GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT HOÀNG THẠCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẢI DƯƠNG CHI NHÁNH HOÀNG THẠCH Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THỊ THU THẢO Sinh viên thực hiện : HOÀNG LÊ KHOA MSV : LT 106110 Lớp : NH - K10B Hµ Néi, 01/ 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 CHƯƠNG I .3 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng trung – dài hạn 3 1.2. Hiệu quả tín dung trung – dài hạn của các ngân hàng thương mại .10 2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch 19 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch .19 Có thể nói năm 2007 là một năm hoạt động thuận lợi của ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hoàng Thạch với sự tăng trưởng tín dụng cao, cơ cấu nợ xấu thấp và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 là năm có nhiều biến động trong hoạt động của ngành ngân hàng, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và biến động liên tục của lãi suất ngân hàng. Cũng như sự tụt giảm của thị trường chứng khoán cộng thêm sự leo thang của giá vàng và thị trường bất động sản đóng băng, điều đó đã làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng ĐT&PT Hải Dương chi nhánh Hoàng Thạch nói riêng.Bước sang đầu năm 2009 với những chính sách kinh tế của chính phủ đã làm giảm lạm phát giúp nền kinh tế dần phục hồi.Trong đó, chính sách kích cầu và hỗ trợ lãi suất đã góp phầm bình ổn thị trường giúp cho hoạt động ngân hàng có nhiều thuận lợi.Cụ thể, tình hình hoạt động của nhân hàng ĐT&PT Hải Dương chi nhánh Hoàng Thạch trong 3 năm kể từ năm 2007 – 2009 được thể hiện như sau: .23 2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch 36 2.2.1 Hiệu quả tín dụng trung dài hạn 36 CHƯƠNG III 50 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT HOÀNG THẠCH .50 3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch trong năm 2011 50 - Nâng cao công tác vận động, tuyển truyền quảng cáo, tiếp thị, đổi mới phong cách làm việc, thái độ giao tiếp và công tác thanh toán kịp thời đối với khách hàng 51 - Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn .51 - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế nợ quá hạn gia tăng 51 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch 51 Nâng cao hiệu quả tín dụng là yếu tố hết sức quan trong, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Thương mại. Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng nhằm tăng thu nhập, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rửi ro là mục tiêu cho các NHTM kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh tín dụng hết sức phức tạp, vận động của vốn tín dụng chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau và gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế. Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, các NHTM nói chung và Ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch nói riêng phải thường xuyên quan tâm đến hoạt động tín dụng, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng để giảm thấp nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tăng nhanhvongf quay vốn tín dụng, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh. Đối với Ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch để nâng cao hiệu quả tín dụng cần tiến hành đồng bộ và nhịp nhành một số giải pháp sau: 51 **. Công tác nguồn vốn - huy động vốn: .55 KẾT LUẬN .62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. NQH Nợ quá hạn 2. NH ĐT&PT Ngân hàng đầu tư và phát triển 3. NHNN Ngân hàng Nhà nước 4. NHTM Ngân hàng thương mại 5.NH Ngân hàng 6.DN Doanh nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nhu cầu vốn tài trợ cho phát triển kinh tế , đặc biệt vốn trung và dài hạn là rất lớn.Đó là nhu cầu về cải tạo và xây dựng hạ tầng quan trọng cho sự phát triển như đường giao thông, bến cảng, cung cấp điện nước, nghiên cứu cơ bản….Nhu cầu của các doanh nghiệp về đầu tư mới, trang bị máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản suất…,đều cần đến vốn trung và dài hạn.Nhất là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì nhu cầu vốn lớn để phát triển kinh tế, càng trở lên cấp bách.Song, ở những nước này đều có chung đặc điểm là khả năng tự tích lũy về vốn là không lớn, trong đó thị trường vốn trung và dài hạn mà trung tâm là thị trường chứng khoán chỉ mới bắt đầu hình thành, còn non trẻ thì một trong những kênh tài trợ vốn trung và dài hạn có hiệu quả đó sẽ là các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, ngày nay với xu thế mở cửa và hội nhập, việc các ngân hàng chỉ chú trọng tới mở rộng tín dụng là chưa đủ,mà để giữ vững thị phần,tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường các ngân hang cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tín dụng.Hơn nữa, tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho nhân hàng, xong lại tiềm ẩn rủi ro cao, gây tổn thất cho ngân hàng nên việc nâng cao chất lượng các khoảng tín dụng là rất cần thiết. Quá trình thực tập tại ngân hàng, em thấy rằng trong hơn mười năm qua kể từ ngày thành lập và đi và hoạt động ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hoàng Thạch đã hoạt động rất tốt đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, địa phương cũng như sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Từ những số liệu thực tế thu thập được, em muốn đi sâu phân tích về hiệu quả tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn của ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hoàng Thạch. Từ thực tiến trên, trong quá trình thực tập tại ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hoàng Thạch, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng ĐT&PT Hải Dương Chi nhánh Hoàng Thạch” để làm chuyên đề thực tập. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Tổng quan về hiệu quả tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại. 1 Chương II: Thực trạng hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT hoàng Thạch. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch. Do thời gian tìm hiểu và khả năng trình độ có hạn nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý nhận xét của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng trung – dài hạn. 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhân tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền gửi đó để cho vay đầu tư, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Ngày nay, hoạt động của tổ chức môi giới trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng, qyu mô, hoạt động đa dạng phong phú và đan xem lẫn nhau. Điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính khác là NHTM là ngân hàng kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là các loại tiền gửi, kể cả tiền gửi không kỳ hạn, cung ứng dịch vụ thanh toán còn các tổ chức tài chính khác không thực hiện chức năng đó. 1.1.2. Khái niệm tín dụng trung dài hạn Trong nề kinh tế, nhu cầu tín dụng trung – dài hạn thường xuyên phát sinh bởi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật, tin học…Để củng cố và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Muốn làm được điều này, đồ hỏi doanh nghiệp phải có một khối lượng vốn lớn với thời gian dài. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường tìm đế các ngân hàng thương mại nhờ sự giúp đỡ của các NHTM cho các doanh nghiệp vay khối lượng vốn lớn với thời gian dài bằng hình thức tín dụng trung – dài hạn. Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, tín dụng trung – dài hạn được hiểu là loại tín dụng có thời gian hoàn vốn từ 1 đến 5 năm, được sử dungj để thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. Tín dụng trung hạn được cấp cho khách hàng để mở rộng cải tạo, khôi phục, hoàn thiện, hợp lý hóa công trình công nghệ và quy trình sản xuất. Tín dụng dài hạn là tín dụng có thời hạn hoàn vốn từ 5 năm trở lên, được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. hình thức tín dụng này được các NHTM cáp cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ việc xây dựng mới, mở rộng hoặc hoàn thiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất. 3 Đối với điều kiện kinh tế Việt Nam hện nay, nhu cầu vốn tín dụng trung – dài hạn là rất lớn, trong khi các doanh nghiệp chưa có nhiều thời giam để tích lũy vốn và chưa tích lũy được nhiều. Đồng thời việc đầu tư trực tiếp của công chúng qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành còn là một vấn đề rất hạn chế. Cho nên trong thực tiễn nhu cầu về vấn trung – dài hạn của các doanh nghiệp chủ yếu được đấp ứng bởi vốn tự có của doanh nghiệp và đa phần còn lại bằng sự tài trợ của hệ thống NHTM thông qua tín dụng trung – dài hạn. 1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của tín dụng trung – dài hạn. Tín dụng trung – dài hạn là một lạo hình tín dụng và nó được phân biệt với các loại hình khác qua một số đặc trưng cơ bản sau: * Thời hạn cho vay. Điêm khác biệt cơ bản đầu tiên giữa tín dụng trung – dài hạn và ngắn hạn là thời hạn cho vay. - Tín dụng trung – dài hạn : Thời hạn cho vay thường được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất của nguồn vốn cho vay, trong đó: + Tín dụng trung hạn có thời gian trên 12 tháng đến 36 tháng. + Tín dụng dài hạn có thời gian trên 36 tháng. * Đối tượng cho vay. Đối tượng co vay trung – dài hạn là toàn bộ các chi phí cấu thành trong tổng mức vốn đầu tư của dự án xây dựng mới, mở rộng cải tạo công nghệ. Trong quan hệ tìn dụng ngân hàng, đối tượng cho vay trung dài hạn là các công trình hoặc các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định của các đơn vị kinh tế có luận chứng kỹ thuật tốt, xác thực và tổng dự toán đã phê duyệt. * Nguyên tắc và điều kiện vay vốn Khách hàng muốn vay vốn ngân hàng cần đảm bảo được 3 nguyên tắc tín dụng cơ bản sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợ đồng tín dụng. - phải hoàn trả tiền vay và lãi theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính Phủ, ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở nguyên tắc trên, mỗi Ngân hàng sẽ đề ra các điều kiện rang buộc, các quy định mang tính chất bắt buộc có thể thực hiện vốn vay của Ngân hàng. Các 4 quy định này về cơ bản là giống nhau nhưng các điều khoản cụ thể thì khác nhau phụ thuộc vào mỗi ngân hàng và thời điểm lịch sử. Do các đặc trưng của tín dụng trung – dài hạn nên thời điểm thu hồi là rất lâu, có khả năng gặp nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng nên việc cho vay trung – dài hạn phải tuân thủ theo quy định 367/QDNH1 của Thống đốc NHNN Việt Nam về thể lệ tín dụng trung – dài hạn như sau: - Doanh nghiệp vay vốn phải là đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, có vốn tham gia tối thiểu bằng 20% tổng dự toán công trình đầu tư. - Doanh nghiệp vay vốn phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và thể lệ tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng. 1.1.4. Các loại hình tín dụng trung- dài hạn Tín dụng trung- dài hạn là một nghiệp vụ đang được tồn tại cùng với nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của NH. Ngày nay, trong điều kiện hoạt động của nền kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, do đó nghiệp vụ tín dụng trung- dài hạn đòi hỏi phát triển theo góp phần quan trọng trong việc đổi mới hiện đại hoá trang thiết bị và công nghệ sản xuất cho các ngành kinh tế của mọi thành phần kinh tế. Nghiệp vụ tín dụng trung- dài hạn của các NH trong những năm gần đây đã triển khai theo các hình thức sau: * Cho vay theo dự án Đây là hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở dự án sau khi để xem xét khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của dự án đó. Do vậy, công việc của NH không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn thẩm định lại các vấn đề: Chi phí sản xuất , giá thành thị trường tiêu thụ, quy trình công nghệ. Bởi vì việc cấp quyết định một khoản tín dụng sẽ dàng buộc NH với người vay một khoảng thời gian quá dài 3 đến 5 năm hoặc 7 năm tuỳ theo từng dự án cho nên cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc và xem xét kỹ các rủi ro xảy ra. Hình thức cho vay theo dự án gồm: Tín dụng hợp vốn (Cho vay đồng tài trợ): Trong hoạt động thực tiễn của các NHTM trong lĩnh vực tín dụng, không ít các trường hợp mức cho vay hoặc mức rủi ro mà bản thân một NH không thể đảm đương nổi, do đó dẫn đến sự liên kết phối hợp giữa các NH cùng tham gia tài trợ cho một dự án. Cho vay đồng tài trợ là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng cho một dự án do một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp với các bên tài trợ để thực 5