Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 55)

Thứ nhất, cơ cấu FDI theo ngành vẫn có nhiều bất hợp lý.

Không thể phủ nhận vai trò tích cực của khu vực FDI đối với nền kinh tế. Nhưng việc gia tăng quá nhanh các siêu dự án với cơ cấu đầu tư không được chọn lọc đã làm phát sinh các hệ quả không mong muốn, ví như “mặt trái của tấm huy chương”. Tuy nhiên, các dự án đăng ký chủ yếu tập trung vào khai thác tài nguyên, đất đai và một số ngành dịch vụ. Những dự án mà nhà đầu tư dựa vào giấy phép được cấp để gọi vốn đối tác hoặc vay của các tổ chức tài chính vì không đủ “lực” thực hiện sẽ làm dự án triển khai không trôi chảy, ì ạch và nếu không triển khai được sẽ để lại hậu quả rất nặng nề.

Năm 2009, tuy bị ảnh hưởng do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng Việt Nam vẫn thu hút được 21,482 tỷ USD vốn FDI. Đáng chú ý là trong năm ngoái, lĩnh vực lưu trú và ăn uống vẫn dẫn đầu với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư, tiếp tục đứng thứ 2 về lượng vốn FDI trong các nhóm ngành với kết quả đạt 7,6 tỷ USD. Xét trên bình diện chung, các dự án FDI phần lớn tập trung khai thác tài nguyên. Trong lúc đó, nông nghiệp là thế mạnh của nước ta, đến nay nguồn vốn FDI không tác động bao nhiêu, vẫn còn quá ít dự án FDI đầu tư trong lĩnh vực cải thiện cơ sở hạ tầng. Đối với những dự án chủ yếu khai thác nguồn nhân công giá rẻ sẽ rất bấp bênh, vì doanh nghiệp sẽ rút đi khi chi phí lao động và các chi phí khác tăng lên.

Mối quan ngại xa hơn nữa là vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào những ngành có công nghệ tương đối thấp. Mặc dù, vốn hoá lợi thế so sánh là điều rất ý nghĩa đối với Việt Nam, song từ khía cạnh phát triển các ngành công nghiệp trong nước, cần xem xét sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nội địa. Cơ chế lan truyền được thực hiện thông qua các mối liên hệ sản xuất giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước và thông qua tác động ngoại ứng hay tác động lan toả, như chuyển giao kỹ năng và công nghệ. Những nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy tác động của FDI đến ngành công nghiệp nội

55

địa là rất nhỏ. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng được lợi thế của các công ty đa quốc gia lớn thì nền kinh tế sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới có thể đạt được những mục tiêu đầy tham vọng của mình.

Phân tích của các chuyên gia kinh tế cũng cho thấy không có lý do gì để mong đợi các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thúc đẩy các ngành nội địa – một trong những lý do Việt Nam đã tuyên bố khi hướng tới FDI. Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ quan tâm xây dựng các chiến lược của mình sao cho phù hợp với nền kinh tế địa phương, có cân nhắc đến nguồn tài nguyên nội địa, quy mô và thị hiếu thị trường nội địa và chất lượng của lao động và các đầu vào sẵn có, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp nội địa.

Thứ hai, Việt Nam đang thừa vốn đầu tư mà tốc độ giải ngân tương đối chậm

Trong hai năm 2007 và 2008, Việt Nam phải nếm trải tiêu cực do dòng vốn nước ngoài đổ vào quá lớn. Dường như đấy chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao trong năm 2008, do ngân hàng Nhà nước mất khả năng kiểm soát, thanh lọc, theo nhận định của World Bank. Theo phân tích thì 189,6 ngàn tỉ VND, tức 58% tổng vốn đầu tư của khu vực kinh doanh gồm cả các doanh nghiệp nhà nước là FDI, đầu tư chứng khoán hoặc vay nợ nước ngoài.

Tỷ lệ FDI trong khu vực không tham gia vào thương mại quốc tế ngày một tăng, chẳng hạn như bất động sản và du lịch (CIEM 2008). Trong năm 2008, ước tính khoảng 30% tổng vốn đầu tư đã thực hiện nằm trong ngành bất động sản và khách sạn, so với 13% trong ngành công nghiệp nhẹ và 3% trong ngành nông nghiệp và thực phẩm. Những khu vực này không tạo được nhiều việc làm và có xu hướng khá thâm dụng nhập khẩu, gây áp lực lên cán cân thanh toán của Việt Nam.

Thực trạng trên dẫn tới hệ luỵ là lạm phát hai con số, đã tác động trực tiếp đến chi phí sinh hoạt và tiền lương thực tế. Thu nhập thực tế giảm mạnh trong năm 2008, thậm chí trước cả sự suy giảm cầu thế giới đối với hàng hoá của Việt Nam có nguy cơ đe doạ đến việc làm. Nhằm đối phó với tình hình trên, tháng 1.2009, chính phủ đã tăng tiền lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp trong nước. Số liệu của tổng cục Thống

56

kê cho thấy lương danh nghĩa tối thiểu tăng 38% chỉ đủ để đưa tiền lương thực tế trở về với xu hướng trước đó của nó.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực yếu kém khiến doanh nghiệp FDI thiếu lao động trầm trọng.

Chất lượng nguồn nhân lực trong các dự án FDI còn gặp rất nhiều vấn đề. Nguồn lao động phổ thông của Việt Nam có ưu điểm là cần cù, chịu khó và có giá rẻ nhưng lại thiếu tính kỷ luật, tác phong công nghiệp và không tôn trọng cam kết. So với các nước trong khu vực, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp và tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã phải tốn một khoản chi phí khá lớn để đào tạo công nhân, tuy nhiên sau khi có tay nghề những công nhân này sẵn sàng bỏ việc để chuyển sang làm cho các công ty khác có mức lương hấp dẫn hơn. Sự lỏng lẻo trong những quy định về công tác quản lý và ký kết hợp đồng đã dẫn đến những tình trạng vi phạm hợp đồng lao động quan trọng. Các công ty nước ngoài không có được đội ngũ lao động thạo nghề và có ý thức gắn bó trung thành với công việc được giao.

Trong những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào những ngành cần công nghệ cao của Việt Nam thường gặp nhiều vấn đề như: +) Đội ngũ lao động địa phương chưa đủ năng lực. Đây là những ngành đòi hỏi công nghệ mới, trình độ chuyên môn cao, trong khi đó đội ngũ lao động Việt Nam không được đào tạo tốt về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ....; +) Chính sách của chính phủ Việt Nam trong việc khuyến khích phát triển và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ hiện đại là rất thông thoáng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật lại không đáp ứng đủ yêu cầu đó.

Thứ tư, ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết tốt.

Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, đặc biệt là hành vi xả chất thải độc hại ra môi trường, có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, tình hình xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng, trong đó, Việt Nam là quốc gia có nguy cơ trở thành nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao. Trong khi đó, vấn

57

đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết DN chưa có hệ thống xử lý chất thải, việc xử phạt chưa đủ sức răn đe. Trong khi Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, thì mức xử phạt “kịch trần” chỉ là 500 triệu đồng. Trước đó, mức xử phạt cao nhất được quy định tại Nghị định 81/2006/NĐ- CP chỉ có 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, một vấn đề không thể không nhắc đến là việc các doanh nghiệp FDI nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc “dưới chuẩn”, cũ kỹ, lạc hậu. Đây cũng là một “thủ phạm” gây ô nhiễm môi trường mà cơ quan chức năng chưa có những động thái tích cực để ngăn chặn.

58

Kết luận chƣơng 2

Từ việc phân tích những nội dung cơ bản của điều chỉnh chính sách thu hút FDI kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và những tác động chủ yếu, chúng ta đi đến những kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất, Việt Nam đã rất nhanh chóng điều chính chính sách FDI theo đúng cam kết

gia nhập WTO và điều chỉnh chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Điều này cho thấy thái độ nghiêm túc của Việt Nam trước những cam kết với các thể chế kinh tế đa phương và song phương. Việc điều chỉnh chính sách này là nhằm tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, bình đẳng, tự do hóa, mang tính cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực. Mặc dù việc điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam khi gia nhập WTO là buộc phải theo đúng yêu cầu và sức ép của môi trường bên ngoài, nhưng nó đã chứng minh đây là bước đi đúng đắn của chính phủ Việt Nam nhằm tạo lập môi trường đầu tư cởi mở và hấp dẫn hơn.

Thứ hai, điều chỉnh chính sách FDI khi gia nhập WTO của Việt Nam đã đem lại những

tác động tích cực, trong đó có cả những tác động trực tiếp và tác động lan tỏa. Những tác động này thể hiện qua động thái vốn FDI, xuất khẩu, đối tác đầu tư, tạo việc làm, đóng góp ngân sách... Những đóng góp ngày càng lớn này cho thấy hiệu quả của việc điều chỉnh chính sách FDI kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Thứ ba, mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng động thái FDI kể từ khi

gia nhập WTO của Việt Nam vẫn có dấu hiệu chưa bền vững. Dòng vốn FDI tăng giảm thất thường, những đóng góp của vốn FDI trong nền kinh tế còn chưa bền vững, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, khả năng liên kết giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước còn yếu, ô nhiễm môi trường... Những hạn chế trên xuất phát chủ yếu từ môi trường chính sách đầu tư của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, cải cách thể chế và hệ thống luật pháp chưa nhanh gọn, quy hoạch còn rườm rà và nhiều bất cập...Nó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách FDI phải tiếp tục điều chỉnh chính sách trong thời gian tới để nắm bắt những cơ hội, khắc phục những tồn tại dai dẳng nhiều năm qua nhằm thu hút FDI nhiều hơn và hiệu quả hơn trong thời gian tới

59

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 55)