1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương

83 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, đất nước đang chuyển mình với những bước tiến mới, những thành tựu trong mọi mặt của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế. Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nên nhu cầu về vốn ngày càng lớn, nhưng không phải doanh nghiệp nào, cá nhân nào cũng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của mình bằng nguồn vốn tự có mà phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó Ngân hàng thương mại là kênh huy động vốn phổ biến nhất hiện nay. Công tác thẩm định dự án là vô cùng quan trọng đối với ngân hàng với chức năng giúp ngân hàng đánh giá toàn diện mọi khía cạnh về dự án và chủ đầu tư, các điều kiện đảm bảo tiền vay trước khi ra quyết định có cho vay vốn với dự án hay không. Thẩm định là biện pháp đề phòng, giảm thiểu rủi ro cho các món tiền cho vay. Sau quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh chi nhánh Hùng Vương đã giúp em hiểu kỹ hơn về hoạt động thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ngân hàng. Qua đó, em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề có nội dung chính bao gồm các phần như sau: Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hùng Vương. Chương 2: Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU

TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 2

1.1 Giới thiệu tổng quát về ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh- chi nhánh Hùng Vương (HDbank Hùng Vương) 2

1.1.1 Qúa trình hình thành phát triển 21.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại HDbank Hùng Vương 41.1.3 Khái quát về tình hình kinh doanh chung tại HDbank Hùng Vương 7

1.2 Tính hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh chi nhánh Hùng Vương 11

1.2.1 Khái niệm về sự cần thiết phải thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tạingân hàng HDbank Hùng Vương 111.2.2 Căn cứ và quy trình thẩm định của chi nhánh 121.2.4 Các phương pháp thẩm định và nội dung áp dụng .15

1.3 Minh hoạ bằng dự án cụ thể đã được thẩm định tại HDbank Hùng Vương 24

1.3.1 Tổng quan chung về dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất thép tấm cánnóng” 251.3.2 Công tác thẩm định dự án 261.3.3 Đánh giá công tác thẩm định dự án:“Đầu tư xây dựng nhà mấy sản xuấtthép tấm cán nóng” 50

1.4 Đánh giá thực trạng trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trong thời gian gần đây tịa HDbank Hùng Vương 51

1.4.1 Kết quả đạt được 511.4.2 Hạn chế trong công tác thẩm đinh, Nguyên nhân xảy ra hạn chế 56

Trang 2

TRIỂN TP.HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG 60

2.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh chi nhánh Hùng Vương 60

2.1.1 Định hướng phát triển chung của HDbank chi nhánh Hùng Vương 602.1.2 Định hướng trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn 61

2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại HDbank – chi nhánh Hùng Vương 62

2.2.1 Giải pháp khắc phục hạn chế 1 622.2.2 giải pháp khắc phục hạn chế 2 63

2.3 Một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh 66

2.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành quản lý, cơ quan liên quan 662.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh 68

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 3

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn chung và cơ cấu huy động vốn của HDbank

Hùng Vương 7Bảng1.2: Tình hình dư nợ tín dụng, cơ cấu tín dụng và nợ xấu 9Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh HDbank Hùng Vương giai

đoạn 2009 - 2013 10Bảng 1.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Nam Vang 2013 29Bảng 1.5 Bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính của khách hàng 30Bảng 1.6 Bản tổng hợp vốn vay (Cty cổ phần đầu tư Nam Vang Năm 2013) 32Bảng 1.7 Bảng chi phí trả lãi 41Bảng 1.8 Bảng chi phí khấu hao tài sản cố định 42Bảng 1.9: Giá trị NPV, IRR khi giá kinh doanh và lãi vay thay đổi 44Bảng 1.10: Tóm tắt kết quả thẩm định dự án Đầu tư xây dựng nhà máy thép tấm

Nam Vang 48Bảng 1.12: Tình hình thẩm định dự án tại HDbank - Hùng Vương 50Bảng 1.13 Tỉ lệ nợ xấu giai đoạn 2011-2014 52

HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh HDbank – Hùng Vương 4Hình 1.2 Quy trình sản xuất thép tấm cán nóng 36Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dự án theo mức độ hiệu quả giai đoạn 2011-

2014 53

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, đất nước đang chuyển mình với những bướctiến mới, những thành tựu trong mọi mặt của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội,kinh tế Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nênnhu cầu về vốn ngày càng lớn, nhưng không phải doanh nghiệp nào, cá nhân nàocũng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của mình bằng nguồn vốn tự có màphải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó Ngân hàng thương mại làkênh huy động vốn phổ biến nhất hiện nay

Công tác thẩm định dự án là vô cùng quan trọng đối với ngân hàng vớichức năng giúp ngân hàng đánh giá toàn diện mọi khía cạnh về dự án và chủ đầu

tư, các điều kiện đảm bảo tiền vay trước khi ra quyết định có cho vay vốn với dự

án hay không Thẩm định là biện pháp đề phòng, giảm thiểu rủi ro cho các móntiền cho vay

Sau quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh chinhánh Hùng Vương đã giúp em hiểu kỹ hơn về hoạt động thẩm định dự án vay vốn

đầu tư tại ngân hàng Qua đó, em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề có nội dung chính bao gồm các phần như sau:

Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại ngân

hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hùng Vương.

Chương 2: Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm định dự án

vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

sở chính đặt tại : 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh– Việt Nam

HDbank đã lấy sứ mệnh “Phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xâydựng TP.Hồ Chí Minh văn mình, hiện đại” Lấy sứ mệnh làm mục tiêu hoạt động

và phát triển, HDbank có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng tronglĩnh vực nhà ở, kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua vốn, cung ứng tín dụng vàdịch vụ nhà, tập trung huy động vốn và quản lí tất cả các nguồn vốn để phục vụchương trình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị

Với một nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả và an toàn thì HDbank được đánhgiá là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính ngânhàng Sau 20 năm hoạt động, năm 2010, HDbank đã đạt được những kết quả quantrọng: Vốn điều lệ tăng từ 3 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng, từ 50 CBNV tăng lên 1300 người

Trang 6

Ngày 21/6/2012, HDbank hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng (năm 2010) lên5.000 tỷ đồng Trước đó thống đốc NHNN Việt Nam đã có văn bản số 9657/NHNN-TTGSNH chấp thuận cho HDbank được tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng theo phương

án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông HDbank thông qua

Sau hơn 22 năm hoạt động với nhiều thành tựu, vào năm 2012, HDbank đãđổi tên từ Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.Hồ Chí Minh thành ngân hàngTMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh và tiếp tục có những bước phát triển vượt bậctrong thời gian gần đây Tính đến năm 2014, HDbank đã có hơn 200 điểm giaodịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưTP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ…

1.1.1.2 Ngân hàng TMCP phát triển TPHCM – chi nhánh Hùng Vương

Địa chỉ: 249A Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ

và dịch vụ để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của khách hàngcũng như hội nhập tốt với quá trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước

và khu vực”

Chi nhánh Hùng Vương được trang bị cơ sở vật chất hiện đại với hạ tầng côngnghệ thông tin kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống Đội ngũ nhân viên chất lượngcao được tuyển chọn và đào tạo hướng dẫn kĩ lưỡng, phục vụ tận tình chuyênnghiệp Bên cạnh đó, Chi nhánh Hùng Vương cũng đảm bảo cung cấp đầy đủ cácsản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiết kiệm đa dạng, kì hạn linhđộng với mức lãi suất tốt nhất, cộng thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng Đồng thời

Trang 7

ngân hàng còn đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ cho cá nhân, doanh nghiệp và các dịch

vụ tài chính ngân hàng khác

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại HDbank Hùng Vương

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh HDbank - Hùng Vương được thiết kế và xâydựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạtđộng của chinhánh

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được tổ chức theo sơ đồ sau

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh HDbank – Hùng Vương

Nguồn: Phòng hành chính Ngân hàng HDbank-chi nhánh Hùng Vương

Các Phòng ban tại Chi nhánh có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, có liên quanmật thiết đến nhau bởi chức năng, nhiệm vụ và công việc của mỗi đơn vị là nhữngnghiệp vụ bộ phận trong một hoạt động hoàn chỉnh

 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

 Phòng giám đốc

Giám đốc là người đứng đầu chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động củachi nhánh trước ban giám đốc và hội đồng quản trị HDbank, chịu trách nhiệm chỉ

Trang 8

đạo các phòng ban và đơn vị trực thuộc hoàn thành các kế hoạch kinh doanh theođúng chiến lược đề ra Giám đốc chi nhánh do chủ tịch HĐQT HDbank bổ nhiệm,miễn nhiệm hay bãi nhiệm.

 Phó giám đốc

Phó giám đốc chịu trách nhiệm đôn đốc các đơn vị phòng ban làm việc theochỉ đạo của giám đốc chi nhánh và đại diện cho giám đốc khi giám đốc vắng mặt.Phó giám đốc chi nhánh được tổng giám đốc HDbank bổ nhiệm theo đề nghị củagiám đốc chi nhánh

Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng:

- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn, các nghiệp vụ bảolãnh, thẩm định kiểm tra;

- Trung tâm thông tin ứng dụng cho toàn hệ thống;

- Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ hệ thống cho tổng giám đốc;

- Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các quy chế,quy trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng;

- Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các chủ đầu tư dự án) để

có thể tiến đến kí kết các hợp đồng hợp tác, liên kết mở rộng thị phần tín dụng,đồng thời triển khai các hợp đồng này

- Thu thập tổng hợp phân tích và đánh giá thông tin phục vụ công tác kế hoạch

Trang 9

tổng hợp, lập hồ sơ kho dữ liệu về các thông tin đó.

- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh: Tổchức triển khai kế hoạch kinh doanh, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinhdoanh, giúp việc giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh củachi nhánh

- Các công tác về nguồn vốn: Tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, giảipháp phát triển nguồn vốn, giảm chi phí vốn, nâng cao lợi nhuận Trực tiếp thựchiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng Giới thiệu các sản phẩm huyđộng vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng

- Các nhiệm vụ khác như công tác pháp chế - chế độ, làm nhiệm vụ thư kýcho Ban giám đốc, giải quyết vấn đề khi chấm dứt phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm

 Phòng kế toán, ngân quỹ, tin học

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hoạch toán toàn hệ thống Ngân Hàng:

- Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính (tháng, quý, năm);

- Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định vềkinh tế tài chính;

- Thực hiện các hoạch toán tổng hợp;

- Tin học: thu thập, xử lí và lưu trữ thông tin

 Phòng thanh toán quốc tế

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại phục vụ giaodịch thanh toán xuất nhập khẩu với khách hàng và hạch toán kế toán những nghiệp

vụ liên quan mà phòng thực hiện;

- Hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ

 Phòng hành chính

Tổ chức nhân sự: Xây dựng và thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực phù hợp

với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh và với người lao động theo Luật laođộng, công tác thi đua khen thưởng, bố trí cán bộ tham dự các khóa đào tạo theoquy định Quản lý và sắp xếp cán bộ nhân viên Thực hiện chế độ tiền lương, chế

Trang 10

độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên.

Hành chính quản trị: Thực hiện công tác hành chính và hậu cần như các

chương trình, sự kiện

1.1.3 Khái quát về tình hình kinh doanh chung tại HDbank Hùng Vương

1.1.3.1 Tình hình huy động vốn và cơ cấu huy động vốn

Toàn bộ hệ thống HDbank nói chung và Chi nhánh Hùng Vương nói riêng đã

có nhiều biện pháp để giữ vững và tăng trưởng huy động kỳ phiếu, huy động tiếtkiệm dự thưởng… tăng cường tập huấn các CBNV nâng cao chất lượng nghiệp vụ,dịch vụ, thái độ chăm sóc khách hàng Chi nhánh đã áp dụng hiệu quả các biệnpháp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu mở tài khoản của khách hàng Ngoài ra, Chinhánh luôn tích cực duy trì với khách hàng truyền thống và chủ động tìm kiếmkhách hàng có nguồn tiền gửi lớn Với những hoạt động trên, hoạt động huy độngvốn tại Chi nhánh đã đạt được những thành quả nhất định

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn chung và cơ cấu huy động vốn của

I Cơ cấu huy động vốn

1 Theo loại tiền

Trang 11

Huy động vốn trung, dài hạn 279 287 330 377 472

Nguồn: Phòng kế toán, ngân quỹ, tin học HDbank – Hùng Vương

Tổng tài sản của HDbank Hùng Vương tăng qua các năm từ 2010 - 2014 chủyếu do sự gia tăng của hoạt động huy động vốn, bảng 1.1 đã cho ta thấy rõ điều đó.Khả năng huy động vốn của ngân hàng tăng qua các năm Năm 2010 huy độngđược 795 tỷ đồng do vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008ảnh hưởng chung tới toàn hệ thống ngân hàng Đến năm 2011, Dù nên kinh tếnhiều khó khăn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sảnphẩm Vì thế ngân hàng huy động vốn giảm sút, nhưng bằng phương hướng đúngđắn của ban lãnh đạo khả năng huy động vốn của chi nhánh vẫn tăng lên 910 tỷđông, tương ứng tăng 14, 4% Dư nợ tín dụng tiếp tục tăng qua các năm đến năm

2014 dư nợ tín dụng đạt 1.337 tỷ đồng, tăng tương ứng bình quân 13, 6 %

Theo loại tiền, hoạt động cho vay bằng tiền nội tệ là chủ yếu của Chi nhánh và

luôn chiếm tỷ trọng cao (tỷ trọng cao nhất lên tới 86, 4% vào năm 2014) Theo thời

gian, các khoản vay ngắn hạn đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu

dư nợ tín dụng với tỷ trọng ngày càng tăng (từ 36, 3% năm 2010 lên 69, 04 % năm

2013) Theo thành phần, quy mô dư nợ tín dụng của các tổ chức kinh tế chiếm chủ

yếu và tăng nhanh qua các năm từ 795 tỷ đồng năm 2010 lên 1.337 tỷ đồng năm 2014

1.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng

Trong những năm qua, dư nợ tín dụng (là tổng khoản tiền mà khách hàng vaytại một thời điểm nhất định) của HDbank Hùng Vương cũng có giá trị tăng nhanhqua các năm với tốc độ tăng bình quân 18, 3%/năm từ 487 tỷ đồng năm 2010 lên

844 tỷ đồng năm 2013

Về cơ cấu tín dụng:

Theo loại tiền, :hoạt động cho vay bằng tiền nội tệ là chủ yếu của Chi nhánh

và luôn chiếm tỷ trọng cao (tỷ trọng cao nhất lên tới 81, 4% vào năm 2013)

Trang 12

Theo thời gian, các khoản vay ngắn hạn đang ngày càng chiếm vị trí quan

trọng trong cơ cấu dư nợ tín dụng với tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu tín dụng(từ 55% năm 2010 lên 68, 75% năm 2013)

Theo thành phần, quy mô dư nợ tín dụng của các tổ chức kinh tế chiếm chủ

yếu trong cơ cấu với tỷ trọng 87, 4% và tăng nhanh qua các năm từ 422 tỷ đồngnăm 2010 lên 755 tỷ đồng năm 2014

Về tỷ lệ nợ xấu, năm 2010 có tỷ lệ nợ xấu ở mức cao do dư âm của khủnghoảng kinh tế năm 2008 kéo dài sang 2009 và vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến năm 2010nhưng trong những năm trở lại đây với sự cố gắng của Chi nhánh tỷ lệ này đã trở lại

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Trang 13

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Hdbank Hùng Vương

1.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại HDbank Hùng Vương

Là 1 trong những chi nhánh trọng tâm trên địa bàn Hà Nội HDbank HùngVương luôn chú trọng chăm sóc khách hàng cũng như nâng cao dịch vụ của chinhánh, vì thế HDbank Hùng Vương là 1 trong những chi nhánh có kết quả hoạtđộng kinh doanh hiệu quả nhất trên đại bàn Hà Nội, chi nhánh đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể góp phần không nhỏ vào gia tăng lợi nhuận của toàn

hệ thống ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM cũng như về giá trị thương hiệucủa ngân hàng

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh HDbank Hùng

Vương giai đoạn 2009 - 2013

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp HDbank - Hùng Vương

Ta có thể thấy, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng khá đều qua các năm.Trung bình tốc độ tăng trưởng vào khoảng 20% - 30% Nổi bật năm 2012 tăng 46%,năm 2013 tăng24, 4% Nguyên dân do năm 2011 nền kinh tế khó khăn, các doanhnghiệp gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, lãi suất giảm dẫn tới lợi nhuậncủa Ngân hàng giảm Năm 2012 nền kinh tế dần được khôi phục dẫn đến các doanhnghiệp tăng nhu cầu vay vốn, tỷ lê lợi nhuận trước thế tăng mạnh

Đến giờ, HDbank đã trở thành cái tên quen thuộc và uy tín đối với ngườidân thủ đô nói chung và người dân trong khu vực lân cận nói riêng Thương hiệuHDbank ngày càng được khẳng định trong tâm trí của khách hàng vay vốn, đó là

Trang 14

động lực để ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng ngày càng phát triểnhơn.

1.2 Tính hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng TMCP phát triển TP.Hồ Chí Minh chi nhánh Hùng Vương

1.2.1 Khái niệm về sự cần thiết phải thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng HDbank Hùng Vương

Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng là quá trình xem xét kiểm tra, đánh giátính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án để từ đó quyết định có nên chokhách hàng vay vốn hay không Vì vậy công tác thẩm định dự án luôn luôn đượcchú trọng và quan tâm tại các ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh ngân hàngTMCP phát triển nhà TP.Hồ Chí Minh nói riêng

Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại

Công tác thẩm định dự án vay vốn, đặc biệt là công tác thẩm định tại ngânhàng là bao gồm các hoạt động như đánh giá, nhận xét và cả việc tính toán các chỉtiêu cụ thể cần thiết Và dựa trên các kết quả thu được đó để cán bộ thẩm định đưa

ra kết luận cuối cùng là dự án có đủ điều kiện vay vốn hay không

Việc thẩm định một dự án là đưa ra đánh giá liệu dự án có đảm bảo tính,khả thi và được phép vay vốn của ngân hàng hay không Kết quả của công tácthẩm định đảm bảo một cách lớn nhất về khả năng sinh lợi của dự án, từ đó cóthể hoàn vốn và trả lãi cho ngân hàng Như vậy mục đính đầu tiên là đảm bảo thu

về lợi nhuận

Công tác thẩm định dự án đầu tư cũng cho biết được khả năng để thu hồi đượcvốn vay mà ngân hàng đã cấp cho dự án thông qua đánh giá xem xét về các phươngthức đảm bảo tiền vay Như đã trình bày, nguồn vốn đầu tư mà các dự án cầnthường là rất lớn, nên nếu quyết định cho vay được thực hiện mà không đạt đượchiệu quả, xảy ra rủi ro thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng.Việc thẩm định đảm bảo an toàn tiền vay cũng đồng thời có vai trò quan trọng trong

Trang 15

việc đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống Công tác thẩm định dự án có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn trong hoạt động và sự phát triển củaNgân hàng.

Ngoài ra thẩm định dự án, tạo bước ban đầu cho việc phân loại các dự án theotiêu chí của ngân hàng như theo lĩnh vực, thời gian vay vốn, quy mô vốn vay, từ

đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Kết quả củacông tác thẩm định là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định cho vay xác định lãi suấtcho vay Dựa vào kết quả thẩm định dự án, cán bộ thẩm định lấy đó làm cơ sởthương lượng thêm về mức lãi suất cuối cùng đối với khách hàng xin vay vốn cho

 Dựa trên hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ của đơn vị hay doanh nghiệp gồm các giấy tờ liên quan đến doanh nghiệpnhư: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy tờ chứng nhận về vốn pháp định, hồ sơ

về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp

 Căn cứ pháp lí:

- Chủ trương, định hướng, chiến lược trong từng ngành, từng lĩnh vực:Phát triển tổng thế KT-XH ở các vùng, các địa phương, quy hoạch phát triển từngvùng, lĩnh vực, địa phương từ đó đưa ra căn cứ xác định các dự án

- Hệ thống các văn bản pháp luật: Luật (Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật xây dựng), quy định của Nhà nước, thông tư nghị định hướng dẫn

- Các quy ước, các thông lệ quốc tế

 Kinh nghiệm thực tế và các thông tin khác có thể thu thập có liên quanđến doanh nghiệp: Kinh nghiệm của cán bộ thẩm định thông qua các dự án tương tự

Trang 16

cũng là 1 căn cứ để thực hiện công tác thẩm định.

Ý kiến của sinh viên: Các căn cứ thẩm định của chi nhánh nhìn chung là khá

đầy đủ, tuy nhiên một số căn cứ tiêu chuẩn không thường xuyên được cập nhật do đókhông còn phù hợp với thực tế, các đánh giá sẽ thiếu tính chính xác chính xác

1.2.3.2 Quy trình thẩm định của chi nhánh

Quy trình thẩm định của HDbank Hùng Vương được thực hiện theo quy địnhthống nhất chung mà pháp luật và hội sở chính HDbank Việt Nam quy định

Phòng Kinh doanh –

dịch vụ Cán bộ thẩm định (CBTĐ)

doanh- dịch vụ

Chưa đạt yêu cầu

Giao hồ sơ vay vốn,

đưa ra yêu cầu

Giao hồ sơ vay vốn,

đưa ra yêu cầu

Tiếp nhận hồ sơ, phân công CBTĐ

Tiếp nhận hồ sơ, phân công CBTĐ

THẨM ĐỊNH

Không đủ

Lập báo cáo thẩm định

Lập báo cáo thẩm định Kiểm tra, kiểm

soátKiểm tra, kiểm soát

Trang 17

( Nguồn : Phòng kinh doanh – dịch vụ HDbank Hùng Vương)

Quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư của chi nhánh:

Bước 1: Hướng dẫn tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng

Cán bộ Phòng Kinh doanh dịch vụ xem xét hồ sơ dự án và khách hàng cótrách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết liên quan đến dự án theo đúngquy định hiện hành Tuy nhiên, trên cơ sở danh mục hồ sơ này và tiến độ đầu tư dự

án, Chi nhánh sẽ linh hoạt, xác định được những hồ sơ nào là cần thiết trước mắt

để thực hiện thẩm định dự án phục vụ cho việc phán quyết tín dụng tại HDbank.Những tài liệu còn thiếu, cán bộ Phòng Kinh doanh dịch vụ tiếp tục hướng dẫn vàyêu cầu khách hàng hoàn thiện bổ sung, cung cấp trước khi kí Hợp đồng tín dụng

và trước khi giải ngân vốn vay (nếu dự án được HDbank chấp thuận cho vay)

Bước 2: Tiến hành công tác thẩm định

Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định dự án sau khi nhận được hồ sơ dự án:Đánh giá đơn vị tư vấn lập dự án; Đánh giá chung và thẩm định tình hình tài chínhcủa khách hàng, chấm điểm tín dụng khách hàng; Thẩm định dự án: xem xét sơ bộmột số nội dung chính sau đó đi vào thẩm định chi tiết Sau khi đánh giá các nộidung thuộc trách nhiệm thẩm định của phòng mình, cán bộ thẩm định lập Báo cáo

đề xuất tín dụng và trình lên lãnh đạo kèm với Hồ sơ dự án để lãnh đạo thực hiệnkiểm tra các nội dung, ghi ý kiến và kí kiểm soát Tiếp đó, Báo cáo đề xuất tíndụng này sẽ được trình lên trưởng Phòng kinh doanh để xin phê duyệt và chuyểntiếp cho bộ phận Quản lí rủi ro để tiến hành thẩm định rủi ro

Cán bộ thẩm định rủi ro tiếp nhận Hồ sơ cùng Báo cáo đề xuất tín dụng và tiếnhành thẩm định rủi ro các đề xuất tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro trìnhlãnh đạo phòng mình Cán bộ phụ trách chính công tác thẩm định thực hiện kiểmtra, rà soát các nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và kí kiểm soát

Trang 18

để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

Trưởng phòng Kinh doanh – dịch vụ sau khi xem xét hồ sơ được trình lên vàquyết định có cấp tín dụng cho dự án hay không Nếu quyết định không cấp tíndụng thì gửi trả lại cán bộ thẩm định, có ghi rõ nguyên nhân Khi Báo cáo đề xuấttín dụng được phê duyệt, trưởng phòng kinh doanh kí tên xác nhận rồi gửi lên phógiám đốc kiểm tra, đánh giá và trình lên hội đông tín dụng

Bước 4: Soạn thảo, ký kết Hợp đồng tín dụng, nhập dữ liệu vào hệ thống

Cán bộ thẩm định và Trưởng phòng kinh doanh dịch vụ chịu trách nhiệm soạnthảo các Hợp đồng tín dụng và tổ chức việc ký kết Hợp đồng tín dụng theo quyđịnh Sau khi hoàn tất, Phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm gửi hồ sơ chovay đến Phòng Quan trị tín dụng theo quy định

Cán bộ Quản trị tín dụng kiểm tra hồ sơ do Phòng Kinh doanh dịch vụ chuyểnsang Nếu đầy đủ, hợp lệ, thông tin khớp đúng sẽ xác nhận và tiến hành nhậpthông tin vào hệ thống công nghệ thông tin và lưu trữ hồ sơ an toàn

*Thời gian thẩm dịnh dự án :

Các dự án vay vốn trong khả năng xét duyệt của Chi nhánh: Trong thời giankhông quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làmviệc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi HDbank Hùng Vương nhận đượcđầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của

NH TMCP phát triển Hùng Vương Chi nhánh nơi cho vay phải quyết định và thôngbáo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng và giải thích nguyên nhân

rõ ràng

1.2.4 Các phương pháp thẩm định và nội dung áp dụng.

Trong quá trình thẩm định dự án, bởi những đặc điểm phức tạp của dự án nêncác cán bộ thẩm định của Chi nhánh đã vận dụng đồng thời nhiều phương phápthẩm định để có thể xem xét, đánh giá dự án một cách chính xác nhất các nội dung,khía cạnh, các phương án của chủ đầu tư và bổ sung, hoàn thiện dự án Qua đó,giúp

Trang 19

sàng lọc, lựa chọn được các dự án khả thi và loại bỏ các dự án không có khả năngtrả nợ Các phương pháp thẩm định được áp dụng tại Chi nhánh bao gồm cácphương pháp chủ yếu sau.

1.2.4.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự

Thẩm định dự án theo trình tự được tiến hành theo một trình tự từ tổng quátđến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau

+ Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cần

thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp &hợp lý của dự án Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát về dự án, cácvấn đề chủ yếu của dự án, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu, những lợi ích cơ bản Từ

đó hình dung ra quy mô, tầm cỡ của dự án, dự án liên quan đến đơn vị nào, bộ phậnnào, ngành nào, bộ phận nào là chính… Thẩm định tổng quát là cơ sở, căn cứ đểtiến hành các bước thẩm định tiếp theo

+ Thẩm định chi tiết: Được tiến hành sau thẩm định tổng quát Việc thẩm

định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết cho từng nội dung cụ thể của dự án, từ việcthẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chứcquản lý, tài chính, kinh tế xã hội của dự án Yêu cầu của việc thẩm định chi tiết làtheo từng nội dung đầu tư bắt buộc phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý, khôngđồng ý, nêu rõ những gì cần phải bổ sung, sửa đổi Tuy nhiên, mức độ tập trungkhác nhau đối với từng nội dung tùy thuộc vào đặc điểm của dự án & tình hình thực

tế khi tiến hành thẩm định

Điều kiện áp dụng :

Phương pháp thẩm định theo trình tự thường được áp dụng trong Thẩm định hồ

sơ vay vốn, Thẩm định các điều kiện pháp lý, thẩm định thị trường, thẩm định kỹthuật, thẩm định tổ chức quản lý, thẩm định tài chính, thẩm định kinh tế xã hội của

dự án

Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ thực hiện

Trang 20

+ Có cái nhìn tổng quan về dự án cần thẩm định.

+ Có thể loại bỏ dự án mà không cần đi vào các nội dung tiếp theo

Nhược điểm:

+ Dễ áp dụng dập khuôn máy móc, không khoa học, cơ động

Ý kiến của sinh viên : Phương pháp này đã được CBTĐ sử dụng để loại bỏ

ngay từ đầu những bộ hồ sơ không đủ tiêu chuẩn giúp tiết kiệm thời gian và chi phíthẩm định đồng thời giúp CBTĐ biết được những tài liệu, những yêu cầu còn thiếutrong hồ sơ thẩm định để yêu cầu khách hàng bổ sung, giải trình

1.2.4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp so sánh đối chiếu là phương pháp thường xuyên được cán bộthẩm định tại chi nhánh sử dụng ở hầu hết các nội dung thẩm định của dự án Khibắt đầu thẩm định dự án các cán bộ thẩm định xem xét hồ sơ vay vốn của kháchhàng Dựa trên những thông tin từ phía khách hàng cung cấp, CBTĐ đã xem xéttính phù hợp của dự án với các luật, quy định hoặc quy hoạch phát triển có liênquan đến dự án

Ngoài ra, đối với những dự án có các yếu tố về kỹ thuật, các thông số về dự

án phức tạp CBTĐ đã đem so sánh đối chiếu với với các chuẩn mực trong ngành,lĩnh vực của dự án hay với những thông sô của những dự án tương tự trong cùnglĩnh vực được thực hiện trước đó và đạt được hiệu quả

+ Thẩm định khía cạnh thị trường: CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh đối

Trang 21

chiếu sản phẩm của dự án với các dự án đã có trên thị trường từ đó tiến hành phântích thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm.

+ Thẩm định khía cạnh kĩ thuật : So sánh với các dự án tương tự để có thể nắmbắt được nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án, địa điểm đặt dự án, khả năng giảiphóng mặt bằng cũng như dây chuyền công nghệ của dự án

+ Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án: CBTĐ so sánh đối chiếu với các dự

án tương tự, xem xét sự hợp lí của các chỉ tiêu về tổng mức vốn đầu tư, các chi phíxây dựng, chi phí nguyên vật liệu, doanh thu lợi nhuận dự kiến của dự án Qua đótính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như: NPV, IRR, T …

Ưu điểm:

+ Đây là phương pháp phổ biến, đáp ứng tốt các yêu cầu thẩm định nên được

sử dụng nhiều trong thực tế

+ Giúp cho việc đánh giá tính hợp lý & chính xác về các chỉ tiêu của dự án

Từ đó rút ra kết luận chính xác về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư

Nhược điểm:

+ Nhược điểm đầu tiên chính nằm ở hệ thống các chỉ tiêu để làm cơ sở sosánh & đối chiếu Việc xác định hệ thống các chỉ tiêu này với một dự án cụ thể đòihòi trình độ thẩm định cao & có khá nhiều kinh nghiệm thực tế Hơn nữa, hệ thốngchỉ tiêu này không thể sử dụng một cách máy móc mà phải được điều chỉnh linhhoạt & phù hợp với từng dự án cụ thể

+ Quy trình thẩm định phải tính toán phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao

Ý kiến của sinh viên: Cán bộ thẩm định đã sử dụng nhiều luật, quy định cũng

như các chuẩn mực trong ngành để làm căn cứ so sánh đối chiếu với các thông tintrong hồ sơ dự án nhưng đôi khi những căn cứ đó lại không thường xuyên được cậpnhật liên tục Việc so sánh đối chiếu với các dự án tương tự cũng gây ra nhiều sailệch do sự không đồng nhất giữa hai dự án hoặc những thay đổi của hệ thống phápluật trong thời gian qua

1.2.4.3 Phương pháp phân tích độ nhạy

Trang 22

Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quảtài chính của dự án đầu tư là chủ yếu bằng cách xem xét thay đổi các chỉ tiêu hiệuquả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR,NPV, thời gian thu hồi vốn T, tỷ số khả năng trả nợ DSCR ) khi các yếu tố cóliên quan tới chỉ tiêu đó thay đổi.

Thực hiện thẩm định dự án theo phương pháp này tại Chi nhánh theo các bước:

- Xác định những yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chínhcủa dự án như tổng mức vốn đầu tư, giá cả nguyên vật liệu đầu vào và giá cả sảnphẩm đầu ra, thuế, chi phí thuê đất, nhân công, số năm vận hành dự án

- Dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiềuhướng xấu với dự án như: vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng, giátiêu thụ sản phẩm giảm, chính sách thuế thay đổi theo hướng bất lợi Cho các yếu

tố này thay đổi 3- 5% hoặc 10 – 20% (tuỳ trường hợp) theo chiều hướng xấu đó

- Đánh giá tác động các yếu tố này đến hiệu quả tài chính của dự án: Nếu như

dự án vẫn đạt hiệu quả cao ngay cả khi có những bất trắc trên xảy ra thì đó là những

dự án có độ an toàn cao sẽ có thể cho vay vốn Trong trường hợp ngược lại, dự ánchỉ được cho vay nếu như có biện pháp khắc phục hay hạn chế rủi ro hữu hiệu

Ưu điểm:

+ Cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao

+ Xác định được hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố

Trang 23

có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính Phương pháp này thường được dùng đểkiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi có những tình huống bấtlợi có thể xảy ra Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉtiêu chủ yếu như NPV (giá trị hiện tại ròng), IRR (hệ số hoàn vốn nội bộ), T (thờigian thu hồi vốn), khả năng hòa vốn… Từ đó đưa ra kết luận về tính vững chắc và

ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý và phòngngừa những rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án

+ Dự kiến được những tình huống bất trắc trong tương lai có thể xảy ra

+ Không đòi hỏi ước tính xác suất

+ Biết rõ nguồn lực nào là quan trọng Trong trường hợp nguồn lực có hạn,phương pháp này giúp chủ đầu tư biết lựa chọn đầu tư cho yếu tô nào ở mức độ nàonhằm nâng cao hiệu quả đầu tư

Nhược điểm:

+ Điểm bắt đầu độ nhạy là những giả định

+ Chỉ xem xét từng tham số trong khi kết quả lại chịu tác động của nhiều tham

số cùng một lúc Nếu sử dụng thay đổi nhiều tham số cùng lúc thì lại khó khăntrong việc giả định sự thay đổi do bản thân các tham số cũng có những mối liên hệvới nhau

+ Không có xác suất của kết quả cuối cùng

+ Giới hạn trong sự tương tác của các biến

Ý kiến sinh viên: Việc chỉ lấy tỉ lệ thay đổi cho các chỉ tiêu từ cộng trừ 3 – 5

% hay 10 -20 % là không thể áp dụng cho tất cả các dự án cũng như những thời kỳkhác nhau vì mỗi dự án ở các lĩnh vực khác nhau thì tỉ lệ này nên khác nhau, và sựbiến động của nền kinh tế cũng là khác nhau trong các thời kỳ Vì vậy việc xác địnhyếu tố này còn nhiều bất cấp Mặc khác CBTĐ tại chi nhánh chỉ phân tích sự biếnđộng khi cho từng yếu tố liên quan thay đổi mà không phân tích khi có sự thay đổicủa nhiều yếu tố liên quan mà trong thực tế hiếm khi chỉ có sự thay đổi của một yếu

tố dẫn đến kết luận thiếu tính chính xác

Trang 24

sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê còn các phương pháp khác đều không sửdụng.

Các phương pháp dự báo thường được cán bộ thẩm định sử dụng là: như ngoạisuy thống kê, mô hình hồi quy tương quan, sử dụng hệ số co giãn của cầu, phươngpháp định mức, phương pháp kịch bản, mô phỏng, lấy ý kiến chuyên gia hoặc dự báotổng hợp

Điều kiện áp dụng :

Phương pháp dự báo thích hợp khi thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm địnhcông nghệ, thẩm định tài chính của dự án CBTĐ dự báo những biến động của thịtrường, nhu cầu tiêu dự sản phẩm của dự án trong tương lai, biến động của giá cảnguyên vật liệu phụ vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh từ đó tính được lợinhuận,doanh thu dự tính

Trang 25

thay đổi bất thường của nền kinh tế.

+ Kết quả thẩm định dễ mang tính chủ quan của người dự báo

Ý kiến sinh viên : Vẫn còn tồn tại một số hạn chế khi sử dụng phương pháp

này Phương pháp đòi hỏi tốn nhiều thời gian và chi phí để có được số liệu thống kênhưng thời gian thẩm định cũng như chi phí dành cho thẩm định còn rất hạn chế do

đó số liệu có thể chưa đầy đủ, chính xác Bên cạnh đó, tại chi nhánh CBTĐ mớichỉ sử dụng phương pháp dự báo ngoại suy thống kê chứ chưa sử dụng các phươngpháp khác như: mô hình hồi quy tương quan, hệ số co giãn của cầu…

1.2.4.4 Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Chi nhánh sử dụng phương pháp này trong phân tích rủi ro dự án trên tất cảcác khía cạnh như rủi ro thực hiện dự án (thời gian thực hiện kéo dài, tổng mức vốntăng lên, công nghệ kỹ thuật không đảm bảo ) và rủi ro vận hành dự án (thiếunguồn nguyên liệu đầu vào, thiếu vốn kinh doanh, quản lý điều hành ) làm cơ sởđưa ra các yêu cầu cho chủ đầu tư phải đề ra các biện pháp kinh tế hoặc hành chínhthích hợp hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đốitượng liên quan tới dự án Trong đó, các rủi ro đối với dự án Chi nhánh thường sửdụng để phân tích và đánh giá gồm có:

- Rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án:

+ Rủi ro chậm tiến độ thi công công trình: Yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiệnđấu thầu, bão lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết trong giải phóng mặt bằng

+ Rủi ro vượt tổng mức vốn đầu tư: Yêu cầu chủ đầu tư có các hợp đồng giá

rõ ràng, thực hiện quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện chặt chẽ

+ Rủi ro cung cấp kỹ thuật – công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng: Yêucầu phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, bảo lãnh hợp đồng

+ Rủi ro về các lý do bất khả kháng: Thực hiện bảo hiểm như bảo hiểm đầu tư,bảo hiểm xây dựng

- Rủi ro dự án khi đi vào vận hành, hoạt động:

+ Rủi ro về các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không kịp thời: Yêu cầu phải có

Trang 26

những hợp đồng cung cấp dài hạn với công ty cung ứng uy tín, đề ra các phương án

dự phòng trong trường hợp rủi ro

+ Rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh: Yêu cầu chủ đầu tư có camkết với ngân hàng về đảm bảo nguồn vốn tín dụng, mở L/C tại Chi nhánh

+ Rủi ro về quản lý, điều hành: Cán bộ thẩm định sẽ xem xét, nghiên cứu

cơ cấu tổ chức, năng lực quản lý doanh nghiệp để đưa ra quyết định, đề xuấtvới rủi ro này

+ Rủi ro bất khả kháng: Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện bảo hiểm tài sản, bảohiểm kinh doanh

Áp dụng:

Phương pháp này áp dụng đối với những dự án xây dựng lớn, quan trọng,cần đảm bảo tính an toàn và hiệu quả đầu tư cao Những dự án chịu sự tác động củacác yếu tố bên ngoài: điều kiện thời tiết, giá nguyên vật liệu tăng Trong công tácthẩm định phương pháp được sử dụng khi CBTĐ thực hiện công tác quản lí rủi ro

và thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

CBTĐ liệt kê các rủi ro có thế xảy ra với dự án như : rủi ro về huy động vốn,rủi ro thị trường, rủi ro kĩ thuật, thiên tai, thời tiết … Qua dữ liệu thống kê, CBTĐ

đi vào phân tích đánh giá chi tiết các tác động và xác suất có thể gặp phải của từngloại rủi ro và đưa ra biện pháp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của rủi do tác độngđến chủ đầu tư và dự án

Ưu điểm:

+ Giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro thường gặp khi thực hiện đầu

tư, nhờ đó nâng cao sự ổn định & chắc chắn của dự án

+ Giúp hoàn thiện dự án & đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án

+ Là cơ sở để ngân hàng, các đơn vị tài trợ vốn… có được sự tin tưởng khiquyết định đầu tư vào dự án

Nhược điểm:

+ Chưa nhận biết được hết các rủi ro có thể xảy ra với dự án trước và sau khi

Trang 27

đi vào hoạt động.

+ Do phải xem xét, kiểm tra và dự phòng khá nhiều tình huốn rủi ro trước khithực hiện dự án nên sẽ rất mất thời gian tiến hành, tốn kém về chi phí & con người

Ý kiến của sinh viên: CBTĐ tùy vào lĩnh vực của mỗi dự án đã chỉ ra được

những rủi ro thường gặp của dự án và đưa ra được các giải pháp để hạn chế rủi ro

1.3 Minh hoạ bằng dự án cụ thể đã được thẩm định tại HDbank Hùng Vương

Ngày 18/1/2014 đại diện công ty cổ phần Nam Vang đã đến ngân hàng TMCPphát triển TP.Hồ Chí Minh chi nhánh Hùng Vương đề nghị vay vốn thực hiện dự ánxây dựng nhà máy sản xuất thép tấm cán nóng tại Khu Công Nghiệp Thạch ThấtQuốc Oai Cán bộ tín dụng đã hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ và tiềnhành quy trình như sau:

- Cán bộ phòng kinh doanh tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của đại diện công ty

cổ phần Nam Vang và tiế hành kiểm tra hồ sơ

- Sau khi kiểm tra được hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ do khách hàng cungcấp, Giám đốc chi nhánh đã thành lập hội đồng thẩm định do Bà : Mai Thị ThuThuỷ nguyên chuyên viên thẩm định phòng kinh doanh làm trưởng ban bắt đầu tiếnhành thẩm định các điều kiện vay vốn:

- CBTĐ tiến hành xem xét, thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự ánđầu tư và thẩm định tài sản đảm bảo

- Từ kết quả trên CBTĐ lập tờ trình thẩm định gửi lên trưởng phòng phógiám đốc

- Phó giám đốc sau khi xem xét, đánh giá các kết quả của CBTĐ đã thông qua

và trình lên để ban tín dụng và hội đồng tín dụng xét duyệt

Trang 28

1.3.1 Tổng quan chung về dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất thép tấm cán nóng”

Thông tin về chủ đầu tư

Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Nam Vang (NamVang Corp)

Chủ tịch HĐQT : Ông Lê Văn Vang

Vốn điều lệ đăng ký : 160.000.000.000 đồng ( một trăm sáu mươi tỷ đồng )

Các ngành nghề đăng

ký kinh doanh

+ Bán buôn bán lẻ các loại sắt thép+ Bán buôn kim loại khác

+ Sản xuất, lắp dựng các sản phẩm kết cấu thép, sản phẩm

cơ khí : thép xây dựng, thép công nghiệp…

+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp+ Kinh doanh dịch vụ bất động sản

Thị trường hoạt động : Toàn quốc

Website : http://www.namvang.com.vn/

Mã chứng khoán : NVC

 Thông tin sơ bộ về dự án

Tên dự án : Nhà máy sản xuất thép tấm cán nóng

Trang 29

Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Nam

Loại hình dự án: : Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh

Địa điểm : Tại Khu Công Nghiệp Thạch Thất Quốc Oai- Huyện

Sản phẩm dịch vụ Sản xuất gia công thép tấm cán nóng cao cấp

Thời gian vay : 15 năm trong đó ân hạn 2 năm

Thị trường mục tiêu : + Cả nước

+ Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á

1.3.2 Công tác thẩm định dự án

Tổ thẩm định dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất thép tấm cán nóng” công tyNam Vang do Bà : Mai Thị Thu Thuỷ là tổ trưởng bắt đầu công tác thẩm định từngày 22/1/2014 đến ngày 6/2/2014 Công tác thẩm định được thực hiện ở các nộidung

1.3.2.1 Thẩm định khách hàng vay vốn

a

Thẩm định tư cách pháp lí của khách hàng

Chủ đầu tư là công ty cổ phần Nam Vang được thành lập năm 2007, một công

ty lớn có uy tín trên thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung và Hà Nội nóiriêng

CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các văn bản pháp luật của nhànước, các quy định của ngân hàng, để tiến hành xem xét các giấy tờ pháp lí, có liênquan đến công ty, CBTĐ thấy công ty có những giấy tờ pháp lý sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 0103017064 sở KHĐT Hà Nội cấpngày 02/05/2007 và thay đổi lần thứ nhất vào ngày 27/04/2009

Trang 30

Giấy phép Kinh doanh, xuất nhập khẩu số 427/QĐ-BXD do Bộ Công thươngcấp ngày 10/09/2007

Công văn số 462/QĐHĐQT-NV ngày 27/08/2012 quyết định bổ nhiệm danhsách HĐQT và Ban Giám đốc CTCP Nam Vang

Đánh giá của cán bộ thẩm định :

Hồ sơ pháp lí của khách hàng đầy đủ, có tính xác thực phù hợp với quy địnhpháp luật, khách hàng có đủ tư các pháp nhân để vay vốn Ngân hàng

Đánh giá của sinh viên :

Ở nội dung thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng, cán bộ thẩm định của chi nhánh đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu khi so sánh hồ sơ pháp lý do Công ty cổ phần Nam Vang cung cấp với các văn bản quy định pháp luật liên quan Cán bộ thẩm định đã thực hiện đúng theo quy định của chi nhánh Áp dụng các phương pháp thẩm định phù hợp.

b Thẩm định năng lực quản lí điều hành của ban lãnh đạo

Được thành lập từ ngày 28/2/2007, Công ty cổ phần Nam Vang đã có nhiềukinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu thiết bị xây Người chịutrách nhiệm chính là ông Lê Văn Vang nguyên Tổng giám đốc công ty là ngườigiàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này và có khả năng lãnh đạo tốt, phù hợp với việcquản lý dự án

Bên cạnh đó những thành viên khác trong hội đồng quản trị cũng đều là nhữngngười có kinh nghiệm lâu năm, được đào tạo chuyên sâu, rất am hiểu về lĩnh vựcsản xuất kinh doanh của công ty

Đánh giá của cán bộ thẩm định :

Công ty cổ phần Nam Vang đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuấtvật liệu xây dựng Bằng chứng là việc đạt được nhiều bằng khen thành tích trong quátrình sản xuất kinh doanh Để đạt được những thành công đó, một phần đóng gópkhông nhỏ từ Ban lãnh đạo công ty đều là những người có bề dày kinh nghiệm, cónăng lực chuyên môn

Trang 31

Đánh giá của sinh viên:

Thông tin mà cán bộ thẩm định sử dụng để thẩm định năng lực quản lí điều hành của công ty xin vay vốn được lấy chủ yếu từ hồ sơ xin vay vốn của công ty và trên trang thông tin chính thức của công ty, thông tin chủ yếu là có căn cứ do được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền Tuy nhiên, một số thông tin về nhân sự quản

lý dự án là không có cơ sở.

c Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng

Mặc dù trong bối cánh khó khăn của nên kinh tế nói chung và nghành sản xuấtkinh doanh vật liệu xây dựng nói riêng hiện nay.Nhưng trong những năm qua kếtquả kinh doanh của Công ty cổ phần Nam Vang tương đối tốt, thể hiện rõ nhất quabản báo cáo kết quả kinh doanh cũng như bảng cân đối kế toán của công ty

Trang 32

Bảng 1.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Nam Vang 2013

(Đơn vị:1000VNĐ)

đối (%)

Tuyệt đối (+/-)

1 Doanh thu bán hàng 175.432.719 186.587.130 +6, 21% 11.154.411

2 Khoản giảm trừ doanh thu 2.267.408 854.042

3 Doanh thu thuần bán

-16 Thuế TNDN hoãn lại 1.165.124

-17 Lơi nhuận sau thuế

(17=14-15-16)

16.004.493 24.704.631 +51, 52% 9.700.138

(Nguồn: BCTC thường niên CTCP Nam Vang năm 2013)

Dựa trên cơ sở hệ thống báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Nam Vang,đặc biệt dựa trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán,cán bộ thẩm định tính toán và đưa ra các chỉ tiêu tài chính quan trọng phục vụ chocông tác đánh giá, thẩm định năng lực tài chính của công ty:

Trang 33

Bảng 1.5 Bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính của khách hàng

Đơn vị : %

2012

Năm 2013 NHÓM CHỈ TIÊU VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN - NGUỒN VỐN

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ MỨC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần 0, 42% 1, 02%

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) 0, 36% 1, 02%

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) 0, 16% 0, 41%

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) 1, 05% 2, 87%

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

- Khả năng thanh toán hiện hành (Tổng TS/Nợ phải trả) 1, 17 lần 1, 18 lần

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1, 03 lần 1, 05 lần

- Khả năng thanh toán tức thời 0, 06 lần 0, 08 lần

Nhận định của cán bộ thẩm định:

Công ty Nam Vang là 1 trong những công ty có uy tín trên thị trường, luôn

đi đầu trong việc sản xuất, phân phối cũng như xuất nhập sản phẩm sử dụng cholĩnh vực xây dựng Từ báo cáo tài chính của công ty cụ thể là báo cáo hoạt động

Trang 34

kinh doanh, bảng cân đối kế toán của công ty có thể thấy tình hình tài chính củacông ty minh bạch, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Các nhóm chỉ tiêu cần phân tích:

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản - nguồn vốn: Chỉ tiêu quan trọng cần phải kểđến là hệ số đòn bẩy của công ty Những năm 2012, 2013, tỷ số nợ phải trả trênvốn chủ sở hữu luôn ở mức 5 đảm bảo điều kiện nhỏ hơn 7 theo điều kiện quy địnhtại chi nhánh đối với khách hàng doanh nghiệp

Nhóm chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng: Chỉ tiêu quan trọng trong nhóm chỉtiêu này là mức độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Tốc độ tăng trưởng năm 2013 sovới năm 2012 lên đến 51, 52 %, tương ứng với 9.700.138.000 đồng Đây là một kếtquả khả quan trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: ROE trong hai năm 2012, 2013 cho thấykhả năng sinh lợi trên một đồng vốn chủ sở hữucủa công ty khá cao và đang cóchiều hướng tăng đều qua các năm

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán nhanh của công tyđang ở mức độ hợp lý tương đối, những năm 2012, 2013 chỉ số này luôn lớn hơn 1

Ý kiến của sinh viên :

Trong công tác thẩm định năng lực tài chính của công ty, cán bộ thẩm định

đã dựa vào các số liệu công ty cung cấp để tính toán ra tương đối đầy đủ các chỉ tiêu tài chính của công ty, các nội dung và chỉ tiêu được đem tính toán cho công ty

Trang 35

Bảng 1.6 Bản tổng hợp vốn vay (Cty cổ phần đầu tư Nam Vang Năm 2013)

Ngân hàng Vay ngắn hạn Vay trung & dài hạn

Có thể khoản vay của công ty với các tổ chức tín dụng là khá lớn ( Nội tệ : 36

tỷ đồng, ngoại tệ : 100.000 USD) do yêu cầu của lĩnh vực mà công ty hoạt động.Tuy nhiên các khoả nợ này đều năm trong kiểm soát của công ty, công ty có khảnăng hoàn trả

Hơn nữa, các khoản vay của công ty đều là những khoản vay trong hạn, công

ty chưa xuất hiện món nợ quá hạn, nợ khó trả nào trong thời gian trước đó, cũngchưa từng xảy ra tiêu cực nào trong quá trình giao dịch tín dụng

Ý kiến của sinh viên :

CBTĐ đã so sánh đối chiếu với thông tin khách hàng cung cấp với thông tin từCIC để đánh giá chính xác mối quan hệ của công ty với các tổ chức tín dụng khác từ

Trang 36

hướng đến năm 2030.

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26-11-2013

Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18-6-2014

Luật Xây dựng số 16/2003/QH 11, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4

Nghị định 85/2009/ NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 Hướng dẫn thi hànhLuật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng

Quyết định phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thép tấmcán nóng” do Công ty Cổ phần Nam Vang làm chủ đầu tư của UBND Thành phố

Hà Nội

Sự cần thiết đầu tư:

CBTĐ dựa vào nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài

về sản phẩm của dự án Xem xét lợi ích về mẳ kinh tế- xã hội mà dự án mang lạicho đất nước, địa phương như đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và giảiquyết việc làm cho người lao động trong địa phương

Đánh giá của cán bộ thẩm định:

Dự án đã có sự phê duyệt của các cấp chính quyền cụ thể là UBND TP.Hà Nội Các giấy tờ pháp lí đầy đủ, chi tiết và hợp pháp Mặt khác dự án đem lại lợi íchcho địa phương cũng như đất nước, giải quyết được nhiều việc làm cho người laođộng trong địa phương

Ý kiến của sinh viên:

Cán bộ thẩm định là dùng phương pháp so sánh đối chiếu và lấy ý kiến của chuyên gia để đưa ra kết luận ở nội dung này Và đã đưa ra kết luận chính xác hợp lí.

b Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án

Trong nội dung này, cán bộ thẩm định đã dựa trên cơ sở xem xét hồ sơkhách hàng cũng như tìm hiểu nhu cầu thị trường đối với sản phẩm để tiến hànhthẩm định

Đánh giá của cán bộ thẩm định:

Trang 37

Theo thông kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nghành thép đang cókhoảng 400 DN tham gia hoạt động sản xuất thép các loại.Cho đến nay với năng lựcsản xuất của các nhà máy trong nước, chúng ta đã có thể đáp ứng được 100 % nhucầu thép thanh, thép cuộng phi6-8 mm, thép mạ kim… Tuy nhiên các chủng lạithép khác như thép tấm cán nóng, thép tám cán nguội thép hợp kim còn phải nhậpkhẩu Năm 2010 Việt Nam phải nhập khẩu5, 6 triệu tấn thép trong đó thép tấm cánnóng chiếm đến 35%.

Hiện nay tại Việt Nam thép tấm cán nóng nhất là thép tấm cán nóng chấtlượng cao chưa đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng của các nghành công nghiệp, hơnnữa, nghành công nghiệp đóng tàu, đường sắt đang dần dần phát triển tại Việt Namnên nhu cầu thép tấm trong tương lai sẽ tăng mạnh

Mặt khác, thép cán nóng của công ty Nam Vang chủ yếu là để xuất khẩu sangthị trường Campuchia, Malaisia, Singapo là sản phẩm chất lượng cao nên rất đượccác đối tác nước ngoài tin dùng Trong nhưng năm gần đây sản lượng xuất khẩu củacông ty chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên công ty cần mở rộng quy

mô, nhà máy

Ý kiến của sinh viên:

Thông qua việc sử dụng các phương pháp dự báo, lấy ý kiến của chuyên gia

và dựa vào so sánh đối chiếu, thì các nội dung cán bộ thẩm định đưa ra tương đối đầy đủ Cán bộ thẩm định cũng đã tìm hiểu kĩ càng thị trường mục tiêu của sản phẩm điều này phù hợp với quy định của chi nhánh.

c.

Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án

Để phân tích khía cạnh kỹ thuật, cán bộ thẩm định căn cứ vào những thông tinkhách hàng cung cấp, thông tin tự do, cơ sở pháp lý, đặc biệt là những thông tin từphía các chuyên gia cung cấp xung quanh các nội dung:

 Thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án

Công nghệ sản xuất

Về cơ sở hạ tầng của dự án

Trang 38

 Lựa chọn địa điểm đặt dự án

Phân tích, đánh giá giải pháp xây dựng

 Tác động đến môi trường xã hội

Đánh giá của cán bộ ngân hàng:

 Thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào

 Quặng sắt:

Quặng sắt là nguyên liệu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất sắt thép nóichung và sản xuất thép tấm nói riêng Việc tìm ra nguồn nguyên liệu ổn định, chấtlượng cao là vô cùng quan trọng, nó giúp nhà máy sản xuất đúng công suất, sảnphẩm đạt chất lượng Nhận thức được điều đó, qua quá trình tìm kiếm điều tra, nhàmáy đã tiến hành đầu tư khai thác mỏ quặng sắt tại mỏ Tung Neo, xã Quan Sơn,huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn Đến nay công ty đã được bộ tài nguyên cấp giấypphép khai thác quặng sắt trên diện tích 7 ha với thời hạn 15 năm Công ty đã cửchuyên gia có trình độ cao thẩm định, nghiên cứu mẫu sản phẩm lấy từ nơi khaithác và đã được đánh giá rất cao, đây là nguồn nguyên liệu tốt, có hàm lượng sắtcao Việc tự đứng ra khai thác mỏ quặng sắt tốt, có chất lượng sẽ giúp nhà máynhững vấn đề sau :

 Giúp nhà máy hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu ổn đinh, đảmbảo, chất lượng cao

 Giúp giảm chi phí trong quá trình sản xuất như loại bỏ tạp chất trong quặng

 Giảm giá thành đầu vào của nguyên liệu, tăng lợi ích công ty

 Tạo công an việc làm cho 1 số lượng lớn người lao động trong địa phương

 Than cốc

Than cốc là 1 trong những nguyên liệu cốt yếu của quá trình sản xuất gangthép Than cốc giúp loại bỏ tập chất trong quặng sắt Vì vậy cần tím ra nguồn thancốc có chất lượng, nhưng vì công ty chưa có điều kiện khai thác than cốc nên công

ty đã kí hợp đồng với công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên về việc cung cấpthan cốc cho nhà máy Công ty đối tác là một công ty có uy tín và thương hiệu trênthị trường việt nam Vì thế nguồn cung cấp than cốc được đảm bảo, có chất lượng

Trang 39

 Công nghệ sản xuất

Dây chuyền công nghệ được nhập khẩu từ Nhật Bản, được cung cấp từ công

ty Sumitomo, Một công tác lâu năm của công ty Đây là dây chuyền sản xuất hiệnđại, giúp sản phẩm có chất lượng cao hơn, nhà máy giảm được chi phí, nhân côngcũng như giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất

Hình 1.2 Quy trình sản xuất thép tấm cán nóng

(Nguồn: thông tin khách hàng)

Những đặc tính cơ bản của công nghệ:

Khả năng điều chỉnh nhiệt động và xử lí chính xác các nguyên liệu

Tăng công suất do thiết kế hiện đại, giảm sức người

Giảm gây ô nhiễm môi trường

Sản phẩm đẹp mắt, chất lượng cao

Về cơ sở hạ tầng

Trang 40

Về giao thông

Nhà máy đặt tại KCN Thạch Thất Quốc Oai Đây là KCN tương đối khangtrang Địa điểm có đường giao thông thuận lợi

- Phía Bắc : Giáp khu dân cư xã Phùng Xá

- Phía Nam : Giáp đường cao tốc Láng Hoà Lạc

- Phía Đông : đường gom Khu công nghiệp

- Phía Tây : Giáp tuyến đường liên huyện

Giao thông nội bộ bên trong nha máy được bê tông hoá Với trục chính rộng10-16 m

Về nguồn điện, nước

Phụ tải trong nhà máy đều sử dụng điện áp 380/220V Địa điểm dự kiến xâydựng nhà máy đã có sẵn đường dây điện cao thế 22kV của KCN Quang Minh

Nguồn nước lấy từ nguồn nước của nhà máy

Về hệ thống xử lí nước thải

Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được Doanh nghiệp xử

lý đạt tiêu chuẩn tối thiểu mức nước C trước khi xả ra hệ thống đường nước thảichung của KCN Sau đó, KCN sẽ tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định củaChính Phủ Việt Nam

KCN có hệ thống xử lí nước thải với công suất 3.000m3/ngày

 Phân tích đánh giá và giải pháp xây dựng

- Quy hoạch tổng mặt bằng:

Về nguyên tắc cơ cấu quy hoạch của nhà máy phải tuân thủ theo quy hoạchtổng thể của khu công nghiệp đã được cơ quan chức năng phê duyệt Tổng mặt bằngnhà máy được quy hoạch gọn gàng, mạch lạc và mặt bằng nhà máy được quy hoạchthành 2 khu chức năng cơ bản là khu vực sản xuất và khu vực điều hành để vừathuận lợi trong quá trình điều hành sản xuất, thuận tiện cho phòng cháy chữa chây

Ngày đăng: 10/11/2016, 10:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh HDbank – Hùng Vương - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh HDbank – Hùng Vương (Trang 8)
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn chung và cơ cấu huy động vốn của  HDbank Hùng Vương - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn chung và cơ cấu huy động vốn của HDbank Hùng Vương (Trang 11)
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh HDbank Hùng Vương giai đoạn 2009 - 2013 - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh HDbank Hùng Vương giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 14)
Bảng 1.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Nam Vang 2013 - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Nam Vang 2013 (Trang 33)
Bảng 1.5 Bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính của khách hàng - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.5 Bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (Trang 34)
Bảng 1.6. Bản tổng hợp vốn vay (Cty cổ phần đầu tư Nam Vang Năm 2013) - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.6. Bản tổng hợp vốn vay (Cty cổ phần đầu tư Nam Vang Năm 2013) (Trang 36)
Hình 1.2 Quy trình sản xuất thép tấm cán nóng - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Hình 1.2 Quy trình sản xuất thép tấm cán nóng (Trang 40)
Bảng 1.7 Bảng chi phí trả lãi - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.7 Bảng chi phí trả lãi (Trang 45)
Bảng 1.8 Bảng chi phí khấu hao tài sản cố định - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.8 Bảng chi phí khấu hao tài sản cố định (Trang 46)
Bảng 1.10: Tóm tắt kết quả thẩm định dự án Đầu tư xây dựng nhà máy thép tấm Nam Vang - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.10 Tóm tắt kết quả thẩm định dự án Đầu tư xây dựng nhà máy thép tấm Nam Vang (Trang 52)
Bảng 1.12: Tình hình thẩm định dự án tại HDbank - Hùng Vương - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.12 Tình hình thẩm định dự án tại HDbank - Hùng Vương (Trang 54)
Hình 1.3.Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dự án theo mức độ hiệu quả  giai đoạn 2011-2014 - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dự án theo mức độ hiệu quả giai đoạn 2011-2014 (Trang 55)
Bảng 1.13. Tỉ lệ nợ xấu giai đoạn 2011-2014 - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn Ngân hàng TMCP phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương
Bảng 1.13. Tỉ lệ nợ xấu giai đoạn 2011-2014 (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w