Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nay đến năm

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 73)

- Thứ năm, nhiều cơ hội mang lại từ việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư.

3.2.1. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nay đến năm

73

Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Bộ tài chính đã có những dự thảo về chiến lược thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội. Việt Nam sẽ duy trì tổng đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 40% GDP, giai đoạn 2011-2015 khoảng 41,5% GDP, giai đoạn 2016-2020 khoảng 38-39% GDP. Theo quan điểm phát triển trong Chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020, tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và ổn định kinh tế - xã hội, hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội.

Mục tiêu thu hút FDI từ nay đến năm 2020 là hướng tới sự phát triển bền vững, coi trọng chất lượng. Nếu như trong những thập niên vừa qua, Việt Nam đã thu hút vốn FDI bằng mọi giá, mọi cách thì chiến lược thu hút FDI giai đoạn 2011-2020 phải có sự thay đổi căn bản. Theo các chuyên gia, Việt Nam còn thiếu một chiến lược về đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia mang tính dài hạn và cụ thể. Các mục tiêu trong Luật đầu tư nước ngoài (trước đây) và Luật đầu tư chung hiện nay quá nhiều, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau, chẳng hạn vừa ưu tiên phát triển công nghệ cao, vừa ưu tiên những ngành sử dụng nhiều lao động…Hơn nữa, một trong những mục tiêu của FDI là tạo ra hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp tư nhân và điều này đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh việc phát triển khu vực tư nhân năng động có khả năng hấp thụ công nghệ và kinh nghiệm quản lý và tích hợp vào hệ thống cung ứng rộng lớn hơn. Nếu các doanh nghiệp tư nhân không sớm trở thành những nhà cung ứng đáng tin cậy cho các doanh nghiệp FDI, thì hệ quả có thể là tốc độ tăng trưởng của cả hai khu vực này đều bị suy giảm. Việc trở thành các nhà cung ứng tại chỗ cho các doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp tư nhân kết nối được vào mạng lưới cung ứng toàn cầu, đồng thời, có cơ hội được làm việc với những tiêu chuẩn chất lượng và môi trường kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, chiến lược thu hút FDI trong giai đoạn 2011-2020 phải hướng tới sự bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cho đến nay, chưa có những mục tiêu cụ thể về thu hút FDI trong 10 năm tới nhưng những tiêu chuẩn trên đây đang được các

74

bộ ban ngành đề trình chính phủ áp dụng trong chiến lược thu hút FDI từ nay đến năm

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 73)