Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng cam kết gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 30)

NGOÀI KỂ TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG

CHỦ YẾU

2.1. Những điều chỉnh cơ bản.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải có những điều chỉnh chính sách luật pháp cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều chỉnh chính sách thu hút FDI sau khi gia nhập WTO ở Việt Nam được thực hiện theo hai nội dung cơ bản: 1) Điều chỉnh chính sách theo đúng cam kết gia nhập WTO; 2) Điều chỉnh chính sách FDI nhằm nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới.

2.1.1. Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng cam kết gia nhập WTO gia nhập WTO

Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng, Việt Nam đã thực hiện đàm phán khi gia nhập WTO và thống nhất những cam kết chung về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Thực tế thì Việt Nam không có cam kết tổng thể về chính sách đầu tư mà chỉ có nghĩa vụ minh bạch hóa vấn đề này. Trong Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, ngoài việc mô tả hiện trạng chính sách, pháp luật liên quan hoạt động đầu tư/kinh doanh, Việt Nam đã khẳng định một số nguyên tắc chủ yếu như sau:

- Nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm và được quyết định hình thức, địa điểm đầu tư, tỷ lệ góp vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm... trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Danh mục lĩnh vực đầu tư/kinh doanh có điều kiện hoặc cấm đầu tư/kinh doanh sẽ được định kỳ rà soát nhằm xác định những quy định còn chồng chéo hay mâu thuẫn để xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ.

30

- Việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ danh mục các lĩnh vực /ngành nghề cấm đầu tư/ kinh doanh hoặc đầu tư/kinh doanh có điều kiện sẽ tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ của Việt Nam với WTO, kể cả những nghĩa vụ về minh bạch hóa, nghĩa vụ theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam về dịch vụ.

Theo các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có thể tổng hợp thông tin về một số nội dung cam kết chủ yếu của Việt Nam liên quan tới chính sách đầu tư khi gia nhập WTO như sau:

(a) Cam kết về mở cửa thị trường đầu tư trong các ngành dịch vụ.

Việt Nam đã cam kết mở cửa 11/12 ngành với 110 phân ngành dịch vụ theo quy định của WTO, gồm: (i) các dịch vụ kinh doanh; (ii) các dịch vụ thông tin (chuyển phát, viễn thông, nghe nhìn); (iii) dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan; (iv) dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại); (v) các dịch vụ giáo dục (giáo dục phổ thông cơ sở, giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, các dịch vụ giáo dục khác); (vi) các dịch vụ môi trường (xử lý nước thải, rác thải, khí thải, đánh giá tác động môi trường); (vii) các dịch vụ tài chính (bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán); (viii) các dịch vụ y tế (bệnh viện, nha khoa và khám bệnh); (ix) các dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch); (x) các dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao (nhà hát, nhạc sống, kinh doanh trò chơi điện tử); (xi) các dịch vụ vận tải (vận tải biển, vận tải thủy nội địa, vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, các dịch vụ hỗ trợ cho tất cả các phương thức vận tải.

Nhìn chung, trừ một số ngành dịch vụ chưa được cam kết, lộ trình mở cửa các ngành dịch vụ nói trên được thực hiện ngay sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO hoặc trong một số năm kể từ thời điểm gia nhập.

(b) Cam kết về hình thức đầu tư (hiện diện thương mại) và điều kiện góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

Trừ khi có quy định khác trong Biểu cam kết về dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức: (i) hợp

31

đồng hợp tác kinh doanh; (ii) doanh nghiệp liên doanh; và (iii) doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Văn phòng đại diện của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không được phép kinh doanh thu lợi nhuận. Nhà đầu tư nước ngoài không được phép hiện diện thương mại dưới hình thức chi nhánh, trừ khi có quy định khác trong Biểu cam kết (VD: theo Biểu cam kết, Việt Nam đã cho phép thành lập chi nhánh trong các ngành: ngân hàng, luật, phân phối, nhượng quyền thương mại, chứng khoán, bảo hiểm...)

Bảng 2.1: Những cam kết đầu tƣ theo WTO

Lĩnh vực đầu tƣ Điều chỉnh cho phù hợp với cam kết WTO

Phát thanh truyền hình Phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51% vốn pháp định của liên doanh

Các sản phẩm văn hóa Khi thành lập doanh nghiệp liên doanh thì phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51% vốn pháp định, nhưng kể từ ngày 1/1/2009 thì không hạn chế tỷ lệ góp vốn.

Bảo hiểm Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài (với một số điều kiện thủ tục pháp lý đi kèm)

Ngân hàng Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài (có điều kiện pháp lý đi kèm)

Khai thác khoáng sản Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép đầu tư cho hoạt động khoáng sản, như: khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến, tuy nhiên đề án phải được cơ quan nhà nước phê duyệt

Giáo dục Kể từ ngày gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập liên doanh đối với giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn. Kế từ 1/1/2009, cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài

32

Xuất nhập khẩu Hạn chế vốn góp 49% của các doanh nghiệp nước ngoài được bãi bỏ từ 1/1/2008 và đến 1/1/2009 thì không hạn chế.

Dịch vụ viễn thông, internet

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh với điều kiện vốn góp tối đa của phía nước ngoài không quá 49% vốn pháp định.

Dịch vụ bưu chính Tỷ lệ góp vốn kinh doanh dịch vụ chuyển phát của nhà đầu tư nước ngoài trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO có thể bị hạn chế 51% nhưng 5 năm sau đó thì được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Nguồn: [2, 67-125]

(c) Cam kết về quyền kinh doanh - quyền hoạt động xuất-nhập khẩu.

Kể từ ngày 11/1/2007, mọi doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đều được quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam, trừ một số mặt hàng chỉ được nhập khẩu thông qua doanh nghiệp thương mại do Nhà nước chỉ định (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác chỉ được phép nhập khẩu sau một thời gian nhất định (như gạo và dược phẩm).

Ngoài ra, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam cũng được quyền đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam với tư cách là nhà nhập khẩu đứng tên trong tờ khai hải quan (importer of record).

(d) Cam kết theo Hiệp định Đầu tư thương mại (Trade Related Investment Measures - TRIMs)

Kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam đã cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Hiệp định TRIMs. Theo đó, Việt Nam sẽ loại bỏ các yêu cầu sau đây được áp dụng như là điều kiện để cấp phép đầu tư hay là điều kiện để cấp ưu đãi đầu tư, gồm:

33

- Yêu cầu bắt buộc về thực hiện chương trình nội địa hóa đối với dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, và các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử.

- Yêu cầu bắt buộc đầu tư gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với dự án đầu tư nước ngoài chế biến các sản phẩm: sữa, dầu thực vật, mía đường, gỗ.

- Các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng cơ khí, điện, điện tử và phụ tùng ô tô.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết loại bỏ chính sách 2 giá áp dụng cho các lĩnh vực: phí hàng không, vận chuyển hàng hải, hải quan.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)