3. TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
3.5. Nội dung thẩm định dự án cho vay vốn
3.5.1. Thẩm định khách hàng vay vốn.
Trước khi đi vào thẩm định từng nội dung của dự án xin vay vốn như: thẩm định cơ sở pháp lý của dự án, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, thẩm định khía cạnh công nghệ và môi trường, xem xét khả
năng tổ chức quản lý dự án. Cán bộ thẩm định tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ sẽ tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn. Nó là nội dung cần thiết để xem xét khả năng tài chính và tính hợp pháp của chủ đầu tư.
Khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định thường áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu để so sánh các tài liệu báo cáo trong dự án với các tài liệu cán bộ thẩm định thu thập được từ khách hàng và các tài liệu từ các cơ quan nhà nước. Một số nội dung cần thẩm định khách hàng xin vay vốn bao gồm:
3.5.1.1. Kiểm tra Tư cách pháp lý của tổ chức vay vốn:
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, khi có nhu cầu vay vốn Ngân hàng, thì khách hàng gửi đến Ngân hàng các tài liệu sau để làm cơ sở cho việc thẩm định cho vay:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân).
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT (nếu có), Tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, quyết định công nhận Ban quản trị, chủ nhiệm HTX.
- Đăng ký kinh doanh. - Giấy phép hành nghề
- Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Cty cổ phần, Cty TNHH, Cty hợp danh).
- Các thủ tục về kế toán theo quy định của Ngân hàng. - Kế hoạch SXKD trong kỳ.
- Báo cáo thực hiện kế hoạch SXKD kỳ gần nhất. - Giấy đề nghị vay vốn.
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. - Các chứng từ có liên quan ( xuất trình khi vay vốn).
- Các hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.
Đối với các doanh nghiệp hiện đã và đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng mà còn những hồ sơ đã lưu tại ngân hàng vẫn còn giá trị sử dụng thì không cần đòi hỏi doanh nghiệp phải gửi lại nữa.
Trong nội dung này cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu hồ sơ pháp lý của khách hàng với các quy định mới nhất đang được áp dụng tại ngân hàng và nhà nước.
3.5.1.2. Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đối với nội dung này cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các tài liệu liên quan tới tình hình tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính định kỳ… với các thông tin từ CIC và các tài liệu liên quan tới doanh nghiệp tại các cơ quan nhà nước để kiểm tra tính chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trước tiên; để kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh, có đủ khả năng thực hiện được phương án vay vốn sản xuất kinh doanh và có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vay hiện hành của chi nhánh hay không thì cán bộ thẩm định phải dựa vào các tài liệu sau để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp:
- Bảng cân đối kế toán hai năm liền kề;
- Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập - chi phí) hai năm liền kề; - Bảng cân đối kế toán và kết quả tình hình kinh doanh quý hoặc tháng trước thời điểm vay vốn;
- Thuyết minh báo cáo tài chính có liên quan; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Với mục đích là xác định kết quả tài chính cuối cùng sau mỗi năm sản xuất kinh doanh và luỹ kế đến trước ngày vay. Nếu chỉ nhìn vào kết quả này thôi, thì cũng chưa đủ để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu kém, vì trong thực tế một số loại hình doanh nghiệp, khi mới đi vào hoạt động thường bị lỗ trong các năm đầu. vì mới đi vào sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn như vừa đầu tư xây dựng, vừa sản xuất, chưa sử dụng hết công suất thiết kế, chi phí ban đầu cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định; do đó, khi thẩm định cho vay các cán bộ thẩm định đã căn cứ thêm vào tính khả thi, hiệu quả vốn đầu tư của dự án, khả năng và phương cách khắc phục lỗ để nhận định đánh giá một cách khách quan về triển vọng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời kết hợp với các chỉ tiêu phân tích như đã kể ở trên đây để có hướng đề xuất đánh giá về mặt tài chính của doanh nghiệp cho thích hợp.
Đối với bất kỳ một dự án đầu tư xin vay vốn nào tại chi nhánh, các cán bộ thẩm định đều tiến hành thẩm định, đánh giá các khía cạnh, nội dung của dự án bao gồm: khía cạnh cở sở pháp lý của dự án, khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, nội dung tổ chức quản lý, hiệu quả tài chính của dự án vì theo đó chúng đều có những tác động ở một mức độ nào đó đến dự án vay vốn của chủ đầu tư.
Cụ thể, Nội dung thẩm định dự án đầu tư được thực hiện như sau:
3.5.2.1. Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư.
Khi tiến hành thẩm định cở sở pháp lý của dự án, các cán bộ thẩm định tại chi nhánh áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh các tài liệu trong dự án với các tài liệu trong các dự án tương tự đã từng thực hiện tại chi nhánh Láng Hạ và các tài liệu do các cán bộ thẩm định thu thập được và thường tập trung vào một số các nội dung sau:
- Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, có liên quan đến đối tượng đầu tư của dự án.
- Các quy hoạch phát triển ngành kinh tế của Chính Phủ, địa phương có liên quan. - Quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước về cho phép đầu tư đối với dự án - Nội dung của các thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công của dự án. - Các giấy tờ có liên quan về đất và địa điểm xây dựng
- Y kiến của các Bộ ngành, địa phương có liên quan đến việc xây dựng dự án, ví dụ như: Bộ XD, Bộ Công nghiệp, Tổng cục Địa chính, Bộ tài chính, Bộ KHĐT, Bộ quốc phòng, Cơ quan cấp nước, điện lực, cơ quan quản lý về môi trường…
- Dự toán xây dựng công trình.
- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, chủ nhiệm của dự án. - Các hợp đồng có liên quan.
Ở trên là những cơ sở pháp lý ban đầu của dự án, khi đi vào cụ thể các cán bộ thẩm định cần thẩm định thêm các hồ sơ sau:
- Biên bản đấu thầu, quyết định chọn thầu. - Hợp đồng thi công.
- Biên bản nghiệm thu liên quan tới công trình đang xây dựng
- Báo cáo tiến độ thi công đối với các dự án xây dựng mới đang trong quá trình thực hiện.
- Và các tài liệu khác có liên quan.
3.5.2.2. Thẩm định về khía cạnh thị trường.
Thẩm định đánh giá khía cạnh thị trường của dự án đóng một vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thẩm định các nội dung tiếp theo đặc biệt là thẩm định dòng tiền của dự án trong việc phân tích khía cạnh tài chính của dự án.Việc thẩm định khía cạnh thị trường của dự án bao gồm các nội dung sau:
Trước nhất, cán bộ thẩm định nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình cung cầu sản phẩm trong hiện tại của dự án và xác định nhu cầu sản phẩm của dự án trong tương lai: từ những thông tin có được trong hồ sơ dự án của chủ đầu tư và các thông tin về sản phẩm của dự án mà cán bộ thẩm định thu thập được từ các nguồn khác nhau đưa ra các nhận định tổng quát về mức độ cung cấp sản phẩm cùng loại với sản phẩm dự án trên thị tường trong hiện tại, đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và nhu cầu xuất khẩu sản phẩm hàng năm đối với sản phẩm ra thị trường nước ngoài, từ đó tính toán khả năng cung cấp đáp ứng nhu cầu sản phẩm dự án trong tương lai, cũng nên chú ý đến các biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án tương tự khác được triển khai để rút ra kết luận liệu dự án có còn chỗ đứng trên thị trường trong thời gian tới nữa không. Bên cạnh đó, các cán bộ thẩm định cũng đưa ra những đánh giá về mức độ tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường trong nước và quốc tế hiện nay thông qua các số liệu về: khả năng xuất khẩu của năm hiện tại, số lượng nhập khẩu trong năm, khối lượng sản xuất sản phẩm của các đơn vị có mặt trên thị trường, doanh số hàng năm tiêu thụ sản phẩm của dự án trong những năm gần đây… từ đó tính toán nhu cầu gia tăng hàng năm về sản phẩm trong tương lai liên hệ với mức độ tiêu thụ trong quá khứ để thấy được thị phần của dự án trên thị
trường khi dựa án đi vào sản xuất. Điều này rất quan trọng vì nó quyết định doanh thu – chi phí của dự án khi thẩm định khía cạnh tài chính.
Tiếp theo, cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã đánh giá khả năng cạnh tranh trong giai đoạn tới khi dự án đi vào hoạt động cũng như đánh giá các hình thức tiếp thị, khuyến thị của dự án: việc đánh giá nhu cầu thị trường đối với sản phẩm chỉ phần nào đưa ra được cái nhìn tổng quan về mức độ tiêu thủ sản phẩm của dự án. Nhưng cái cốt yếu để làm thế nào người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của dự án chứ không phải là những sản phẩm tương tự có mặt trên thị trường. Thì thông qua việc thẩm định khả năng tiếp thị, khuyến thị và khả năng cạnh tranh của dự án sẽ cho những người làm cho cán bộ thẩm định nhận thấy được điều đó. Cán bộ thẩm định thông qua việc xem xét so sánh thiết bị công nghệ, mẫu mã sản phẩm, giá bán sản phẩm, chất lượng sản phẩm với các sản phẩm cùng loại trên thị trường… để thấy được khả năng cạnh tranh của dự án đến mức độ nào. hơn nữa, các cán bộ thẩm định đã tính tới các chiến lược tiếp thị sản phẩm và phân phối sản phẩm bao gồm: hệ thống đại lý phân phối của chủ đầu tư đối với sản phẩm của dự án, chiến lược quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức khuyến mãi về sản phẩm của dự án khi dự án mới đặt chân vào thị trường… điều này cũng sẽ góp phần giúp cán bộ thẩm định ước lượng được thị phần mà dự án có thể đạt được trong tương lai.
Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường của dự án vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo để đánh giá tính khả thi về mặt thị trường của dự án. Tiến hành so sánh đối chiếu các yếu tố về mặt thị trường của dự án như giá bán, mẫu mã, chất lượng của sản phẩm của dự án, các chi phí sản xuất đầu vào… với các cơ sở sản xuất đã có mặt trên thị trường và các dự án tương tự, sử dụng phương pháp dự báo để tính toán nhu cầu, khả năng cạnh tranh, thị phần có thể đạt được của dự án trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động
3.5.2.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật.
Công tác đánh giá về khía cạnh kỹ thuật của dự án là vấn đề hết sức khó đối với những người làm công tác thẩm định, vì nhiều quy trình, kỹ thuật công nghệ, họ không am hiểu, có thể đó là các quy trình công nghệ mới hoặc cũng có thể đó là
những thiết bị máy móc lạc hậu, không đồng bộ, công nghệ đời đầu, thế hệ mấy chục năm về trước, công nghệ mới đang trong quá trình thử nghiệm… Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến sản phẩm sản xuất ra như: giá thành, chất lượng và tất nhiên là ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, khả năng hoàn vốn đầu tư và trả nợ vốn vay Ngân hàng… Mặt khác, nội dung thẩm định kỹ thuật của dự án đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm định khía cạnh tài chính của dự án vì các kết quả tính toán rút ra trong đánh giá, phân tích về khía cạnh tài chính đều bắt nguồn từ số liệu ở nội dung kỹ thuật của dự án.
Do vậy khi tiến hành thẩm định khía cạnh này các cán bộ thẩm định tại chi nhánh thường sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu. Tiến hành phân tích so sánh các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án với các tiêu chuẩn quy định hiện hành của nhà nước và quốc tế, so sánh các chỉ tiêu trong khía cạnh kỹ thuật với các chỉ tiêu tương tự của các dự án khả thi khác. Trong những trường hợp thẩm định các dự án có vốn đầu tư lớn, tính chất kỹ thuật hết sức phức tạp, những người làm thẩm định tại chi nhánh đã kết hợp phương pháp nêu trên với phương pháp chuyên gia tức là yêu cầu thuê chuyên gia tư vấn có quy định về quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng giữa các bên thông qua ký kết hợp đồng tư vấn.
Những vấn đề cần quan tâm khi xem xét công nghệ máy móc, thiết bị như: - Trước tiên, các cán bộ thẩm định tại chi nhánh đánh giá công suất của máy móc thiết bị mà dự án đã lựa chọn về công suất thiêt kế, mức sản xuất dự kiến hàng năm, tính đồng bộ của thiết bị, mức độ phù hợp của công suất đến quy mô sản xuất dự tính của dự án… thông qua việc so sánh đối chiếu chúng với các tiêu chuẩn tương tự ở các dự án tương tự. Đặc biệt, qua đó các cán bộ thẩm định phải nêu bật được những ưu điểm và các nhược điểm của công nghệ, thiết bị của dự án để có thể giúp chủ đầu tư xem xét lại phương án kỹ thuật của mình và kịp thời đưa ra các biện pháp điều chỉnh.
- Kế tiếp, tiến hành thẩm định, phân tích giải pháp xây dựng và địa điểm xây dựng của dự án như: địa điểm xây dự dự án có phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương hoặc của nhà nước hay không; địa điểm xây dựng
có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu và thuận tiện cho giao thông đi lại hay các giải pháp xử lý chất thải và xả thải; giải pháp xây dựng có phù hợp với quy định, kiến trúc tổng thề của địa phương hay của các cơ quan quản lý nhà nước…
- Ngoài ra, cán bộ thẩm định sẽ xem xét, đánh giá những nguồn cung cấp đầu vào của dự án vay vốn bao gồm: các yếu tố liên quan đến nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào như giá cả, mức độ ổn định của nguồn cung cấp, phương thức vận chuyển…; các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung cấp điện, nước nhằm duy trì hoạt động bình thường cho dự án.
- cuối cùng, về môi trường: biện pháp xử lý các chất thải, ô nhiễm môi trường ra sao; giữ gìn cảnh quan môi trường trong khu vực, các biện pháp, giảm thiểu tác động của môi trương và khắc phục các sự cố về môi trường, các biện pháp chấn chỉnh qua khuyến cáo của các cơ quan quản lý về môi trường…