là các chỉ tiêu hiệu quả NPV, IRR, T… các biến độc lập tác động có thể là các thông số mà chúng ta đã lựa chọn trong dự đoán dòng tiền, tỷ lệ lạm phát, thị phần của doanh nghiệp, đơn giá bán, tốc độ tăng giá của doanh nghiệp, tỷ giá hối đoái… từ đó mà đưa ra những tình huống dự kiến để đánh giá xem những biến động đó ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu hiệu quả. Qua đó mới kết luận được dự án có độ an toàn cao hay không. Nếu càng đưa ra nhiều các tình huống để thử nghiệm thì càng có cái nhìn rõ ràng hơn về kết quả. Có thể kết hợp thêm phương pháp phân tích tình huống: là kỹ thuật phân tích sự tác động đồng thời của nhiều biến hay nhiều yếu tố đến biến phụ thuộc, trong kỹ thuật phân tích này chúng ta không tách biệt sự tác động riêng rẽ như phương pháp phân tích độ nhạy mà xem xét sự tác động đồng thời của nhiều nhân tố qua từng tình huống cụ thể. Cuối cùng để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ hơn về các tác động kinh tế khác nhau ảnh hưởng đến doanh nghiệp và đến dự án trong dài hạn. các cán bộ thẩm định nên sử dụng thường xuyên hơn phương pháp SWOT để thẩm định một các kỹ càng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp và các yếu tố kinh tế bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của dự án.