Chuỗi giá trị sản phẩm mũ cao su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 89 - 90)

II. cao su kinh doanh

2.4.2.2. Chuỗi giá trị sản phẩm mũ cao su

Giữa các doanh nghiệp, các nhà thu gom và các hộ gia đình đã xuất hiện một số hình thức hợp tác với nhau để tạo ra giá trị. Các doanh nghiệp hỗ trợ cho các nhà thu gom lớn là đại lý thu mua của công ty trong việc xác định “độ” mủ bằng cách ưu tiên cho các nhà thu gom lớn này được quyền chọn những khối mủ có độ mủ cao để cán ép làm mẫu để tính cho toàn bộ xe mủ; ưu tiên trong việc nhập hàng và thông tin biến động giá cả. Tất cả sự hợp tác giữa các Công ty và các nhà thu gom lớn chỉ dừng lại ở mức độ đó. Các hình thức hỗ trợ vốn, giúp đỡ về cơ sở vật chất kĩ thuật hay bao tiêu những đợt

hàng đã thu mua của nông dân nhưng chưa kịp vận chuyển về Công ty để bán trong trường hợp cao su rớt giá là không có.

Các nhà thu gom ở xã hỗ trợ vốn và phân bón cho người nông dân trong địa bàn xã dưới dạng cho mượn tiền trước hoặc bán nợ phân bón. Đến mùa thu hoạch thì các hộ nông dân sẽ bán cao su cho những nhà thu gom này và thanh toán bù trừ nếu họ cảm thấy giá cả mà các nhà thu gom này đưa ra là hợp lý. Nếu không muốn bán cho những nhà thu gom này thì hộ nông dân sẽ bán cho nhà thu gom khác và hoàn trả số tiền đã ứng trước mà không gặp khó khăn hay trở ngại nào từ phía người thu gom đã đầu tư.

Sự hợp tác này cũng có ưu điểm là nhờ có sự hỗ trợ vốn và phân bón này mà người nông dân có điều kiện để chăm sóc cho vườn cây cao su, giúp vườn cây nhanh chóng phục hồi và cho mủ chất lượng cao hơn sau 1 năm thu hoạch, các nhà thu gom có nguồn hàng dồi dào và có chất lượng để thu mua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)