1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

107 842 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk Lăk,… cũng giàu lên nhờ cây cao su. Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh, từ 220,00 ngàn tấn năm 1996 lên 755.000,00 tấn năm 2010 [1]. Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về diện tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ tư về xuất khẩu với mức sản lượng[1]], [2]. Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng liên tục trong những năm trở lại đây, đặc biệt năm 2010, xuất khẩu cao su toàn ngành đạt mức cao nhất từ trước đến nay với sản lượng 782.200,00 tấn, kim ngạch trên 2,30 tỷ USD. Bình quân mỗi tấn cao su 3.053,00 USD, tăng 7,00 % về lượng nhưng tăng 94,70% về trị giá và tăng 82% về giá và là một trong 11 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD[2]. Giá trị Cao su xuất khẩu trên gí trị sản xuất của ngành nông nghiệp đã chiếm hơn 30,00%, đóng góp 5,50% GDP và 2,90% tỏng giá trị xuất khẩu của cả nước [3], [4]. Phát triển ngành cao su đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn, góp phần cải thiện đời sống nông dân, tăng thu nhập ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Ngoài ra, phát triển cây cao su đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo đất, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình 327 – Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sau gần 15 năm có mặt trên đất Thừa Thiên Huế, cây cao su đã khẳng định được vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương. Hiện nay, cây cao su đang trở thành cây trồng thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế, phát triển cây cao su góp phần sử dụng có hiệu quả đất đai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nếu giai đoạn 1993 – 1997, toàn tỉnh trồng được 1.600ha, thì đến giữa năm 2007, diện tích này đã lên đến 8.500,00 ha. Hiện nay, Thừa Thiên Huế đang thực hiện giai đoạn 2 của dự án Đa dạng hóa nông nghiệp từ 2007 – 2010, trong đó cây cao su được đặc biệt quan tâm với mục tiêu trồng mới thêm 4.500,00 ha. Như vậy, với tốc độ nhân rộng diện tích cao su như hiện nay thì đến 2010, diện tích cao su của Thừa Thiên Huế đạt trên 12.000,00 ha, dẫn đầu các tỉnh duyên hải miền Trung về sản lượng cao su thành phẩm[5]. Có thể nói, cây cao su đang trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở Thừa Thiên Huế, bởi chưa một loại cây trồng nào ở Thừa Thiên Huế có tốc độ nhân rộng diện tích nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao như cao su. Do đó, nhiều hình thức tổ chức và mô hình trồng cao su cho kết quả cao cũng được tỉnh triển khai, đặc biệt trồng cao su tiểu điền. Tuy nhiên, mô hình này cũng gặp phải nhiều khó khăn như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng; năng lực và kỹ thuật sản xuất nhiều hạn chế; năng suất thấp; khó khăn trong thu gom chế biến và xuất khẩu… Vì vậy việc nghiên cứu một cách có hệ thống để đánh giá đúng đắn sự tồn tại và phát triển của cao su tiểu điền trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương, tăng thu nhập ổn định cho người dân và góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Nam Đông nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài : “ Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp, chính sách nhằm phát triển cao su tiểu điền tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về cao su tiểu điền và hiệu quả kinh tế phát triển cao su tiểu điền; Đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả mô hình trồng cao su tiểu điền tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây cao su trồng theo mô hình cao su tiểu điền ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua; Nghiên cứu để đề xuất một số phương hướng, giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển cao su tiểu điền tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cao su theo mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện trên phạm vi Tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung ở huyện Nam Đông, được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn vào những khía cạnh sau: - Địa bàn nghiên cứu: 03 xã đại diện cho ba tiểu vùng ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ trồng cao su, mà cụ thể là điều tra 90 hộ trồng cao su ở 03 xã Hương phú, Hương Hòa và Thượng Quảng. - Nội dung nghiên cứu là phát triển cao su tiểu điền. Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng sản xuất cao su tiểu điền thời kỳ 1995-2011, điều tra hộ năm 2011 và đề xuất giải pháp trong thời gian đến. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp Thu thập thông tin, số liệu 4.1.1. Chọn điểm điều tra Hiện nay các hộ trồng cao su ở huyện Nam Đông sử dụng mô hình cao su tiểu điền là chủ yếu, xuất phát từ thực tế đó, trong tổng số 10 xã của huyện, chúng tôi chọn ra 03 xã làm điểm điều tra đó là Hương phú, Hương Hòa và Thượng Quảng. 4.1.2. Chọn mẫu điều tra Căn cứ vào tình hình thực tế về tổng số hộ trồng cao su ở từng xã, bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên và không lặp, theo tỷ lệ và khoản cách được xác định trước trong danh sách các hộ trồng cao su ở mỗi xã, chúng tôi sẽ chọn 90 hộ ở huyện Nam Đông để tiến hanh điều tra.

Ngày đăng: 10/03/2015, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w