Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 85)

- Thứ năm, nhiều cơ hội mang lại từ việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư.

3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, Việt Nam đang ở trong một cái bẫy của trình độ thấp, có nền công nghệ thông tin chậm phát triển, do vậy không đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài về thị trường, về tiến trình thực hiện AFTA, về việc gia nhập WTO, về việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ... Để phát triển công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp cần nhiều công nghệ hiện đại, cần phải có đội ngũ lao động có kiến thức, có chuyên môn, hiểu luật pháp .... Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới cần thực hiện theo hướng sau:

Thứ nhất, cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách cụ thể và có hệ thống để phục vụ lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, hệ thống giáo dục của Việt Nam còn nặng về sách vở, chưa chú ý đến tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ của học sinh. Nếu Việt Nam tiếp tục thực hiện phương thức giáo dục theo hướng này, trong tương lai Việt Nam sẽ ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài về công nghệ, bởi vì Việt Nam không có khả năng sáng tạo công nghệ của riêng mình do nền giáo dục chất lượng thấp. Hướng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam là phải hướng mạnh về kinh tế tri thức và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào tất cả các ngành kinh tế. Bằng hệ thống giáo dục đào tạo công lập, nhà nước phải chịu trách nhiệm chính trong việc bồi dưỡng, đào tại đội ngũ nhân tài đông đảo, chứ không nên ưu ái cho một số ít người có tài năng đặc biệt. Để làm được điều đó, cần phải có những bước đột phá cải cách trong cách dạy và học, đổi mới cơ sở vật chất hiện đại cho giáo dục, có kế hoạch tuyển sinh đảm bảo chất lượng tốt, tạo điều kiện cho mọi thành viên đều học tập; khâu đào tạo phải gắn chặt chẽ với khâu sử dụng, tránh tình trạng thiếu

85

nhân lực ở ngành này nhưng lại thừa nhân lực trong những ngành khác... Phát triển một “xã hội học tập” là đúng với yêu cầu của thời đại mới, nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng những ngành học, chất lượng giảng dạy. Khuyến khích du học nước ngoài là cần thiết, song nhà nước cũng nên quản lý chặt chẽ các ngành học, đối tượng học, và có chính sách thu hút nhân tài trở về phục vụ đất nước. Có như vậy mới tránh được tình trạng lãng phí nhân lực, vật lực và tạo ra nguồn nhân lực được đào tạo có chiều sâu hơn.

Thứ hai, trong những năm qua, hệ thống các trường đào tạo nghề của Việt Nam có xu hướng rút ngắn lại. Điều này chủ yếu do nhu cầu hiện đại hoá dân trí từ phía chính phủ và nhu cầu học đại học của đông đảo các gia đình Việt Nam. Nó dẫn đến tình trạng thiếu nhân công lành nghề làm việc trong các khu vực sản xuất và thừa nhân lực có đào tạo cao trong các ngành xã hội nhân văn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước, việc mở rộng hệ thống đào tạo nghề là cần thiết, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật. Tốc độ tăng của loại hình đào tạo này phải cao hơn mức độ đài tạo đại học, trên đại học. Hệ thống đào tạo nghề có thể mở rộng từ phía nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế ...

Thứ ba, cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý, mang tính dài hạn. Các doanh nghiệp FDI hiện đang kêu ca rất nhiều về thực trạng thiếu lao động, đặc biệt là lao động quản lý và có kỹ năng, nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục. Nếu như Việt Nam muốn thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, có khả năng tạo giá trị gia tăng lớn thì cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực bài bản, hiệu quả hơn. Theo nhiều doanh nghiệp FDI, khi tuyển dụng lao động, họ phải mất rất nhiều công sức để đào tạo lại nguồn lao động này. Đã đến lúc Việt Nam cần phải có chiến lược cải cách giáo dục triệt để, giảm thiểu các chương trình cũ, lỗi thời, tăng cường giảng dạy kiến thức mới, phù hợp tới thực tiễn hiện nay. Hơn nữa, cũng nên kết hợp giảng dạy giữa nhà trường và doanh nghiệp FDI, trong đó Hiệp hội các doanh nghiệp FDI sẽ cùng trực tiếp soạn thảo đề án giảng dạy ở Việt Nam. Cùng với đó, chính phủ cũng cần phải xác định trong 5-10 năm tới, ngành nào sẽ

86

có lợi thế cạnh tranh để từ đó tập trung giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực trong những ngành đó.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 85)