II. cao su kinh doanh
2.6.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển cây cao su
Coi cây cao su là một cây trồng chủ lực của huyện
Điều kiện khí hậu, thờ tiết, đất đai, thổ nhưỡng ở huyện Nam Đông rất phù hợp với cây cao su, lao động nông dân nhàn rỗi nhiều và đa phần đều có thu nhập thấp, nhu cầu và giá cao su đang có xu hướng tăng lên, đó là các yếu tố thuận lợi để huyện Nam Đông phát triển cây cao su thành cây trồng chủ lực của huyện. Thực tế cho thấy, trước đây, Nam Đông là một huyện miền núi nghèo khó, sản xuất tự cung tự cấp, nhưng sau khi tiến hành trồng cây cao su từ năm 1993, tổng sản phẩm bình quân đầu người là 15,8 triệu đồng. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như điện, đường, trường, trạm và nước sạch được đầu tư đồng bộ theo hướng kiên cố và vững chắc, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.[21]
Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị
Nước ta đang trên đường hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta càng gặp phải sự kiểm soát khắc khe về chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên với cách làm tự phát của người nông dân và thiếu quy hoạch như hiện nay của cao su huyện Nam Đông thì quá trình mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản xuất là một vấn đề lớn. các giải pháp gia tăng chất lượng cao su ở khâu chăm sóc, khai thác và bảo quản.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành cao su.
Sau khi các dự án trồng cao su của chính phủ kết thúc thì tình trạng bán non và khai thác non vườn cây cao su hoặc tự ý chuyển đỗi đất hoa màu thành đất trồng cao su đã diễn ra. Vì vậy để cây cao su có thể trở thành cây trồng chủ lực của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân thì vai trò của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương là rất quan trọng. Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng trồng cao su, áp dụng các đòn bẫy kinh tế như thuế, lãi suất cho vay và các biện pháp hành chính là rất cần thiết để phát triển cây cao su của huyện.
CHƯƠNG III