Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất bình quân của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 79 - 80)

II. cao su kinh doanh

2.3.3.1. Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất bình quân của các hộ điều tra

hộ điều tra

Bảng 2.13: Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất, lao động bình quân và tập huấn kỹ thuật của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hương Phú Hương Hòa Thượng Quảng 1. Giới tính Người Nam 28 25 30 nữ 2 5 0

2. Tuổi bình quân Năm 48,07 48,90 50,57 3. Trình độ văn hóa Năm 3,40 4,30 4,23

4. Kinh nghiệm sản xuất Năm 8.5 7.8 10,00

5. Lao động Người 2,50 2,53 2,75

Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2012 Chúng tôi đã tiến hành điều tra 90 hộ gia đình có diện tích cao su đã đưa vào khai thác trên đia bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây cao su được đưa vào trồng từ năm 1993 nhưng ban đầu quy mô trên địa bàn còn nhỏ lẻ,

ít hộ tham gia. Đến năm 1997, các hộ mới nhận thấy được giá trị kinh tế mà cây cao su mang lại nên đã tiến hành trồng khá nhiều

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng: Chủ hộ là lao động chính trong quá trình trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su nhưng phần lớn họ lại xuất thân từ những người nông dân, do vậy nhìn chung họ còn rất hạn chế về trình độ quản lý sản xuất cũng như kỹ thuật canh tác vườn cây. Lần đầu tiên canh tác cây cao su nên sự hiểu biết về kỹ thuật sản xuất cây cao su của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, hơn nữa tuổi trung bình của lao động chính khá cao xấp xỉ 50 tuổi và trình độ văn hóa nhìn chung còn thấp. Đặc điểm này gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong công tác tiếp cận và vận dụng những kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cũng như khai thác mủ cao su.Đây là độ tuổi khá cao cộng với trình độ học vấn thấp, sống những vùng miền núi, mức độ áp dụng tiến khoa học kỹ thuật, truyền bá kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế. Đối với việc sản xuất cao su, lực lượng lao động là vấn đề quan trọng, không cần nhiều nhưng phải có chất lượng. Qua điều tra, lao động chủ yếu là tận dụng lao động gia đình, trình độ lao động hiện nay chỉ đáp ứng được lao động chân tay dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu, trong khi việc trang bị kiến thức khoa học còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)