Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su
Do cây cao su có chu kỳ sống dài, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài từ 7-8 năm cho nên tất cả các khâu phải được chuẩn bị chu đáo, triển khai đúng quy trình.
Các loại bệnh
Cũng như các loài thực vật khác, cây cao su là mục tiêu tấn công của một số bệnh hại. Các loại bệnh cao su hầu hết đều được phát hiện rất sớm phổ biến nhất là bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng, bệnh
mủ khô...Mức độ tác hại của từng bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và phương pháp chăm sóc... Vì vậy các loại bệnh có thể gây trầm trọng ở vùng này nhưng ở vùng khác thì mức độ ảnh hưởng lại nhẹ hơn.
Để phòng trừ bệnh có hiệu quả, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp sau: Phải có đội ngũ bảo vệ thực vật tương xứng với quy mô diện tích và tình trạng bệnh hại.
Thường xuyên kiểm tra vườn cây, nhất là vào các thời điểm bộc phát của mỗi bệnh, phải xác định đúng các loại bệnh và mức độ bệnh.
Ngay sau khi phát hiện bệnh, phải triển khai phòng trị để giảm bớt tác hại của bệnh đồng thời nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho việc chữa bệnh.
Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng phương pháp để dập tắt ngay sự lây lan của chúng.
Kỹ thuật khai thác mủ:
Khai thác mủ (cạo mủ) là động tác kỹ thuật cắt một khoảng vỏ trên cây cao su. Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống mủ nằm trong lớp vỏ cạo khiến cho chất dịch trong ống mủ chảy tràn ra ngoài để thu được một số sản phẩm đặc biệt gọi là mủ cao su. Sản lượng khai thác mủ phụ thuộc vào:
Tỷ lệ cây sống cho sản phẩm:
Quy trình kỹ thuật thông thường được áp dụng hiện nay là trồng 550-555 cây trên 1 ha, nhưng đến thời kỳ thu hoạch chỉ còn khoảng 70 – 80% cây sống sót. Số cây cho mủ càng nhiều thì sản lượng trên 1 đơn vị diện tích đất càng cao.
Tiêu chuẩn cây cạo:
Khi vành thân (đường kính vành thân) đạt 42-50cm trở lên, điểm đo cách mặt đất 60cm (nếu là cây thực sinh), và 1m (nếu là cây ghép) thì có thể đưa vào khai thác.
Nếu chăm sóc tốt thì chất lượng mủ càng cao, ảnh hưởng đến cả giá bán mủ, mủ càng chất lượng (độ DRC cao) thì giá bán càng cao.
Năng suất mủ trên một cây cao su:
Nếu trồng đúng quy trình kỹ thuật, thì đến năm thứ 10 trở đi cao su sẽ cho sản lượng cao nhất và ổn định, đó là thời kỳ thịnh vượng nhất.
Thời vụ cạo trong năm:
Việc mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào tháng 3 - 4 và tháng 10 - 11.
Phụ thuộc nhiều vào thời tiết ở địa phương, ở khu vực Nam Đông, do thời gian mùa mưa đến sớm nên chỉ có thể cạo được 180 ngày (nhát cạo) trong 1 năm.
Độ sâu cạo mủ:
Cạo cách tượng tầng 1-1,2mm (1mm cho lát cạo xuôi; 1,2-1,5mm cho lát cạo ngược). Độ sâu lát cạo thích hợp nhất là 1-1,5mm.
Tóm lại, cạo mủ cao su là một công việc đòi hỏi sự khéo léo, trình độ kỹ thuật và tính kỷ luật cao. Sự khai thác cao su hợp lý sẽ tạo nên sự cân bằng giữa hoạt động tái tạo mủ của các tế bào ống mủ với những hoạt động sinh lý khác trong cây nhằm đảm bảo thu được lượng mủ cao mà không ảnh hưởng đến đời sống lâu dài của cây mang lại hiệu quả kinh tế cho cây cao su.