Các giai đoạn phát triển cao su từ trước đến năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 46)

1900 -1920: cây cao su được nhân trồng tại Việt Nam với tính cách thử nghiệm. Vườn cao su già nhất ở Đông Nam Bộ hiện còn, được trồng tại công ty Nông nghiệp Suzannah ( hiện là nông trường Dầu Giây thuộc Công ty cao su Đồng Nai) vào năm 1906. Phần lớn cao su ở thời kì này được trồng ở vùng lân cận Sài Gòn, xung quanh Thủ Dầu Một và Biên Hòa, đến năm 1920 diện tích đạt được trên 10.000,00 ha.

1920-1945: Các công ty tư bản Pháp đã đầu tư trồng cao su mạnh ở Việt Nam. Địa bàn phát triển là vùng đất đỏ tỉnh Đồng Nai và vùng đất xám tỉnh Sông Bé. Đến năm 1945 đạt được diện tích 138 nghìn ha với sản lượng 77.400,00 tấn. Như vậy, tốc độ phát triển bình quân của 25 năm nay là 5000-5200 ha/năm.

Bảng 1.10: Diện tích và sản lượng cao su ở miền Nam từ 1920-1945.

Năm Diện tích (ha) Sản lượng(tấn) 1920 70.007,00 3.000,00 1925 73.100 ,00 8.000,00 1930 80.000 ,00 14.000,00 1935 97.300 ,00 35.000,00 1940 104.100,00 58.000,00 1945 138.400,00 77.400,00

Nguồn: Tổng công ty Nam, Quá trình hình thành và phát tri ển ngành cao su Việt Nam, Tập san cao su Việt Nam, số 58,59-tháng 9,10-1997, tr.50,51cao su Việt.

1945-1960: Từ năm 1945 đến 1954 do ảnh hưởng của chiến tranh, tư bản Pháp chuyển dần tài sản qua Campuchia, Indonesia, và Châu Phi nên diện tích cao su ở Việt nam ngừng phát triển và thu hẹp lại. Từ năm 1955 tư bản Pháp tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su, đồng thời chính quyền Sài Gòn tham gia tổ chức hiệp hội các nước trồng cao su quốc tế và học tập kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á để lập các dinh điền cao su và khuyến khích các tư nhân lập các tiểu điền cao su. Thời kì này đã đạt được diện tích cao nhất là 24,00 nghìn ha dinh điền và 15,00 nghìn ha cao su tư nhân nhưng diện tích dinh điền bị hư hại dần còn lại không đáng kể. Tính đến cuối năm 1960 tổng diện tích cao su Việt Nam còn được 142,00 nghìn ha và sản lượng cao nhất là 79.650,00 tấn

1961-1975: Do ảnh hưởng của chiến tranh giành độc lập dân tộc Việt Nam, một lần nữa, Pháp lại thu hẹp diện tích cao su tại Việt Nam, rút vốn chuyển sang đầu tư tại Cameron, Indonesia, Malaysia…đồng thời họ thực hiện phương châm “thu lợi tối đa đầu tư tối thiểu” bằng cách cạo cạn kiệt vườn cây để tận thu mủ trên các diện tích cao su kinh doanh sẵn có và hàu như không phát triển thêm diện tích trồng mới, trừ trường hợp đặc biệt như phải trồng lại các diện tích đã bị Mỹ khai hoang dọc các quốc lộ nhằm để giữ đất.

Sau khi tiếp quản nguyên trạng cao su vào năm 1975, nhận thức được tầm qun trọng của cây cao su nên nhà nước đã triển khai các chương trình khôi phục và phát triển ngành cao su thiên nhiên như sau :

1976-1980: chủ yếu là khôi phục và khai thác diện tích cao su sẵn có, ổn định lại cuộc sống của công nhân cao su. Diện tích trồng mới trong 5 năm này khoảng 14.000,00 ha, trồng tập trung chủ yếu tại công ty Đồng Nai và một ít tại các công ty Đông Nam Bộ, như vậy tốc độ trồng mới là 27.00,00-2.800,00 ha/ năm. Trong thời kỳ này, do các cơ sở vật chất không đầy đủ, năng lực quản lý và trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên chất lượng vườn cây kém, mật độ cây thấp. Một số diện tích trồng mới phải thanh lý. Vườn cây kinh doanh sẵn có, do bị hư hại nhiều trong chiến tranh và do kỹ thuật khai thác cổ điển nên năng suất thu hoạch kém.

1981-1985: Nhờ vào nguồn vốn vay của Liên Xô nên phát triển diện tích nhanh, tổng diện tích cao su trồng trong 5 năm này đạt 105.000,00 ha, như vậy tốc độ trồng mới bình quân đạt 20.000,00 ha/năm,trong đó năm 1984 trồng trên 33.000,00 ha, tập trung chủ yếu ở các công ty Đông Nam Bộ(khoảng 90.000,00ha), một ít tại Tây Nguyên và Quảng Trị. Kỹ thuật ứng dụng trong các thời kì này có nhiều đổi mới như chú trọng khai hoang sạch, trồng bằng cây tum thay thế cho phương pháp trồng hạt. Tuy nhiên, do tốc độ trồng nhanh, điều kiện quản lý và chăm sóc kém nên chất lượng vườn cây chỉ ở mức trung bình. Ghi nhận mức đột phá của giai đoạn 1981-1985 là việc đưa cao su lên Tây Nguyên.

1986-1990: Có một số cải tiến về khoa học và kỹ thuật như đưa một số dòng vô tính mới vào sản xuất, sử dụng thuốc kích thích mủ, tuy nhiên ở giai đoạn này do gặp khó khăn lớn về vốn đầu tư nên tốc độ trồng mới bị chặn lại. Tổng diện tích được trồng trong giai đoạn này là 62.000,00 ha, như vậy tốc độ trồng là 12.000,00 ha/năm, vườn cây có chất lượng từ trung bình đến khá.

1991-1995: khó khăn về vốn đầu tư lại càng gay gắt nên trong 5 năm này chỉ trồng được 26.000,00 ha, tốc độ trồng là 5.300,00 ha/năm.

Song song với việc phát triển thêm diện tích, ngành cao su đã chú trọng nâng cấp các nhà máy chế biến mủ cao su sẵn bằng cách thay thế hoặc trang bị mới các dây chuyền sản xuất, đồng thời cho xây dựng thêm các nhà máy mới có công suất cao và công nghệ hiện đại, nhằm đáp ứng với sản lượng tăng nhanh của vườn cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 46)