Chuỗi cung và chuỗi giá trị sản phẩm mủ cao su 1 Chuỗi cung sản phẩm mũ cao su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 87 - 89)

II. cao su kinh doanh

2.4.2. Chuỗi cung và chuỗi giá trị sản phẩm mủ cao su 1 Chuỗi cung sản phẩm mũ cao su

2.4.2.1. Chuỗi cung sản phẩm mũ cao su

Thu gom nhỏ ở Xã Cty CPCS Nam Đông Thu gom lớn Cty cao su Đà Nẵng Cty cao su Quảng Trị Xuất khẩu Nhà máy CB&XKS Hương Vân

Sơ đồ 1: Chuổi cung sản phẩm mủ cao su

Cao su sản xuất trên địa bàn huyện được đem đi tiêu thụ theo 3 hướng chính

Hướng thứ 1: Hộ trồng Cao su – Thu gom lớn – Công ty Cao su Đà Nẵng hoặc Quảng Trị

Như đã trình bày trên sơ đồ 1, tỷ lệ mủ cao su được bán cho các thu gom trên địa bàn huyện, điều này thể hiện người dân sau khi cạo mủ về muốn bán ngay cho thương lái thu mua tại nhà, bởi lẽ phần lớn họ không có phương tiện và cơ sở vật chất để bảo quản mủ, tâm lý ngại mủ bị hao hụt sau khi khai thác về. Bên cạnh đó, sản lượng mủ trên một nông hộ thường không nhiều nên họ không muốn đem mủ của mình đi bán nơi xa, đành bán cho các thương lái có phương tiện bảo quản và vận chuyển, việc trao hàng, đổi tiền lại diễn ra mau lẹ rất được lòng người dân nơi đây. Tất cả lượng mủ mà các thu gom mua được sẽ được tập trung bảo quản, xử lý sơ bộ sau đó được vận chuyển ra bán nhập cho công ty Cao su Đà Nẵng để ăn chênh lệch giá. Công ty Cao su Đà Nẵng tiến hành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm Cao su tấm sang thị trường nước ngoài.

Hướng thứ hai: Hộ trồng Cao su - Công ty Cao su Đà Nẵng

Lượng mủ cao su mà người dân đem đi bán cho công ty cao su Đà Nẵng ở mức rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Bởi lẽ chỉ có một số ít người dân có lượng mủ tương đối nhiều, có điều kiện bảo quản và phương tiện vận chuyển nên tập trung lượng mủ khoảng 3 đến 4 ngày rồi đem đi nhập. Nếu làm được điều này, người dân sẽ thu được thêm khoản tiền chênh lệch so với khi bán cho thương lái. Muốn bán sản phẩm của mình cho công ty, người nông dân phải tự túc phương tiện chuyên chở, thực hiện mua bán theo hợp đồng và thông thường công ty sẽ thanh toán ngay tại thời điểm bán.

Hướng thứ 3: Hộ trồng Cao su – Thu gom nhỏ - Nhà máy chế biến mủ cao su Nam Đông – Xuất khẩu

Sản lượng cao su khai thác hàng ngày của các hộ nông dân thường rất nhỏ; hơn nữa do đường giao thông trong khu vực sản xuất không có nên xe chở mủ của các nhà máy không thể đến tận lô để mua mủ nước trực tiếp từ các hộ nông dân. Vì vậy, người nông dân thường xử lý thành mủ đông và cất trữ trong các nhà chứa ở khu vực sản xuất đợi các thu gom nhỏ ở địa phương đến rồi bán. Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu của các hộ sản xuất cao su trên địa bàn huyện, do quãng đường vận chuyển mủ đến nhà máychế biến cao su Nam Đông ngắn hơn vào Đà Nẵng nên tỉ lệ có cao hơn mặc dù giá thu mua có thấp hơn so với ở trong Đà Nẵng. Sau khi thu mua xong, nhà máy chế biến mủ Nam Đông sẽ tiến hành chế biến thành mủ cốm để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Hướng thứ 4: Hộ trồng Cao su – Thu gom nhỏ - Nhà máy chế biến mủ cao su Nam Đông – Công ty cao su Đà Nẵng hoặc Quảng Trị

Hộ nông dân có thể bán cho các đại lý thu mua của công ty tại địa phương. Hiện nay cả hai công ty trên đều đã có đại lý thu mua trực tiếp của các hộ nông dân trong toàn tỉnh. Cả hai công ty đều có máy cán ép tại chổ để xác định phần trăm hao hụt cho hộ nông dân, nếu hộ nông dân bán theo hình thức này sẽ không nhận được hỗ trợ vận chuyển từ phía công ty. Nhưng những năm trở lại đây hướng tiêu thụ này không còn chiếm ưu thế nữa. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhà máy thu mua, chế biến và xuất khẩu cao su đó là nhà máy chế biến cao su Nam Đông. Sau khi thu mua xong, nhà máy chế biến mủ Nam Đông sẽ tiến hành chế biến thành mủ cốm để bán lại cho công ty cao su Đà Nẵng hoặc Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)