Nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 87)

- Thứ năm, nhiều cơ hội mang lại từ việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư.

3.3.5.Nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng

Để công tác quy hoạch vùng và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng hoạt động hiệu quả, cần chú trọng những giải pháp sau:

- Tiếp tục nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống hạ tầng kinh tế, đặc biệt là mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, đường giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng bến bãi, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường...

- Nâng cao chất lượng dịch vụ đối với hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, y té, giáo dục, vui chơi giải trí.

- Tăng cường và phát triển mạng lưới tư vấn về đầu tư, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, kỹ năng và kỹ thuật đàm phán, giải quyết tranh chấp, kiến thức về ngoại giao và luật pháp quốc tế.

- Có cơ chế và chính sách thích hợp trong việc phân bổ vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Xoá bỏ cơ chế độc quyền trong một số ngành điện, nước, giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, xăng dầu, khai thác dịch vụ cảng. Cho đến nay, lĩnh vực cơ sở hạ tầng vẫn được bảo hộ rất mạnh, khiến phát sinh thêm nhiều chi phí, đội giá cả lên cao và làm cho sản xuất đình trệ. Xóa bỏ hình thức độc quyền trong các lĩnh vực trên bằng nhiều cách khác nhau sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của cơ sở hạ tầng, hạ giá thành, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ, tạo nên tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.

87

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI trong thời gian tới, chương 3 đi đến những kết luận sau đây:

Thứ nhất, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những định hướng chính sách thu hút FDI giai đoạn 2011-2020. Những định hướng chính sách này tập trung một số vấn đề cần ưu tiên như hướng tới những đối tác đầu tư trọng điểm, những ngành thu hút vốn đầu tư trọng điểm, thúc đẩy chuyển giao cộng nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm, phát triển các dự án dịch vụ có sức cạnh tranh cao, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Những định hướng chính sách FDI này được đánh giá là rất nghiêm túc trên cơ sở nhìn nhận những thuận lợi, khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhằm thực hiện tốt mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Thứ hai. dựa trên những yếu tố khách quan, chủ quan liên quan đến việc điều chỉnh chính sách FDI trong thời gian tới, chính phủ đã tiến hành xem xét và đề ra các biện pháp, luật lệ để tạo môi trường thuận lợi trong thu hút FDI thời gian tới. Những chính sách, giải pháp mà chính phủ đưa ra là cần thiết, mang tính thực tế cao, thể hiện quyết tâm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư từ phía chính phủ.

Thứ ba, dựa trên bối cảnh trong nước và quốc tế cùng với định hướng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tác giả luận án đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách thu hút FDI đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp như : tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý; cải thiện thủ tục hành chính đối với khu vực FDI; nâng cao chất lượng quy hoạch các dự án FDI; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở hạ tầng... Những kiến nghị giải pháp này hy vọng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có những thay đổi chính sách theo chiều sâu hơn, triệt để hơn để khơi thông dòng chảy FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.

88

KẾT LUẬN

Tính đến đầu năm 2011, Việt Nam đã có thời gian hơn 4 năm là thành viên chính thức của WTO. Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách, WTO đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó thu hút FDI là một trong những điểm sáng của nhiều năm gần đây. Dòng FDI vào Việt Nam bắt đầu tăng từ năm 2006, tăng kỷ lục vào năm 2008 và ở mức cao trong các năm 2009, 2010. Đó cũng là kết quả của quá trình điều chỉnh chính sách thu hút FDI, từ Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, đến các luật lệ chính sách khác sao cho phù hợp với những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

Quá trình điều chỉnh chính sách thu hút FDI của Việt Nam kể từ năm 2005 được diễn ra thường xuyên và liên tục. Để chấp nhận cho Việt Nam gia nhập WTO, các nước yêu cầu Việt Nam đàm phán song phương thường yêu cầu Việt Nam phải có những sửa đổi luật pháp ngay để thực hiện nhiều cam kết. Và để có thể kết thúc các đàm phán song phương, Việt Nam đã phải chấp nhận sửa đổi luật pháp. Từ tháng 3/2002, bộ Tư pháp Việt Nam đã bắt đầu chủ trì, phối hợp với các bộ ngành triển khai rà soát các văn bản pháp luật. Chỉ trong vòng 18 tháng, tổng cộng đã có 263 văn bản pháp luật được rà soát lại xem có phù hợp với các quy tắc của WTO hay không. 52 văn bản chưa phù hợp đã được trình sửa đổi và 42 văn bản mới được trình thông qua. Riêng trong năm 2003, Quốc hội đã thông qua khoảng 20 văn bản pháp luật. Trong các năm 2005 và 2006, Quốc hội Việt Nam đã đưa việc xây dựng và thông qua các văn bản pháp luật thành nội dung ưu tiên trong các chương trình làm việc. Riêng trong năm 2005 có 38 luật và pháp lệnh; năm 2006 có 25 luật và pháp lệnh được ban hành. Đồng thời với việc sửa đổi hệ thống pháp luật, Việt Nam còn phải thực hiện các cam kết của Chính phủ về cải cách thể chế, minh bạch hóa chính sách, giảm và xoá bỏ những cản trở đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh. Những nỗ lực nói trên để có thể gia nhập WTO đã khiến cho ngay từ lúc chưa gia nhập WTO, nhưng chỉ trừ vấn đề thuế quan và hàng rào phi thuế, các thể chế thị trường của Việt Nam đã được cải cách ngay.

89

Nhìn chung, sau khi điều chỉnh chính sách thu hút FDI, FDI vào Việt Nam đã tăng trưởng đột biến. Kết quả này là những nỗ lực vượt bậc của Việt Nam muốn tham gia đầy đủ vào thị trường thế giới, phù hợp với thông lệ chính sách. Tác động của việc điều chỉnh chính sách đã đem lại hiệu quả trực tiếp đối với sự tăng lên của dòng vốn đầu tư, thay đổi đối tác đầu tư, thay đổi cơ cấu đầu tư và cơ cấu vùng địa lý. Ngoài ra, Việt Nam cũng được hưởng những tác động lan toả khác từ việc điều chỉnh chính sách FDI trong các khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế dần tình trạng vi phạm cam kết về bảo vệ môi trường.

Mặc dù vậy, việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng khiến dòng vốn FDI vào Việt Nam ở một lượng lớn hơn nhưng khó kiểm soát hơn. Áp lực đặt lên dòng vốn này cũng nặng nề hơn, khiến Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực từ dòng vốn FDI tăng nhanh về số lượng, cụ thể là nó làm tăng sức ép về lạm phát, tốc độ giải ngân dòng vốn thấp, cơ cấu ngành đầu tư bị thiên lệch, ô nhiễm môi trường...

Trong định hướng thu hút FDI của chính phủ Việt Nam giai đoạn 2011-2020, vấn đề nâng cao chất lượng hiệu quả thu hút dòng vốn được đặt lên hàng đầu. Với tham vọng trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, chính phủ Việt Nam cần phải có tầm nhìn xa, chiến lược dài hạn hơn trong thu hút FDI. Chiến lược này cũng cần phải mang tính thực tiễn hơn, cụ thể hơn để phù hợp với môi trường quốc tế mới. Hàng loạt giải pháp đã được đặt ra cũng là nhằm thực hiện chiến lược trên một cách hiệu quả. Trong số những giải pháp đó, ưu tiên hàng đầu là việc tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý, cải thiện thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Nếu thực hiện tốt các giải pháp đó, Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng đầu tư quốc tế và chất lượng đầu tư từ dòng vốn này sẽ hiệu quả hơn.

90

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 87)