Giải pháp về sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 100 - 105)

II. cao su kinh doanh

3.2.1. Giải pháp về sản xuất

Vốn đầu tư trong quá trình sản xuất thực sự đảm bảo tốt để thực hiện các khâu của quá trình canh tác cây cao su. Mức vốn thấp sẽ dẫn đến mức đầu tư thấp, điều này sẽ làm giảm chất lượng vườn cây cao su. Vì vậy, tăng để tăng kết quả sản xuất từ các vườn cây cao su của các hộ gia đình, phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn, tranh thủ nguồn vốn của nhà nước, nguồn vốn của các dự án, nguồn vốn khác nhằm đảm bảo đủ mức đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Để giảm thiểu các hạn chế trong vấn đề vay và sử dụng vốn cần:

Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng nhằm tạo điều kiện để các hộ gia đình tiến hành vay vốn kịp thời vụ.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế “một cửa” giúp người dân giảm bớt các chi phí cho các thủ tục không cần thiết.

Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất.

Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ KTCB kéo dài từ 7 đến 8 năm. Do đó, cần tạo điều kiện cho các hộ vay vốn với thời gian dài và với mức lãi suất phù hợp.

Trên đây là những giải pháp nhằm đảm bảo cho người dân được tiến hành vay vốn thuận lợi. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là vướng mắc trong tâm lý của người dân, nên cần phải đặt ra giải pháp như sau:

Xóa bỏ tâm lý đi vay không có tiền trả của đa phần các hộ gia đình. Để làm được như vậy cần tạo lòng tin cho các hộ về hiệu quả của mô hình cao su tiểu điền, giúp người dân yên tâm để tiến hành đầu tư cho sản xuất.

Hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả. Hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích. Để tránh tình trạng này thì phương thức vay

vốn bằng tiền nên thay bằng cách cho vay dưới hình thức vật tư sản xuất như: cung ứng phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật…

Tạo dựng cho hộ cách làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cao su đúng với định mức kinh tế kỹ thuật nhằm phát huy tốt hiệu quả từ cây cao su.

Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ có tâm lý ngại vay hoặc chưa quan tâm đến nguồn vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng khác... nhưng trong tương lai, khi các hộ làm chủ thực sự trên vườn cây của mình, tự quyết định trong hoạt động kinh doanh, vay vốn sản xuất. Đây sẽ là nguồn vốn rất lớn đảm bảo cho nhu cầu về vốn của các hộ. Do đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tài chính vi mô… cần tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi trong việc vay vốn để các hộ phát huy hết khả năng sản xuất kinh doanh của mình.

Giải pháp về lao động

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Chính vì thế, để phát huy lợi thế của lực lượng lao động tại địa phương cần có giải pháp cụ thể sau:

Trước khi tiến hành trồng mới cây cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ thuật thực sự có chất lượng cho những người tham gia. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su để tiến hành mở lớp tập huấn, đối với cây cao su nên mở lớp tập huấn vào đầu hai thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào đầu những thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả của cả quá trình sản xuất.

Ngoài ra, trong quá trình đào tạo phải cho người dân tiếp xúc được với thực tế, thực hiện phương thức “Cầm tay chỉ việc” cho người dân, tạo cho họ tâm lý phải làm đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây.

Trên đây là những biện pháp cụ thể dựa trên những khó khăn, những thiếu sót của các hộ gia đình, qua quá trình điều tra tại địa phương chúng tôi thiết nghĩ cần thực hiện để có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của huyện Hương Trà đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chỉ mới giải quyết được phần nào hệ thống giáo dục, y tế, còn vấn đề giao thông đi lại còn nhiều hạn chế. Địa điểm trồng cây cao su nằm khá xa so với khu dân cư, đường sá nhỏ hẹp lại có độ dốc nên đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa. Điều này ảnh hưởng khá nhiều trong việc thu mua, vận chuyển mủ cao su.

Vì vậy, để khắc phục và hạn chế những nhược điểm trên cần:

Xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại từ nơi dân cư sinh sống đến những vườn cao su để giúp cho những hộ gia đình giảm bớt khó khăn và tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm.

Xây dựng các đai rừng phòng hộ và đầu tư hơn nữa cho hệ thống thủy lợi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão, lũ quét gây ra... vì cây cao su có rễ cạn, rất dễ gãy.

Quy hoạch lại một cách hợp lý và mở rộng các tuyến đường phụ và đường lên vườn cao su.

Về đất đai:

Chính quyền địa phương cần quy hoạch cụ thể những diện tích đất chưa sử dụng dành để trồng cao su, đồng thời khuyến khích người dân khai hoang trồng mới và làm giàu trên diện tích đất hiện có theo hướng ổn định và bền vững.

Giải pháp về thị trường

Hầu hết các hộ được điều tra đều không thấy gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy khâu thị trường còn tồn tại những hạn chế cơ bản như: không biết chắc giá cả, phần lớn do tư thương cung cấp khi thu mua...Do vậy cần có những giải pháp cụ thể sau:

Chính quyền các xã cần phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến người dân bằng nhiều cách thức khác nhau như: thông báo qua bảng tin của xã một cách định kỳ, thông qua hệ thống loa phát thanh... để người dân kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường liên quan, từ đó đưa ra các quyết định, các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất.

Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tránh tình trạng sản phẩm thu về không có người thu mua, bị ép giá .v.v.

Ngoài công ty cao su Đà nẵng, cần khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào thu mua, chế biến để tạo thuận lợi hơn nữa cho người sản xuất cũng như tạo ra sự cạnh tranh về giá thu mua.

Tóm lại, các giải pháp chủ yếu để phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Nam Đông xuất phát từ những vấn đề vướng mắc thực tế mà chúng tôi tìm hiểu được qua quá trình điều tra.

Tuy nhiên, để áp dụng những biện pháp trên cần phải có quá trình nghiên cứu cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan để tùy thuộc vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của từng xã mà chúng ta áp dụng, nhằm tạo được kết quả tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 100 - 105)