Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BIDV : Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam KHDN : Khách hàng doanh nghiệp KHCN : Khách hàng cá nhân NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTW : Ngân hàng trung ương QHKH : Quan hệ khách hàng QLRR : Quản lý rủi ro QTTD : Quản trị tín dụng DA : Dự án DN : Doanh nghiệp PCCC : Phòng cháy chữa cháy 1 SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta vẫn đang tiếp tục phát triển kinh tế theo đường nối của Đảng và Nhà nước. Đưa đất nước tiến lên thực hiện quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước muốn quá trình CNH – HĐH được hoàn thiện thì tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều phải tự chủ kinh doanh và tự tìm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn chịu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các ngân hàng là một trong những kênh cho vay vốn và dẫn vốn hiệu quả nhất đối với các chủ đầu tư, nó đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Là một trong số những ngân hàng cung cấp sản phẩm đa dạng nhất, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung còn là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài trợ cho các dự án đầu tư (DAĐT) phát triển cũng như các dự án kinh tế của các khu vực kinh tế. Bên cạnh những thành công đã đạt được trong hoạt động cho vay tín dụng trung dài hạn các dự án đầu tư, ngân hàng còn gặp không ít khó khăn và rủi ro. Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho vay đòi hỏi phải tích cực nâng cao chất l- ượng công tác thẩm định trước cho vay, đặc biệt là cho vay dự án đầu tư. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư đang thực sự đóng vai trò quan trọng, là công việc không thể thiếu trong cho vay của ngân hàng. Thông qua thẩm định DAĐT, ngân hàng đánh giá chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả và khả năng hoàn trả nợ của DAĐT. Từ thực tế như vậy, qua một thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung, cùng với việc nghiên cứu giữa lý luận và tình hình thực tế, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung”. 1 SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế, nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Chuyên đề thực tập gồm 2 chương : Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Ái Liên và các anh chị cán bộ phòng Quản lý rủi ro – Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. 2 SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG 1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Thời kỳ từ 1957- 1980: Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Thời kỳ 1981- 1989: Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Thời kỳ 1990- nay: Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 3 SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sự phát triển của BIDV cụ thể dễ dàng nhận biết ngay qua số lượng các chi nhánh. Là một trong 76 chi nhánh cấp I thuộc khối ngân hàng BIDV được ra đời ngày 01/05/2005 trên cơ sở phòng giao dịch Quang Trung thuộc sở giao dịch 1. Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân lực 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch BIDV Quang Trung hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 01110000466 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/04/2005 có trụ sở đặt tại tầng 1,2 toà nhà Prime Building số 53 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sự ra đời của BIDV Quang Trung là một bước đi trong chiến lược phát triển đến năm 2010, kế hoạch kinh doanh 2005 – 2007 của BIDV nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng , cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Với mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực, BIDV Quang Trung không nhừng đầu tư về nọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời phù hợp với định hướng của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển đặt ra. *Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển – Quang Trung. 4 SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Chức năng nhiệm vụ bộ máy tổ chức quản lý: Phòng quan hệ khách hàng: Các phòng quan hệ khách hàng có nhiệm vụ sau: - Thực hiện công tác marketing, tiếp thị, và phát triển khách hàng. - Các nhiệm vụ khác: quản lý thông tin, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ, cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý có liên quan đến nhiệm vụ của phòng, tham gia ý kiến đối với các sản phẩm chung của chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh Phòng quản lý rủi ro : Giám đốc i ám đ ốc Phó giám đốc 2Phó giám đốc 1 K tác nghiệp Khối ĐVTT K QL nội bộ P QL& DV kho quỹ P TTQTế P DVKHDN P DVKHCN P GiaoDịch 1 P GiaoDịch 2 P GiaoDịch 3 P GiaoDịch 4 P TCHC P TCKToán P KHTHợp P Điện toán Khối QLRR P QLRR P QT tín dụng Khối QHKH P QHKH 2 P QHKH 3 P QHKH 1 5 SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phòng quản lý rủi ro trực thuộc khối quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu đế xuất các chính sách về công tác tín dụng, quản lý rủi ro cho ban lãnh đạo chi nhánh. - Quản lý giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng đảm bảo tuân thủ thời hạn vay vốn đối với từng khách hàng. - Giám sát việc phân loại, thực hiện xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định. Phòng quản trị tín dụng: - Tiếp nhận từ Phòng Quan hệ khách hàng hồ sơ giải ngân/ cấp bảo lãnh và kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân so với hợp đồng tín dụng đã cấp và các quy định về tín dụng của ngân hàng Nhà nước. Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định. - Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ - Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro để rà soát trình cấp thẩm quyền có quyết định. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng - Đầu mối lưu giữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ Phòng giao dịch khách hàng : - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy đinh của Nhà Nước và BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ, đúng đắn của chứng từ giao dịch. 6 SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.2. Tổng quan về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2005-2009 1.1.2.1.Tình hình hoạt động a) Hoạt động huy động vốn. Hoạt động chính của BIDV Quang Trung là kinh doanh tiền tệ, nên hoạt động đầu chính cũng là đầu tư tiền tệ, nguồn vốn có được là do vốn huy động. Sau 05 năm hoạt động cùng với sự chỉ đạo sang suốt kịp thời của Ban lãnh đạo, sự năng động nhậy bén, tận tuỵ với công việc của các cán bộ ngân hàng thuộc chi nhánh, BIDV Quang Trung đã đạt được những kết quả rõ rệt trong công tác huy động vốn. Cụ thể như sau: Bảng 1.1 Huy động vốn của BIDV Quang Trung năm 2005-2009 Đơn vị: tỷ đồng ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2005-2009) Qua bảng huy động vốn ta có nhận xét: Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1.Theo đối tượng khách hàng - TG TCKT 288 2.182,5 3.479,73 5.893,8 5.985,5 - TG của cá nhân 1.634 727,5 1.620,27 106,2 1.029,5 2. Theo loại tiền gửi - VNĐ 980 1.979 3.900 4.015,2 4.917,5 -Ngoaị tệ 942 931 1.200 1.984,8 2.097,5 3.Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 492 815 2.040 3.600 4.454,5 - Trung và dài hạn 1.430 2.095 3.060 2.400 2.560,5 7 SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Là chi nhánh mới được thành lập nhưng nguồn vốn của chi nhánh được huy động có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ. Tính đến 31/12/2005 nguồn vốn huy động đạt 1.922 tỷ đồng tăng 1.054 tỷ đồng so với 31/03/2005, đến hết năm 2006 nguồn vốn huy động được là 2.910 tỷ đồng tăng 988 tỷ đồng so với năm 2005. Trong năm 2009, mặc dù Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, BIDV nói chung và BIDV Quang Trung nói riêng cũng không tránh khỏi khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, với sự lỗ lực của tập thể cán bộ chi nhánh kế hoạch được giao hoàn thành khá tốt, cụ thể: Huy động vốn cuối kỳ là 7.015 tỷ đồng ( đạt 108% kế hoach được giao). b) Hoạt động sử dụng vốn. Song song với việc huy động vốn, việc sử dụng vốn cũng cần phải có kế hoạch, chiến lược hợp lý. Sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả lớn nhất lại vừa giảm thiểu được những rủi ro là một vấn đề then chốt, quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tại BIDV Quang Trung, doanh số dư nợ cho vay không ngừng được tăng lên. Bảng 1.2. Dư nợ cho vay 2005-2009 Đơn vị : tỷ đồng. Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 320 800 1.223 2.295 3.438 Ngắn hạn 64 (20%) 416 (52%) 550,3(45%) 1.383,9(60,3%) 1.272,1 (37%) Trung&dài hạn 256 (80%) 384 (48%) 672,7 (55%) 911,1 (39.7%) 2.165,9 (63%) VNĐ 89,6 (28%) 360 (45%) 840,2 (68.7%) 1824,5 (79.5%) 2.681,6 (78%) Ngoại tệ 230,4 (72%) 440 (55%) 382,8 (31.3%) 470,5 (20.5%) 756,4 (22%) (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2005 – 2009) 8 SV: Nguyễn Mạnh Thắng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Từ bảng dư nợ cho vay ta thấy tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng mạnh, trung bình tồng dư nợ tăng 68,06% / năm. Cụ thể là năm 2006 tổng dư nợ tăng 150% so với năm 2005, năm 2007 tăng 52,87% so với năm 2006, năm 2008 tăng 87,65% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 49,80% so với năm 2008. Tỷ lệ dư nợ cho vay trong trung và dài hạn qua các năm lớn hơn tỷ lệ dư nợ cho vay trong ngắn hạn ( năm 2009 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 63% so với tổng dư nợ). 1.1.2.2. Những kết quả đạt được giai đoạn 2005-2009: Là chi nhánh mới thành lập năm 2005, trong quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo và lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, BIDV Quang Trung đã đạt được một số kết quả tăng trưởng trong giai đoạn 2005– 2009: Bảng 1.3 Bảng đánh giá chỉ tiêu hiệu quả đầu tư kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2006-2009: Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu hiệu quả 2005 2006 2007 2008 2009 Chênh lệch thu chi ( chưa trích DPRR ) 12 32,23 88 78 105 Trích DPRR 3 18 21 10 5 Nợ quá hạn (%) 0,1 0 0 3 3,3 Thu dịch vụ ròng 2 6,2 11,2 24 25,37 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung 2005-2009 ) Hiệu quả trong việc kinh doanh của ngân hàng là khá cao, hiệu quả đó được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Chênh lệch thu chi năm 2006 tăng 20,23 tỷ đồng so với năm 2005, nợ quá hạn cũng không còn trường hợp nào.Chênh lệch thu chi năm 2007 so với năm 2006 tăng 55,77 tỷ đồng,năm 2008 thấp hơn năm 2007 là 10 tỷ đồng lý do năm 2008 mở thêm chi nhánh Ba Đình một lương nhân viên và khách hàng 9