Trong lĩnh vực giao thông vận tải, người kinh doanh dịch vụ vận tải không chỉ đơn thuần là người vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất để đảm nhiệm thêm các k
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Bố cục nghiên cứu 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
1.1 Khái quát về Logistics 6
1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của logistics 6
1.1.2 Đặc điểm của logistics 12
1.1.3 Nội dung của quản trị logistics 13
1.2 Mối quan hệ giữa vận tải biển và logistics 16
1.2.1 Tầm quan trọng của vận tải biển trong thương mại quốc tế hiện nay 16
1.2.2 Logistics trong hoạt động giao nhận, vận tải biển 18
1.2.3 Các yếu tố tác động tới vận tải biển và logistics trong tương lai 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MAERSK LOGISTICS QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM 21
2.1 Tổng quan về Maersk 21
2.1.1 Giới thiệu chung 21
2.1.2 Lịch sử hình thành 21
2.1.3 Ý nghĩa và nguồn gốc của biểu tượng Maersk Group 23
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh 24
2.2 Maersk Logistics quốc tế 26
2.2.1 Logistics tích hợp 26
2.2.2 Quản lí chuỗi cung ứng (Supply chain management) 27
2.2.3 Hệ thống dịch vụ vận tải biển 27
2.2.4 Quản lí hàng tồn kho và kho bãi 34
2.2.5 Các gói dịch vụ GTGT (Dịch vụ khác) 35
2.2.6 Đánh giá 36
2.3 Maersk Logistics Việt Nam 38
2.3.1 Giới thiệu chung 38
Trang 22.3.2 Lĩnh vực hoạt động và năng lực cốt lõi của Maersk Việt Nam 38
2.3.3 Đánh giá 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LOGISTICS 44
3.1 Cơ hội và thách thức cho Maersk Logistics tại thị trường Việt Nam 44
3.1.1 Cơ hội 45
3.1.2 Thách thức 46
3.1.3 Ma trận SWOT của Maersk tại thị trường Việt Nam 48
3.2 Giải pháp logistics 53
3.3 Kiến nghị logistics 57
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 3Trong lĩnh vực giao thông vận tải, người kinh doanh dịch vụ vận tải không chỉ đơn thuần là người vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất để đảm nhiệm thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa như: gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho và giao nhận Hoạt động vận tải thuần túy đã dần chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích “cung-cầu” Xu hướng đó không những đòi hỏi phải kiểm soát được các luồng thông tin, luồng hàng hóa và luồng tài chính Chỉ khi tối ưu được toàn bộ quá trình này thì mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, vừa làm tăng lợi nhuận cho các hang vận tải, thương mại, đảm bảo được lợi ích chung
Từ đó đã hình thành nên vấn đề quản lý logistics nhằm đạt được mục tiêu trên
Hiện nay tại Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hội nhập vào nền kinh tế thế giới Tại Việt Nam, thị trường Logistics là một mảng thị trường khá mới
mẻ, có thể nói ngành chỉ mới là ở giai đoạn phôi thai, quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics vừa và nhỏ, đa phần làm đại lý cho nước ngoài hoặc cung cấp các dịch vụ đơn lẻ Bởi dịch vụ Logistics là một quá trình khép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng
Trang 4Logistics gồm rất nhiều dịch vụ như vận tải, kho bãi, xếp dỡ… Nên để đầu tư một doanh nghiệp có kho bãi, đội xe, làm đại lý… cần một số vốn không nhỏ Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp tính liên kết và hợp tác còn lỏng lẻo, nhưng đã có sự chuẩn bị nhất định, linh hoạt và thích ứng dần với cơ chế thị trường nên hoạt động Logistics khá sôi nổi Tuy vậy, sự chuẩn bị cho mốc cửa thị trường vẫn mang tính thụ động bởi chưa có các chiến lược, kế hoạch cụ thể cho lĩnh vực quan trọng này.
Trên cơ sở đó nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Maersk Logistics quốc tế và Việt Nam” cho bài tiểu luận này với mong muốn giới thiệu những ưu việt mà hoạt động logistics có thể đem lại cho các ngành dịch vụ kinh tế ở nước ta Đồng thời cũng đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ này
2 Mục tiêu nghiên cứu
* Về phương pháp luận:
+ Trình bày tóm tắt, có hệ thống để làm rõ khái niệm Logistics
+ Qua tài liệu tổng hợp kinh nghiệm phát triển Logistics của một số nước, rút ra các bài học cần thiết phù hợp để phát triển Logistics trong các công ty, doanh nghiệp
về vận tải biển ở Việt Nam
* Về thực tiễn:
+ Đánh giá về thực trạng hoạt động Logistics ở các công ty, doanh nghiệp về vận tải biển ở Việt Nam, nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc phát triển Logistics trong các công ty này
+ Đề xuất, định hướng cho sự phát triển của các doanh nghiệp logistics đối với loại hình doanh nghiệp vận tải biển ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:
Phát triển dịch vụ Logistics đối với các công ty, doanh nghiệp vận tải biển ở Việt Nam
Trang 5* Phạm vi nghiên cứu
+ Về chủ thể: Các doanh nghiệp vận tải biển logistics ở Việt Nam
+ Về thời gian : Tập trung vào giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO từ
2007 đến 2012, từ đó đưa ra định hướng phát triển về sau
4 Phương pháp nghiên cứu
+ Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh,
+ Chương I: Cơ sở lý thuyết về logistics
• Khái quát về logistics
• Mối quan hệ giữa vận tải biển và logistics
+ Chương II: Thực trạng Maersk logistics quốc tế và Việt Nam
• Tổng quan về Maersk
• Maersk quốc tế
• Maersk Việt Nam
+ Chương III: Giải pháp và kiến nghị logistics
• Cơ hội và thách thức cho Maersk tại thị trường Việt Nam (logistics)
• Giải pháp
• Kiến nghị
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái quát về Logistics
1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của logistics
a) Khái niệm về logistics
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hi Lạp - logistikos - phản ánh môn khoa
học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu
Logistics hiện đại (modern business logistics) là một môn khoa học tương đối trẻ
so với những ngành chức năng truyền thống như marketing, tài chính, hay sản xuất Cuốn sách đầu tiên về logistics ra đời năm 1961, bằng tiếng Anh, với tựa đề “Physical distribution management”, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa
ra để khái quát về lĩnh vực này, mỗi khái niệm thể hiện một góc độ tiếp cận và nội dung khác nhau
Có thể chia quá trình phát triển của logistics kinh doanh trên thế giới thành 5 giai đoạn: workplace logistics (logistics tại chỗ), facility logistics (logistics cơ sở sản xuất), corporate logistics (logistics công ty), supply chain logistics (logistics chuỗi cung ứng), global logistics (logistics toàn cầu) Mỗi giai đoạn tương ứng với cách hiểu và định nghĩa khác nhau của Logistics Có thể nói định nghĩa hiện nay vẫn chưa là tuyệt hảo nhưng đã hoàn thiện hơn thế hệ những giai đoạn trước rất nhiều
Theo Hội đồng quản trị logistics của Mỹ (CLM- Council of Logistic Management) thì:
Logistics là quá trình hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động và dự trữ một cách hiệu quả của vật liệu thô, dự trữ trong quá trình sản xuất, hành phẩm và
Trang 7thông tin từ điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng
Các chuyên gia về marketing và logistics cũng có định nghĩa tương tự Như vậy, logistics là một hệ thống bắt đầu từ nguồn cung cấp vật liệu và kết thúc khi đã phân phối hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng Tham gia hệ thống logistics bao gồm nhiều tổ chức Các trung gian thương mại thực hiện các hoạt động logistics trong kênh phân phối
Vậy:
Logistics kinh doanh thương mại là quá trình phân phối hàng hoá thông qua các hành vi thương mại (mua, bán), bao gồm việc hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ và thông tin từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng và thu được lợi nhuận Thông qua định nghĩa, chúng ta nhận thấy:
- Logistics là quá trình quản trị, là chức năng quản trị cơ bản của doanh nghiệp thương mại; kinh doanh thương mại là kinh doanh dịch vụ logistics
- Logistics thương mại là quá trình dịch vụ khách hàng thông qua các hành vi mua, bán hàng hoá
Như vậy thuật ngữ logistics khá phức tạp không thể chuyển hóa về một cái tên Việt Nam trong một từ ngữ ngắn gọn cho nên chúng ta nên chỉ gọi nó là Logistics từ nay đến cuối tiểu luận này
b) Vị trí và vai trò của logistics
Ngành logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và
có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây:
- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường
Trang 8Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy
sự gia tăng của các thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế Hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ mới đã được giới thiệu, đang được bán ra và phân phối hàng ngày đến các ngõ ngách của thế giới trong thập kỷ vừa qua Để giải quyết các thách thức do thị trường mở rộng và sự tăng nhanh của hàng hóa và dịch vụ, các hãng kinh doanh phải mở rộng quy mô và tính phức tạp, phát triển các nhà máy liên hợp thay thế cho những nhà máy đơn Hệ thống logistics hiện đại đã giúp các hãng làm chủ được toàn
bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết các hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu thụ trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia Tại Mỹ logistics đóng góp xấp xỉ 9,9% trong GDP Năm 1999 Mỹ chi khoảng 554 tỷ USD cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn 332 tỷ USD cho chi phí kho
dự trữ và hơn 40 tỷ USD cho quản lý truyền thông và quản lý các quá trình logistics, tổng cộng là 921 tỷ USD Đầu tư vào các cơ sở vận tải và phân phối, không tính các nguồn công cộng, ươc lượng hàng trăm tỷ USD, cho thấy logistics là một ngành kinh doanh tiềm năng và vô cùng quan trọng
- Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuân lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ Để hiểu hơn về hình ảnh hệ thống này, có thể thấy rằng nếu hàng hóa không đến đúng thời điểm, không đến đúng các vị trí và với các điều kiện mà khách hàng cần thì khách hàng không thể mua chúng và việc không bán được hàng hóa sẽ làm mọi hoạt động kinh tế trong chuỗi cung cấp bị vô hiệu
- Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối Với tư cách là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third – party cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế
Trang 9- Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện
và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc
tế Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được
và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics rẻ tiền và chất lượng cao Hệ thống này giúp cho mọi dòng hàng hóa được lưu chuyển thuận lợi, suôn
sẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng…
Là một bộ phận trong GDP, logistics ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi xuất, năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng như các khía cạnh khác của nền kinh tế Một nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân một tổ chức của Mỹ có thể mở rộng năng suất logistics 20% hoặc hơn trong 1 năm Một cách để chỉ ra vai trò của logistics
là so sánh phí tổn của nó với các hoạt động xã hội khác Tại Mỹ chi phí kinh doanh logstics lớn gấp 10 lần quảng cáo, gấp đôi so với chi phí bảo vệ quốc gia và ngang bằng với chi phí chăm sóc sức khỏe con người hàng năm
Xét ở tầm vi mô, trước đây các công ty thường coi logistics như một bộ phận hợp thành các chức năng marketing và sản xuất Marketing coi logistics là việc phân phối vật lý hàng hóa Cơ sở cho quan niệm này là hoạt động dự trữ thành phẩm hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào do logistics đảm nhiệm cũng là nhiệm vụ của biến số phân phối (Place) trong marketing - mix và được gọi là phân phối vận động vật lý Hiểu đơn giản
là khả năng đưa 1 sản phẩm đến đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng khách hàng Phân phối vật lý và thực hiện đơn đặt hàng có thể coi là sự thay đổi chủ chốt trong việc bán sản phẩm, do đó cũng là cơ sở quan trọng trong thực hiện bán hàng Sản xuất coi logistics là việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chọn nguồn cung ứng tốt và phân phối hàng hóa thuận tiện…Bởi lẽ các hoạt động này ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ đến thời gian điều hành sản xuất, kế họach sản xuất, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tính thời vụ của sản xuất, chi phí sản xuất, thậm chí ngay cả vấn đề bao bì đóng gói sản phẩm trong sản xuất công nghiệp hiện đại
Do chức năng logistics không được phân định rạch ròi nên đã có những ảnh
Trang 10hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ khách hàng và tổng chi phí logistics bởi sự sao nhãng và thiếu trách nhiệm với hoạt động này Quan điểm kinh doanh hiện đại ngày nay coi logistics là một chức năng độc lập, đồng thời có mối quan hệ tương hỗ với hai chức năng cơ bản của doanh nghiệp là sản xuất và marketing, phần giao diện giữa chúng có những hoạt động chung.
Quan hệ giữa chức năng logistics với chức năng sản xuất
Hơn thế nữa, trong giai đoạn hiện nay, tại các quốc gia phát triển, quản trị logistics còn được ghi nhận như một thành tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức Vai trò của nó thể hiện rất rõ nét tại các doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường
- Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Quan điểm marketing cho rằng, kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng và cho thấy 3 thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ lực marketing, thỏa mãn khách hàng
và lợi nhuận công ty Logistics đóng vai trò quan trọng với các thành phần này theo cách thức khác nhau Nó giúp phối hợp các biến số marketing –mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, gián tiếp làm tăng lợi nhuận trong dài hạn
- Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm: Mỗi sản phẩm được
Trang 11sản xuất ra luôn mang một hình thái hữu dụng và giá trị (form utility and value) nhất định với con người Tuy nhiên để được khách hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần có nhiều hơn thế Nó cần được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao đổi với khách hàng Các giá trị này cộng thêm vào sản phẩm và vượt xa phần giá trị tạo ra trong sản xuất được gọi là lợi ích địa điểm, lợi ích thời gian và lợi ích sở hữu (place, time and possession utility) Lợi ích địa điểm là giá trị cộng thêm vào sản phẩm qua việc tạo cho nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí Lợi ích thời gian là gía trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng để sản phẩm tới đúng thời điểm mà khách hàng có nhu cầu, những lợi ích này là kết quả của hoạt động logistics Như vậy Logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian và địa điểm cho sản phẩm, nhờ đó
mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách
về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian và địa điểm do logistics mang trở nên đặc biệt cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm
- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa Hơn thế nữa, các mô hình quản trị và phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng…
và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình
- Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một hệ thống logistics hiệu quả và kinh tế cũng tương tự như một tài sản vô hình cho công ty Nếu một công ty có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng với chi phí thấp thì có thể thu được lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh Điều này có thể giúp cho việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics hiệu quả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn do dó tạo ra
uy tín Mặc dù không tổ chức nào chỉ ra phần vốn quý này trong bảng cân đối tài sản
Trang 12nhưng cần phải thừa nhận rằng đây là phần tài sản vô hình giống như bản quyển, phát minh, sáng chế, thương hiệu.
1.1.2 Đặc điểm của logistics
Các chuyên gia nghiên cứu về dịch vụ logistics đã rút ra một số đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ này như sau:
* Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính,
đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống:
- Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung;
- Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với toàn
bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua
và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng;
- Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng,…
Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh
* Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mình Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm
di chuyển trong doanh nghiệp
Trang 13* Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan… cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door) Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra… Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics.
* Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức:
Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ
mà họ đảm nhiệm Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề
và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải
đa phương thức (MTO-Multimodal Transport Operator) MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics
1.1.3 Nội dung của quản trị logistics
Quản trị Logistics là quá trình hoạc định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ… và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Trang 14Như đã biết quản trị logistics không phải là hoạt động đơn lẻ, vì vậy nó có các nội dung sau.
1.1.3.2 Hệ thống thông tin trong quản trị logistics
Ngày nay máy vi tính và công nghệ thông tin đóng góp một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, có vai trò quan trọng đối với mọi ngành Điều đó cũng không loại trừ đối với logistics
Logistics là một hệ thống phức tạp của nhiều thứ đan xen lại với nhau trong đó vấn đề nan giải nhất là phải quản lý được hệ thống đơn đặt hàng “nhiều như núi” của các khách hàng Đây là vấn đề sống còn của logistics Nếu thông tin được trao đổi nhanh chóng, chính xác thì hoạt động logistics sẽ tiến hành hiệu quả còn ngược lại sẽ làm chi phí vận chuyển lưu kho tăng, giao hàng không đúng thời hạn, làm giảm niềm tin nơi khách hàng
Như vậy không thể phủ nhận vai trò của công nghệ thông tin trong ngành logistics Nó là một nhân tố sống còn và có vai trò quan trọng cần phải được chú ý
Trang 151.1.3.5 Vận tải
Nguyên vật liệu, hàng hóa…chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhờ các phương tiện vận tải Vì thế vận tải đóng vai trò rất quan trong trong hoạt động logistics Có nhiều loại hình vận tải với những ưu nhược riêng của nó:
- Vận tải đường thủy
Trang 16điều kiện lưu trữ và vị trí của hàng hóa được lưu kho.
1.2 Mối quan hệ giữa vận tải biển và logistics
1.2.1 Tầm quan trọng của vận tải biển trong thương mại quốc tế hiện nay
Vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ngoại thương Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không ngừng tăng qua các năm và theo số liệu thống kê của UNTACD, tổng số lượng hàng hóa chuyên chở trong buôn bán quốc tế đạt hơn 7 tỷ tấn mỗi năm thì khối lượng hàng hóa chuyên chở thông qua vận tải biển luôn chiếm khoản 80%
1.2.1.1 Ưu điểm của vận tải biển
Vận tải biển đóng vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế vì nó có những ưu điểm nổi bật sau:
- Vận tải đường biển có năng lực chuyên chở lớn: Phương tiện vận tải trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở lớn, lại có thể chạy được nhiều tàu trong cùng một tuyến đường, cùng một khoản thời gian nên vòng quay phương tiện vận tải tăng giúp giảm chi phí Thời gian tàu nằm chờ tại cảng giảm do sử dụng các phương tiện xếp dỡ hiện đại và container nên khả năng thông quan lớn, như cảng Rotterdam: 300 triệu tấn hàng hóa/năm; cảng New York: 150 triệu tấn/năm; cảng Kobe: 136 triệu tấn/năm…
- Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời có khối lượng lớn nhưng giá trị thấp như than, quặng, ngủ cốc, phốt phát,…
- Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến đường hàng hải hầu hết là các tuyến đường giao thông tự nhiên nên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản trừ việc xây dựng các kênh đào và hải cảng
- Giá thành vận tải biển rất thấp do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất trong ngành vận tải biển cao Nhiều tiến bộ khoa học- kĩ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải có xu
Trang 17hướng ngày càng hạ Hiện nay giá thành vận tải biển chỉ khoản 0,7 USD/kg/km, bằng 1/6 so với giá thành vận tải đường hàng không, ½ so với đường sắt và bằng ¼ so với vận chuyển bằng đường ô tô.
1.2.1.2 Phát triển vận tải hàng hoá bằng đường biển là động lực thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế
Vận tải hàng hóa bằng đường biển có tác dụng rất lớn thúc đẩy buôn bán quốc tế Trước đây, khi vận tải quốc tế chưa phát triển rộng khắp, sức chở của phương tiện vận tải biển nhỏ, công cụ vận tải thô sơ, các dịch vụ tại cảng kém an toàn đã hạn chế mở rộng việc buôn bán giữa các quốc gia Ngày nay, hệ thống vận tải trên thế giới đã phát triển tạo điều kiện mở rộng các thị trường tiêu thụ nên hoạt động xuất nhập khẩu được thông suốt Các nước xuất khẩu có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở những nước cách xa và những nước nhập khẩu cũng có điều kiện lựa chọn thị trường cung cấp rộng rãi hơn
Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải là một bộ phận cấu thành nên giá cả hàng hóa, nó chiếm khoản 10-15% giá FOB hoặc 8-9% giá CIF So với các phương thức vận tải khác, vận tải hàng hóa bằng đường biển có chi phí thấp nhất chỉ sau vận tải bằng đường ống, do vậy vận tải bằng đường biển sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm do đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó với hàng hóa cùng loại của các nước khác Điều đó kích thích tiêu dùng của khách hàng, làm cho việc tiêu thụ hàng càng nhanh chóng, thuận lợi với số lượng hàng lớn, kích thích hoạt động sản xuất
và mua bán phát triển Như vậy vận tải hàng hóa bằng đường biển đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa giữa các nước khi mà thị trường trong nước đã chở nên quá chật hẹp Hoàn thiện hệ thống vận tải, giảm giá thành vận tải (cước phí), nâng cao chất lượng phục vụ của các dịch vụ vận tải sẽ tạo điều kiện
mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế Ngược lại, khi buôn bán quốc tế đòi hỏi chất lượng các dịch vụ vận tải càng cao thì dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển càng phát triển: phải tăng khả năng chuyên chở của các đội tàu, tăng khả năng xếp dỡ của cảng Điều này lại kéo theo chi phí càng giảm và lại càng thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển hơn Vận tải hàng hóa bằng đường biển cần lượng hàng lớn đến nhiều thị trường
Trang 18khác nhau, thương mại vận tải quốc tế cần chi phí vận chuyển thấp, vận chuyển an toàn, hiện đại, nhanh chóng Đó chính là mối quan hệ qua lại, tác động chặc chẽ hữu
cơ với nhau, cái này lôi kéo tạo đà cho cái kia phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của nhau
1.2.2 Logistics trong hoạt động giao nhận, vận tải biển
Do hoạt động thương mại ngày càng mở rộng nên cạnh tranh giữa các công ty nhằm giành lợi thế trên thị trường thế giới ngày càng trở nên khốc liệt Để tạo được lợi thế cạnh tranh, chính sách giá là vũ khí quan trọng của các doanh nghiệp Do hoạt động sản xuất đã đạt đến đỉnh điểm trong khai thác năng suất lao động, nên việc giảm giá không còn dựa vào giảm giá thành sản xuất của sản phẩm nữa Trong giá hàng xuất khẩu, chi phí cho vận tải hàng hóa chiếm tới 30%, và đây là một giải pháp cho vấn đề năng lực cạnh tranh bằng giá vì hiệu quả trong hoạt động vận tải biển vẫn chưa đạt tới ngưỡng tối đa
Trong thới gian gần đây, hoạt động logistics đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và đã đem lại nhiều lợi ích rõ rệt Trong hoạt động giao nhận, vận tải biển của thế giới, hoạt đọng logistics cũng đã đạt được ứng dụng Nhờ quản lý theo hệ thống logistics mà hoạt động giao nhận, vận tải biển đạt hiệu quả hơn trước Logistics giúp tạo nên chuỗi liền mạch trong quá trình chuyên chở hàng hóa từ điểm đi tới điểm đến, giúp vận chuyển hàng hóa được thông suốt Trước đây, khi chưa áp dụng quản lý theo logistics, hàng hóa có thể bị ách tắc tại cảng hay bị mắc kẹt ở trên tàu mà không thông qua nhanh chóng Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại quốc tế Nó gây ra nhiều phiền hà cho tất cả các nhà nhập khẩu và xuất khẩu Nó làm tăng chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa vì nhà xuất nhập khẩu phải bỏ thêm chi phí lưu kho bãi hay chi phí bị phạt vì chậm bốc dỡ, chậm giao hàng Tất cả những điều này làm cho nhà xuất nhập khẩu không thể cạnh tranh tốt trong môi trường kinh doanh quốc tế Nhưng việc áp dụng logistics trong giao nhận, vận tải biển đã giúp hàn gắn lại những lỗ hổng trong quá trình chuyên chở hàng hóa đó và tạo thành một đường thẳng trong hoạt động giao nhận, vận tải biển, giúp tối thiểu hóa chi phí hoạt động giao nhận, vận tải biển Như vậy, vấn đề giảm chi phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu đã được giải quyết nhờ
Trang 19ứng dụng quản lý hoạt động giao nhận, vận tải biển theo logistics.
1.2.3 Các yếu tố tác động tới vận tải biển và logistics trong tương lai
Hoạt động logistics chứa đựng các yếu tố thường xuyên vận động, thay đổi theo thời gian Tạp chí Distribution đã chỉ ra một số xu hướng phát triển chính tác động tới lĩnh vực logistics và vận tải biển trong thời gian tới sau:
- Thương mại quốc tế được đẩy mạnh
Giá trị giao dịch thương mại quốc tế hàng năm là khoản 2 nghìn tỷ đô la và ngày
có xu hướng tăng lên Đó là vì các nước đều nhận thức rõ được lợi ích của thương mại quốc tế Quá trình chuyên môn hóa đã giúp cho một số nước có lợi thế trong việc sản xuất một số mặt hàng cụ thể Nhưng muốn tận dụng được lợi thế này không có cách nào khác là dựa vào hoạt động buôn bán quốc tế
Trên quan điểm của logistics quốc tế, xu hướng này sẽ đưa đến nhiều thách thức Logistics quốc tế sẽ ngày càng phức tạp vì ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, và mỗi quốc gia có thể là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống logistics quốc tế đó
- Kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển
Một xu hướng sẽ vẫn tiếp diễn trong tương lai là sự chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều hoạt động kinh tế cung cấp các dich
vụ thay vì hàng hóa hữu hình Điều này có ý nghĩa rất lớn tới hoạt động logistics vì hoạt động logistics phát triển phần lớn là nhờ nhu cầu tổ chức và điều hành luồng hàng hóa Các hàng hóa dịch vụ có đặc điểm là không thể dự trữ hay lưu kho được trong khi một trong các yếu tố quan trọng của các hoạt động logistics cần phải linh hoạt chuyển hướng hoạt động, không chỉ vận chuyển hàng hóa mà vận chuyển cả con người (những người cung cấp dịch vụ) và làm dịch vụ truyền các ý tưởng
- Sự bùng nổ trao đổi điện tử (EDI – Electronic Data Interchange)
Trao đổi dữ liệu điện tử là sự trao đổi trực tiếp từ máy vi tính tới máy vi tính trong các giao dịch liên công ty Trao đổi dữ liệu điện tử rất quan trọng vì nó cho phép
Trang 20các công ty trao đổi nhanh hơn, giảm chi phí nhờ việc loại trừ việc sử dụng giấy tờ Các công ty sẽ nhận thấy EDI là một phương pháp gửi hóa đơn, đơn đặt hàng, chứng
từ hải quan, thông báo về tàu và các chứng từ kinh doanh vô cùng nhanh chóng và kinh tế Tăng hiệu quả trao đổi chứng từ là nhằm đẩy mạnh tốc độ quá trình kinh doanh Hơn thế nữa, các quá trình này lại được kiểm sát chặt chẽ, giúp công ty theo dõi, quản lý việc thi hành nhiệm vụ
Mặc dù hoạt động đã ra đời từ lâu nhưng sự phát triển của hoạt động này sẽ không mạnh mẽ như ngày nay nếu không có sự thay hỗ trợ của các phương tiện, công nghệ hiện đại như máy vi tính, mạng internet… Những công nghệ chủ yếu sử dụng trong hoạt động logistics là:
+ Mạng Internet: đây là một công cụ mới có quyền năng lớn dựa trên máy tính tương đối đơn giản Sức mạnh của nó nằm ở điểm là chúng đều được liên kết với chi phí rất rẻ Cộng đồng logistics đã tìm thấy một số ứng dụng giá trị của công nghệ internet Do tính tương đối rẽ nên hầu hết các doanh nghiệp điều có thể tiếp cận được Công việc giao nhận cần phải chuyển rất nhiều dữ liệu, mà trước đây đòi hỏi phải có
hệ thống đặc biệt Ngày nay mạng Internet cho phép kể cả những người giao nhận nhỏ nhất cũng có thể chuyển thông tin thông qua mạng hầu như miễn phí
+ Công nghệ viễn thông: điện thoại không dây đã góp một không gian mới cho hoạt động logistics và ngành vận tải Trước đây, việc kiểm soát hoạt động giao hàng đồng nghĩa với việc chỉ có thể liên lạc được với phương tiện vận tải khi nó dừng lại tại đâu đó Khả năng có thể liên lạc với phương tiện vận tải vào bất kì lúc nào đã cơ bản thay đổi các phương thức vận hành và di chuyển Nó tăng cường hiệu quả của hoạt động vận tải
+ Hệ thống thông tin địa lý (GIS): là hệ thống bản đồ được vi tính hóa, khi hệ thống GIS phát triển chúng ta có thể sử dụng để tìm tuyến đường tốt nhất cho chuyến hàng Những con tàu sử dụng hệ thống GIS để tính toán các dòng hải lưu và thời tiết
để tìm lịch trình thích hợp nhất giữa hai cảng
+ Hệ thống vệ tinh: được sử dụng rất nhiều ứng dụng cho thương mại và khoa học Hai ứng dụng thường sử dụng trong logistics và vận tải là thông tin liên lạc và hệ
Trang 21thống định vị (GPS).
Có thể thấy những công nghệ mới đang ngày càng thúc đẩy sự phát triển cảu hoạt động logistics Tuy nhiên trong thời đại thông tin liên lạc phát triển như vũ bão thì chúng ta sẽ còn được chứng kiến các hoạt động logistics hoàn thiện hơn nữa trong thương lai do những đòi hỏi tất yếu khách quan của các hoạt động kinh tế
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MAERSK LOGISTICS QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Maersk
2.1.1 Giới thiệu chung
Tập đoàn A.P.Moller-Maersk (tiếng Đan Mạch: A.P.Møller-Mærsk Gruppen) là một tập đoàn kinh doanh quốc tế do người Đan Mạch làm chủ, thường được biết dưới tên đơn giản Maersk Maersk hoạt động trong nhiều lãnh vực, chủ yếu là vận tải hàng hải (Maersk là nhà vận tải lớn nhất thế giới), khoan và khai thác dầu khí ngoài khơi, kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng AP Moller - Maersk Group có trụ sở chính tại Copenhagen, Đan Mạch, với các công ty con và văn phòng tại hơn 135 quốc gia trên toàn thế giới và khoảng 108.000 nhân viên Nó được xếp hạng 147 trong danh sách Fortune Global 500 trong năm 2010, giảm từ 106 trong năm 2009
Trụ sở chính của Maersk
2.1.2 Lịch sử hình thành
AP Moller - Maersk Group khởi đầu là công ty vận chuyển Dampskibsselskabet
Trang 22Svendborg, được thành lập bởi thuyền trưởng Peter Maersk-Møller và con trai ông Arnold Peter Møller ở Svendborg vào năm 1904 AP Møller đã có bốn người con, bởi hai người vợ Chastine Estelle Roberta Mc-Kinney và Na Uy sinh Pernille Ulrikke Amalie Nielsen Đứa con thứ hai của AP Møller là Arnold Maersk McKinney Møller Vào năm 1939, Maersk Mc-Kinney Møller đã trở thành một thành viên trong công ty Sau cái chết của AP Møller vào tháng Sáu năm 1965, ông trở thành Giám đốc điều hành của công ty và giữ chức vụ này cho đến năm 1993, ông thành công với Jess Soderberg Bắt đầu từ năm 1965, Maersk Mc-Kinney Møller đã là Chủ tịch công ty và không rời bỏ vị trí này cho đến tháng 12 năm 2003 (90 tuổi), khi sự điều hành đã được Michael Pram Rasmussen tiếp quản Maersk Mc-Kinney Møller được coi như là ông chủ và là người điều hành của công ty dồng thời là chủ tịch của Nhà máy đóng tàu Odense Steel cho đến khi ông mất ngày 02 tháng năm 2006
• Năm 1904, thuyền trưởng Peter Mærsk Møller (1836-1927) lập Công ty tàu thủy chạy bằng hơi nước Svendborg (Dampskibsselskabet Svendborg)
• Năm 1912 con trai là Arnold Peter Møller lập Công ty tàu thủy chạy bằng hơi nước 1912 (Dampskibsselskabet af 1912 A/S)
• Năm 1917, Maersk lập xưởng đóng tàu Odense Shipyard
• Năm 1918, Maersk lập Công ty hàng hải Maersk Line, hoạt động ở Nhật Bản, Thượng Hải (Trung Quốc) và bờ phía đông và phía tây Hoa Kỳ Sau đó Maersk bắt đầu kinh doanh việc chở dầu
• Năm 1962 Maersk được chính phủ Đan Mạch nhượng quyền thăm dò và khai thác dầu khí trong lãnh thổ Đan Mạch
• Năm 1964, hợp tác với Công ty F Salling mở một loạt siêu thị bán lẻ hàng tiêu dùng ở Đan Mạch (sau đó ở Đức, Anh Quốc, Ba Lan, Thụy Điển)
• Năm 1965 Arnold Peter Møller chết, con trai là Arnold Mærsk Mc-Kinney Møller nắm quyền kinh doanh (tháng 6)
• Năm 1969 Maersk lập Công ty hàng không Maersk Air
• Năm 1974 Maersk mua tàu chở container đầu tiên (Maersk Line)
Trang 23• Năm 1998 Maersk mua hãng đóng tàu Volkswerft Stralsund (tháng 1)
• Năm 1999 mua Hãng hàng hải Safmarine của Nam Phi Tháng 11 cùng năm mua công ty hàng hải Sealand Corp của Hoa Kỳ
• Năm 2002 mua hãng tàu Tom A/S (Đan Mạch) và Smit Wijismüller (Hà Lan)
• Năm 2003 mua hãng hàng hải lớn thứ ba thế giới Royal P&O Nedloy NV (trụ
sở ở Rotterdam (Hà Lan) với giá 2,3 tỷ euro và mua hãng Farrell Lines
• Năm 2004 Maersk bán hãng Maersk Data cho IBM Danmark A/S
• Năm 2005 Maersk bán hãng hàng không Maersk Air cho Fons Eignarhaldsfelag (Iceland), nhưng không bán đội máy bay, mà chỉ cho thuê (tháng 6)
• Năm 2007 Maersk có doanh số 51,218 tỷ UrS$, lợi nhuận 3,427 tỷ US$
Tàu Laura (cpt Maersk) trong cảng Svendborg, Đan Mạch
2.1.3 Ý nghĩa và nguồn gốc của biểu tượng Maersk Group
PM Møller (1836-1927), là một người sùng đạo Kitô giáo, khi vợ ông khỏi bệnh ông đã có một biểu tượng màu xanh với một ngôi sao màu trắng bảy cánh trên cả hai mặt của ống khói đen trên con tàu hơi nước Laura Trong một bức thư gởi vợ trong tháng 10 năm 1886, PM Møller đã viết: "Ngôi sao nhỏ trên ống khói là một minh chứng của đêm khi anh cầu nguyện cho em và khẩn cầu một điều: Nếu Chúa nghe thấy lời cầu nguyện của anh, thì hãy cho một ngôi sao xuất hiện trên bầu trời màu xám xịt
Trang 24và đầy mây" Ngôi sao đó sau này đã trở thành biểu tượng cho Tập đoàn Maersk.
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh
AP Moller - hoạt động của Maersk được chia thành nhiều lĩnh vực kinh doanh chính: các hoạt động vận chuyển và liên quan container, APM Terminals, tàu chở dầu, đào tạo, nước ngoài và các hoạt động vận chuyển khác, các hoạt động dầu khí, hoạt động bán lẻ và nhà máy đóng tàu, các công ty công nghiệp, v.v Tàu của Maersk 0,1% khí thải carbon con người phát ra
2.1.4.1 Vận tải container và các hoạt động liên quan
Vận chuyển container và các hoạt động có liên quan là lĩnh vực lớn nhất kinh doanh cho AP Moller - Maersk, cung cấp gần một nửa doanh thu của tập đoàn trong năm 2008 Nó bao gồm các dịch vụ container trên toàn thế giới, hậu cần, các giải pháp chuyển tiếp và các hoạt động thiết bị đầu cuối với các thương hiệu: Maersk Line, Safmarine và Damco Từ năm 1996, Maersk là hãng vận tải container lớn nhất thế giới
Maersk Kalamata ở cảng Seattle
Eleonora Maersk , một trong những tàu E-class
Trang 252.1.4.2 APM Terminals
APM Terminals tại Portsmouth, Virginia , Hoa Kỳ
AP Moller - APM Terminals đơn vị kinh doanh độc lập của Mearsk có trụ sở riêng biệt của mình tại The Hague-Hà Lan, hoạt động như là một cảng toàn cầu, thiết
bị đầu cuối và nội địa Cung cấp dịch vụ với lợi ích từ 56 cảng biển và cảng container tại 36 quốc gia trên năm châu lục, cũng như 155 dịch vụ nội địa hoạt động tại 47 quốc gia Hoạt động cảng và thiết bị đầu cuối bao gồm:
• Châu Âu : Algeciras, Aarhus, Bremerhaven, Gdańsk, Gioia Tauro, Gothenburg, Le
• Havre, Oslo, Portsmouth, cảng Poti, Rotterdam, Zeebrugge
• Bắc Mỹ: cảng Montreal, Charleston (hoạt động xếp dỡ), Houston, Jacksonville, Los Angeles, Miami, điện thoại di động , Port Elizabeth, Portsmouth, Tacoma
• Nam Mỹ: Buenos Aires, Itajai, Pecem, Callao
• Trung Đông: Aqaba, Bahrain, Salalah, Port Said
• Châu Á: Cái Mép, Colombo, Đại Liên, Quảng Châu, Kobe, Laem Chabang, Mumbai Pipavav, Thanh Đảo, Tanjung Pelepas, Thiên Tân, Thượng Hải, Hạ Môn, Yokohama
• ChâuPhi: Abidjan, Apapa, Cotonou, Douala, Luanda, Monrovia, Onne, Pointe Noire, Port Elizabeth, Tangier, Tema
• Dự án mới đang xây dựng: Rotterdam – Maasvlakte II, Limon, Santos, Savona, Wilhelmshaven
2.1.4.3 Tàu chở dầu, nước ngoài và các hoạt động hàng khác
Tàu chở dầu, nước ngoài và các hoạt động hàng khác đóng góp 8,8% doanh thu
Trang 26của Maersk trong năm 2008, và được đăng 25% lợi nhuận của tập đoàn trong giai đoạn này Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm Maersk tàu chở dầu, Maersk cung cấp dịch
vụ, Maersk khoan, Maersk FPSOs, Maersk LNG và Svitzer
2.1.4.4 Hoạt động dầu khí
Maersk Oil Được thành lập vào năm 1962 khi Maersk đã được trao một nhượng
bộ cho khai thác dầu khí và sản xuất trong lĩnh vực Đan Mạch Biển Bắc
Ngày nay, Maersk Oil tham gia vào thăm dò và sản xuất dầu và khí đốt ở nhiều nơi trên thế giới Tổng sản lượng dầu là hơn 600.000 thùng mỗi ngày (95.000 m³ / ngày) và sản xuất khí đốt lên tới khoảng 1 tỷ feet khối (28.000.000 m³) mỗi ngày Hầu hết các nơi sản xuất này là từ Biển Bắc, từ cả khu vực Đan Mạch và Anh, nhưng cũng
có nơi sản xuất ở ngoài khơi Qatar, ở Algeria và Kazakhstan
Ngoài các khu vực sản xuất nói trên, Maersk Oil tham gia vào các hoạt động thăm dò ở Đan Mạch, ngành của Anh, Hà Lan và Na Uy Biển Bắc, Qatar, Algeria, Kazakhstan, Angola, Vịnh Mexico (khu vực Mỹ), Turkmenistan, Oman, Ma-rốc, Brazil, Colombia và Suriname Hầu hết các hoạt động này không phải là 100% thuộc
sở hữu, nhưng là thông qua thành viên trong một tập đoàn
Công ty tự hào vì đã phát triển kỹ thuật sản xuất đặc biệt là phù hợp với môi trường khó khăn (Biển Bắc,…) và các thành công trong việc chiết xuất dầu từ các điều kiện ngầm có vấn đề
Trang 27logistics diễn ra giữa các nhà máy với các kho chứa hàng, với một đại lý bán buôn thì
là giữa các đại lý phân phối của nó, còn với một đại lý bán lẻ thì đó là giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của mình Chuỗi vấn đề khó hiểu này chúng ta sẽ dần làm sáng tỏ nó trong các nội dung tiếp theo của tiểu luận
2.2.2 Quản lí chuỗi cung ứng (Supply chain management)
Phát triển vào những năm 1980, quan điểm này nhìn nhận logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa các công ty (các xưởng sản xuất, các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất Đó là một mạng lưỡi cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng…), các phương tiện (xe tải, tàu hỏa, máy bay, tàu biển…) cùng với hệ thống thông tin được kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó Các hoạt động logistics (dịch
vụ khách hàng, quản trị dữ liệu, vận chuyển và bảo quản hàng hóa…) được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng
2.2.3 Hệ thống dịch vụ vận tải biển
Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế
Trang 282.2.3.1 Các sản phẩm và dịch vụ vận tải biển chủ yếu của Maersk
• Hàng trong khổ có thể được vận chuyển trong các container Móc
• Hàng quá khổ vẫn sẽ được xếp vừa trong một đơn vị container, nhưng do lô hàng quá lớn hoặc quá nặng nên cần thiết bị đặc biệt để điều chỉnh cho phù hợp với kích thước và trọng lượng
• Hàng cồng kềnh là hàng hóa cần phải được vận chuyển trên nhiều container Khung nối liền với nhau để điều chỉnh cho phù hợp với kích thước hoặc trọng lượng rất lớn của hàng hóa
Để vận chuyển hàng hóa đặc biệt của khách hàng, công ty có một hệ thống thiết bị đặc biệt Tùy theo loại hàng hóa của khách hàng, công ty sẽ cung cấp loại container khung và container mở nóc cần thiết để vận chuyển hàng hóa của khách hàng một
Trang 29cách an toàn
Tất cả container khung đều có tường cuối cố định hoặc xếp lại được, nhờ đó phù hợp với phương pháp bốc hàng qua nóc trên hoặc qua cửa bên Ngoài ra, nếu cần thiết, hai hoặc nhiều container khung có thể được nối với nhau, tùy vào loại hàng của khách hàng
Mặt khác, các container mở nóc của Maersk được trang bị mái vòm di động và bạt phủ Điều này đảm bảo rằng hàng hóa của khách hàng có thể được cố định dễ dàng bằng các thanh chằng buộc và vòng gia cố
Các loại hàng hóa tiêu biểu được vận chuyển bằng container khung và container
• Bất kỳ hàng hóa quá khổ nào khác
Hàng hóa đông lạnh: Các mặt hàng được làm lạnh, thực hiện theo quy trình, yêu cầu theo quy định
Theo nguyên tắc chung, trong chỉ thị 89/108/EEC, tất cả các thực phẩm phải được chuyên chở hoặc lưu trữ ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ ghi trên bao bì sản phẩm (hoặc chứng từ thương mại)
Các yêu cầu trên góc độ pháp lý đối với hàng hóa được làm lạnh tùy theo các loại
Trang 30hàng khác nhau Theo kinh nghiệm, nhiệt độ trong container phải được điều chỉnh phù hợp với nhiệt độ ghi trên bao bì sản phẩm, một số quy định đặc biệt có thể được áp dụng đối với một số nước thuộc khối EU
Quy trình
Yêu cầu đóng gói:
• Có thể chống đỡ được hàng hóa xếp chồng lên nhau đến chiều cao 2,4 m (7'10")
• Chịu được độ ẩm mà không bị sụp đổ (thùng carton tẩm sáp hoặc thùng thưa bằng nhựa được khuyến nghị dùng cho các lô hàng có độ ẩm cao)
• Cho phép đủ lượng không khí lưu thông theo chiều dọc qua các thùng
• Mỗi thùng carton nên có lỗ đối xứng ở cả trên mặt và dưới đáy Điều này cho phép luồng không khí lưu thông theo cách tối ưu bởi vì không khí luôn xuất phát từ dưới đáy của container Số lượng, vị trí, kích thước và hình dạng của các lỗ thông khí được quyết định tùy theo loại sản phẩm được đóng gói
• Vật liệu sử dụng để bao bọc phải được buộc chặt để tránh việc quạt dàn bay hơi
bị chặn
Xếp hàng:
Nhiệt, hơi nước, khí carbon dioxide và các khí khác được tạo ra bởi quá trình hô hấp từ các sản phẩm ướp lạnh còn sống có thể làm hỏng sản phẩm và do đó cần được loại bỏ Việc chất hàng phải cho phép không khí lạnh lưu thông qua các vật liệu đóng gói và xuyên suốt cả kiện hàng
Để tối ưu hóa việc xếp hàng, dùng pallet có kích thước 100x120 cm (40"x48")