Định hướng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 75)

- Thứ năm, nhiều cơ hội mang lại từ việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư.

3.2.2. Định hướng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-

3.2.2. Định hướng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-2020 2020

Với mục tiêu thu hút hợp lý và hiệu quả mọi nguồn vốn từ bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đảm bảo hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất, chiến lược thu hút FDI trong giai đoạn tới của chính phủ Việt Nam sẽ là:

Thứ nhất, thu hút hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài trên cơ sở phát triển bền vững và hiện đại về kinh tế nhằm phát huy tổng thể các yếu tố để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Chiến lược này đã được nhắc lại nhiều lần trong các kỳ đại hội Đảng và trong các văn kiện, nghị quyết của chính phủ về đường lối phát triển kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Văn kiện Đại hội XI nêu rõ: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế trí thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội”. Văn kiện Đại hội XI cũng nêu rõ “Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch”. Điều đó cho thấy định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới là hướng tới việc đảm bảo chất lượng đầu tư và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

75

Thứ hai, chiến lược đầu tư chất lượng và hiệu quả

Chiến lược này xuất phát từ thực tiễn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. Những văn kiện, nghị quyết và các quốc hội thảo của chính phủ, cấp bộ, liên ngành đều khẳng định chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn FDI trong thời gian qua còn gặp nhiều vấn đề, chưa đáp ứng đúng mục tiêu kế hoạch đã đề ra trước đó, đôi khi còn đi chệch định hướng thu hút FDI để phát triển kinh tế. Do vậy, định hướng chiến lược thu hút FDI trên quan điểm này được đề cập cụ thể trong những văn kiện khác nhau như sau:

- Lựa chọn những ngành trọng yếu để thu hút FDI, bao gồm cả những ngành dịch vụ và công nghiệp mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông... lẫn các ngành có lợi thế so sánh về nguyên liệu, lao động để thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu...

- Khuyến khích đầu tư vào các địa bàn có lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực để tạo điều kiện liên kết phát triển với các vùng khác trên cơ sở lợi thế so sánh; đồng thời ưu đãi tối đa cho đầu tư vào những ngành có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn để tạo ra sự cân đối đầu tư giữa các vùng, miền lãnh thổ. Chiến lược thu hút FDI nhằm hướng tới thúc đẩy sự phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện thu hút FDI cho các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía tây các tỉnh miền Trung. Chiến lược thu hút FDI cần hướng tới công nghệ mũi nhọn ở một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để hình thành một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển., đồng thời cũng phải gắn kết vệc thu hút FDI với các giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng để bảo đảm phát triển bền vững.

Thứ ba, chiến lược thu hút FDI hướng tới những đối tác đầu tư trọng điểm

Đại hội XI nêu rõ “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế; thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn; mở rộng thị trường xuất khẩu”. Chiến lược này cũng là nhằm thực hiện tốt đường lối đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn

76

định và tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài để phát triển đất nước, đồng thời phục vụ mục tiêu chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, góp phần phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 75)