Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương ba đình
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Những năm vừa qua, tuy phải đương đầu với những khó khăn thách thứcnhưng đất nước ta đã giành được những thành tựu khá quan trọng và toàn diện, giữvững ổn định kinh tế chính trị - xã hội Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế hàng đầu đều đạt
và vượt kế hoạch, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng đất nước được giữvững Tình hình hoạt động tiền tệ Ngân hàng có nhiều biến chuyển tích cực mặc dùphải chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi trong nước cũng như trên thếgiới
Cùng với xu thế này, trong những năm vừa qua , Ngân hàng Công thươngViệt Nam chi nhánh Ba Đình đã được đánh giá là một trong những Ngân hàng đã cónhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới của ngành, cơ cấu tổ chức Ngân hàng đượchoàn thiện hơn Là một Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Công thương Việt Namchi nhánh Ba Đình có nhiệm vụ thực hiện nhiều nghiệp vụ, trong đó duy trì sự tồntại và phát triển của Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn trung dài hạn để cho vay
dự án đầu tư phát triển, nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kếhoạch Nhà nước, kinh doanh tiền tệ tín dụng Bên cạnh những thành công đã đạtđược trong hoạt động cho vay tín dụng trung dài hạn các dự án đầu tư, Ngân hàngcòn gặp không ít khó khăn và nhiều rủi ro Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và antoàn cho vay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi ra quyếtđịnh cho vay, đặc biệt là cho vay dự án đầu tư Hoạt động thẩm định dự án đầu tưđang thực sự đóng vai trò quan trọng Mục tiêu đặt ra của Ngân hàng Công thươngViệt Nam chi nhánh Ba Đình trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng hình thức tíndụng này
Từ thực tế như trên, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP côngthương ba đình , được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn T.s NguyễnHồng Minh cùng các anh chị phòng khách hàng DNVVN chi nhánh Ngân hàng
TMCP công thương ba đình tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định
dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương ba đình”
Trang 2CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP công thương Ba Đình
1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển
- Thời kỳ hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp
- Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959
- Tên gọi lúc được thành lập: Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngânhàng Hà Nội
- Địa điểm dặt trụ sở: Tại phố Đội Cấn - Hà Nội ( nay là 142 phố Đội Cấn )Khi mới được thành lập, cơ sở vật chất của ngân hàng còn nhiều thiếu thốn.Biên chế cán bộ làm việc có trên 10 người, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo chiđiếm, còn lại là cán bộ nghiệp vụ hành chính Ngay tự những ngày đầu thành lập,dưới sự chỉ đạo của ngân hàng trung ương, ngân hàng thành phố, chi điếm ngânhàng Đội Cấn đã chiến khai thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ vừa quan trọng vừacấp bách đó là ổn định tổ chức, hoạt động và phục vụ nhiệm vụ khôi phục, cải tạo
và phát triển kinh tế thủ đô (1958-1965)
Bước sang thời kỳ mới hoạt động của Ngân hàng thủ đô nói chung và của chinhánh Ba Đình nói riêng diễn ra trong hoàn cảnh vừa có hoà bình vừa có chiếntranh (1966-1975) Chỉ thị của Chính phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặttrong tình hình mới (ban hành năm 1968) và mở rộng việc thanh toán, cải tiến côngtác thanh toán không dùng tiền mặt theo thông tư số 05-TT/NH ngày 20/12/1970của Ngân hàng trung ương, chi nhánh Ba Đình đã thực hiện việc cải tiến và đẩymạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần quan trọng vào việctăng cường công tác quản lý kinh tế, quản lý lưu thông tiền tệ Hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt được áp dụng phổ biến thời kỳ bấy giờ là: séc chuyển tiền, sécbảo chi, nhờ thu vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối đã làm giảm đáng kểlượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí trong phát hành tiền, tiết kiệm vốnngân sách về công tác quản lý tiền mặt, chính phủ có quyết định số 75/CP ngày09/06/1967 và thông tư hướng dẫn số 81/VP ngày 01/09/1967 của Ngân hàng trungương quy định về quản lý tiền mặt phải được thực hiện đến từng đơn vị, cơ quan, xínghiệp hợp tác xã với nhiệm vụ đó Ngân hàng TMCP công thương ba đình đã mởi
Trang 3nhiều đợt kiểm tra tiền mặt, đôn đốc thu nộp tiền mặt, giám sát chi tiêu ở tất cả cácđơn vị, cơ quan, xí nghiệp HTX có mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng
Hoạt động tín dụng nhìn chung trong thời kỳ 1976-1978 chưa được mở rộngnhững hoạt động nghiệp vụ chủ yếu bị hạn chế do lưu hành hai đồng tiền ở hai miềnNam Bắc
Quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng nằm chung trong dòng chảy của đổimới tư duy, nhất là tư duy kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường
có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Thời kỳ đổi mới hoạt động Ngân hàng
Mô hình quản lý một cấp đuợc duy trì cho đến tháng 07 năm 1988 thì kết thúc Ngày 01/07/1988, thực hiện nghị định 53 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là chínhphủ ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế hành chính, kế hoạch hoá sanghạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp ( Ngân hàng nhànước - NHTM ) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, cácNHTMQD lần lượt ra đời ( NHCT - NHNT - NHĐT&PT - NHNN&PTNT ) Trongbối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chinhánh NHTM quốc doanh với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công thương quận BaĐình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội Hoạt động kinh doanhmang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ,lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinhdoanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mớivào kinh doanh Lúc này Ngân hàng TMCP công thương ba đình hoạt động theo môhình quản lý NHCT ba cấp ( TW - Thành phố - quận ) Với mô hình quản lý này, trongnhững năm đầu thành lập ( 7/88 - 3/93 ) hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đìnhkém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trênđịa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành phố
Hà Nội, cùng với những khó khăn, thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hìnhkinh tế theo lối đổi mới của Đảng Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổchức quản lý, cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 01/04/1993, Ngân hàng Công thương ViệtNam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp ( Cấp TW - quận ), xoá bỏ cấptrung gian là Ngân hàng công thương Thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới vàtăng cường công tác cán bộ Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổimới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng TMCP công thương ba đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh
Trang 4doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnhtranh một cách tích cực trên thị trường Nhanh chóng tiếp cận được thị trường vàkhông ngừng đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanhtrong cơ chế kinh tế thị trường.
Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng
“ổn định - an toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địabàn hoạt động cũng như về cơ cấu - màng lưới, tổ chức bộ máy Cho đến nay , bộmáy hoạt động của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình có trên 300 cán bộ - nhânviên ( trong đó trên 85% có trình độ đại học và trên đại học, 10% có trình độ trungcấp và đang đào tạo đại ọc, còn lại là lao động giản đơn ) với 12 phòng nghiệp vụ, 1phòng giao dịch, 12 quỹ tiết kiệm, hoạt động trên một địa bàn rộng bao gồm cácquận: Ba Đình - Hoàn Kiếm - Tây Hồ Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận
là một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, năm
1998 được thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nướctặng huân chương lao động hạng ba, liên tục trong các năm 2000-2005 được nhiềucấp khen thưởng: Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam tặng bằng khen, được HĐTĐ - KT ngành Ngânhàng đề nghị thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.Năm 2007 được đón nhận HuânChương Lao Động Hạng nhì của Chủ tịch nước Và năm 2008, chi nhánh đang đề nghịThủ Tướng Chính phủ tặng cờ thi đua
Trong hơn 10 năm qua chi nhánh Ba Đình đã không ngừng phát triển cả vềquy mô và chất lượng, thể hiện mình là 1 trong những chi nhánh lớn mạnh và hoạtđộng hiều quả nhất của hệ thống ngân hàng công thương
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Trang 5những thế ngân hàng TMCP công thương ba đình luôn luôn đảm bảo chức năng hoạtđộng của một chi nhánh NHCT trên địa bàn thủ đô Và thực tế đã chững minh, từ năm
1995 đến nay, chi nhánh NHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận làmột trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam
Nhiệm vụ:
Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình có một số nhiệm vụ sau:
- Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng gồm các doanh nghiệp lớn,các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân, đồng thời tư vấn cho khách hàng về cácsản phẩm của Ngân hàng
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tíndụng phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam
- Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm đinh và táithẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ theoquy định của NHCT Việt Nam
- Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định củaNHVN và NHCT Việt Nam
- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trươngchính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam Thực hiện công tác quảntrị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ,
an ninh, an toàn chi nhánh
- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thốngmạng, máy tính của chi nhánh
- Ngoài ra, chi nhánh còn có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp,phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàngnăm của mình
Trang 6Phòng Thông tin
& Điện toán Phòng Thông tin
& Điện toán
Phòng Thanh toán XNK
Phòng Thẻ
Phòng Kế Toán
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng Tổng hợp
Phòng Tiền Tệ
& Kho quỹ
1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình
Cơ cấu bộ máy của chi nhánh ngân hàng TMCP công thương ba đình được chiathành 5 khối và 1 phòng giao dịch Trong đó khối kinh doanh và khối quản lí rủi ro là 2khối ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cho vay của ngân hàng
Khối kinh doanh và khối quản lí rủi ro bao gồm các phòng sau:
Trang 7a Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn:
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn,
để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tíndụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướngdẫn của ngân hàng Công thương Việt Nam Trự tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu vàbán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn
b Phòng DNVVN:
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liênquan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiệnhành và hướng dẫn của NHCTVN Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và báncác sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
c Phòng khách hàng cá nhân:
Chức năng:
Phụ trách các điểm giao dich và các quỹ tiết kiệm Là nơi giao dịch trực tiếpvới các đối tượng khách hàng cá nhân Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tíndụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành củaNHCTVN Trực tiếp quảng cáo giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàngcho các khách hàng cá nhân
d Phòng quản lí rủi ro:
Chức năng:
Chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu ( nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro , nợ được Chính phủ xử lý, là đầumối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy đinh của ngân hàng nhànước và NHCTVN nhằm thu hồi nợ xấu
1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình bước vào hoạt độngkinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường bước đầu gặp nhiều khó khăn, trởngại Tuy nhiên do phát huy được sức mạnh nội lực cùng với sự chỉ đạo sát sao củaNgân hàng Công thương Việt Nam, những điều kiện thuận lợi mà Đảng và Chínhphủ, các cấp chính quyền dành cho và sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế, dân cư
Trang 8trên địa bàn, cán bộ công nhân viên Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh
Ba Đình đã từng bước đẩy lùi khó khăn để vươn ra hội nhập với nền kinh tế và trởthành một chi nhánh hoạt động năng suất, hiệu quả nhất Hàng năm, chi nhánh đónggóp một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của hệ thống Ngân hàng Công thươngViệt Nam và Ngân hàng Nhà nước Cho đến nay, Ngân hàng công thương Việt Namchi nhánh Ba Đình đã tự khẳng định vị trí của mình trong hệ thống, luôn là chinhánh có thành tích xuất sắc bậc nhất trong công tác kinh doanh, cũng như vai tròcủa mình đối với tổng thể nền kinh tế nước ta
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Nhìn vào Bảng 1 có thể thây tình hình hoạt động về huy động vốn của Ngânhàng diễn ra theo chiều hướng tích cực.Tuy năm 2008 do tình hình kinh tế suy giảmtổng nguồn vốn huy động đã giảm so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 nền kinh
tế bắt đầu phục hồi thì tình hình hình huy động vốn đã có nhiều khởi sắc Năm
2008, tổng nguồn vốn huy động giảm 12,6% so với năm 2007, đến năm 2009 lạităng so với năm 2008 là 28.15%
Xem xét cơ cấu có thể thấy rõ sự thay đổi của từng thành phần: nguồn vốnđược hình thành từ 3 nguồn cơ bản: Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, tiền gửi từ các tổchức kinh tế Về cơ cấu thì tiền gửi từ tổ chức kinh tế chiếm nhiều hơn tiền gửi từdân cư Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến nề kinh tế dẫn đến việc tìnhhình huy động vốn gặp nhiều khó khăn trong năm 2008, nhất là về phía các tổ chứckinh tế: lượng tiền gửi giảm đến 22% vào năm 2008 Sang năm 2009 nhờ vào cácchính sách kích cầu, nỗ lực của chính phủ cũng như của các doanh nghiệp, nền kinh
kế đã có nhiều khởi sắc lượng tiền gửi vào ngân hàng đã có chiều hướng tăng lên ,
Trang 9cụ thể là: lượng tiền gửi từ dân cư tăng 3% và lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tếtăng 22% so với năm 2008.
Để có được những kết quả này, Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh
Ba Đình đã có nhiều cố gắng để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động như
mở thêm các quỹ tiết kiệm, tăng cường mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm trênđịa bàn dân cư Ngân hàng tổ chức thu nhận tiền vào các ngày nghỉ đối với các đơn
vị có nguồn tiền mặt lớn, thường xuyên có tổ thu tiền tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu,thu đột xuất ở đơn vị có nhiều tiền mặt, đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của kháchhàng, giải quyết nhanh chóng kịp thời các giao dịch phát sinh Ngoài ra chi nhánhcòn tích cực tìm kiếm thêm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, tạo tâm lý yên tâm vàtin tưởng cho khách hàng
1.1.4.2 Hoạt động tín dụng
Do đặc thù kinh doanh, hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng đem lại phầnlớn nguồn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận thu được Hoạt động tín dụng cho đến thờiđiểm hiện nay là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng Điều này thể hiện rõtrong bảng sau:
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng (Đơn vị: tỷ đồng)
Phân loại theo cơ cấu dư nợ
Phân loại theo tiền tệ
(Nguồn: Tổng hợp kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương ba đình)
Theo số liệu trong bảng, ta thấy rằng dư nợ tín dụng ngày càng tăng thêm dư
nợ năm 2008 tăng 21,1% so với năm 2007 và năm 2009 bằng 106% năm 2008,trong đó cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng cho ngắn hạn.Xét về cơ cấu dư nợ
Trang 10thì năm 2007 dư nợ cho vay DN nhà nước chiếm tỷ lệ phần trăm ít hơn dư nợ chovay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tuy nhiên đến năm 2008, 2009 cơ cấu dư
nợ chuyển dần sang các doanh nghiệp nhà nước Điển hình là năm 2009 cho vaydoanh nghiệp nhà nước chiếm gần 60% tổng dư nợ trong năm
1.1.4.3 Tài trợ thương mại
Bên cạnh hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn(cho vay), Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình cũng đã thực hiệnthêm nhiều hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ khác để hướng tớimục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, qua đó đem lại lợi nhuận chochính bản thân Ngân hàng
Bảng 1.3: Tài trợ thương mại của Ngân hàng (Đơn vị: nghìn USD)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
- Hoạt động thanh toán quốc tế: do đặc điểm của chi nhánh có ít doanh
nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu mà khách hàng chủ yếu là những đơn vị hoạt độngtrong ngành sản xuất công nghiệp, thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục
vụ cho sản xuất kinh doanh Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánhNgân hàng chủ yếu phục vụ cho việc mở L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền đi,đến Mặt khác, chi nhánh thường xuyên phải khai thác ngoại tệ của các doanhnghiệp và các tổ chức tín dụng khác cùng với sự hỗ trợ của Trung ương để đảm bảonhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh
Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thanhtoán nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh thông qua đầu tưtín dụng; nghiệp vụ chi trả kiều hối phục vụ khách hàng lĩnh tiền và mua bán ngoại
tệ thuận lợi, khi làm thủ tục được lĩnh tiền ngay tại quầy không phải thông quaphòng tiền tệ kho quỹ như trước đây
Trang 11Có thể thấy rằng, Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình đãbiết cách khắc phục những khó khăn, nỗ lực khai thác nguồn ngoại tệ có mức giá cảhợp lý để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán của khách hàng Tạo niềm tin của kháchhàng và thông qua đó góp phần vào kết quả kinh doanh của chi nhánh
1.2.Phân tích thực trạng thẩm định tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
1.2.1 Khái niệm , mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư
Khái niệm
Thẩm định dự án đầu tư là các bước công việc được thực hiện xen kẽ của cấp
có thẩm quyền trong tiến trình đầu tư, trên cơ sở các tài liệu có tính chất pháp lý,các giải trình kinh tế kỹ thuật đã được thiết lập “ thẩm tra lại”, “đánh giá lại” về cámặt như: tính pháp lý, tính hợp pháp, tính phù hợp, tính thống nhất, tính hiệu quả,tính hiện thực đứng trên giác độ một doanh nghiệp, một tổ chức và trên giác độ toàn
bộ nền kinh tế nhằm hợp pháp hóa dự án và điều chỉnh tiến trình thực hiện đầu tư
Có rất nhiều quan điểm về thẩm định dự án đầu tư, song đứng trên giác độchủ thể là Ngân hàng thì thẩm định dự án đầu tư là quá trình thẩm tra xem xét mộtcách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án, nhằm đánhgiá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án có khả năng trả nợ hay không
để từ đó ra quyết định cho vay
Toàn bộ quá trình thẩm định thường là rất phức tạp, có tính liên ngành,đòi hỏi sự hợp tác, liên kết của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau: kinh tế, kỹ thuật, môi trường mới có thể tiến hành thực hiện có kết quả
Do liên quan đến nhiều giai đoạn nên việc thẩm định các khía cạnh của dự
án sẽ được tiến hành ở bất kỳ giai đoạn nào Nếu giai đoạn soạn thảo thì do cácnhà lập dự án thẩm định Song có một số dự án hình thành xong, phân tích cáckhía cạnh nêu trên phải được tiến hành nghiêm túc và khách quan, để trên cơ sở đó
ra quyết định chứ không phải ngược lại, chỉ là hình thức để chứng minh cho quyếtđịnh đã có
Trang 12 Mục đích của công tác thẩm định dự án đầu tư
-Đánh giá tính phù hợp của dự án: Mục tiêu của dự án phải phù hợp với mụctiêu kinh tế xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương
-Đánh giá tính hợp pháp của các tài sản, tài chính hình thành nên vốn đầu tư.-Đánh giá tính hợp pháp và thống nhất của dự án
-Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên haiphương diện, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
-Đánh giá tính khả thi, tính hiện thực của dự án: Một dự án cho dù đã đảmbảo được bốn mục đích trên nhưng kế hoạch tổ chức thực hiện không rõ ràng, cán
bộ tổ chức thực hiện không có năng lực, triển khai thực hiện gặp ách tắc, môitrường pháp lý không thông thoáng thì dự án cũng có thể không hoặc khó thực thi
Yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư
+ Đảm bảo tính khách quan: Khi xem xét một dự án phải xuất phát từ nhucầu của thị trường, làm tốt công tác dự báo, nhìn nhận nội dung một cách bao quáttoàn diện, độc lập Dự án phải được xem xét trên phương diện lợi ích chung chứkhông phải lợi ích riêng của một cá nhân nào
+ Về công tác tổ chức thực hiện:
- Đội ngũ cán bộ thực hiện: phải nhận thức rõ được vai trò của công tác thẩmđịnh dự án, phải có trình độ chuyên môn về ngành nghề lĩnh vực của dự án đượcthẩm định Bên cạnh đó cán bộ thẩm định cũng phải cập nhật nắm bắt được các quyđịnh của nhà nước
- Công tác thẩm định phải đảm bảo thời gian và chi phí tối ưu nhất
+ Đảm bảo tính toàn diện: Dự án phải được xem xét tổng thể trên các quanđiểm và các phương diện, nội dung Đứng trên phương diện là ngân hàng thẩm địnhchú trọng vào chỉ tiêu hiệu quả tài chính, tính khả thi của dự án nhưng bên cạnh đóđồng thời cũng cần xem xét các khía cạnh kinh tế xã hội của dự án để cho vay
Trang 13+ Đảm bảo tính chuẩn xác: thông tin cần được thu thập thêm ngoài các hồ sơcủa dự án do chủ đầu tư cung cấp để đảm bảo tính chính xác phục vụ cho công tácthẩm định của cán bộ tín dụng.
1.2.2 Đặc điểm của dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ảnh hưởng đến công tác thẩm định
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất , kinh doanh độc lập, đã đăng kíkinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí không quá 10 tỉ đồng hoặc sốlao động trung bình hằng năm không quá 300 người
Như vậy tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng kíkinh doanh và thoả mãn các tiêu thức trên đều coi là DNVVN DNVVN bao gồm:
+ Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp
+ Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước+ Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã
+ Các hộ kinh doanh cá thể đăng kí theo nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày03/02/2000 của Chính phủ về đăng kí kinh doanh
Theo cách phân loại này ở Việt Nam hiện số DNVVN chiếm khoảng 93%tổng số doanh nghiệp hiện có ( theo kỷ yếu khoa học, dự án chính sách hỗ trợ pháttriển DNVVN ở Việt Nam, học viện chính trị quốc gia TP HCM)
Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- Năng động, linh hoạt trong họat động sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến và dịch
vụ, tức là gần với người tiêu dùng hơn Trong đó cụ thể là:
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho cácdoanh nghiệp lớn với tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư.tham gia
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phútrong nền kinh tế như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, dịch
vụ sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ
Trang 14+ Trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng với
tư cách là nhà sản xuất toàn bộ
Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ
có lợi thế về tính linh hoạt.Với quy mô nhỏ, mô hình tổ chức quản lý giản đơn cácDNNVV sẽ có phản ứng tốt hơn với sự thay đổi của thị trường, trong khi các doanhnghiệp nhà nước còn chưa kịp thay đổi gì nhiều DNNVV có thể năng động, linhhoạt, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh, thay đổi mặt hàng sản xuất trước sự thayđổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường Mặt khác, khi chuyển địa điểm sản xuấtcác DNNVV không gặp nhiều khó khăn như các doanh nghiệp lớn DNNVV có thểnắm bắt được cả nhưng yêu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực, địa phương Điều nàygiúp cho DNNVV khai thác tối đa năng lực sẵn có của mình để đạt hiệu quả sảnxuất kinh doanh cao nhất
- Tổ chức quản lý của DNNVV gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí
Nhờ có bộ máy quản lý gọn nhẹ, việc điều hành được thực hiện một cáchtrực tiếp không phải qua các khâu trung gian nên việc đưa ra quyết định hay việcthực hiện công việc được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả Bên cạnh đóDNVVN cũng có những lợi thế riêng khiến nó linh hoạt hơn trong hoạt động sảnxuất và thâm nhập vàp thị trường
Với những lợi thế của mình DNVVN không ngừng phát triển để mở rộngquy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ Do đó nhucầu vay vốn của các DNVVN là rất lớn Tuy nhiên một số những đặc thù riêng củaloại hình doanh nghiệp này lại ảnh hưởng đến công tác thẩm định và quyết địnhcho vay của ngân hàng Chúng ta có thể kể đến một vài đặc điểm sau:
- Hạn chế về nguồn vốn
Đây là khó khăn lớn nhất đối với các DNNVV hiện nay Một trong nhữngbiện pháp huy động vốn đơn giản là tăng vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành cổphiếu.Tuy nhiên việc tăng nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu ở DNNVV cũng gặpkhông ít khó khăn, do ở Việt Nam thị trường tài chính chưa phát triển ổn định vàhoàn thiện và bản thân các doanh nghiệp cũng chưa đủ thương hiệu để tự huy động
Trang 15vốn từ kênh thị trường chứng khoán Chính vì thế nguồn vốn vay từ ngân hàng có ýnghĩa rất lớn đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
Có thể nói hầu hết các dịch vụ Ngân hàng (huy động vốn, dịch vụ cho vay,đầu tư, thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính, tư vấn, quản lý tài sản) đã đếnvới cộng đồng các Doanh nghiệp Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay của cácDNNVV là khi tiếp cận vốn Ngân hàng còn gặp rất nhiều rào cản Điều này càngtạo ra tình thế khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của Doanh nghiệp Nguyênnhân cơ bản dẫn đến tình trạng DNVVN gặp khó khăn về chính sách tín dụng đóchính là tài sản đảm bảo Nhiều Doanh nghiệp, nhất là các công ty TNHH, tài sảnpháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên Ngân hàng rất khó thẩmđịnh, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng.Bên cạnh đó hệ thống sổ sách kếtoán, nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của Doanh nghiệp thường khôngđầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch năng lực tài chính nội tại của Doanh nghiệpyếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của Ngân hàng, không xácđịnh rõ ràng được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy không tính toán được đúng khảnăng trả nợ trong tương lai Một số lớn các DNNVV lập phương án, kế hoạch sảnxuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạoDoanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý Nội dung của phương án, kếhoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếuthuyết phục Ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay
Chính vì vậy khi thẩm định các cán bộ thẩm định cần đặc biệt quan tâm đếnviệc thẩm định bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp và tài sảnđảm bảo cua doanh nghiệp cần vay vốn
- Hạn chế về công nghệ
Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị của DNVVN còn chậm, chưađồng bộ và chưa theo một hướng phát triển rõ rệt Phần lớn các công nghệ màDNNVV đang sử dụng hầu hết là nhưng công nghệ tụt hậu so với mức trung bìnhcủa thế giới 2-3 thế hệ và chủ yếu là nhập khẩu Điều này dẫn đến tình trạng sảnphẩm làm ra không thể đáp ứng được mẫu mã, chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 16Đây cũng là vấn đề khó khăn cho cán bộ thẩm định khi thẩm định về thịtruờng tiêu thụ của sản phẩm cũng như công nghệ kĩ thuật của dự án Vì thế khithẩm định các cán bộ thẩm định cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng về mặt công nghệ
dự án từ đó xác định tính khả thi của dự án cũng như quyết định cho vay
- Hạn chế về năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường
Gia nhập WTO, DNNVV chính là lực lượng tiên phong được hưởng lợi.Tuynhiên Các DNNVV còn non trẻ nên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn khi ra nhậpthị trường Bên cạnh đó khi nói đến DNVVN là nói đến doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, các doanh nghiệp này chủ yếu gồm các loại hình công ty tư nhân, công tyTNHH, công ty cổ phần, công ty có quy mô nhỏ , phân tán và khả năng liên kết vớinhau kém Do đó việc tiếp cận thị trường cũng gặp nhiều khó khăn
Bên cạnh đó việc các DNNVV thiếu cập nhật thông tin, tiếp cận thị trường,sản xuất kinh doanh chưa ổn định nên cán bộ Ngân hàng sẽ gặp vướng mắc trongvấn đề thẩm định doanh thu của dự án Có thể phương án các doanh nghiệp đưa ra
là thích hợp tuy nhiên nếu trong quá trình hoạt động có những phát sinh ngoài ýmuốn ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp thì nó cũng ảnh hưởng trực tiếpđến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy khi thẩm định về doanh thu và hiệuquả tài chính của dự án cán bộ thẩm định có thể dùng phương pháp phân tích độnhạy dự án đầu tư từ đó thấy được sự thay đổi của các yếu tố như chi phí doanh thuảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả dự án đầu tư và dự án đó có đảm bảo đượchiệu quả khi các yếu tố thay đổi
- Hạn chế về quản lí:
Đội ngũ các chủ DNVVN chưa được đào tạo đầy đủ Gần 50% số chủ doanhnghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn và chỉ cótrên 31% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bằng cao đẳng trở lên Chủ doanhnghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và các mối quan hệ thân quen Số
và chất lượng các nnhà khởi sự doanh nghiệp dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro,đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh từ những nguồn vốn hạn hẹp, nhỏ bé có ảnhhưởng lớn đến phương hướng, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam Thực tế ở Việt Nam các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo
Trang 17bài bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm , thiếu những kiến thức cơ bản về thị trường
và chưa được hỗ trợ những thông tin cần thiết Do đó trong quá trình hoạt động cónhiều sơ xuất về vấn đề quản lí dẫn đến tình trạng hoạt động tài chính của doanhnghiệp chưa minh bạch Chính điều này đã ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự
án vay vốn của các DNVVN vì tài chính không minh bạch thì không thể cho kếtquả thẩm định chính xác
- Tình hình công nợ:
Một hiện tượng hiện nay là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bán hàng trảchậm rất nhiều và khó thu hồi vốn Tình trạng nợ nần dây dưa khó đòi và chiếmdụng vốn lẫn nhau lan rộng dây chuyền giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệpvới các đại lí tiểu thương đang là một căn bệnh trầm trọng Các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ngày nay đang đứng trước khó khăn: cần phải mở rộng hệ thống phân phốiđâỷ mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhưng nợ phải thu ngày càng cao và nợ khó đòi ngàycàng lớn theo Điều này cũng gây khó khăn cho ngân hàng khi ra quyết định chovay Nếu dư nợ của doanh nghiệp lớn sẽ gây mất lòng tin cho ngân hàng về khảnăng trả nợ của doanh nghiệp
Đặc điểm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời gian qua, chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ và chủ trương
để ngân hàng mở cửa cho DNVVN được tiếp cận các nguồn vốn Bên cạnh đóNHCT cũng có nhiều nỗ lực và nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng vàtăng trưởng bền vững Hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương ngoài việctập trung vào nhóm khách hàng lớn, hoạt động có hiệu quả thì cũng đã quan tâmđến hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Chính phủ đã có nhiềuchính sách hỗ trợ và chủ trương để ngân hàng mở cửa cho DNVVN được tiếp cậncác nguồn vốn
NHCT Việt Nam cũng đã có chính sách cho vay đối với khách hàng tại quyếtđịnh số 049/QĐ-NHCT-HĐQT ngày 31/5/2002 về việc ban hành qui định cho vayđối với khách hàng NHCT.Một yêu cầu quan trọng của khoản vay đó là: chủ doanhnghiệp ngoài quốc doanh phải có phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư
có tính hiện thực, tính khả thi và hiệu quả
Trang 18Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các khoản vay của DNVVN chưa cao Một
trong những khó khăn mà DN khó vượt qua, đó là tài sản thế chấp Đến thời điểm
hiện tại, phần lớn thủ tục ngân hàng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo, trong khi đóhầu hết các DNNVV tài sản rất nhỏ, bình quân giá trị khoảng 1,8 tỷ đồng/DN, nênđây là một cản trở lớn trong việc tiếp cận với ngân hàng
Vấn đề thứ hai để các ngân hàng không thể "cởi mở hết tấm lòng" vớiDNNVV là các DN này chưa tạo được cơ sở niềm tin với họ Không ít DN đi vaynhưng lại "lờ mờ" về thủ tục vay vốn, không chứng minh được khả năng tài chính,
sổ sách kế toán thì lộn xộn hoặc nhập nhằng… trong khi các điều kiện vay vốn củahầu hết các ngân hàng lại khá khắt khe Do Ngân hàng cũng là người đi vay, chính
vì vậy để đảm bảo được nguồn vốn vay thì phải có những tiêu chuẩn nhất định
Bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng Công Thươngthường là vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và có quan hệ tín dụng với ngânhàng được một vài năm nên ngân hàng sẽ căn cứ từ đó để thẩm định tính khả thicủa dự án và đưa ra quyết định cho vay
Thực tế đã cho thấy một thực trạng hiện nay đó là NHTM không thiếu vốn
để đáp ứng cho các DNNVV mà chính là các DN đang thiếu những tiêu chuẩn của ngân hàng để có thể tiếp cận nguồn vốn này.
Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dung
Cho vay theo hạn mức là phương thức tín dụng theo đó Ngân hàng vàdoanh nghiệp xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong mộtkhoảng thời gian xác định Phương thức này thường được áp dụng đối với kháchhàng có nhu cầu vay vồn thường xuyên Hạn mức tín dụng có thể được tính cho đầu
kỳ và cuói kỳ
Phương thức cho vay theo dự án đầu tư:
Trang 19Cho vay theo dự án đầu tư là ngân hàng cho Doanh nghiệp vay vốn đểthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phục vụ đời sống
Phương thức cho vay này thường áp dụng cho các dự án có nhu cầu nguồnvốn lớn Ngân hàng cần có thời gian huy động và trả lãi huy đông, vì vậy ngân hàng
và khách hàng thỏa thuận mức phí trả trong trường hợp DN trả trước hạn
Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay mà qua đó ngân hàng thỏa thuận bằng vănbản chấp thuận cho DN chi vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán của của mìnhđến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này đượcgọi là hạn mức thấu chi Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạnmức thấy chi và thời gian thấu chi Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kýséc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻ vượt quá số dư tiền gửi để chi trả
1.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương ba đình
Trang 20Khách hàng Phòng khách hàng
Phòng/ Bộ phận phụ trách nguồn vốn
Phòng khác Phòng thông tin điện toán Phòng kế toán Giám đốc Hội đồng tín dụng
Tái thẩm định
Yêu cầu giải thích thêm
Chuẩn bị ký hợp đồng
Thông báo
với khách
Ký HĐTD
Trang 21Diễn giải quy trình thẩm định
B
ư ớc 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: hướng dẫn khách hàng thiết
lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và cung cấp những thông tin cần thiết theo quy địnhcủa NHCT
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: hướng dẫn khách hàng bổ sung,
hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và các thông tin cần thiết theo quy định của NHCT
CBTD tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, đối chiếu và kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ, báo cáo LĐPKH về tình trạng hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, CBTD báo cáo LĐPKH để tiếp tụctiến hành các bước tiếp theo của quy trình
dưới bổ sung hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra các hồ sơ bổ sung cho đến khi hồ sơ củakhách hàng đầy đủ và đúng quy định, báo cáo LĐPKH để tiếp tục thực hiện cácbước tiếp theo của quy trình
+ Trường hợp khách hàng có quan hệ giao dịch đồng thời với nhiều chinhánh NHCT, CBTD tái thẩm định tại trụ sở chính phải thu thập thông tin và tổnghợp đề xuất của tất cả các chi nhánh liên quan để đề xuất tín dụng tổng thể đối vớikhách hàng đó
- Việc tiếp nhận hồ sơ, phải đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Các loại giấy tờ theo quy định là bản chính thì phải nhận bản chính.+ Các loại giấy tờ theo quy định là bản sao công chứng thì phải nhậnbản sao công chứng
+ Các loại giấy tờ theo quy định chỉ cần bản sao thì phải đối chiếu vớibản gốc và phải ký xác nhận
+ CBTD lập phiếu giao nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ ngày tháng nhận đủ hồ sơ
để có cơ sở xác minh nguyên nhân chậm trễ (nếu có) trong giải quyết đề nghị cấptín dụng
- Sao gửi hồ sơ cho các phòng liên quan :
Trường hợp khoản cấp tín dụng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập theoquy định, CBTD sao gửi Phòng quản lý rủi ro một số tài liệu sau:
+ Hồ sơ khách hàng: Đối với khách hàng lần đầu thẩm định rủi ro tíndụng độc lập thì sao gửi toàn bộ, đối với khách hàng đã từng thẩm định rủi ro độclập thì sao gửi những hồ sơ có thay đổi so với đã cung cấp trước đó (nếu có)
Trang 22+ Dự án đầu tư và các tài liệu liên quan.
+ Hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu có)
Trường hợp phải kiểm tra, xác định rủi ro tài trợ thương mại liên quan đếnkhoản tín dụng, CBTD sao gửi phòng (tổ)
TTXNK các tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, xác định rủi ro tài trợ thươngmại theo quy định và quy trình hiện hành của NHCT
Các phòng liên quan có thể đề nghị Phòng khách hàng thu thập bổ sung các hồ
sơ còn thiếu và thông tin liên quan, giải thích các nội dung chưa rõ thông qua làmviệc, hoặc trao đổi với khách hàng
Đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng.
- Trên cơ sở các hồ sơ, thông tin do khách hàng cung cấp và các thông tin thu
thập được từ các nguồn khác, CBTD đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng các điềukiện cấp tín dụng để báo cáo với LĐPKH:
+ Xem xét mục đích đề nghị cấp tín dụng của khách hàng
Đối chiếu nhu cầu đề nghị cấp tín dụng với danh mục những hàng hoá
bị cấm lưu thông, dịch vụ bị cấm thực hiện theo quy định của pháp luật
Kiểm tra sự phù hợp giữa mục đích đề nghị cấp tín dụng của kháchhàng với ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh và chính sách, quy định về chovay, bảo lãnh, mở, thanh toán L/C, của NHCT
Đối với trường hợp cấp tín dụng bằng ngoại tệ, kiểm tra sự phù hợp vớipháp lệnh quản lý ngoại hối và các quy định của Chính Phủ, NHNN
+ Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp (nếu có) so với thời hạn
+ Kiểm tra sơ lược khả năng đáp ứng các điều kiện về tài sản bảo đảmtiền vay Tài sản có thuộc quyền sở hữu/ quyền sử dụng đất của bên bảo đảmkhông? Bên bảo đảm có bị tranh chấp về quyền sở hữu/ quyền sử dụng đối với tàisản không? Tài sản có bị kê biên để bảo đảm thi hành án không? Vị trí đất địnhdùng làm tài sản bảo đảm có nằm trong khu vực quy hoạch giải toả không?,
Trang 23+ Và các nội dung cần thiết khác.
Nếu khách hàng đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng, CBTD tiếp tục điềutra, thu thập thông tin và thực hiện các bước tiếp theo của quy trình
Nếu khách hàng chưa đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng, nhưng có khảnăng tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với quy định của NHCT và pháp luật, thìCBTD thông báo cho khách hàng biết để bổ sung, hoàn thiện Trường hợp khôngthể bổ sung, hoàn thiện được, CBTD báo cáo LĐPKH để thông báo từ chối cấp tíndụng cho khách hàng
B
ư ớc 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn
Đầu tiên cán bộ thẩm định kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn bằngcách kiểm tra hồ sơ khách hàng, kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiềnvay, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn
Điều tra thu thập tổng hợp thông tin về khách hàng và dự án đầu tư bằng cáchđiều tra về ban lãnh đạo, tình trạng tài sản cố định, tình hình sản suất kinh doanh ,tài chính của khách hàng; đồng thời tìm hiểu giá cả, cung cầu thị trường, kinhnghiệm, năng lực, khả năng quản lý, thực hiện của dự án
Cuối cùng, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích ngành, phân tích thẩm định kháchhàng vay vốn, dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt, phântích thẩm định dự án đầu tư, và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay
B
ư ớc 3: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi
suất cho vay
Cán bộ tín dụng xem xét khả năng nguồn vốn dựa trên việc cân đối nguồn vốn(nội và ngoại tệ) với những khoản vay lớn và dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ(với những khoản vay thanh toán nước ngoài) Sau đó, tiến hành xác định lãi suấtcho vay và xem xét điều kiện thanh toán
B
ư ớc 4: Lập tờ trình thẩm định
Cán bộ thẩm định phải lập tờ trình thẩm định cho vay dựa trên cơ sở kết quảthẩm định lên trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền Tuỳ theo từngphương án sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng chọn lựa những nội dung chính, cóliên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để lập
tờ trình thẩm định
Trên thực tế tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình quy trìnhthẩm định cũng được CBTD thực hiện theo đúng các quy trình trên
Trang 24ư ớc 5: Tái thẩm định khoản vay
Khi tiến hành tái thẩm định khoản vay phải có ít nhất hai cán bộ thâm gia tổtái thẩm định trong đó có ít nhất một tổ trưởng hoặc phó phòng tín dụng là thànhviên, và những thành viên nàykhông bao gồm những cán bộ tín dụng đã thẩm địnhlần đầu
Các cán bộ tái thẩm định này có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng vàtoàn bộ hồ sơ vay vốn độc lập, ghi rõ ý kiến trên tờ trình về việc đề xuất có cho vayhay không và chịu trách nhiệm về các công việc nêu trên
B
ư ớc 6: Trình duyệt khoản vay
Đối vói những dự án không phải qua hội đồng thẩm định cơ sở: cán bộ tíndụng trình tờ thẩm định / tái thẩm định cho trưởng phòng thẩm định để đưa ra quyếtđịnh có được duyệt hay không; sau đó, trưởng phòng tín dụng sẽ kiểm tra lại toàn
bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; và giám đốc ngân hàng phêduyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ
Đối với những dự án phải qua hội đồng thẩm định cơ sở thì trưởng phòng thẩmđịnh đề nghị chủ tịch hội đồng thẩm định triệu tập họp HĐTĐ và chuẩn bị hồ sơtrình hội đồng thẩm định cơ sở; và chủ tịch hội đồng thẩm định sẽ triệu tập và điềuhành cuộc họp hội đồng thẩm định cơ sở
1.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư
1.2.4.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn
Tính pháp lí của dự án được đảm bảo bằng các văn bản chính thức của các cơquan pháp lý.Vì vậy sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ xem có đầy
đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết không? Các hồ sơ giấy tờ chính cần phải có bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệpthành lập theo luật đầu tư tại Việt Nam)
- Hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có)
- Hợp đồng thuê trụ sở công ty
- Giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề ( nếu pháp luật yêu cầu có)
- Điều lệ tổ chức , hoạt động của doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng kí mã số thuế
- QĐ bổ nhiệm bầu người quản lí cao nhất, người đại diện theo pháp luật (Giámđốc, chủ tịch hội đồng quản trị), kế toán trưởng
- Biên bản họp hội đồng quản trị về số tiền vay và tái sản thế chấp
Trang 25- Biên bản góp vốn ( đối với công ty TNHH, cổ phần), quyết định giao vốn (đốivới DNNN được giao vốn), phiếu thu chứng nhận góp vốn
…
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hồ sơ về khách hàng vay vốn
- Hồ sơ về dự án xin vay vốn
- Hồ sơ về đảm bảo nợ vay
Chủ đầu tư cần chứng minh cho ngân hàng thấy sự cần thiết phải đầu tư và đựơcphép đầu tư của các cấp có thẩm quyền Dự án liên quan đến cấp phát ngân sách phải
có giấy phép của bộ kế hoạch đầu tư, bộ tài chính( sở tài chính…)
1.2.4.2 Thẩm định khách hàng vay vốn
Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng
Trong thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng, cán bộ thẩm định cần trảlời được các vấn đề sau:
+ Thông tin chung về Khách hàng
+ Tên, địa chỉ đăng ký của Khách hàng
+ Quá trình hình thành và phát triển: Sự thay đổi, phát triển, chia tách, sáp
nhập, thay đổi hình thức sở hữu… của Công ty kể từ khi thành lập cho đến thờiđiểm xem xét (các dấu ấn quan trọng)
+ Loại hình kinh doanh, Luật chi phối hoạt động kinh doanh của Khách hàng:
- Công ty Nhà nước hoạt động theo luật DNNN
- Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tưnhân hoạt động theo luật doanh nghiệp
- Hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam
+ Điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế tài chính,… : Các vấn đề cần lưu ý hoặc
có ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng trong các văn bản này
+ Cơ cấu tổ chức:
- Các công ty trực thuộc, chi nhánh, nhà máy, xí nghiệp, đội , phòng ban
- Chức năng từng bộ phận Cơ chế quản lý, điều hành hoạt động SXKD.+ Vốn:
- Vốn điều lệ, vốn đăng ký, thực trạng góp vốn của các thành viên
Trang 26- Các thành viên tham gia góp vốn (cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, cổđông chiến lược) và các ảnh hưởng (thuận lợi, khó khăn) đến hoạt động SXKD củakhách hàng.
- Những thay đổi về vốn góp (thành viên góp vốn, tỷ lệ góp vốn, số tiềngóp vốn…)
+ Lao động:
- Số lượng cơ cấu, trình độ lao động, lao động dôi dư (nếu có)
- Sự phù hợp trong việc bố trí lao động, hiệu quả sản xuất
- Chính sách tuyển dụng, đãi ngộ lao động
+ Quy mô sản xuất, công nghệ, thiết bị:
- Công suất thiết kế
- Mức độ tiên tiến, hiện đại và hướng thay đổi công nghệ, thiết bị
- Khả năng tạo ra sản phẩm, ưu điểm và hạn chế của công nghệ, thiết bị+ Năng lực pháp lý của Khách hàng
+ Tư cách, năng lực pháp lý của khách hàng:
- Điều tra địa vị pháp lý và năng lực pháp luật dân sự của khách hàng(theo quy định tại Điều 84, 101, 102, 103, 104, 105 Bộ luật Dân sự năm 2005, Luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật DNNN, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và cácquy định pháp luật khác)
- Thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng (nếu có): kiểm tra trênQuyết định thành lập; giấy chứng nhận kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư; điều lệ
tổ chức và hoạt động…
- Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc: Ngoài việc kiểm tra tư cách, nănglực pháp lý của đơn vị chính, cần kiểm tra nội dung, phạm vi và hiệu lực uỷ quyềncủa đơn vị chính; đơn vị phụ thuộc có thuộc danh mục được cấp tín dụng do Tổnggiám đốc công bố hay không?
+ Tư cách pháp lý của người đại diện trong giao dịch với ngân hàng:
- Người đại diện theo pháp luật/ Đại diện theo uỷ quyền
- Thẩm quyền của người đại diện theo qui định của pháp luật, điều lệ tổchức hoạt động của khách hàng, văn bản uỷ quyền …
- Hiệu lực của các tài liệu chứng minh thẩm quyền của người đại diện
Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng
Đánh giá tình hình tài chính
Trang 27Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sứcmạnh tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năngthanh toán và hoàn trả nợ của người vay Ngoài ra còn phải xác định chính xác
số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin vay Ngân hàng theo quiđịnh của chế độ cho vay Muốn phân tích được vấn đề này phải dựa vào các báocáo tài chính, bảng tổng kết tài sản, bảng quyết toán lỗ lãi Tuy nhiên các báo cáotài chính chỉ cho thấy điều gì đã xảy ra trong quá khứ, vì vậy dựa trên kết quảphân tích, thẩm định cán bộ tín dụng phải biết sử dụng chúng để nhận định, đánhgiá, dự báo tìm các định hướng phát triển, để chuẩn bị đối phó với các vấn đề phátsinh trong quá trình thực hiện dự án Cán bộ thẩm định sẽ đánh giá tình hình tàichính qua các chỉ tiêu sau:
* Kiểm tra khả năng tự chủ tài chính
- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ vàđời sống
- Kinh doanh có hiệu quả, có lãi, trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khảthi khắc phục lỗ, đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổnđịnh để trả nợ ngân hàng
- Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn lớn hơn 6 tháng tại Ngân hàng côngthương
* Phân tích tài chính khách hàng: thông qua các chỉ tiêu
- Chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn
- Chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán
- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động
- Chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận (áp dụng trong doanh nghiệp đã cổ phần hóa)
Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh
* Các điều kiện về sản xuất
- Xem xét đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng và công nghệsản xuất hiện tại
- Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỉ lệ sử dụng thiết bị
- Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng trên % giá trị sản phẩm chưathực hiện được
- Những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm
Trang 28- Danh sách nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp sử dụng và những thayđổi về giá mua của nguyên vật liệu, tình hình nhà cung cấp các nguyên vật liệuchính, chất lượng nguyên vật liệu
* Kết quả sản xuất
- Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm
- Những thay đổi về thành phần của sản phẩm
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
- Những thay đổi về hiệu quả sản xuất
* Công suất hoạt động
* Hiệu quả công việc
Những thay đổi về chi phí sản xuất, số giờ lao động, các kết quả và các nhân tốảnh hưởng tới sự thay đổi này
có vào một khoản vay như thế nào
CBTD xem xét tình hình quan hệ của kháchhàng với các tổ chức tài chính – tíndụng ở cả hiện tại và quá khứ trên các khía cạnh sau:
- Đối với NHCV và các chi nhánh khác trong hệ thống NHCT VN
Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (bao gồm cả chi tiết về nợ quá hạn: số tiền, thời hạn đã
quá hạn, v.v ) Đối với nợ trung, dài hạn cần biết thêm về tài sản đã được đầu
+ Doanh số cho vay, thu nợ trong ba năm gần nhất
+ Số dư bảo lãnh/ thư tín dụng
+ Tài sản bảo đảm cho dư nợ trên
Trang 29+ Diễn biến về các khoản vay, bảo lãnh, thư tín dụng nói trên (tình hình trả
+ Số dư bảo lãnh/ thư tín dụng
+ Tài sản bảo đảm cho dư nợ trên
+ Mục đích vay vốn của các khoản vay, vốn vay có được sử dụng đúng mụcđích hay không? v.v
+ Diễn biến về các khoản vay, bảo lãnh, thư tín dụng nói trên (tình hình trả
nợ gốc, lãi, v.v )
+ Mức độ tín nhiệm (ví dụ mức độ và khả năng trả nợ đúng hạn)
Tại NHCTVN:
Xem xét quan hệ tiền gửi
+ Số dư tiền gửi bình quân
+ Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu
- Tại các Tổ chức tín dụng khác:
+ Số dư tiền gửi bình quân
+ Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu
Đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp
Năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo được xem xét trên các phương diện:
- Danh sách ban lãnh đạo, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cách thức quản
lý, kỹ năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thị trường
- Uy tín ban lãnh đạo, sự đoàn kết trong ban lãnh đạo và doanh nghiệp, nhữngbiến động về nhân sự lãnh đạo của công ty
- Ai là người ra quyết định thực sự trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo có khảnăng ra các quyết định dựa vào các thông tin tài chính không, việc ra quyết định cóphải được tập trung vào một người và cách thức quản lý của họ hay không?
1.2.4.3 Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định tính pháp lí của dự án
Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và quyết định phê duyệt của các cấp cóthẩm quyền theo quy chế đầu tư Giấy phép đầu tư thuộc dự án , giấy phép xây
Trang 30dựng , giấy phép sử dụng tài nguyên , hợp đồng bảo hiểm , chứng nhận bảo hiểm.Phê duyệt tổng dự toán dự án của cấp có thẩm quyền, hợp đồng mua bán nhữngthiết bị trong nước, hợp đồng nhập khẩu thiết bị, hợp đồng giao thâu xây lắp…
Thẩm định các mục tiêu của dự án
Các dự án phải đáp ứng nhu cầu mục tiêu mà ngân hàng đã hoạch định Dovậy thẩm định mục tiêu của các dự án là bước đầu tiên của quá trình thẩmđịnh.Nhiều sai lầm được bắt đầu từ xác định sai các mục tiêu của dự án, ví dụ các
dự án chỉ nhằm mục tiêu chính trị xã hội, không tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng thì
sẽ không thể là đối tượng cho vay của ngân hàng Nhiều mục tiêu của dự án là đốitượng cho vay của ngân hàng nhưng lại mâu thuẫn với nhau.Do đó ngân hàng sẽloại trừ các dự án không phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng, hoặc tínhđiểm cho các mục tiêu dự án, hoặc cần có cam kết của các bên trong việc thực hiệncác mục tiêu này
Thẩm định nội dung của dự án
Đây là hoạt động phức tạp nhất trong công tác thẩm định.Yêu cầu đặt ra làphải toàn diện, chuẩn xác, nhanh và chi phí thẩm định thấp do đó trình độ của cán
bộ thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động thẩm định.Nội dung thẩmđịnh bao gồm:
Thẩm định thị trường: như thị trường nguyên liệu, lao động, côngnghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
+ Mô tả sản phẩm của dự án
+ Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thờiđiểm thẩm định
+ Tổng nhu cầu tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
+ Uớc tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khảnăng xuất khẩu sản phẩm (trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ,khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng côngdụng)
Đánh giá tổng quan về cung sản phẩm
+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nướchiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứngbao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu? Việc nhập khẩu là do sản xuấttrong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn?
Trang 31+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai.
+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhậpkhẩu trong thời gian tới
+ Dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng tổng cung sản phẩm, dịch
vụ phương án/ dự án
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụđầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án
Thẩm định công nghệ kỹ thuật của dự án:
+ Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế
+ Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý không
+ Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thựchiện dự án dự kiến hay không ?
+ Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị cóchuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không
Địa điểm, quy mô, giải pháp xây dựng
+ Khi phân tích tính khả thi của địa điểm lựa chọn để xây dựng dự án cầnnghiên cứu các điểm nguyên vật liệu, các trung tâm buôn bán có thuận tiện choviệc vận chuyển, giao dịch đồng thời giảm được các chi phí vận chuyển giaodịch Cũng cần xét đến khía cạnh cơ sở hạ tầng, các vấn đề về môi trường cóliên quan đến địa điểm
Những vấn đề cần xem xét khi thẩm định về địa điểm
- Vị trí xây dựng dự án có phù hợp với quy hoạch chung không
- Diện tích xây dựng có khả năng mở rộng khi sản xuất phát triển, đáp
ứng những yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường
Trang 32- Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Cơ sở hạ tầng nơi xây dựng dự án: Điện nước, giao thông, thông tin liên lạc
- Các chính sách của nhà nước về khuyến khích hay hạn chế phát triểnkinh tế ở khu vực lựa chọn dự án Phải tuân thủ các quy định về quy hoạchđất đai, kiến trúc xây dựng của địa phương, về di dân, giải phóng mặt bằng
+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án haykhông, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không
Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án+ Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của khách hàng Đánh giá
sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành côngnghệ, thiết bị mới,
+ Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị,công nghệ (nếu có thông tin)
+ Đánh giá về nguồn nhân lực để thực hiện dự án: số lượng lao động cần, đòihỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồnnhân lực,
Thẩm định phương diện kinh tế tài chính của dự án :Kết quả tính toán các nhóm chỉ tiêu tài chính của dự án, bao gồm:
+ Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giátrị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại củavốn đầu tư
n Ci
NPV = - C0 +
i=1 ( 1 + r ) i
Trong đó :
Ci là các luồng tiền ròng dự tính trong tương lai
C0 là vốn đầu tư ban đầu
r là tỉ lệ chiết khấu
Xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án đầu tư là việc làm không đơngiản Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro
Trang 33Giá trị hiện tại ròng đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại chonhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án Khi NPV = 0 có nghĩa là thu nhập chỉvừa đủ bù đắp cho giá trị theo thời gian của đồng tiền và rủi ro của dự án
Điều kiện để dự án được lựa chọn theo NPV : NPV>0
Phương pháp tính: dùng bảng tính hoặc Computer
- Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR – Internal Return Rate)
r1: là mức chiết khấu sao cho NPV > 0
r2: là mức chiết khấu sao cho NPV < 0
NPV1: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r1
|NPV2|: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r2
Đây là công thức tính gần đúng, vì vậy phải chọn r1, r2 sao cho NPV1, NPV2tương ứng gần bằng 0 thì mới cho kết quả tương đối chính xác
Chỉ tiêu IRR có ưu điểm là tính giá trị thời gian của tiền và cho biết tỷ suấtsinh lời của một đồng vốn nhưng lại không cho biết giá trị tuyệt đối của lợi nhuận
và chỉ cho biết tỷ suất sinh lời trung bình, bỏ qua những giao động ngắn hạn Đối
r2r1
NPV2
NPV1
IRRRRRr
NPVRRRr
r
Theo đồ thị IRR = r1 +
NPV1x ( r2 – r1)NPV1 + | NPV2|
Trang 34với dòng tiền không thông thường thì có nhiều lãi suất chiết khấu làm choNPV=0 sẽ dẫn đến sai lầm khi sử dụng IRR cho lựa chọn dự án.
Cách 2: dùng hàm IRR trong phần mềm Excel
Cú pháp hàm IRR trong excel: f(x) = IRR (values, guess)
Values: Các ô tham chiếu chứa các giá trị dòng tiền ròng từng năm của dự án.Guess: Là số dự đoán gần đúng với giá trị IRR Vì phần mềm Excel tính toángiá trị IRR theo phương pháp thử vòng lặp nhiều lần và giá trị guess là giá trị khởiđiểm để tính toán Thông thường chúng ta không cần đưa vào giá trị này do trongmáy đã cài sẵn giá trị guess = 0,1 (10%)
Tiêu chí lựa chọn dự án thông qua chỉ tiêu IRR: Lựa chọn dự án có IRR > tỷ lệ
chiết khấu
- Tỷ lệ chiết khấu: là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà
Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vòng nhận được khi thực hiện dự án Thông thườngcác Ngân hàng khi thẩm định dự án sử dụng Chi phí vốn bình quân (WACC) làm tỷ
lệ chiết khấu
Có 02 cách xác định WACC như sau:
Cách 1: WACC = Chi phí vốn vay x Tỷ trọng vốn vay + Chi phí VCSH x tỷtrọng VCSH
Cách 2: WACC = Chi phí vốn vay x Tỷ trọng vốn vay x (1 – T) + Chi phíVCSH x Tỷ trọng VCSH
Lý do có (1 – T) : Chi phí lãi vay được tính vào tổng chi phí trước khi xác định
thu nhập chịu thuế, do vậy, trong trường hợp vay vốn, mặc dù chủ đầu tư sẽ phảitrả lãi vay cho ngân hàng song lại tiết kiệm được khoản thuế thu nhập doanh nghiệpbằng đúng khoản lãi vay phải trả x (nhân) thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung dài hạn của dự án bao gồm
cả nguồn tiền ngoài dự án thì nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn tự có
bổ sung cho dự án Nguồn này được đưa vào bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ởphần dòng tiền tệ hoạt động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnhhưởng đến các chỉ số về hiệu quả dự án
Trường hợp muốn tính toán khả năng trả nợ tổng hợp của doanh nghiệp baogồm cả dự án khi đầu tư thì dòng tiền ròng của dự án được đưa vào bảng cân đốikhả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khoản thặng dư (hay thâm hụt) từ
dự án
- Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
Trang 35- Điểm hoà vốn (BEP – Break Even Point)
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu do bán hàng hàng năm cânbằng với chi phí bỏ ra hàng năm
Phân tích điểm hoà vốn là sự phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa chi phí bấtbiến, chi phí khả biến và lợi nhuận đạt được
Mục đích của phân tích điểm hoà vốn là để hoạch định lợi nhuận thu được trên
cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập
Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng hiệu quả và tính rủi ro càng thấp Phương pháp đại số:
QBEP: là sản lượng hoà vốn (SLHV)
p: là giá bán một đơn vị sản phẩm
v: là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm
FC: là tổng chi phí cố định cho cả đời dự án
Lúc đó doanh thu hoà vốn sẽ bằng:
f
DTHV =
v 1- -
Nhược điểm của BEP
Chỉ nói lên được mối quan hệ giữa khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận cần đạtđược từ sản phẩm dự kiến tiêu thụ ở mức giá nhất định Tuy nhiên sản phẩm của dự
án có thể bán theo nhiều giá khác nhau vào những thời kỳ kinh doanh khác nhaudẫn tơí doanh thu khác nhau và điểm hoà vốn cũng khác nhau, từ đây việc phân tíchhoà vốn rất phức tạp
Phân tích điểm hoà vốn sẽ phức tạp và tính chính xác không cao Trong quátrình phát triển dự án, khi sản lượng tăng thì cần đầu tư thêm vào vốn cố định đểmua sắm mới thiết bị máy móc, công nghệ và vốn lưu động Từ đó, định phí và biếnphí cũng thay đổi, dẫn tới sơ đồ biểu diễn điểm hoà vốn cũng thay đổi
Trang 36+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ:
- Thời gian hoàn trả vốn vay
Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian trong đó tổng vốn đầu tư (cả gốc lẫnlãi vay ) đầu tư vào tài sản cố định được bù lại bằng lợi nhuận và khấu hao
Nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn:
Tuổi thọ kinh tế của DA không được xem xét trong quá trình phân tích, trongkhi đó nó là một yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn dự án đầu tư
Không tính đến thời điểm phát sinh của dòng tiền trong mỗi phương án
Không cho phép đánh giá được giá trị thật của đồng tiền thu được trong tươnglai (vì không sử dụng phương pháp hiện tại hoá dòng tiền )
- Hệ số trả nợ (DSCR – Debt – Service Coverage Ratio)
Là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau:
LN sau thuế + Khấu hao + Lãi vay DSCR =
Nợ gốc + Lãi vay
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Hoặc DSCR =
Nợ gốc + Lãi vay Nếu DSCR >1 -> dự án đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay như dự kiến tínhtoán
Nếu DSCR <1 -> dự án không có khả năng hoàn trả nợ vay theo kế hoạch trả
nợ và thời gian trả nợ dự kiến
DSCR lớn hơn 1 nhiều, có thể điều chỉnh/rút ngắn thời hạn vay vốn và tăngmức trả nợ trong kỳ để phù hợp với qui mô dòng tiền
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ cho biết khả năng thanh toán nợ từ nguồn trảhình thành từ hoạt động của dự án so với kế hoạch trả nợ dự kiến ban đầu
Qua giá trị DSCRt hàng năm, có thể biết được năm nào Dự án gặp khó khănnhất trong trả nợ thông qua việc xác định giá trị nhỏ nhất của DSCRt
Thẩm định rủi ro và xác định biện pháp đề phòng
Các loại rủi ro thường gặp
Một dự án từ khâu chuẩn bị đến thực hiện có thể xẩy ra nhiều loại rủi ro khácnhau (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan) Vì vậy, tính khả thi của dự ánphải được đánh giá đầy đủ sau khi đã phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xẩy ra và
Trang 37các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro của khách hàng Dưới đây là phân loạimột số rủi ro chủ yếu bao gồm:
+ Rủi ro cơ chế chính sách
+ Rủi ro xây dựng, hoàn tất
+ Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán
+ Rủi ro kỹ thuật và vận hành
+ Rủi ro môi trường và xã hội
Các biện pháp đề phòng rủi ro
Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này cóthể do khách hàng thực hiện (đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, tráchnhiệm của khách hàng); hoặc do ngân hàng phối hợp với khách hàng cùng thực hiện(đối với những vấn đề mà ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu,can thiệp)
Tuỳ theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà CBTD cần tậptrung phân tích, đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cấp tín dụng đểhạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả cấp tín dụng
Sau đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro chotừng loại rủi ro nêu trên
- Rủi ro về tiến độ thực hiện (đối với những dự án xây dựng): là rủi ro phátsinh khi hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số vàtiêu chuẩn thực hiện Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát củaNgân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiệncác biện pháp sau:
+ Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinhnghiệm
+ Yêu cầu bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượngcông trình
+ Giám sát chặt chẽ / hoặc thuê tư vấn có uy tín để giám sát trong quá trìnhxây dựng
+ Dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán.+ Qui định rõ trách nhiệm vấn đề đến bù, giải toả mặt bằng
Trang 38+ Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràngnghĩa vụ của các bên.
+ Hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành xây dựng
+ Khảo sát, thiết kế kỹ lưỡng tránh những sự cố bất ngờ lớn trong quá trìnhthực hiện
- Rủi ro thị trường: Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
+ Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩnthận
+ Dự kiến cung - cầu thận trọng, chính xác
+ Phân tích về khả năng thanh toán, thiện chí, hành vi của người tiêudùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu)
+ Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án/dự
án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sảnphẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất
+ Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng
về tài chính (nếu có)
+ Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có)
+ Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra
- Rủi ro về nguồn cung cấp: Rủi ro về nguồn cung cấp xảy ra khi dự án không
có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá
cả và chất lượng như dự kiến Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
+ Trong quá trình xem xét dự án, phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọngcác báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào, đưa ra những nhậnđịnh ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của phương án/dựán
+ Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp nguyên vật liệu.+ Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào + Những hợp đồng /thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụngcuối cùng
+ Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhàcung cấp có uy tín
- Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảmthiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:
+ Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng
Trang 39+ Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.
+ Có thể kế hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyếnkhích và phạt vi phạm rõ ràng
+ Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất,chiến tranh
+ Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành
+ Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
1.2.5 Phương pháp thẩm định dự án
1.2.5.1 Phương pháp so sánh
- So sánh với các dự án cũ theo các chỉ tiêu đã lựa chọn: dựa trên các chỉ tiêucủa các dự án tương tự đã hoàn thành , ngân hàng tiến hành phân tích các nhân tốtác động đến chúng, từ đó xác định các chỉ tiêu cho dự án mới
- So sánh với các định mức kinh tế- kĩ thuật do các cơ quan quản lí quy định:các chỉ tiêu như tiêu hao vật tư, yêu cầu về chất đất, nguồn nước, nhân công… chonhững dự án cụ thể thường được tổng kết qua nhiều năm và được nhà nước banhành Số liệu này có độ tin cậy cao và trở thành căn cứ để ngân hàng xác định cácchỉ tiêu hiệu quả của dự án
Phương pháp này có ưu điểm là dễ sử dụng vì dựa trên những dự án trước đó
để so sánh Tuy nhiên lại có nhược điểm là các dự án thường mang những tính chấtđặc thù khác nhau bên cạnh đó được thẩm định vào những thời điểm khác nhau nên
sẽ khó khăn cho cán bộ tín dụng khi đưa ra quyết định cho vay hay không Vì vậyphương pháp này ít được sử dụng trong công tác thẩm định tại ngân hàng
án dự kiến Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, cácthủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tếchung
Trang 40 Thẩm định chi tiết
Là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thểảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnhpháp lý, thị trường, kỹ thuật-công nghệ-môi trường, kinh tế … phù hợp với mụctiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước
1.2.5.3 Phương pháp phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hayhai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án Có nhiềunhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích
độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựavào các nhân tố này
Các bước thực hiện để phân tích độ nhạy
- Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy
- Liên kết các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địachỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả dự án
và khả năng trả nợ)
- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thông thường
là các chỉ số NPV, IRR, thời gian trả nợ,…) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biếnthay đổi
- Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổihay cả hai biến thay đổi đồng thời (các bảng này phải nằm cùng bảng tính với cácbiến)
Phân tích độ nhạy một chiều
- Từ các thông số ban đầu và kết quả tính toán, lựa chọn một nhân tố có khảnăng ảnh hưởng nhất tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án (ví dụ chọntổng mức đầu tư, giá bán, giá nguyên vật liệu đầu vào hoặc giá thành sản phẩm)
- Lập bảng với các cột bao gồm nhân tố đã lựa chọn, NPV và IRR trong đóbao gồm phương án cơ sở với NPV và IRR tính được ở phần trên
- Sử dụng bảng biểu của phần mềm ứng dụng EXCEL để tính toán các giá trịcủa NPV và IRR tương ứng cho các trường hợp thay đổi của nhân tố nói trên:
Bảng 1.4 : minh họa tính độ nhạy khi một biến thay đổi