1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC

84 773 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 817,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạnkhó khăn Nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, tốc độ tăng trưởng củanền kinh tế giảm, tỷ lệ lạm phát thất nghiệp tăng cao Các ngành sản xuất gặp nhiềukhó khăn do không tiêu thụ được sản phẩm Ngành thép Việt Nam không nằm ngoàiqui luật đó Đặc biệt sau khi nước ta gia nhập WTO, đây là một sự kiện đánh dấubước đi lớn của nền kinh tế nói chung và của ngành thép nói riêng, mở ra cho chúng

ta nhiều cơ hội và cả thách thức mới Nhằm đạt được những kết quả tốt không thểkhông nhắc tới vai trò của công tác đầu tư Nhất là trong một lĩnh vực cần có nhữngtiền đề ban đầu vững chắc như ngành thép Hoạt động đầu tư tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp khai thác tốt tiềm tăng của đất nước và phát huy được khả năng củatừng doanh nghiệp

Với mỗi dự án đầu tư được thực hiện có thể sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và

xã hội cao, tuy nhiên cũng có những dự án đầu tư lại để lại hậu quả nặng nề, nhất làđối với các dự án ngành thép có vốn đầu tư lớn,thời gian đầu tư dài Do vậy, trướckhi được thực hiện thì các dự án đầu tư cần được lập và thẩm định rất kỹ lưỡng đểtránh những sai sót không đáng có và giảm thiểu rủi ro Công tác thẩm định các dự

án đầu tư trong ngành thép của ngân hàng là một nội dung vô cùng quan trọng, nóquyết định xem dự án có được tài trợ vốn hay không và nó quyết định đến cả hoạtđộng cho vay của ngân hàng trong lĩnh vực thép Hệ thống ngân hàng có chức năngnhiệm vụ là nơi lưu thông tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế, là nơi người cần huy độngvốn có thể đáp ứng được nhu cầu của mình và người dư thừa vốn có thể cho vay thulãi Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đang ngày càng hoàn thiện và có nhữngbước phát triển đánh kể, đang dần khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế nóichung và sự phát triển của ngành thép trong nước nói riêng Để có được những kếtquả như vậy là có sự đóng góp rất quan trọng của công tác thẩm định và dự án đầu

tư vào nền kinh tế và vào ngành thép

Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh, ngânhàng TMCP Đại Dương đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của xãhội và ngành thép Việt Nam Với hoạt động chuyên nghiệp trong công tác thẩmđịnh ngành thép, Oceanbank đã tài trợ thành công cho nhiều dự án lớn trong ngành

và đã tạo được uy tín rộng khắp trên cả nước

Trang 2

Qua thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Đại Dương, dưới sự hướng dẫntận tình của các cô chú và anh chị trong ngân hàng em đã hiểu được rõ hơn về cônghoạt động thẩm định các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư ngành thép trong

ngân hàng và đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong

ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank” làm bài viết chuyên

đề thực tập của mình Bố cục bài viết gồm hai chương:

Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương.

Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương.

Với chuyên đề này, em hy vọng có thể đóng góp được một số ý kiến nhằmhoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành thép tại ngân hàng Do hạn chế về mặtkiến thức và thời gian nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài viết này Emrất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết này đượchoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ trong ngânhàng Oceanbank và đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo ThS HoàngThị Thu Hà đã chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành bài viết này./

Trang 3

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG

NGÀNH THÉP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG

1.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Đại Dương.

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn HảiHưng được thành lập vào năm 1993 theo Quyết định số 257/QĐ – NH ngày30/12/1993, giấy phép số 0048/QĐ – NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn HảiHưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đôthị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước vàđược đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)

OceanBank hiện triển khai tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, hiện đạinhư Bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay vàhuy động vốn OceanBank cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho kháchhàng doanh nghiệp bao gồm: dịch vụ tín dụng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tronglĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụkinh doanh ngoại tệ OceanBank đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng cánhân với đa dạng sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảolãnh, dịch vụ tài khoản chuyển tiền, xác định năng lực tài chính, dịch vụ kinh doanhngoại tệ…Dịch vụ Thẻ, Home Banking, Internet Banking, Mobile Banking…làbước đột phá trong công nghệ thanh toán của OceanBank

Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng số một và với mục tiêu quyếttâm đến năm 2010 trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của

Trang 4

Việt Nam, OceanBank thu hút nhiều nhân lực có trình độ quản lý giỏi, chuyên viêntài chính cao cấp, các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là những nhân sự biết kết hợptrình độ quản lý chuyên môn sâu, năng lực xây dựng văn hoá tổ chức hiện đại vớihiệu quả tổng thể Tính đến hết tháng 12/2009, OceanBank đã có 900 nhân viên Dựkiến năm 2010, tổng số CBNV của OceanBank sẽ đạt mức 1500 người ỞOceanBank, mỗi con người là tài sản, là nguồn vốn và vì vậy việc chiêu mộ, trọngdụng và đãi ngộ nhân tài rất được coi trọng Mỗi cá nhân được lựa chọn công việcphù hợp với trình độ chuyên môn và sự yêu thích Phương châm của OceanBank là:Nguyên tắc linh hoạt, tự chủ công việc, thượng tôn trách nhiệm và kỷ luật chặt chẽ

Phát triển mạng lưới rộng và mạnh, thành lập thêm chi nhánh, phòng giaodịch đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị phần và xây dựng năng lực cạnh tranh nênđây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của OceanBank Tính đếntháng 12/2009, OceanBank có 80 chi nhánh và phòng giao dịch tại các vùng kinh tếtrọng điểm của cả nước: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An,Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Sài Sòn, Cà Mau Năm 2010 OceanBank dự kiến sẽ mởthêm 10 chi nhánh và nâng số phòng giao dịch lên con số trên 100

Hệ thống CNTT là nền tảng cho việc tiếp tục phát triển đa dạng các sảnphẩm ngân hàng hiệu quả, các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, đồng thời là

cơ sở để quản trị ngân hàng theo chuẩn mực hiện đại Phần mềm Corebanking đivào hoạt động giúp OceanBank trở thành ngân hàng có công nghệ cao nhất trongthời gian ngắn nhất, OceanBank cũng triển khai hệ thống cáp quang tốc độ cao kếtnối toàn hệ thống

Kết nối thành công với hệ thống chuyển mạch quốc gia Banknet VN chophép thẻ OceanBank thực hiện giao dịch tại hơn 4000 máy ATM trên toàn quốc.OceanBank đang vững chắc triển khai dịch vụ Internet Banking, Home Banking,Mobile Banking hướng tới cung cấp dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiệnđại, đồng thời xây dựng hạ tầng dữ liệu Data Center an toàn, bảo mật cao Ứngdụng CNTT là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển, đổi mới củaOceanBank

1.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Oceanbank.

* Công tác huy động vốn

Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi; Phát hànhchứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Vay vốn; Các hình thức huyđộng vốn khác.Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng

Trang 5

theo quy định của Pháp luật Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP ĐạiDương chịu ảnh hưởng mạnh không chỉ từ tình hình tài chính quốc tế mà còn từnhững thay đổi trong chính sách điều hành tiền tệ quốc gia cũng như sự gia tăng sức

ép cạnh tranh từ phía các ngân hàng TMCP khác trong hệ thống

Để có cái nhìn tổng quan về tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCPĐại Dương ta xem xét bảng số liệu sau :

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Oceanbank

Đơn vị : tỷ đồng

( Nguồn: báo cáo tài chính của ngân hàng qua các năm)

Qua bảng trên ta thấy tổng vốn huy động qua các năm của ngân hàng TMCPĐại Dương không ngừng tăng theo các năm

Cơ cấu huy động cũng không biến động nhiều qua các năm Chủ yếu nguồn huyđộng là từ khu vực dân cư Tỷ trọng huy động từ khu vực dân cư chiếm tỷ lệ cao

Ta có thể thấy tỷ lệ đó qua bảng cơ cấu nguồn vốn dưới đây Từ đó, có thểthấy, công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được kết quả rất khả quan, liêntục tăng qua các năm, phù hợp với quy mô của ngân hàng Đây có thể coi là mộtthành tích tốt trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay

Bảng 1.2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo thường niên các năm)

Trang 6

* Công tác tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại thì hai khâu quan trọngnhất là huy động vốn và cho vay Xuất phát từ tình hình thực tế, với nhiệm vụ vàmục tiêu của mình, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã không ngừng mở rộng tất

cả các loại hình: cho vay, cho thuê, chiết khấu và bảo lãnh

Năm 2009 hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt 14.121 tỷ đồng, tăng gấphai lần năm 2008

Cơ cấu tín dụng qua các năm được thể hiện qua bảng

Bảng 1.3: Cơ cấu tín dụng qua các năm của ngân hàng

Đơn vị: %

Phân theo thời gian

Phân theo loại tiền

( Nguồn : Báo cáo thường niên các năm của ngân hàng Ocean Bank)

Cho vay nền kinh tế cho đến ngày 31/12/2009 đạt 1.147,496 tỷ đồng, tăng09,543 tỷ đồng so với năm 2008, tương đương với tăng 35,6% Đây là một con số khá

ấn tượng, chứng tỏ năm 2009, hoạt động tín cho vay của ngân hàng rất thành công

Trong hai năm 2007 và 2008, cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế khôngthay đổi đáng kể, chủ yếu tập trung cho các tổ chức kinh tế vay, đều chiếm trên70% Riêng năm 2009, Ngân hàng đã chú trọng hơn vào việc cho các tầng lớp dân

cư vay Dư nợ cho vay dân cư đạt 259,535 tỷ đồng, chiếm 40,4%

* Các hoạt động khác

Trang 7

Ngoài hai hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, OceanBank cònthực hiện một số các dịch vụ khác như: bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toántrong nước và quốc tế Các hoạt động này cũng tạo ra một nguồn thu đáng kể chongân hàng Trong những năm tới, các dịch vụ này sẽ ngày được quan tâm và mởrộng phát triển Sau đây là bảng tổng kết thu dịch vụ từ năm 2007 – 2009

Bảng 1.4: Bảng thu dịch vụ tại ngân hàng TMCP Đại Dương

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007 – 2009)

Giai đoạn 2007-2008 là giai đoạn có nhiều biến động trên thị trường tiền tệkhu vực và của Việt Nam Sự gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO của ViệtNam vào cuối năm 2006 vừa qua đã tạo cơ hội cho sự bùng nổ của mạng lưới ngânhàng thương mại trong cả nước Trên địa bàn thành phố Hà Nội là nơi tập trung hầuhết các ngân hàng lớn nhỏ của Việt Nam Do đó ngân hàng cũng chịu không ítnhững thách thức Trong bối cảnh đó, OceanBank vẫn luôn đảm bảo tốt khả năngthanh khoản, bảo đảm đủ nguồn vốn phục vụ kinh doanh phát triển của ngân hàng

Sau 17 năm hoạt động Ngân hàng TMCP Đại Dương đã đạt được thành tựunhất định:

- Tạo dựng được vai trò, thương hiệu của một ngân hàng trên thị trường tàichính Việt Nam, mở rộng thị phần hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: huy động, tíndụng, bảo lãnh, dịch vụ…

Tăng trưởng nhanh về quy mô hoạt động cả về số lượng và chất lượng, tổngtài sản của ngân hàng Với tổng tài sản tính đến cuối năm 2007 đạt 13.680 tỷ đồng,OceanBank đã đạt mức lợi nhuận trước thuế cả năm là 135,5 tỷ đồng, tăng gấp hơn

10 lần so với năm 2006 Năm 2008, mặc dù được coi là năm khó khăn đối với hoạtđộng ngân hàng, OceanBank đảm bảo kế hoạch về chỉ tiêu về tổng tài sản, tổngnguồn vốn huy động, dư nợ, thu nhập Tính riêng tổng tài sản, năm 2008,

Trang 8

OceanBank đã đạt 14.091 nghìn tỷ Kết thúc năm 2009, tổng tài sản của OceanBankđạt trên 33.000 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch; lợi nhuận trên 300 tỷ đồng, đạt 117%

kế hoạch A

- Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là tương đối ổn định, phù hợp với quy

mô của ngân hàng

Tuy nhiên bên cạnh đó, trong hoạt động của ngân hàng vẫn có những tồn tạinhất định:

* Tín dụng

- Tỷ lệ dư nợ bán lẻ tại ngân hàng còn thấp

- Việc cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình biến động của doanh nghiệpchưa chủ động, chưa kịp thời

- Công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng vẫn chưa phát huy đồng bộ được tất

cả các khâu: trước, trong và sau khi giải ngân

- Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn vẫn chưa quyết liệt, dứt khoát.

1.2.1 Đặc điểm các dự án ngành thép ảnh hưởng đến công tác thẩm định

dự án xin vay vốn tại ngân hàng TMCP Đại Dương.

Trang 9

Khi thẩm định một lĩnh vực như ngành thép thì các đặc điểm đặc thù củangành ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thẩm định của cán bộ ngân hàng Sau đây

là các đặc điểm nổi bật sẽ ảnh hưởng mạnh đến chất lượng thẩm định dự án

Các dự án ngành thép thường có tổng vốn đầu tư cao, thời gian xây dựng dài, thời gian hoàn vốn cao… Vì các đặc điểm này, nên khi tiến hành thẩm

định cán bộ ngân hàng sẽ quan tâm nhiều đến cơ cấu nguồn vốn, sự hợp lý trongviệc phân bổ vốn Cán bộ ngân hàng cũng cần thẩm tra lại kế hoạch xây dựng của

dự án, tính hợp lý của thời gian xây dựng Đánh giá kết quả tài chính của dự án, từ

đó thẩm định lại nhu cầu vay vốn và kế hoạch trả nợ của khách hàng Cũng do cácđặc điểm này mà khi kết quả thẩm định sai sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, khi

dự án thua lỗ thì do số vốn đầu tư là nhiều sẽ gây thiệt hại cho cả ngân hàng vàdoanh nghiệp, ngân hàng sẽ khó thu hồi lại được khoản cho vay, còn doanh nghiệplại bị tổn thất các nguồn tài nguyên tham gia vào dự án

Các kỹ thuật được sử dụng trong ngành thép là các kỹ thuật phức tạp, tinh vi, yêu cầu chuyên môn Do đó khi tiến hành thẩm định cán bộ ngân hàng

thường tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành Thêm vào đó cán bộ ngânhàng cũng có sự tự trau dồi kiến thức chuyên môn của mình về ngành thép để cóđược những nhận xét đánh giá chính xác

Mặt khác, công nghệ sử dụng trong ngành thép thường là nhập khẩu, khithẩm định cán bộ ngân hàng sẽ xem xét rõ nguồn gốc, xuất xứ của công nghệ, từ đóđánh giá sự phù hợp của công nghệ nhập khẩu với công nghệ hiện có của công ty và

sự phù hợp với nền công nghệ của quốc gia

Thị trường tiêu thụ của ngành thép là không ổn định Do kinh tế thế giới

và thị trường bất động sản chững lại, mặt khác do sức tiêu thụ thép trong nước thờigian gần đây giảm, giá thép xây dựng giảm khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất thép

và phôi thép gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm Phôi thép và thép thành phẩmtồn kho nhiều, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi không huy động vốn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh và có nguy cơ phá sản Ngược lại với quy luật cung cầu,khi giá thép xây dựng giảm đáng ra sức cầu ngành thép phải được cải thiện Vì vậykhi thẩm định cán bộ ngân hàng sẽ xem xét một cách toàn diện các phương án tiêuthụ sản phẩm dự án của doanh nghiệp, từ đó đánh giá khả năng chiếm lĩnh thịtrường của sản phẩm dự án Nhằm có được những nhận xét chính xác về tính khảthi của dự án

Đầu tư vào các dự án ngành thép thường gặp rất nhiều rủi ro như :

Trang 10

Chậm tiến độ thi công, vượt mức tổng đầu tư hay các loại hình rủi ro sẽ sảy

ra trong quá trình vận hành Vì vậy, khi thẩm định cán bộ ngân hàng sẽ nhận diệncác rủi ro mà dự án sẽ gặp phải, từ đó đánh giá được các tác động của rủi ro và cócác biện pháp phòng tránh thích hợp

Ngành thép của Việt Nam nói chung hiện nay phát triển được là nhờ nguồnphôi thép nhập khẩu, không tận dụng được lợi thế giàu tài nguyên của Việt Nam

Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng sau khi tăng mạnh trong giai đoạn

2007-2008, đã có dấu hiệu giảm nhiệt Nhu cầu thấp dẫn đến giá cả cũng giảm theo, lợinhuận của ngành giảm

Tuy ngành thép đã có những bước chuyển biến đáng kể trong thời gian qua,nhưng ngành thép Việt Nam nói chung lại lệ thuộc 60% vào phôi thép nhập khẩu.Nguồn tài nguyên trong nước chưa được tận dụng, các sản phẩm thép phục vụ côngtác quốc phòng, đóng tàu… Việt Nam chưa thể sản xuất được và phải nhập khẩu từnước ngoài

Đóng góp phần lớn vào sự phát triển của ngành thép phần nhiều là do công sứccủa doanh nghiệp nhà nước như Hòa Phát, thép Việt Ý, thép Đình Vũ… Các doanhnghiệp phải tự bươn trải tìm hướng ra trong điều kiện nguồn phôi thép phải nhập khẩuphần lớn, giá thành thép phụ thuộc vào sự biến động giá phôi thép thế giới

Đứng trước tình trạng này các doanh nghiệp ngành thép mong muốn Chínhphủ nên thành lập quỹ dự trữ phôi thép nhằm bình ổn giá thép trong nước và thếgiới có biến động

1.2.2 Vai trò và yêu cầu của công tác thẩm định đối với các dự án ngành thép.

1.2.2.1 Vai trò

Việc thẩm định các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư ngành thépnói riêng tại Oceanbank đều nhằm mục đích là lựa chọn được các dự án có tính khảthi cao Cụ thể công tác thẩm định sẽ đánh giá tính hợp lý, chính xác, hiệu quả vàkhả năng thành công của dự án Việc thẩm định dự án xin vay vốn là việc cán bộngân hàng thẩm tra lại tính chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp vàtìm kiếm các thông tin bên ngoài nhằm đáng giá khả năng thực hiện được của dự

án Vì hoạt động của ngân hàng là cho vay và thu lãi nên, việc thẩm định chính làcông tác đánh giá khả năng trả nợ các khoản vay của khách hàng

Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn nhằm loại bỏ đi các dự ánkhông khả thi, các dự án kém hiệu quả, nhằm tránh rủi ro cho ngân hàng trong côngtác tín dụng

Trang 11

Nếu công tác thẩm định sai sẽ gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư và ngân hàng.Thẩm định sai một dự án kém hiệu quả sẽ tạo ra cho ngân hàng các khoản nợ xấukhó đòi, gây khó khăn cho công tác kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh đó cũngtạo ra thiệt hại cho khách hàng khi thực hiện dự án mà không mang lại được hiệuquả tài chính Khi đánh giá sai một dự án khả thi sẽ làm cho ngân hàng mất mộtkhách hàng tiềm năng, giảm đi một khoản cho vay tốt, còn doanh nghiệp có thể sẽkhông thực hiện được dự án hoặc là sẽ mất thời gian dài mới có thể thực hiện được.

1.2.1.1 Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng

Kết quả của khâu thẩm định là cơ sở để ra quyết định cho vay hay không chovay của ngân hàng Vì vậy yêu cầu chung được đặt ra với công tác thẩm định là:

- Lựa chọn được các dự án có tính khả thi cao, nghĩa là có khả năng thựchiện được và đem lại hiệu quả

- Loại bỏ các dự án đầu tư không khả thi, nhưng cũng không bỏ qua các cơhội đầu tư có lợi

Tuy nhiên, do sản xuất thép xây dựng là một lĩnh vực đặc thù nên công tácthẩm định các dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng cũng cónhững yêu cầu nhất định

Thứ nhất, với Oceanbank thì việc thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm

bảo nợ vay là ưu tiên số một trong thẩm định dự án trong ngành thép Để thẩm địnhkhả năng trả nợ tốt, cán bộ ngân hàng cần có được kết luận chính xác về khả năngkinh doanh của chủ dự án và mức độ thu lợi nhuận của dự án đầu tư Dự án đầu tưthu được lợi nhuận cao thì khả năng trả nợ của dự án cũng cao

Thứ hai , vì một dự án trong lĩnh vực thép đòi hỏi khối lượng lớn trong vốn

đầu tư, hoạt động thì lâu dài, thị trường thì thường xuyên biến động nên các cán bộngân hàng cần có sự phân tích chính xác và đầy đủ thông tin, nhằm giảm thiểu rủi

ro xuống mức thấp nhất có thể

Thứ ba, dự án trong lĩnh vực sản xuất thép hầu hết có tỷ lệ vốn tự có

thấp,việc huy động vốn gặp khó khăn nên việc thẩm định nhu cầu vốn và tiến độ rótvốn cũng là một nội dung quan trọng của công tác thẩm định dự án ngành thép Khithực hiện dự án đầu tư thì vốn chủ sở hữu sẽ được đưa ra sử dụng trước sau đó mớiđến các nguồn khác, vì vậy cán bộ ngân hàng cần thẩm định rõ nhu cầu vốn củatừng giai đoạn thực hiện dự án để từ đó có được quyết định giải ngân chính xác

Trang 12

Thứ tư, do đặc tính của dự án về ngành thép là dự án kéo dài, vốn lớn, sản

phẩm của dự án liên quan mật thiết tới thị trường nên trong quá trình thẩm định, cán

bộ ngân hàng phải có sự hiểu biết rộng và có kinh nghiệm vững chắc

1.2.3 Các căn cứ thẩm định dự án xin vay vốn trong ngành thép xây dựng tại ngân hàng TMCP Đại Dương

1.2.3.1 Căn cứ vào hồ sơ tín dụng của khách hàng.

Khi thẩm định một dự án đầu tư xin vay vốn, điều đầu tiên cán bộ ngân hàngquan tâm đó chính là hồ sơ tín dụng của khách hàng Thông qua bộ hồ sơ này cán

bộ ngân hàng có thể có được kết luận chính xác về hoạt động kinh doanh của kháchhàng cũng như tính khả thi của dự án xin vay vốn Hồ sơ tín dụng của khách hàng

sẽ bao gồm các nội dung như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, cácthông tin về dự án xin vay vốn và các thông tin về tài sản đảm bảo nợ vay

Căn cứ vào các thông tin về khách hàng như cơ cấu nguồn vốn, tình hìnhhoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyểntiền tệ…

Căn cứ vào dự án xin vay vốn, trong hồ sơ này có đầy đủ các thông tin liênquan đến dự án như:

- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sảnphẩm của dự án đầu tư, hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng,điều kiện cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác;

- Mô tả qui mô và diện tích xây dựng cơ sở sản xuất thép xây dựng;

- Các giải pháp thực hiện bao gồm giải phóng mặt bằng, khai thác và sửdụng lao động, quản lý dự án;

- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương ánhoàn trả vốn của dự án;

- Các giải pháp về vấn đề kỹ thuật của dự án như công suất, các giải pháp vềnguồn nguyên nhiên liệu;

- Các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án

Đối với hồ sơ xin vay vốn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh thép xâydựng của nhà máy đang hoạt động cần chú trọng đến phương án kinh doanh, khảnăng trả nợ và tính khả thi của phương án Cán bộ thẩm định cần xem xét đến khảnăng thành công của dự án cũng như sự phù hợp của dự án với chính sách phát triểncủa quốc gia và xu hướng phát triển của thị trường thép trong nước

1.2.3.2 Căn cứ pháp lý

Trang 13

Khi thẩm định một dự án đầu tư xin vay vốn cán bộ ngân hàng sẽ quan tâmđến năng lực pháp lý của chủ đầu tư, xem chủ đầu tư có đầy đủ tư cách pháp nhântheo qui định của pháp luật hay không và có đủ năng lực kinh doanh để thực hiện

dự án hay không

Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng sẽ xem xét đánh giá sự phù hợp của dự ánđầu tư với qui hoạch của địa phương, của đất nước, hay sự phù hợp với kế hoạchphát triển của ngành

1.2.3.3 Các căn cứ khác

Ngoài các căn cứ trên, đối với việc thẩm định các dự án ngành thép cán bộngân hàng Oceanbank còn dựa trên các căn cứ như: các tiêu chuẩn, quy phạm vàcác định mức trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, tiêu chuẩn về công nghệ, kỹthuật tiêu chuẩn về phôi thép, định mức về chất thải và xử lý chất thải công nghiệp.Hay căn cứ vào các quy ước và thông lệ quốc tế về nhập khẩu phôi thép và xuấtkhẩu thép thành phẩm

Thêm vào đó, cán bộ ngân hàng còn dựa vào các thông tin được các tổ chức

có uy tín công bố như các thông tin của CIC – trung tâm tín dụng, VSA – hiệp hộithép Việt Nam, các thông cáo báo chí…

1.2.4 Quy trình thẩm định dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng.

Trang 14

Từ chối

1 Lập kế hoạch và tiếp thị khách hàng

2 Tiếp nhận nhu cầu của nhóm khách hàng

3 Thẩm định hồ sơ và các thông tin vay vốn

4 Tái thẩm định

5 Thẩm định tính hiệu

quả

6 Định giá tài sản đảm bảo nợ vay

Bước 1: tiếp nhận nhu cầu khách hàng

8 Tiếp nhận nhu cầu của nhóm khách hàng

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và các thông tin vay

vốn

Bước 3: tái thẩm định tín dụng

Bước 4: xét duyệt cho vay và ký kết hợp đồng

7 Xét duyệt

Chấp thuận

Trang 15

Bước 1 : tiếp nhận nhu cầu khách hàng

Giai đoạn 1: lập kế hoạch và tiếp thị khách hàng

Phòng kinh doanh lập kế hoạch phát triển khách hàng mục tiêu, xác địnhphương pháp tiếp cận khách hàng Tìm hiểu thông tin về nhóm khách hàng

Giai đoạn 2: tiếp nhận nhu cầu của nhóm khách hàng, hướng dẫn khách hànglập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và các thông tin vay vốn

Giai đoạn 3: Thẩm định hồ sơ và các thông tin vay vốn

Nội dung thẩm định bao gồm:

-Thẩm định dự án đầu tư vào sản xuất thép;

-Thẩm định về tài sản đảm bảo và các biện pháp đảm bảo nợ vay

Trách nhiệm chính trong quá trình thẩm định:

- Trách nhiệm của CBKD:

+ CBKD chịu trách nhiệm thẩm định Khách hàng và lập tờ trình thẩm định Tờtrình phải nêu và đánh giá được các nội dung thẩm định của dự án trong lĩnh vực thép;

+ CBKD phải nêu rõ ý kiến của mình có đồng ý cho vay hay không đồng ýcho vay, lý do và chịu trách nhiệm đến cùng về quyết định của mình;

+ Sau khi lập xong tờ trình, CBKD tập hợp lại hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng

- Trách nhiệm của Trưởng Phòng kinh doanh:

+ Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung CBKD đã nêutrong tờ trình;

+ Bổ sung thêm những thông tin về Khách hàng và dự án (nếu có), có ýkiến độc lập đề xuất cho vay, không cho vay ;

+ Ý kiến của Trưởng Phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và phải chịutrách nhiệm về những thông tin, ý kiến đánh giá và đề xuất

- Tờ trình thẩm định hợp lệ phải có đủ ít nhất 2 chữ ký của CBKD vàTrưởng/phó Phòng kinh doanh

- Chuyển hồ sơ và tờ trình thẩm định đến phòng thẩm định

Trang 16

- Sau khi có ý kiến của Trưởng Phòng, CBKD có trách nhiệm tập hợp hồ

sơ, bàn giao hồ sơ và tờ trình lên Phòng thẩm định (có biên bản bàn giao)

Giai đoạn 5: Thẩm định tính hiệu quả của phương án, dự án vay vốn và khảnăng trả nợ Cán bộ thẩm định độc lập tính toán hiệu quả phương án vay vốn, lậpbảng dòng tiền và đáng giá độc lập khả năng trả nợ của khách hàng

Giai đoạn 6: Định giá tài sản bảo đảm nợ vay

CBTĐ có trách nhiệm độc lập thẩm định tính pháp lý của TSBĐTV, xác địnhgiá trị TSĐBTV làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa

Tính toán khả năng thanh lý tài sản trong tương lai (nếu không may xảy rarủi ro)

Lập báo cáo thẩm định

- Trách nhiệm của CBTĐ:

+ Sau khi tiến hành thẩm định CBTĐ chịu trách nhiệm lập báo cáo thẩmđịnh Trong đó, phải nêu rõ ý kiến của mình đối với các nội dung thẩm định củaPhòng kinh doanh và những nội dung thẩm định độc lập và chịu trách nhiệm đếncùng về quyết định của mình;

+ CBTĐ tập hợp lại hồ sơ, báo cáo Trưởng Phòng thẩm định

- Trách nhiệm của Trưởng Phòng thẩm định:

+ Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung CBTĐ đã nêutrong báo cáo thẩm định;

+ Bổ sung thêm những thông tin về Khách hàng và dự án (nếu có), có ýkiến độc lập đề xuất cho vay, không cho vay ;

+ Ý kiến của Trưởng phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và phải chịutrách nhiệm về những thông tin, ý kiến đánh giá và đề xuất;

+ Phòng thẩm định có trách nhiệm trình lãnh đạo hồ sơ, tờ trình thẩm địnhcủa Phòng kinh doanh và Báo cáo thẩm định của Phòng mình lên lãnh đạo cấp trên

để xét duyệt

Trang 17

Một Báo cáo thẩm định hợp lệ phải có ít nhất 2 chữ ký: Chữ ký của CBTD

và Trưởng/phó Phòng thẩm định

Bước 4: Xét duyệt cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo

tiền vay

Giai đoạn 7: Xét duyệt cho vay

Lãnh đạo căn cứ vào báo cáo của phòng thẩm định để xem xét, quyết địnhcho vay hay không cho vay và trình Hội đồng tín dụng(nếu vượt mức phán quyết)

Giai đoạn 8: Ký hợp đồng tín dụng ( sau khi có ý kiến của lãnh đạo, nếuđược phê duyệt)

Cán bộ thẩm định kiểm tra lại tòan bộ hồ sơ Tiến hành soạn thảo hợp đồngtín dụng theo mẫu hợp đồng tín dụng và các nội dung áp dụng đối với hợp đồng cụthể đó Trưởng phòng thẩm định kiểm tra lại các điều khỏan hợp đồng tín dụng theođúng các nội dung đã được quyết định

1.2.5 Phương pháp thẩm định dự án vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép

Oceanbank đang tiến hành thẩm định các dự án xin vay vốn theo các phươngpháp sau:

Việc thẩm định theo trình tự là phương pháp được tiến hành thẩm định dự án

từ tổng quát đến chi tiết

Khi khách hàng nộp hồ sơ xin vay vốn, cán bộ phòng kinh doanh tiếp nhận

hồ sơ xin vay vốn Cán bộ ngân hàng sẽ xem xét khái quát nội dung cần thẩm địnhcủa dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, hợp lý của dự án thôngqua đó có được cái nhìn khái quát nhất về dự án đầu tư, về quy mô cũng như tầmquan trọng của dự án

Sau khi thẩm định sơ bộ, cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định chi tiếtđối với hồ sơ xin vay vốn Trong bước này, dự án đầu tư được xem xét một cách cụthể hơn Cán bộ ngân hàng sẽ tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành thép để

Trang 18

có được cái nhìn chính xác nhất về dự án đầu tư Quá trình thẩm định được tiếnhành một cách tỉ mỉ, chi tiết tới từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp tới tínhkhả thi và hiệu quả của dự án trên các khía cạnh như: điều kiện pháp lý, thẩm địnhthị trường, kĩ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án Khi thẩmđịnh chi tiết cán bộ ngân hàng đưa luôn ra ý kiến của mình là đồng ý hay khôngđồng ý hay yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ dự án Nếu có nội dung cơ bản nàokhông đáp ứng được yêu cầu, hồ sơ dự án sẽ bị bác bỏ ngay mà không cần thẩmđịnh các nội dung còn lại.

Thẩm định theo trình tự là phương pháp thẩm định được sử dụng cho tất cả các dự án xin vay vốn tại Oceanbank Tùy từng dự án cụ thể mà xem xét có

thể bỏ qua những nội dung không cần thiết phải nghiên cứu, nhằm giảm bớt thủ tục

và thời gian thẩm định

1.2.5.2 Phương pháp so sánh chỉ tiêu

Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong thẩm định các

dự án xin vay vốn Nó được sử dụng trong nội dung phân tích kỹ thuật và nội dung phân tích tài chính của các dự án đầu tư.

Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với cácchuẩn mực luật pháp qui định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp,cũng như các kinh nghiệm thực tế, của các dự án đã được thực hiện trước đây

Trong nội dung phân tích kỹ thuật các dự án ngành thép các chỉ tiêu

thường được mang ra để so sánh đối chiếu là:

- Công suất thiết kế của dự án so với nhu cầu thị trường

- Trình độ công nghệ của máy móc so với trình độ công nghệ của ngành

- Mức tiêu hao nguyên nhiên liệu so với các dự án tương tự

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư côngnghệ quốc gia, quốc tế

- Tiêu chuẩn đối với các loại sản phẩm thép được sản xuất đưa ra thị trường

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công,tiền lương, chi phí quản lý…so với của ngành

Trong nội dung phân tích tài chính: các chỉ tiêu được đem ra so sánh đối

Trang 19

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR;

- Thời gian hoàn vốn T;

Trong nội dung phân tích thị trường:

- Giá mua các nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất so với mức thị trường

- Giá bán sản phẩm đầu ra

1.2.5.3 Phương pháp phân tích độ nhạy

Đây là phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả

tài chính của dự án Đối với các dự án ngành thép phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của giá thành sản phẩm, giá các nguyên liệu đầu vào lên mức thu nhập hiện tại thuần của dự án NPV.

Khi thực hiện phương pháp này cán bộ thẩm định cho giá trị của các yếu tốgiá sản phẩm, giá điện hay giá than nguyên liệu tăng theo hướng bất lợi từ 5% -15%, sau đó tính ra giá trị NPV tương ứng Rồi đưa ra nhận xét, nếu trong trườnghợp có những điều kiện bất lợi như thế xảy ra mà giá trị NPV vẫn đảm bảo ở mứcchấp nhận được thì dự án được gọi là có tính vững chắc về tài chính và có độ khảthi cao

Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với những dự án có vốn đầu tư lớn

và thời gian dài như sản xuất thép xây dựng

1.2.5.4 Phương pháp dự báo

Phương pháp này thường được các cán bộ tín dụng áp dụng thẩm định khâu lựa chọn thị trường và lựa chọn công nghệ các dự án đầu tư trong ngành thép xây dựng.

Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo điều tra thống kê để điềutra cung - cầu sản phẩm dự án trên thị trường, kiểm tra giá cả và chất lượng củacông nghệ, thiết bị, nguyên liệu… cũng như là xu hướng của sự phát triển côngnghệ trong tương lai Từ đó cán bộ thẩm định sẽ đánh giá tính khả thi và tính hiệuquả của dự án

Các phương pháp dự báo thường được sử dụng như : hồi quy tương quan,phân tích co giãn cung – cầu, định mức

Trang 20

1.2.5.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Tại Oceanbank đây không được coi là một phương pháp thẩm định cụ thể nhưng công tác triệt tiêu rủi ro rất được chú trọng.

Khi thẩm định một dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựngcán bộ thẩm định thường phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện phápkinh tế hoặc hành chính thích hợp để hạn chế thấp nhất các tác động của rủi ro hoặcphân tán rủi ro Đồng thời, tìm ra cách phòng tránh rủi ro với mức thiệt hại nhỏ nhất

để vẫn đảm bảo được hiệu quả

Một số rủi ro mà dự án sản xuất và chế biến thép công nghiệp thường gặp

phải và biện pháp phòng ngừa:

Giai đoạn thực hiện đầu tư

Chậm tiến độ thi công

Kiểm tra kế hoạch dự án, bảo lãnh thực hiệnhợp đồng, cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằngcủa chính quyển địa phương

Vượt tổng mức đầu tư

Kiểm tra hợp đồng giá (một giá hoặc cácđiều kiện về phát sinh tăng giá, giá cả khốilượng phải được ấn định)

Cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ

chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo

Kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điềukhoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.Tài chính (thiếu vốn, giải ngân không

đúng tiến độ)

Kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốncủa bên góp vốn, bên cho vay hoặc bên tàitrợ vốn

Rủi ro bất khả kháng Mua bảo hiểm đầu tư hoặc bảo hiểm xây dựng

Giai đoạn vận hành

Thiếu nguyên vật liệu đầu vào hoặc

không được cung cấp đúng tiến độ

Ký hợp đồng cung cấp với nhà cung cấpGiá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng Ký kết hợp đồng cung ứng lâu dài

Bị thép ngoại nhập cạnh tranh Nâng cao chất lượng và giảm giá thành

thép sản xuất trong nướcRủi ro giá cả đầu ra giảm Thực hiện các biện pháp tiết kiệm, giảm

chi phí nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng

1.2.6 Nội dung thẩm định

Trang 21

Đối với các dự án đầu tư nói chung và các dự án chế biến và sản xuất thépcông nghiệp nói riêng, tùy theo mục đích, quy mô và tính chất của từng dự án, hìnhthức và nguồn vốn đầu tư của dự án mà ngân hàng tiến hành thẩm định trên các nộidung khác nhau Tuy nhiên về cơ bản, Oceanbank chủ yếu xem xét và tiến hànhthẩm định trên các nội dung chính sau:

1.2.6.1 Thẩm định khách hàng vay vốn

Trong nội dung thẩm định này, cán bộ ngân hàng sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh chỉ tiêu.

* Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn: dựa vào hồ sơ pháp

lý mà khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin bên ngoài, cán bộ thẩm định sẽthẩm định những thông tin chung về năng lực pháp lý của chủ đầu tư dự án trên một

số nội dung sau:

- Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình hoạt động hiện nay của khách hàng;

- Tư cách pháp lý của chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có hợp lệ và còn hiệu lực hay không;

- Kiểm tra tư cách của người đại diện theo pháp luật, giám đốc, kế toán trưởngcủa doanh nghiệp và các văn bản ủy quyền có phù hợp với luật pháp hay không;

* Thẩm định năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh của khách hàng :xem xét khả năng và năng lực quản lý của bộ máy điều hành Khả năng điều hànhmáy móc và kinh nghiệm, số lượng cán bộ công nhân viên, thẩm định tính phù hợpcủa trình độ cán bộ với lĩnh vực sản xuất thép xây dựng

* Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng: xem xét quan hệ của kháchhàng với các tổ chức tín dụng khác: Doanh nghiệp đang vay vốn của các tổ chức tíndụng nào? Dư nợ là bao nhiêu? Mục đích vay là gì? Mức độ tín nhiệm? Doanhnghiệp đang gửi tiền ở các tổ chức tín dụng nào? Doanh nghiệp từng có quan hệ tíndụng với Oceanbank chưa? Nếu có rồi thì tổng dư nợ, tình trạng các khoản vay, khảnăng trả nợ?

* Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh : việc thẩm định tình hình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp là biện pháp nhằm đánh giá năng lực sản xuấtcủa khách hàng Từ đó có được những đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng cácyêu cầu thực hiện dự án Bao gồm các nội dung :

Tiến hành phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đang muốnvay vốn trên những chỉ tiêu sau:

Trang 22

- Thẩm định hiện trạng nhà xưởng, văn phòng của doanh nghiệp : đưa ra kếtluận về tình trạng sở hữu và hiện trạng của văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, bãi bốc

dỡ hàng hóa Từ đó có những nhận xét về tính phù hợp của thiết bị với hoạt độngsản xuất kinh doanh

- Về máy móc thiết bị : cán bộ ngân hàng sẽ kiểm tra lại các thông tin về hiệntrạng của dây chuyền sản xuất như nguồn gốc, năm sản xuất, công suất thiết kế… từ

đó đưa ra các đánh giá về công suất sử dụng, hiện trạng, tình trạng sở hữu

Sau đó cán bộ ngân hàng sẽ đưa ra nhận xét về các nội dung trên và xem xétmức độ đáp ứng của dây chuyền công nghệ cho việc thực hiện dự án đầu tư

- Thẩm định nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào : kiểm tra và đánh giá nănglực của các đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Sau đó đưa ra các kết luận về tính đảm bảo và chất lượng nguồn cung cấp các yếu tốđầu vào cho dự án

- Thị trường tiêu thụ : đưa ra các nhận xét về chất lượng sản phẩm, tiềm năngkhách hàng của doanh nghiệp, từ đó dự báo về cung cầu của sản phẩm doanhnghiệp trên thị trường

- Kênh phân phối : đánh giá về tiềm năng phân phối của khách hàng, chấtlượng của mạng lưới tiếp thị

* Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp : Việc tính toán các chỉ số

để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng cầnđược thực hiện qua nhiều năm, nhưng tối thiểu cũng phải tiến hành phân tích trênbáo cáo tài chính của 2 năm gần nhất

- Tổng tài sản

- Cơ cấu giữa nguồn vốn và tài sản

- Tình trạng của tài sản (TSCĐ, cơ cấu TSLĐ, tình trạng hàng tồn kho, thựctrạng các khoản phải thu)

- Tình trạng nguồn vốn

- Ngân hàng phân tích các nhóm chỉ tiêu để phản ánh khả năng tự chủ về vốn

tự có, khả năng thanh toán cũng như tốc độ luân chuyển vốn

Từ đó đưa ra nhận xét về mức độ hợp lý về tình hình tài chính của doanhnghiệp so với tiêu chuẩn chung của ngành

1.2.6.3 Thẩm định dự án vay vốn

Trong nội dung thẩm định dự án vay vốn, bước đầu cán bộ ngân hàng

sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự để tiến hành xem xét từ khái quát đến chi tiết dự án đầu tư.

Trang 23

* Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án

- Xem xét tính hợp pháp của dự án

- Xem xét sự cần thiết của dự án : nhận định về cung cầu sản phẩm của dự án

- Đánh giá mức độ hợp lý của quy mô và cơ cấu nguồn vốn tham gia dự ánthông qua xác định tổng dự toán và cơ cấu vốn

- Quy mô vốn đầu tư ( tồng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư…)

- Dự kiến triển khai thực hiện dự án

Với các dự án đảm bảo được các thông tin cần thiết về tính pháp lý và các thông tin chung của dự án, bước tiếp theo cán bộ ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung chi tiết liên quan đến dự án đầu tư.

* Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án

Kỹ thuật của dự án sản xuất thép là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trựctiếp đến sự thành công của dự án Việc ra quyết định đúng đắn trong việc thẩm địnhphương diện kỹ thuật giúp cho dự án tăng thêm nguồn lực hoặc tiết kiệm được cácchi phí về nguồn lực

Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu, cán bộ ngân hàng

đã tiến hành thẩm định mức độ phù hợp của các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án

với tình hình công nghệ của doanh nghiệp, của ngành thép Việt Nam nói chung vànhu cầu sản phẩm dự án của trong tương lai

Thẩm định về kỹ thuật của một dự án trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựngbao gồm:

- Đánh giá về quy mô và thiết bị công nghệ mà dự án sử dụng nhằm xemxét tính khả thi của dự án xin vay vốn;

- Đánh giá tính phù hợp sản phẩm của dự án với nhu cầu của thị trường :sản phẩm của dự án sẽ được thị trường đón nhận như thế nào, khả năng tiêu thụ củasản phẩm là như thế nào;

- Kiểm tra tính đồng bộ trong trang thiết bị công nghệ và tính đồng bộ giữacông nghệ và con người;

- Đánh giá tính hợp lý của việc đầu tư: dự án đầu tư có cần thiết không?

- Xem xét chất lượng của sản phẩm mà dự án sẽ tạo ra, so sánh với các sảnphẩm thép đã có mặt trên thị trường;

- Xem xét phương thức mua sắm nguyên vật liệu nhằm kiểm tra chất lượng

và khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào của dự án Từ đó đưa ra nhận xét về tínhphù hợp và chất lượng của nguyên liệu;

Trang 24

* Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Với việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với các dự án tương tự và phương pháp dự báo cung cầu sản phẩm là chủ yếu, nhằm tiến hành phân tích sản phẩm đầu ra của dự án từ đó làm cơ sở cho các tính toán tài chính sau này.

Cán bộ ngân hàng tiến hàng điều tra tình hình cung cầu của sản phẩm dự án

từ đó cho nhận xét về khả năng tiêu thụ sản phẩm khi dự án được hoàn thành Cácchỉ tiêu được sử dụng để đánh giá là:

- nhu cầu sản phẩm của thị trường hiện tại và trong tương lai

- công suất của dự án khi đi vào hoạt động

- so sánh về mặt bằng chất lượng của dự án

* Thẩm định nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án

Trên cơ sở hồ sơ dự án do khách hàng cung cấp và các chỉ số kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, kết hợp sử dụng phương pháp dự báo để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cho dự án.

Đối với các dự án ngành thép nguồn nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là:

- Điện : hầu hết được lấy từ mạng lưới điện quốc gia, tuy nhiên có một sốdoanh nghiệp có thể tự cung cấp được nguồn điện này Khi thẩm định cán bộ ngânhàng sẽ đánh giá mức độ tự đáp ứng nhu cầu điện của doanh nghiệp ra sao, có baonhiêu phần trăm phải lấy từ lưới điện quốc gia

- quặng nguyên liệu : đây là một đầu vào vô cùng quan trọng của dự ánngành thép Cán bộ ngân hàng đều chú ý tới nguồn gốc của nguồn nguyên liệu này

là trong nước hay nhập khẩu để đánh giá mức độ cung ứng

- Nước : đa số đều được lấy từ nguồn nước sạch quốc gia

- Than : là nguồn nhiên liệu quan trọng trong ngành thép, đặc biệt với các dự

án khai thác quặng

* Thẩm định phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án

- Xem xét kinh nghiệm và trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư thựchiện dự án;

- Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc tiếp cận,điều hành dây chuyền công nghệ, thiết bị mới của dự án;

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động mà dự án cần,đòi hỏi về trình độ kỹ thuật tay nghề, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồnlực cho dự án

Trang 25

* Thẩm định về phương diện tài chính của dự án

Trong nội dung này, phương pháp thẩm định được cán bộ ngân hàng sử dụng thường xuyên nhất là phương pháp so sánh đối chiếu với những dự án tương

tự hay theo các quy định của ngành để xem xét phân tích, và đưa ra kết luận.

Đây là nội dung thẩm định quan trọng nhất trong công tác thẩm định dự ánđầu tư, là nội dung mà bất cứ dự án nào cũng phải có Thông qua nội dung thẩmđịnh này mới có thể đánh giá chính xác dự án Thẩm định nội dung tài chính thựcchất là thẩm định về chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận thuần hàngnăm của dự án, từ đó có được sự đánh giá về hiệu quả của dự án Trong nội dungnày cán bộ ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung sau:

a Tổng mức vốn đầu tư và nguồn huy động vốn:ở nội dung này cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp dự báo và so sánh đối chiếu các chỉ tiêu để tiến hành thẩm định.

Tại ngân hàng, việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án nhằm tránhviệc khi thực hiện dự án tổng vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dựtoán ban đầu Việc này dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn và gặp khókhăn trong việc trả nợ Việc thẩm định đúng tổng mức vốn đầu tư sát với thực tế làtiền đề cho việc tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ chính xác

Vốn đầu tư ban đầu được thể hiện dưới nhiều hình thái như : vốn xây dựng,vốn mua sắm thiết bị, giải phóng mặt bằng… tạo nên tổng vốn đầu tư Khi thẩmđịnh nội dung này trước hết cán bộ thẩm định xem xét đã đầy đủ các khoản mục cầnthiết chưa, mức độ hợp lý như thế nào Ngoài ra, cán bộ ngân hàng còn dự đoán cácnguyên nhân làm tăng giảm tổng vốn sử dụng như lạm phát, trượt giá, các khoảnphát sinh thêm, thay đổi tỷ giá…Khi nhận thấy có thể có bất cứ sự thay đổi nàođáng kể thì cán bộ ngân hàng sẽ tập trung tìm hiểu nguyên nhân và phân tích để đưa

ra các khoản mục hợp lý mà vẫn đảm bảo đáp ứng mục tiêu của dự án

Nội dung thẩm định tổng mức vốn đầu tư chính là việc xem xét tính toánmức độ đầy đủ và chính xác của lượng vốn Vốn đầu tư cho dự án thường bao gồm :

- Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: là toàn bộ số vốn cần thiết để hoàn thànhcông trình và đưa vào sử dụng bao gồm vốn đầu tư xây lắp, vốn giải phóng mặtbằng , vốn mua sắm thiết bị, dụng cụ…

- Vốn lưu động là toàn bộ chi phí cần thiết để khai thác, chế biến và sử dụngcông trình Vốn lưu động bao gồm vốn đầu tư xây lắp, vốn nguyên nhiên vật liệu,

Trang 26

tiền lương của nhân viên, thành phẩm tồn kho, hàng hóa bán chụi, các khoản chi phíđột suất khác.

Bên cạnh đó cán bộ ngân hàng còn xem xét tỷ lệ giữa vốn lưu động so với vốn cốđịnh và so sánh tỷ lệ này với đặc trưng của ngành thép Từ đó căn cứ vào tốc độ lưuchuyển vốn lưu động của doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong ngành và khả năng tựchủ của CĐT mà từ đó xác định được mức nhu cầu vốn cho từng giai đoạn

Trên cơ sở tổng vốn đầu tư dự tính, cán bộ ngân hàng rà soát lại các loạinguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại vốn,đặc biệt là khả năng tham gia của vốn chủ sở hữu Với mỗi nguồn vốn khác nhau thìtiến độ và phương thức góp vốn là những nội dung được chú ý để xem xét, sau đóxem xét chi phí của từng loại vốn và các điều kiện đi kèm với các loại vốn vay cũngđược chú ý đánh giá

b Thẩm định tỷ suất “r” của dự án.

Việc thẩm định tỷ suất “r” của dự án là một nội dung quan trọng vì tỷ suất

“r” được sử dụng để chuyển các khoản tiền về cùng một điểm thời gian Việc xácđịnh đúng tỷ suất sử dụng vốn quyết định đến độ chính xác của các tính toán chỉtiêu hiệu quả sau này Ngoài ra, tỷ suất này còn được sử dụng làm giới hạn để đánhgiá hiệu quả tài chính của dự án thông qua việc so sánh với chỉ tiêu IRR

Tỷ suất “r” được xác định dựa trên chi phí sử dụng các nguồn vốn của dự án.Tại Oceanbank tỷ suất “r” chính là chi phí sử dụng vốn bình quân WACC và đượcxác định theo phương pháp bình quân gia quyền, có phản ánh tỷ trọng của cácnguồn vốn tham gia dự án

Ivk rk Ivk

rk : lãi suất vay từ nguồn k

Trang 27

chi phí sử dụng vốn của dự án Điều này hoàn toàn đúng khi chi phí sử dụng vốn tự

có của CĐT bằng với chi phí cho vay của ngân hàng Đối với các dự án huy độngvốn từ nhiều nguồn, tỷ suất “r” sẽ được tính theo bình quân gia quyền của cácnguồn vốn vay

c Thẩm định các khoản chi phí và doanh thu của dự án.

Về chi phí: cán bộ ngân hàng thẩm định chi phí tiêu hao nguyên vật liệu ,nhiên liệu, năng lượng, chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cốđịnh, chi phí bán hàng,…Khi thẩm định, cán bộ ngân hàng xem xét đánh giá tínhchính xác của từng khoản mục chi phí, mức phân bổ từng khoản, tính toán mức thuếcần nộp, thẩm định phương pháp tính khấu hao…Các cán bộ ngân hàng thẩm địnhmức hợp lý của các khoản mục Từ đó có được các nhận xét đánh giá, so sánh vớicác thông số của ngành và của các dự án tương tự

Về doanh thu: cán bộ ngân hàng tiến hành thẩm định về công suất dự kiếncủa dự án xem có phù hợp với thực tế hay không, có hợp lý hay không Thẩm địnhgiá bán của dự án so với các dự án tương tự và có được chấp nhận trên thị trườngkhông Sau đó tiến hành thẩm định việc tính toán doanh thu có phù hợp với côngsuất thực tế dự tính Tiếp đó kiểm tra sự chính xác trong tính toán doanh thu, lợinhuận và thuế thu nhập của dự án

d Thẩm định dòng tiền của dự án.

Tại Oceanbank, nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư là nội dung quantrọng nhất, thông qua đó có thể cho thấy khả năng trả nợ của dự án Việc thẩm địnhdòng tiền là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả của phương án đầu tư, vì vậythẩm định đúng dòng tiền là một nội dung vô cùng quan trọng

Dòng tiền của dự án được hình thành từ 3 bộ phận chính:

- Dòng đầu tư ban đầu: dòng tiền này chủ yếu là khoản vốn đầu tư banđầu thực hiện dự án và khoản thu thanh lý cuối đời của dự án Vốn đầu tư cho dự ánbao gồm vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định và vốn hoạt động tăng thêm mỗinăm của dự án

- Dòng chi phí vận hành hàng năm: bao gồm tất các các loại chi phí nhưcho phí quản lý, chi phí tiền lương nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phíbán hàng…và các khoản chi phí khác hàng năm

- Dòng thu hàng năm: là các khoản thu hàng năm do dự án mang lại.Dòng thu được hình thành từ lợi nhuận sau thuế của dự án cộng với chi phí trả lãi vàchi phí khấu hao của tài sản cố định

Trang 28

Các nguồn cấu thành nên dòng tiền đểu được thẩm định một cách riêng rẽtrước đó Sau khi thẩm định xong các yếu tố trên, cán bộ ngân hàng lập bảng dòngtiền của dự án.

Bảng dòng tiền của dự án

A Dòng tiền ra

1 Đầu tư vào TSCĐ

2 Đầu tư ban đầu khác

e Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả

Các chỉ tiêu hiệu quả là cơ sở trực tiếp và đầu tiên dễ nhận biết nhất để đánhgiá hiệu quả của dự án Các chỉ tiêu thường được sử dụng là:

Giá trị hiện tại ròng của dự án :NPV

Giá trị hiện tại ròng của dự án là chỉ tiêu phản sự chênh lệch giữa các khoảnthu và tổng các khoản chi phí cả đời dự án sau khi đã qui về mặt bằng hiện tại

Công thức xác định : NPV =

1 (1 )i

n i

Bi r

 

 -

1 (1 )i

n i

Ci r

 

Trong đó :

Bi : là dòng tiền vào (thu) của dự án năm i

Ci : là dòng tiền ra (chi) của dự án năm thứ i

r : lãi suất chiết khấu nếu có nhiều nguồn vốn với nhiều mức lãi suấtkhác nhau thì lãi suất chiết khấu được lấy là công thức bình quân gia quyền

n : vòng đời của dự án được lấy là số năm dự án tồn tại

Trang 29

Dự án chỉ có tính khả thi khi NPV > 0 Dự án có giá trị NPV càng lớn thìcàng có tính khả thi cao Thông thường các dự án được cho vay phải có NPV lớnhơn 0 rất nhiều thì mới đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của chủ đầu tư Nếu dự án chỉvừa đủ khả năng trả nợ thì cán bộ ngân hàng cần xem xét kỹ hơn và yêu cầu chủđầu tư làm rõ mục đích sử dụng vốn của mình.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròngcủa dự án NPV = 0

Công thức xác định :

IRR = r1 + ( r2-r1) *( 1

NPV NPVNPV )

Trong đó :

NPV1 là giá trị hiện tại ròng của dự án ứng với tỷ suất chiết khấu r1 NPV1 < 0NPV2 là giá trị hiện trị ròng của dự án ứng với tỷ suất chiết khấu r2 NPV2 > 0(r2-r1) ≤ 5%

Dự án chỉ được lựa chọn để đầu tư phải có IRR lớn hơn lãi suất cho vaytrung và dài hạn của Oceanbank Nếu nhỏ hơn hoặc bằng thì việc đầu tư không cóhiệu quả kinh tế

IRR càng cao chứng tỏ hiệu quả tài chính của dự án càng lớn

Thời gian hoàn vốn nội bộ T

Thời gian thu hồi vốn T được hiểu là thời gian cần thiết mà dự án phải hoạtđộng để thu lại đủ lượng vốn đầu tư bỏ ra ban đầu khi thực hiện dự án Cơ sở đểtính giá trị thu hồi vốn ở Oceanbank là phương pháp trừ dần

Ivi+1 = ∆i(1+r) hay Ivi = ∆i-1(1+r) khi ∆i→ 0 thì i → T

Trong đó :

Ivi : là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i

(W + D)I là lợi nhuận thuần và khấu hao năm i

∆i = Ivi-(W+ D) là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm I, phảichuyển sang năm t`iếp theo

Sau khi tính toán thời gian thu hồi vốn T, cán bộ ngân hàng sẽ đánh giá dự

án đầu tư có hiệu quả tài chính không thông qua việc so sánh thời gian thu hồi vốnvới tuổi thọ của dự án Nếu thời gian thu hồi vốn T lớn hơn hoặc bằng với tuổi thọcủa dự án thì dự án không có hiệu quả tài chính và sẽ không được thực hiện Thời

Trang 30

gian thu hồi vốn càng nhỏ so với tuổi thọ của dự án, thì phương án đầu tư này càng

có hiệu quả Vì sau khi thu hồi vốn thì lợi nhuận thu được sẽ là của chủ đầu tư

Ưu điểm của chỉ tiêu này là dễ tính toán

Nhược điểm: bỏ qua giá trị thời gian của tiền, bỏ qua các luồng tiền phát sinhtrong quá trình dự án đi vào hoạt động

Về cơ bản, tại Oceanbank tính toán chủ yếu 3 chỉ tiêu trên cho mọi dự án, tuynhiên tùy thuộc vào từng dự án mà cán bộ ngân hàng sẽ tính toán thêm các chỉ tiêukhác nữa để đánh giá được chính xác và chắc chắn hơn hiệu quả tài chính của dựán

* Thẩm định khả năng trả nợ của dự án

Cán bộ ngân hàng xem xét các nguồn trả nợ được lấy từ khấu hao TSCĐ vàlợi nhuận giữ lại của dự án khi đi vào hoạt động, từ đó cân đối với kế hoạch trả nợ.Sau đó, đưa ra các nhận xét về khả năng trả nợ của dự án Nếu nhận thấy không hợp

lý, cán bộ ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp lập lại kế hoạch trả nợ mới Kế hoạchtrả nợ có thể được xem xét dưới các nội dung sau:

đó, cán bộ ngân hàng đưa ra các nhận xét về độ an toàn của hiệu quả tài chính

Khi phân tích độ nhạy thường có hai cách thức:

Trang 31

Một là, cho một yếu tố thay đổi, rồi xác định mức thay đổi của các chỉ tiêutài chính.

Hai là, cho đồng thời nhiều yếu tố cùng thay đổi, từ đó có được kết quả tàichính trong điều kiện có nhiều yếu tố bất lợi Phương pháp này có nhiều rắc rốitrong cách tính hơn so với phương pháp trên, tuy nhiên lại có ưu điểm là đánh giáđược các chỉ tiêu tài chính trong điều kiện có nhiều yếu tố thay đổi hơn, phù hợpvới điều kiện thị trường hơn

* Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của dự án

Thực ra đối với các dự án vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân cácNHTMCP nói cung và Oceanbank nói riêng thường không chú trọng vào việc xemxét đến khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án Tuy nhiên với các dự án có ảnh hưởngmạnh đến môi trường xung quanh, có xu hướng ngược lại so với chủ trương củachính phủ, có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước đều bị Oceanbank từchối cho vay

Tài sản dùng để thế chấp là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng Khi đem tàisản đi đảm bảo khoản vay của ngân hàng, khách hàng sẽ giao các giấy tờ chứngnhận tính sở hữu của mình Khi đó tài sản đảm bảo sẽ thuộc quyền quản lý của ngânhàng Khách hàng không cần giao tài sản cho ngân hàng để có thể nhận được khoảnvay Nhưng mọi giao dịch liên quan đến tài sản bảo đảm phải được thông qua ngânhàng và có được sự đồng ý của ngân hàng mới được phép giao dịch

Việc thẩm định tài sản đảm bảo là việc mà cán bộ ngân hàng kiểm tra xemxét tính hợp pháp cũng như giá trị thị trường của tài sản thế chấp Từ đó đánh giáchính xác được mức vốn mà ngân hàng có thể cho vay

Trang 32

1.3 Minh họa về công tác thẩm định một dự án cụ thể Dự án “ đầu tư xây dựng nhà máy luyện quặng Feromangan” của công ty Công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel

Khi nhận được hồ sơ xin vay vốn, phòng kinh doanh sẽ tiến hành thẩm định

về khách hàng xin vay vốn

1.3.1 Thẩm định về khách hàng vay vốn

Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng

Tên khách hàng : Công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel

Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Hiệp Sơn, Kinh Môn, Hải Dương

Địa điểm nơi sản xuất, kinh doanh: Công ty liên doanh

Vốn điều lệ: 12.700.000 USD

Trong đó vốn Nhà nước tham gia (VSC) : 3.000.000 USD

Ngành kinh doanh: sản xuất

Địa chỉ thường trú : thành phố Hồ Chí Minh

Các chứng nhận và giải thưởng về chất lượng, môi trường đã được cấp:

- Đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 năm 1994,1998

- Đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 năm 2000,2001

- Đạt hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 năm 2002

- Và đạt các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý phòng thử nghiệm, phần mềmSolomom, hệ thống mã vạch

Kiểm toán báo cáo tài chính: báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi Công

ty TNHH Ernst & Young

Thời điểm bắt đầu quan hệ tín dụng với NH ĐD: là khách hàng mới

Giấy phép đầu tư: Số 898/GP do Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư kýngày 28/06/1994 Còn giá trị hiệu lực

Chứng nhận mã số thuế : số 0200108811 do Cục thuế Hải Dương cấp ngày01/07/2004

Trang 33

Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật: theo Hội đồng quản trịnghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 15/08/2006.

Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng: số 126 ngày 15/08/2000

Nhận xét của cán bộ ngân hàng:

Hồ sơ pháp lý của khách hàng cung cấp đầy đủ, còn hiệu lực và hợp lệ

Hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng phù hợp với ngành nghề theogiấy phép kinh doanh

Khách hàng có hội tụ đủ điều kiện pháp lý để quan hệ tín dụng, giao dịch vớingân hàng

Qua hồ sơ khách hàng cung cấp, cho thấy đây là doanh nghiệp liên doanh có cả vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư nhà nước góp cổ phần Tuy nhiên trong quá trình thẩm định cán bộ ngân hàng đã không xem xét tỷ lệ phần trăm vốn đóng góp của bên nước ngoài trong tổng vốn chủ sở hữu Bởi

theo nghị định Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ lại có sự phân biệt mức

độ tỷ lệ sở hữu vốn trong các doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia Cụthể đối với trường hợp doanh nghiệp có tỷ lệ sơ hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn49% vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục đầu tư như với dự án 100% vốn nướcngoài, còn tỷ lệ từ 49% trở xuống thì chỉ cần đăng ký kinh doanh như doanh nghiệptrong nước Vì vậy sự đánh giá về tính pháp lý của doanh nghiệp là không đầy đủ

Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng

Nhận xét của cán bộ ngân hàng : Toàn bộ thành viên trong Ban lãnh đạocông ty là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanhsắt thép Ông Lâm Văn Hùng – Tổng giám đốc là thành viên trong HĐQT của Công

ty Vietnam Industrial Investments Limited – Bên đối tác nước ngoài góp vốn vàoVinasteel, là người có năng lực quản trị hiệu quả, điều hành hoạt động của Công tytheo tiêu chuẩn quốc tế, nhạy bén trong kinh doanh

Thông qua việc xem xét năng lực của ban lãnh đạo công ty, cán bộ ngânhàng đã có những đánh giá về khả năng lãnh đạo của doanh nghiệp Tuy nhiên cán

bộ ngân hàng đã chưa có được sự so sánh về tiêu chuẩn của ban giám đốc của mộtdoanh nghiệp liên doanh có vốn đóng góp của nước ngoài hoạt động trong ngànhthép với các qui định trong luật doanh nghiệp Việt Nam

Bằng cách thực hiện theo các bước trong qui định của Oceanbank về việc

thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh của ngân hàng Cán bộ thực hiện thẩm định

đã xem xét các nội dung mà khách hàng cung cấp Tuy nhiên trong nội dung thẩm

Trang 34

định này tại Oceanbank đã không có sự so sánh với các dự án đầu tư tương tự đã đivào hoạt động cả về đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ nhân viên và cả về các chế độ tiềnlương và các chế độ ưu đãi khác.

Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng

Bằng việc xem xét hồ sơ tín dụng đã lưu trữ tại ngân hàng, cán bộ tạiOceanbank đã khẳng định công ty Vinasteel chưa từng có quan hệ tín dụng nào vớiOceanbank trước đây

Với việc kiểm tra thông tin được lưu trữ tại CIC và các nguồn thông tin kháccán bộ ngân hàng đã thẩm định được các quan hệ tín dụng trước đây của kháchhàng bao gồm:

Đã vay ngắn hạn tại ngân hàng May Bank Hà Nội, với hạn mức tín dụng là6.000.000 USD với sự bảo lãnh của Công ty Vietnam Industrial InvestmentsLimited

Đã vay ngân hàng ACB sở giao dịch Hải Dương một khoản vay có hạn mứctín dụng là 10.000.000 USD, tài sản đảm bảo nợ vay là hàng tồn kho của chínhdoanh nghiệp

Vay UNITED OVERSEAS có hạn mức tín dụng là 4.000.000 USD với sựbảo lãnh của Công ty Vietnam Industrial Investments Limited

Vay Vietcombank Hải Dương, hình thức vay là vay từng lần, tài sản đảm bảo

là hàng tồn kho

Vay Indovinabank, chi nhánh Hải Dương, hạn mức tín dụng là 10.275.000USD, tài sản đảm bảo là nhà xưởng và máy móc thiết bị

Nhận xét của cán bộ ngân hàng :

Hiện nay khách hàng có tổng dư nợ là: 32,5 tỷ đồng và 6,780,500USD tại 05

tổ chức tín dụng Trong đó Công ty nhận bảo lãnh của Vietnam IndustrialInvestments (VII) – Bên liên doanh tại May Bank Hà Nội và United Overseas

Trong quá trình quan hệ tín dụng Công ty chưa từng phát sinh dư nợ không

Bao gồm các nội dung chính :

Văn phòng với diện tích ước lượng là 250 m2

Trang 35

ty sản xuất, kinh doanh sắt thép đặt trụ sở nên rất thuận tiện cho việc giao dịch kinhdoanh và vận chuyển hàng hóa.

Nhà xưởng và kho bãi của Công ty liền kề với nhau với thiết kế liên hoànthuận tiện cho việc lưu giữ nguyên vật liệu và đưa vào sản xuất Với lĩnh vực vàquy mô kinh doanh như của Công ty như hiện nay thì diện tích văn phòng, kho, bãihàng như trên là phù hợp

Bằng việc trực tiếp đi xuống hiện trường doanh nghiệp và kiểm tra tình hình sử dụng hệ thống văn phòng nhà xưởng và thẩm tra tính hợp pháp của quyền sở hữu của doanh nghiệp, cán bộ ngân hàng đã có được những đánh giá

thẩm định chính xác về tình hình cơ sở vật chất hiện có của công ty Từ đó tạo điềukiện cho việc thẩm định sau này về khả năng thực hiện dự án đầu tư

2.Về máy móc thiết bị chủ yếu :

Hầu hết máy móc thiết bị đều ở tình trạng sử dụng tốt và đều thuộc quyền sởhữu hợp pháp của công ty Bao gồm :

Dây chuyền cán được nhập khẩu từ Đài Loan, năm sản xuất 1992, công suấtthiết kế là 180.000 tấn /năm, công suất sử dụng hiện nay là 80%

Hệ thống lò nung được nhập khẩu từ Đài Loan, năm sản xuất 1992, công suấtthiết kế là 40 tấn / năm , công suất sử dụng là 80%

Cầu trục Topmech được nhập khẩu từ Đài Loan, sản xuất năm 1995, côngsuất thiết kế là 10 tấn

Thiết bị, hệ thống cân 100 tấn , 200 tấn, nhập khẩu từ Đài Loan, năm sảnxuất 1995

Máy đóng bó và cân tự động, xuất xứ từ Đài Loan, năm sản xuất 2000

Nhận xét của cán bộ ngân hàng:

Công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel là Công ty chuyên sản xuất thépthanh cán nóng D10mm - 41mm, thép cuộn D5.5mm - D16mm do vậy phần lớnmáy móc thiết bị của Công ty chủ yếu là để phục vụ cho công việc sản xuất thép.Toàn bộ dây chuyền sản xuất của Công ty đều được nhập khẩu từ Ý như Dây

Trang 36

chuyền cán với nguyên giá ban đầu là: 56,380 tỷ đồng Ngoài ra còn có hệ thốngnhà xưởng sản xuất: 15,561 tỷ đồng, Lò nung: 12,415 tỷ đồng, Cầu trục topmech:4,960 tỷ đồng, hệ thống cân 100T và 200T: 2,079 tỷ đồng, Máy đóng bó và cân tựđộng: 2,345 tỷ đồng, So sánh với các đơn vị sản xuất cùng ngành nghề tại ViệtNam hiện nay, có thể đánh giá Công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel là mộttrong những đơn vị đầu tư máy móc trang thiết bị khá hiện đại, đồng bộ, đầyđủ.Công ty thường xuyên thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng dây chuyền cánthép nhằm đảm bảo chất lượng luôn nhất quán.

Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000

và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, chính vì vậy đáp ứng được các yêu cầucủa các cơ quan chức năng về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môitrường, bảo vệ cảnh quan đô thị

Để đưa ra được các kết luận như trên cán bộ ngân hàng đã sử dụng phương pháp so sánh với các loại thiết bị cùng loại đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành và phải trực tiếp xuống nhà máy kiểm tra tình hình sử dụng của máy móc thiết bị Tuy nhiên, do sự am hiểu về kỹ thuật ngành

thép còn hạn chế nên công tác thẩm định chất lượng của máy móc thiết bị củadoanh nghiệp cũng gặp một số vấn đề khó khăn như trong việc đánh giá sự đồng bộcủa dây chuyền công nghệ, chính vì vậy ý kiến đóng góp của các chuyên gia là vôcùng quan trọng

3.Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư và các nhà cung cấp

Vật tư chủ yếu của doanh nghiệp là phôi thép với nhu cầu sử dụng hàng năm

là 200.000 tấn

Dầu FO được cung cấp bởi công ty xăng dầu khu vực III

Điện : một phần do doanh nghiệp có thể tự cung cấp, một phần đã ký kếtmua của công ty điện lực Hải Dương

Nhận xét của cán bộ ngân hàng:

Nguyên vật liệu đầu vào của Công ty chủ yếu là phôi thép, dầu FO, điện.Nhu cầu phôi thép của Công ty chủ yếu được nhập khẩu (80%), phần còn lại đượccung cấp bởi các Công ty kinh doanh sắt thép trên địa bàn thành phố Hải Dương(20%) Những nhà cung cấp này phần lớn là những đối tác cung cấp thường xuyêncho Công ty từ khi thành lập đến nay Qua quá trình kinh doanh, Công ty đã tạo lậpđược uy tín với các nhà cung cấp trên thị trường trong giao dịch thanh toán Với uytín và thương hiệu của mình Công ty thiết lập được một mạng lưới những nhà cung

Trang 37

cấp nguyên vật liệu đầu vào thường xuyên, ổn định, đảm bảo kế hoạch kinh doanhkhông bị gián đoạn.

Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty hiện thuộc nhóm các mặthàng nhạy cảm về giá trên thị trường Trong những năm vừa qua, nhất là từ đầunăm 2008 đến nay, tình hình sắt thép, dầu mỏ diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên cuốinăm 2008 và dự báo năm 2009 thị trường trong nước cũng như trên thế giới giá cảmặt hàng này sẽ tăng nhẹ và thiết lập một mặt bằng giá thấp so với năm 2007, 2008

do nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhu cầu tiêu thụ giảm,giá cả hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào giảm và duy trì ở mức thấp

4 Thị trường tiêu thụ: thị trường của doanh nghiệp chỉ là trong nước chưa

hướng ra xuất khẩu

Cán bộ ngân hàng đã sử dụng các biện pháp so sánh đánh giá, phân tích thị trường và sử dụng các phương pháp toán học để xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.

5 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: trong nội dung này cán bộ thẩm

định đã sử dụng phương pháp thẩm định so sánh chỉ tiêu.

Bảng 2.1: phân tích tình hình kinh doanh của công ty qua các năm (phụ lục)Qua bảng phân tích có thể thấy, so với các doanh nghiệp cùng ngành đây làcon số khá lớn Doanh thu thuần tăng mạnh, các khoản mục chi phí được sử dụnghợp lý Qua đó cho thấy công ty đã huy động mọi nguồn lực nhằm đạt được tăngtrưởng, lợi nhuận theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra

1.3.2.Thẩm định dự án

Thẩm định sự cần thiết của dự án:

Ngành luyện kim những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc theo sựphát triển của thị trường, tuy nhiên ngành luyện kim trong nước lại bị phụ thuộcquá nhiều vào nguồn phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc Điều này là do năng lựcsản xuất phôi thép trong nước không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước lại có đầy đủ khả năng để cung ứngcho việc sản xuất tại chỗ phục vụ cho nguồn phôi thép nội địa

Cả nước hiện nay có tất cả 20 đơn vị và dự án khai thác quặng Mangan phục

vụ cho việc sản xuất trong nước và hướng tới việc xuất khẩu Tuy nhiên, có rất ítcác đơn vị thực sự đi vào hoạt động cung cấp sản phẩm ra thị trường Mục tiêuchính của dự án là cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất phôi thép trong nước, do

Trang 38

vậy dự án được lập nên và xây dựng theo công suất của các nhà máy sản xuất thépnội địa.

Ngoài ra, việc thực hiện dự án còn góp phần cung cấp nguồn nguyên liệuphục vụ sản xuất phôi thép trong nước đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và giúp ổnđịnh cho giá thép trong nước

Kế hoạch triển khai dự án có khả thi hay không: Công ty ngày càng tăngtrưởng và phát triển từ khi thành lập, thị trường đầu ra của sản phẩm đã và đangđược người tiêu dùng chấp thuận, tổng nhu cầu sử dụng sản phẩm của Công ty gầnvới công suất thiết kế tối đa của nhà máy chuẩn bị đầu tư do đó kế hoạch triển khai

dự án của Doanh nghiệp là hoàn toàn khả thi

Đặc điểm kỹ thuật của dự án

* Quy trình công nghệ:

- Hệ thống máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất khai thác với công suất6.600 tấn / năm của công ty được nhập khẩu từ Trung Quốc, máy móc mới 100%.Đây là máy móc thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại của Trung Quốc hiện nay, cóquy trình tự động hóa cao, an toàn và năng suất đạt chất lượng tốt nhằm đáp ứngnhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Dự án này cho ra đời những sản phẩm được kiểm tra phù hợp với điều kiệnthực tế của công ty cũng như của thị trường Việt Nam trong thời gian qua

* Công suất hoạt động:

- Công suất của dự án dự kiến năm đầu đạt 70%, sau đó mỗi năm tăng lên5% và công suất tối đa đạt 90% Có thể khẳng định vấn đề khai thác công suất củamáy móc thiết bị là không đáng ngại, bởi lẽ Công ty đã có kinh nghiệm trong khi thịtrường có nhu cầu cao với sản phẩm có chất lượng

Trang 39

- Cơ sở xác định công suất hoạt động của máy móc thiết bị làm cơ sở tínhtoán hiệu quả của dự án : do dây chuyền máy móc thiết bị mới, cộng với sự chuẩn

bị cho dự án này là rất kỹ do vậy công suất thiết kế 6.600 tấn/năm, cùng với sự tăngtrưởng và phát triển của mình Công ty hoàn toàn có khả năng đạt được năng suấtnhư tính toán

Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

* Công suất và thị trường tiêu thụ của dự án

Bảng 1.5: Sản lượng sản xuất kế hoạch

( nguồn : hồ sơ dự án của DN trình lên ngân hàng )

Khi nhà máy đi vào hoạt động công suất của nhà máy sẽ đạt từ 75% - 90 % ,sản lượng sản xuất sẽ là 4.950 đến 6.600 tấn / năm Đây là mức dự kiến sản lượnghợp lý vì cho dù là dây chuyền mới và công suất thiết kế là 100% thì công suất thực

tế cũng không thể đạt 100% Năm đầu tiên vận hành, do một số yếu tố như mới tiếpnhận công nghệ, trình độ kỹ thuật vận hành máy của công nhân viên chưa cao …nên công suất vận hành máy chỉ đạt 75% là hợp lý Sang các năm sau khi mà nguồncung cấp nguyên vật liệu ổn định, trình độ vận hành máy móc tăng lên, việc sảnxuất đã đi vào dây chuyền thì công suất dần tăng lên và đạt mức tối đa là 90% Mặc

dù vậy công suất của dây chuyền cũng không thể đạt 100% vì có thể có các sự cốbất lợi về nguyên vật liệu về máy móc, ngoài ra còn có độ hao mòn của dây chuyền

Qua nghiên cứu thị trường, cán bộ ngân hàng đã đưa ra kết luận là : cộngthêm với tất cả các đơn vị cung cấp đang hoạt động thì lượng sản phẩm cung ứng

Trang 40

mới đạt khoảng 40% nhu cầu, nên có thể hoàn tòan yên tâm về đầu ra sản phẩm của

dự án

* Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

Sản phẩm được áp dụng trên máy móc thiết bị tiên tiến, sản phẩm đáp ứngđược nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả hợp lý, chủng loại đa dạng phù hợp với tất

cả các đối tượng người tiêu dùng do vậy sản phẩm của Công ty đã dần mở rộng thịtrường tiêu thụ trên toàn quốc

Thẩm định nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án.

-Điện : công ty hoàn tòan có thể chủ động nguồn điện cho hoạt động khaithác nhờ việc kéo đường dây 35KV từ trạm điện 110KV tới nhà máy

- Nước: công ty đã chủ động ký kết hợp đồng cung cấp với công ty cấp thoátnước Hải Dương bố trí cung cấp nước cho sản xuất Ngoài ra lượng nước sau khicung cấp cho hoạt động của nhà máy sẽ được luân chuyển quay lại bể tuần hoàn vàtái sử dụng phục vụ cho hoạt động khác của nhà máy

- Than: lò luyện mangan chủ yếu sử dụng than Coke Loại than này một phầnđược công ty nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, phần còn lại thì được mua trựctiếp trong nước

- Quặng nguyên liệu : công ty sử dụng chủ yếu quặng nguyên liệu từ các mỏquặng trong nước đảm bảo đủ trữ lượng cho nhà máy hoạt động với công suất trên 75%

Thẩm định phương diện tổ chức quản lý của dự án

Thực hiện dự án là do ban lãnh đạo công ty cử cán bộ trực tiếp thực hiện.Với ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong ngành thép, nên có thể hoàn toàn yên tâm vềnăng lực quản lý của đội ngũ cán bộ thực hiện dự án

Hiện nay nguồn nhân lực của Công ty là 80 người Dự định khi dự án đượctriển khai, nguồn nhân lực của Công ty sẽ tăng lên khoảng 150 người trong đó chủyếu là công nhân kỹ thuật vận hành dây chuyền, nhân viên kỹ thuật và các bộ phậnkho, thợ điện Do đã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm quặng phục vụsản xuất phôi thép nên đội ngũ nhân viên của Công ty hiện nay đã có kinh nghiệm

và được thời gian sàng lọc kỹ càng do vậy về nhân sự Công ty hoàn toàn chủ độngtrong việc sắp xếp và bố trí nhân sự khi Công ty vận hành dây chuyền sản xuất

Thẩm định phương diện tài chính của dự án

*Thẩm định về nguồn vốn của dự án

Nhu cầu vay vốn của dự án:

Tổng dự toán : 72.050 triệu đồng

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Các trang Web:www.vsa.com.vn www. oceanbank .vn http://www.mpi.gov.vn Link
1. Giáo trình lập dự án đầu tư - PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt. NXB ĐH Kinh tế quốc dân Khác
2. Giáo trình kinh tế đầu tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS. Từ Quang Phương. NXB ĐH kinh tế quốc dân Khác
3. Giáo trình Quản lý dự án đầu tư – PGS.TS Từ Quang Phương. NXB ĐH Kinh tế quốc dân Khác
4. Giáo trình thiết lập và thẩm định dự án đầu tư – PGS.TS Phước Minh Hiệp, ThS.Lê Thị Vân Đan. NXB Thống Kê Khác
5. Tờ trình báo cáo thẩm định về việc cấp hạn mức tín dụng đối với công ty liên doanh sản xuất thép Vinasteel Khác
7. Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 của Oceanbank Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

chịu ảnh hưởng mạnh không chỉ từ tình hình tài chính quốc tế mà còn từ những thay đổi trong chính sách điều hành tiền tệ quốc gia cũng như sự gia tăng sức ép cạnh  tranh từ phía các ngân hàng TMCP khác trong hệ thống. - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
ch ịu ảnh hưởng mạnh không chỉ từ tình hình tài chính quốc tế mà còn từ những thay đổi trong chính sách điều hành tiền tệ quốc gia cũng như sự gia tăng sức ép cạnh tranh từ phía các ngân hàng TMCP khác trong hệ thống (Trang 5)
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Oceanbank - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng Oceanbank (Trang 5)
Bảng 1.3: Cơ cấu tín dụng qua các năm của ngân hàng - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 1.3 Cơ cấu tín dụng qua các năm của ngân hàng (Trang 6)
Bảng 1.4: Bảng thu dịch vụ tại ngân hàng TMCP Đại Dương - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 1.4 Bảng thu dịch vụ tại ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 7)
Bảng dòng tiền của dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng d òng tiền của dự án (Trang 28)
Bảng dòng tiền của dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng d òng tiền của dự án (Trang 28)
Bảng 1.5: Sản lượng sản xuất kế hoạch - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 1.5 Sản lượng sản xuất kế hoạch (Trang 39)
Bảng 1.5: Sản lượng sản xuất kế hoạch - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 1.5 Sản lượng sản xuất kế hoạch (Trang 39)
Bảng 1.6: tính độ nhạy NPV của dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 1.6 tính độ nhạy NPV của dự án (Trang 44)
Bảng 1.7 Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010: - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 1.7 Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010: (Trang 56)
Bảng 1.7 Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010: - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 1.7 Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010: (Trang 56)
Bảng 2. 2: Bảng chi phí sản xuất kinh doanh dự kiến của dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 2. 2: Bảng chi phí sản xuất kinh doanh dự kiến của dự án (Trang 77)
Bảng 2.2 : Bảng chi phí sản xuất kinh doanh dự kiến của dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 2.2 Bảng chi phí sản xuất kinh doanh dự kiến của dự án (Trang 77)
Bảng 2. 5: Bảng dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 2. 5: Bảng dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của dự án (Trang 78)
Bảng 2.4. : Bảng kế hoạch khấu hao của dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 2.4. Bảng kế hoạch khấu hao của dự án (Trang 78)
Bảng 2. 6: Bảng dòng tiền của dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 2. 6: Bảng dòng tiền của dự án (Trang 80)
Bảng 2.6 : Bảng dòng tiền của dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 2.6 Bảng dòng tiền của dự án (Trang 80)
Bảng 2. 7: Thời gian thu hồi vốn - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 2. 7: Thời gian thu hồi vốn (Trang 81)
Bảng 2. 7: Thời gian thu hồi vốn - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 2. 7: Thời gian thu hồi vốn (Trang 81)
Bảng 2.7 : Thời gian thu hồi vốn - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành thép tại ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank.DOC
Bảng 2.7 Thời gian thu hồi vốn (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w