Từ năm 1995 tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên ngày càng thuận lợi, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Năm 2005, cả nước có khoảng 478.200 ha, tăng hơn 5,40% so với 454.100,00 ha năm 2004, chiếm 10,2% đất nông nghiệp ở Việt Nam. Năm 2005, diện tích cao su chủ yếu phát triển tại Đông Nam Bộ(312.150,00 ha), kế tiếp là Tây Nguyên(109.340,00 ha), vùng đất duyên hải phía Nam(18.310,00ha) và Bắc Trung Bộ(40.400,00 ha).
Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2005 là 468.600,00 tấn, tăng hơn 11,80% so với mức 419.000,00 tấn năm 2004. Khu vực sản lượng cao nhất là Đông Nam Bộ(375.470 tấn), tiếp theo là Tây Nguyên(72.780,00 tấn), Bắc Trung Bộ(13.680,00 tấn) và Nam Trung Bộ(6.670,00 tấn).
Năng suất cao su Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên rất nhanh và đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan, do được đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và khai thác vườn cây. Năng suất cao su cao nhất là vùng Đông Nam Bộ, ước tính đạt trên 2,50 tấn/ha, tại vùng Tây Nguyên là 2,20 tấn/ha, Bắc Trung Bộ là 1,90 tấn/ha và tại Nam Trung Bộ là 1,80 tấn/ha.
Đông Nam Bộ là vùng cao su truyền thống, độ cao khoảng 200n, có điều kiện khí hậu thích hợp cho cây cao su phát triển. Tại Tây Nguyên, cao su được trồng ở độ cao 400-700m, vùng này có những hạn chế về mặt khí hậu(nhiệt độ thấp, gió thường xuyên mạnh về mùa khô, mưa kéo dài, ít nắng…)
Khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ được xem như là một khu vực ngoài truyền thống và ít thuận lợi cho cây cao su do một số yếu tố khí hậu hạn chế(nhiệt độ thấp, bão to, mưa lớn, gió lào…)
Bảng 1.11 Diện tích, sản lượng và năng suất cao su trong nước giai đoạn 2003-2005
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005
Diện tích Ha 440.800,00 454.100,00 480.200,00
Sản lượng Tấn 363.500,00 419.000,00 468.600,00
Năng suất Kg/ha/năm 1.363,00 1.380,00 1.430,00
(Nguồn : Cao su Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế) Diện tích cao su năm 2004-2005 chủ yếu là cao su tiểu điền, ước tính khoảng 22.000 ha, trong khi diện tích đại điền quốc doanh chỉ tăng ít khoảng 4.000,00 ha. Năm 2005, diện tích cao su tiểu điền khoảng 188.500,00 ha, chiếm khoảng 32,90% tổng diện tích cao su, nhưng sản lượng chỉ chiếm 23,60% tổng sản lượng cao su cả
nước. Năng suất khai thác mủ cao su trong 3 năm 2003 đến 2005 luôn tăng lên nhưng không tạo được sự tăng trưởng vượt bậc.
Bảng 1.12 : Diện tích trồng cao su theo vùng miền qua các năm 2006-2010
ĐVT: 1000 ha
Năm TDMNPB BTB&DHMT Tây Nguyên Đông Nam Bộ Tổng
2006 - 67,90 117,50 336,80 522,20 2007 0,50 74,60 126,50 354,70 556,30 2008 0,50 74,60 126,50 354,70 556,30 2009 10,70 95,90 159,70 411,40 677,70 2010 18,00 107,20 180,90 433,90 740,00 (Nguồn: www.agroviet.gov.vn) (TDMNPB : trung du miền núi phía Bắc; BTB&DHMT:Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung)
Đông Nam Bộ là vùng có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước với diện tích 336,80 nghìn ha vào nam 2006, và tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo, đến năm 2010 tăng lên 433,90 nghìn ha. Trung Du miền núi phía Bắc là vùng có diện tích trồng cao su thấp nhất cả nước, và cũng chỉ mới bắt đầu trồng từ năm 2007 với diện tích trong năm 2007 là 0,50 nghìn ha. Tiếp tục tăng nhanh: năm 2009 là 10,70 nghìn ha, năm 2010 tăng lên 18,00 nghìn ha.
Năm 2009, trên phạm vi toàn thế giới Việt Nam đứng thứ 6 về nguồn cung cấp cao su tự nhiên, thứ 5 về sản lượng khai thác và thứ 4 về xuất khẩu cao su tự nhiên. Trong khi đó, sản lượng cao su thế giới tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á ; đặc biệt, 3 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia hiện chiếm 80,00% sản lượng cao su tự nhiên của thế giới.
Ngoài diện tích cao su trồng mới ở những vùng truyền thống ở miền Trung Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, cây cao su đã được trồng mới tại một số tỉnh Tây Bắc và đầu
tư trồng mới tại Lào và Campuchia, Nam Phi và Myanmar. Theo mục tiêu của ngành cao su Việt Nam, đến năm 2015 tổng diện tích cao su tại mỗi quốc gia nêu trên đạt 100.000,00 ha, đồng thời tổng diện tích cao su nội địa sẽ đạt 800.000,00 ha.
Bảng 1.13: Sản xuất cao su trong nước 2008-2009
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 So sánh 09/08
(%)
DT gieo trồng 1000 ha 631,40 674,20 106,80
DT cho sản phẩm 1000 ha 399,10 421,60 105,60
Năng suất Tạ/ha 16,50 17,20 103,80
Sản lượng 1000 tấn 659,60 723,70 109,70
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Từ tháng 1-8/2009, sản lượng cao su tự nhiên cũng tăng nhẹ khoảng 2,10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó diện tích cho mủ giảm khoảng 17.000 ha do chương trình trồng mới và trồng lại đang diễn ra. Cả nước đã trồng mới được 220.000,00 ha cao su và trồng lại 39.000,00 ha kể từ 2003 đến 2009. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong những năm tới vì gần 90,00% diện tích trồng mới là sau năm 2005.
Bảng 1.14 : Diện tích và sản lượng cao su Việt nam năm 2001-2011
Năm Diện tích(1000 ha) sản lượng(1000 tấn)
2001 415,80 312,60 2002 428,60 296,70 2003 440,84 363,48 2004 450,86 400,10 2005 480,20 468,60 2006 522,20 554,00 2007 556,30 605,80 2008 556,30 660,00 2009 677,70 711,30 2010 740,00 732,70 2011 834,20 811,60 (Nguồn : www.agroviet.gov.vn)
Biểu đồ 5 : Biểu đồ so sánh diện tích và sản lượng cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011
0.00100.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 800.00 900.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 năm 1 0 0 0 ha 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1 00 0 tấ n diện tích sản lượng (Nguồn: www.agroviet.gov.vn) Năm 2011 ngành cao su Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cao su thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại. Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp mở rộng thêm 60,00 nghìn ha tại khu vực Tây Bắc, Đông Bắc nâng diện tích trồng cao su của cả nước lên 834,20 nghìn ha, tăng 12,73% so với năm 2010 với mức đạt được là 740,00 nghìn ha. Sản lượng cao su đạt được trong năm 2011 là 811,60 nghìn tấn, tăng 10,77% so với năm 2010. Hiện nay cacsc nhà khoa học đang đưa ra các giải pháp phát triển cây cao su một cách có hiệu quả để có thể cho sản lượng 1,10 triệu tấn vào năm 2015 và 1,20 đến 1,40 triệu tấn vào năm 2020.
Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam:
Bảng 1.15: Tình hình sản xuất cao su Việt Nam năm 2001-2006
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Sản lượng(1000 tấn) 308,10 448,64 433,11 513,25 587,11 707,98
(Nguồn:www.agroviet.gov.vn)
Bảng 1.16: Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam trong 3 năm 2009-2011
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009(%) 2011/2010(%)
Sản lượng(1000 tấn) 731,00 760,00 816,50 103,97 107,43
Giá trị(tỷ USD) 1,28 2,39 3,20 194,62 134,00
(Nguồn: www.agroviet.gov.vn) Giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng : năm 2001 sản lượng xuất khẩu của cao su Việt Nam là 308,10 nghìn tấn có giá trị là 165,97 triệu USD; đến năm 2006 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam lên 1286,36 triệu USD ( 1,20 tỷ USD), từ đó đến nay, giá trị xuất khẩu của Việt Nam luôn luôn giữ vững mức trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, 2 năm 2010 và 2011 có giá trị xuất khẩu cao su lần lượt là 2,39 tỷ USD và 3,29 tỷ USD. Năm 2010 sản lượng xuất khẩu cao su là 760,00 nghìn tấn tăng 3,97% so với năm 2009 là 731,00 nghìn tấn. Giá trị xuất khẩu 2010 tăng mạnh hơn 94,62% so với năm 2009 là 1,28 tỷ USD. Năm 2011, Việt Nam tiếp tục tăng sản lượng xuất khẩu lên 816,5 nghìn tấn tăng 7,43% so với năm 2010. Năm 2011 là năm cao su Việt Nam thu được thắng lợi mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu với mức giá trị là 3,20 tỷ USD vượt 34,00% so với giá trị xuất khẩu năm 2010.
Bảng 1.17: Thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt nam năm 2009-2011
ĐVT : sản lượng: 1000 tấn; giá trị : triệu USD
Năm
Sản lượng
2009 2010 2011
lượng giá trị lượng giá trị lượng giá trị
Trung Quốc 4.43,39 712,18 405,64 1.183,63 437,69 1.712,77 Malaysia 26,56 41,91 46,06 131,26 51,83 212,70 Đài Loan Hàn Quốc 20,89 26,36 36,74 36,22 28,48 30,88 89,06 84,58 30,13 30,10 136,72 121,34
Đức 19,02 33,16 25,26 79,93 25,51 118,76 Ấn Độ 5,84 8,87 19,70 63,49 20,59 88,21 Mỹ 16,51 24,42 20,75 54,40 22,58 83,93 Nga 10,13 18,40 14,86 47,12 10,75 50,59 Thổ Nhĩ Kỳ 7,56 11,93 10,59 30,14 11,54 48,95 Nhật Bản 7,67 13,33 9,04 29,94 9,35 45,42
(Nguồn : The Association of Natural Rubber Producing Countries) Trung Quốc là thị trường dẫn đầu trong nhập khẩu cao su của Việt Nam. Trong 11 tháng năm 2011, xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 437,69 nghìn tấn, chiếm gần 60,00% thị phần, trị giá khoảng 1,70 tỷ USD tăng 44,70% so với giá trị xuất khẩu của năm 2010. Tiếp theo sau là các nước Malaysia có lượng nhập khẩu cao su của Việt Nam là 26,56 nghìn tấn vào năm 2009, 46,06 nghìn tấn năm 2010 và 51,83 nghìn tấn năm 2011. Lượng giá trị xuất khẩu của năm 2011 sang Malaysia là 212,70 triệu tấn, tăng 62,00% so với năm 2010. Nhật Bản là nước nhập khẩu cao su của Việt Nam ít nhất : năm 2009 Nhật bản nhập của Việt Nam 7,67 nghìn tấn có giá trị là 13,33 triệu tấn; năm 2010 Nhật Bản nhập 9,04 nghìn tấn cao su trị giá 29,94 triệu USD, tăng 124,60% giá trị xuất khẩu so với năm 2009; năm 2011 Việt Nam xuất sang Nhật Bản 9,35 nghìn tấn cao su trị giá 45,42 triệu USD tăng 51,70% so với giá trị xuất khẩu của năm 2010.