Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 51 - 54)

e) Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào

1.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

1.4.2.1.Một số hạn chế:

Hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động thẩm định dự án đầu tư và hoạt động thẩm định tài chính nói riêng trong những năm gần đây luôn là lĩnh vực được sự quan tâm rất lớn của ngân hàng vì đây là hoạt động luôn mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng. Tuy đã có những thành tựu nhất định nhưng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHĐT &PT Quang Trung vẫn còn một số hạn chế cần có giải pháp khắc phục để công tác này ngày càng hoàn thiện hơn.

a) Hạn chế về quy trình, nội dung thẩm định:

Nội dung, quy trình thẩm định là những vấn đề quan trọng, cốt lõi của công tác thẩm định dự án. Những vấn đề này có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ lẫn nhau. Muốn thẩm định các nội dung của dự án có hiệu quả chính xác, đáng tin cậy thì phải áp dụng các phương pháp thẩm định và tuân thủ theo đúng qui trình thẩm định. Tuy vậy việc áp dụng điều này tại BIDV Quang Trung vẫn còn chưa được tốt. Cụ thể như sau:

- Cán bộ thẩm định mặc dù đã áp dụng tuân thủ văn bản hướng dẫn của ngân hàng nhưng vẫn chưa coi trọng đánh giá phân tích kỹ thuật. Đây là nội dung rất quan trọng, nó liên quan đến quá trình vận hành kết quả đầu tư mà cán bộ thẩm định mới chỉ xem xét các yếu tố kỹ thuật dựa trên báo cáo phân tích do khách hàng cung cấp. Trong phân tích kỹ thuật cán bộ thẩm định thường chỉ dựa vào những phân tích do bên tư vấn của khách hàng cung cấp, như vậy phần thẩm định kỹ thuật sẽ thiếu khách quan khi mà khách hàng và tư vấn thông đồng với nhau nhằm mục đích vay được

vốn. Cán bộ thẩm định khi thẩm định kĩ thuật chưa xem xét đến các chỉ tiêu hoặc định mức do Bộ Xây dựng và Bộ Công nghệ đưa ra.

- Khi thẩm định dự án, hầu như các cán bộ phải tiến hành thẩm định độc lập, trong khi để thẩm định một dự án một cách bài bản và khoa học ngoài việc cần kiến thức chuyên sâu còn đòi hỏi phải có thời gian để có thể thu thập đầy đủ thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

b) Hạn chế về phương pháp thẩm định:

- Phương pháp sử dụng trong thẩm định tài chính còn mang nặng tính truyền thống bao gồm các phương pháp thẩm định trình tự, so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy. Trong khi hoạt động đầy tư mang tính lâu dài, đòi hỏi việc dự báo cung cầu, rủi ro…chi tiết là hết sức quan trọng thì phương pháp dự báo, phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan lại có vai trò hết sức mờ nhạt. Do vậy kết quả thẩm định còn mang đậm tính chủ quan của cán bộ thẩm định. Trong văn bản hướng dẫn quy trình thẩm định của NHĐT &PT cũng chưa đề cập cụ thể, hay có sự nhất trí và thống nhất về phương pháp thẩm định, mà chỉ dừng lại ở mức tùy nội dung mà cán bộ thẩm định sử dụng những phương pháp khác nhau.

c) Hạn chế về chất lượng nguồn thông tin phục vụ thẩm định:

- Thông tin được cung cấp ban đầu chủ yếu do chủ đầu tư cung cấp. Chính bản thân cán bộ thẩm định cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định lại độ chính xác và cập nhật của các thông tin này. Nguồn thông tin này không được các cơ quan độc lập chứng nhận, do đó dễ gây ra tình trạng gian lận từ phía khách hàng để việc vay vốn của mình được thuận lợi hơn, dễ gây ra sai lệch trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của dự án và nhầm lẫn trong quyết định cho vay của ngân hàng. Do tính chất chủ quan một phía nên những thông tin này thường không đảm bảo tính chính xác, không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn hay của dự án..

- Để cho nguồn thông tin được chính xác hơn, cán bộ thẩm định cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn : internet, số liệu thống kê của cơ quan bộ trung ương. Tuy

nhiên những nguồn thông tin này vẫn còn tồn tại những hạn chế : thông tin trên internet vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra đánh giá, xác nhận chính xác, cho nên nó có độ tin cậy không cao, đối với nguồn số liệu thống kê về thị trường đầu vào và đầu ra của dự án thường là chưa được cập nhật nên tính hữu dụng thấp.

d) Hạn chế về trang thiết bị cho hoạt động thẩm định:

Ngày nay, trang thiết bị công nghệ ngày càng cao tác động mạnh tới hoạt động thẩm định tài chính dự án. Các phương tiện điện tử, viễn thông, thông tin góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định. Tại chi nhánh, không có nhiều công cụ hỗ trợ cho cán bộ thẩm định, khi tiến hành công việc chủ yếu theo phương thức thủ công.

- Phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu là phần mềm Microsoft Excel, Ngân hàng chưa khai thác các phần mềm hiện đại trong thẩm định và quản lý dự án.

e) Một số hạn chế khác:

Ngoài các hạn chế kể trên, hoạt động thẩm định tài chính dự án còn chịu ảnh hưởng của một số hạn chế khác như:

Sự thay đổi của cơ chế, chính sách liên quan: Các yếu tố này thuộc môi trường vĩ mô của hoạt động thẩm định tài chính dự án. Những thay đổi trong cơ chế, chính sách liên quan tới lĩnh vực ngân hàng tài chính (như cơ chế lãi suất) hoặc liên quan tới tài chính doanh nghiệp (như thuế TNDN, chế độ kế toán, quy định về đầu tư...) đều có ảnh hưởng lớn tới thẩm định tài chính dự án. Cán bộ thẩm định cần phải luôn theo dõi và cập nhật thông tin về những sự biến đổi này để hoạt động thẩm định đạt hiệu quả cao.

Trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của chủ dự án: Nhân tố này thuộc về phía chủ quan nhà đầu tư, có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thẩm định dự án. Nếu trình độ chuyên môn của chủ đầu tư thấp, dự án được lập có thể thiếu khoa học gây khó khăn cho việc thẩm định. Còn nếu tư cách đạo đức của chủ đầu tư không tốt, cố tình chuộc lợi thì Ngân hàng sẽ rất dễ gặp rủi ro.

Những biến cố bất ngờ (về kinh tế, tự nhiên , xã hội...): Những biến cố này khó dự đoán và gây bất ngờ cho cả chủ đầu tư lẫn Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w