Điều chỉnh chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong nước (a) Điều chỉnh Luật đầu tư

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 34)

(a) Điều chỉnh Luật đầu tư

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Sự thay đổi mang tính ảnh hưởng lớn nhất đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam bắt đầu từ năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới (có hiệu lực từ 1/7/2006). Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành NĐ 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư (Nghị định 108). Thay đổi lớn nhất khi sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2006 là không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi tham gia các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Luật đầu tư năm 2005 đã đưa ra một số quy định đáng chú ý:

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy định của Luật đầu tư 2005 đã bao trùm một phạm vi rất rộng liên quan tới hoạt động đầu tư nói chung, bao gồm cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Điều này thể hiện chính sách nhất quán của Việt

34

Nam trong quản lý và định hướng, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nhà đầu tư tại Việt Nam được hưởng các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư sau:

- Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư.

- Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.

Việc áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế được quy định như sau:

- Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Đầu tư thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

- Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật

35

nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

- Về phân cấp đầu tư: So với các đạo luật khác thì Luật đầu tư 2005 được sửa

đổi, bổ sung nhiều nhất. Sự thay đổi này một mặt thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Điểm mới của chính sách thu hút đầu tư hiện hành (Luật đầu tư năm 2005) là chủ trương phân cấp mạnh cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Các dự án còn lại sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường. Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

36 - Lĩnh vực đầu tư

Lĩnh vực ưu đãi và địa bàn ưu đãi đầu tư được Luật đầu tư 2005 xây dựng căn cứ vào các mục tiêu, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhằm thu hút đầu tư tạo nên đòn bẩy kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực và địa bàn mà nhà nước ưu đãi. Lĩnh vực đầu tư ưu đãi tập trung các ngành sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ tin học, công nghệ thông tin, phát triển nuôi trồng, chế biến nông lâm hải sản, bảo vệ môi trường, nghiên cứu phát triển và ươm tạo công nghệ cao, đầu tư vào nghiên cứu phát triển, sử dụng nhiều lao động và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp....

Lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định trong Luật đầu tư và nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ là các điều kiện gia nhập thị trường mà nhà đầu tư phải đáp ứng, không bao gồm các điều kiện hoạt động mà nhà đầu tư phải bảo đảm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các lĩnh vực đầu tư có điều kiện này phải tuân thủ các quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại điều 29 của Luật đầu tư và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật có liên quan; chủ yêú là lĩnh vực đầu tư có tác động đến trật tự an toàn xã hội, an toàn tài chính, một số lĩnh vực dịch vụ đặc thù liên quan đến mở cửa thị trường và các lĩnh vực có tác động rộng rãi đến cộng đồng. Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư là cơ sở chung, thống nhất cho việc áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư.

Lĩnh vực cấm đầu tư về dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng, về dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt nam, dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường và các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế cũng được đề cập cụ thể trong Luật.

- Các hình thức đầu tư

Theo quy định của Luật Đầu tư 2005, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được thành lập các doanh nghiệp 100% vốn của mình dưới các hình thức: công ty

37

trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, các nhà nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa thể thực hiện đầu tư theo hình thức 100% vốn mà phải tuân thủ lộ trình mở cửa cam kết tại thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam.

Trước khi có Luật Đầu tư 2005, hình thức M&A (Merger & Acquisition – sát nhập và mua lại doanh nghiệp) vẫn chưa được thừa nhận là một hình thức đầu tư. Đặc biệt, các nhà nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép mua lại doanh nghiệp Việt Nam mà chỉ được mua lại cổ phần doanh nghiệp Việt Nam cổ phần hóa theo hình thức đầu tư gián tiếp, với tỷ lệ dưới 30% (tỷ lệ này có thể nâng lên mức 49% nếu thông qua thị trường chứng khoán). Do đó, hoạt động mua lại và sáp nhập chỉ xuất hiện trong khu vực các doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài dưới dạng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ (thường gọi là chuyển nhượng vốn pháp định) của một hay các bên liên doanh cho Bên kia hoặc cho một đối tác khác.

Luật Đầu tư 2005 đã chính thức thừa nhận và cho phép nhà nhà đầu tư nước ngoài được tổ chức kinh doanh theo hình thức này khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. So với Luật FDI và Luật khuyến khích đầu tư trong nước trước đây, thì Luật đầu tư năm 2005 quy định rõ hơn về hình thức đầu tư như: thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư tron g nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; Đầu tư phát triển kinh doanh; Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư và đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế bằng 100% vốn của mình, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và / hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Nhà đầu tư cũng có thể đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh trên được tiếp tục liên doanh với nhà đầu tư trong

38

nước và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Luật đầu tư 2005 chính thức đưa hình thức mở chi nhánh tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài vào phạm vi điều chỉnh (tuy nhiên, phải tuân thủ theo lộ trình cam kết của Nhà nước Việt Nam tại các điều ước quốc tế song phương và đa phương).

Đối với họat động đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư, Luật 2005 quy định nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định 108. Quy định trên nhằm bảo đảm cho hoạt động đầu tư trong nước.

Đồng thời với đó, Luật đầu tư năm 2005 còn có quy định nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Một điểm khác biệt so với quy định trước đây đó là đối với mọi họat động nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư mới mà không thành lập pháp nhân mới thì chỉ thực hiện đầu tư để cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật 2005; nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư mới gắn với việc thành lập pháp nhân mới thì thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và thủ tục đầu tư theo quy định như đối với đầu tư trong nước.

(b) Điều chỉnh Luật doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2006 cũng quy định rõ ràng các thủ tục pháp lý cần thiết để nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư và ”không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp” (trích điều 5, Luật Doanh nghiệp 2006).

”Điều 5. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp 1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.

39

2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.

3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.”

(c) Những điều chỉnh cơ bản khác

- Điều chỉnh hình thức sử dụng đất :

Những điều chỉnh, quy định mới về quyền sở hữu đất đai trong thời gian qua là nhằm hướng tới mở rộng quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài trong sử dụng đất đai ở Việt Nam. Những quy định này đang góp phần tạo niềm tin và khả năng đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mới đây, Quốc hội vừa thông qua Nghị định 71 cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 8/8/2010. Có sáu đối tượng được đề nghị mua và sở hữu nhà ở tại Việt nam là: Những người vào trực tiếp hoạt động đầu tư tại Việt nam; Những người có công đóng góp với đất nước được tặng huy chương, huân chương, bằng khen, kỷ niệm chương của Chính phủ, bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ; Những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học được phong học hàm, học vị đang làm việc tại Việt nam trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá, nghệ thuật; Người kết hôn với công dân Việt

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 34)