1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề hợp đồng

42 735 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 67,12 KB

Nội dung

III.Các trường hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý trong trường hợp vô hiệu3.1.Hợp đồng vô hiệu 3.1.1 Khái quát chung Do Luật Thương mại không quy định cụ thể các trường hợp hợp đồng trong kin

Trang 1

Mục lục

I.Khái niệm hợp đồng 4

II.Phân biệt hợp đồng trong kinh doanh và hợp đồng dân sự 4

2.1.Những điểm giống nhau giữa hợp đồng trong kinh doanh và hợp đồng dân sự 4

2.2.Những điểm khác nhau giữa hợp đồng trong kinh doanh và hợp đồng dân sự 5

III.Các trường hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý trong trường hợp vô hiệu 6

3.1.Hợp đồng vô hiệu 6

3.1.1 Khái quát chung 6

3.1.2.Phân loại hợp đồng vô hiệu 7

3.1.3.Các trường hợp hợp đồng vô hiệu 8

3.2 Xử lí hợp đồng vô hiệu 17

IV Các chế tài thương mại 20

4.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng 20

4.1.1 Khái niệm 20

4.1.2 Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng 21

4.1.3 Nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng 22

4.2 Phạt vi phạm 24

4.2.1 Khái niệm 24

4.2.2 Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm 25

4.2.3 Nội dung của chế tài phạt vi phạm 26

4.3 Bồi thường thiệt hại 26

Trang 2

4.3.2.Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại 27

4.3.3.Nội dung của chế tài bồi thường thiệt hại 27

4.4.Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng 29

4.4.1 Khái niệm 29

4.4.2 Điểm giống nhau giữa các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng 30

4.4.3 Về nội dung áp dụng và hậu quả pháp lý của chế tài 31

4.5 Miễn trách nhiệm hợp đồng 33

4.5.1 Khái niệm 33

4.5.2 Căn cứ phát sinh miễn trách nhiệm hợp đồng 33

4.5.3.Nội dung của miễn trách nhiệm hợp đồng 33

VII Một số nhận xét về các chế tài thương mại theo Luật Thương mại 2005 41 VIII Một số đề xuất cho các chế tài thương mại 42

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong hệ thống luật Thương mại nước ta, chế định về hợp đồng kinh tế là mộttrong những nội dung quan trọng, tuy nhiên có ít ai biết lịch sử hình thành và pháttriển của hợp đồng trong kinh doanh được diễn ra như thế nào Trong kinh tế chínhtrị, Mac – Lenin cũng đã cho rằng hàng hoá tự chúng không thể đi tới thị trường vàtrao đổi với nhau được Hình thức của mối quan hệ kinh tế giữa những người sởhữu hàng hoá gọi là “bản giao kèo” được thiết lập trên cơ sở tự do ý chí giữa cácchủ thể trong quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá Khi được pháp luật tác động đến,quan hệ kinh tế trên trở thành quan hệ pháp luật và “bản giao kèo” còn được gọi làhợp đồng hay khế ước Hợp đồng là hình thức của mối quan hệ trao đổi sản phẩmhàng hoá dịch vụ giữa các chủ thể kinh doanh trong xã hội

Ở nước ta hiện nay, chủ trương là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, pháttriển bình đẳng theo định hướng XHCN Trong việc xây dựng và thực hiện kếhoạch của mình các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải dựa vàovào các quan hệ hợp đồng kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khi cơcấu kinh tế thay đổi thì các quan hệ kinh tế thay đổi theo Vì vậy, chế độ hợp đồngkinh tế của nhà nước ta luôn luôn đặt trước những yêu cầu thay đổi và đã thay đổiphù hợp với mỗi bước phát triển của các quan hệ kinh tế Trong điều kiện phát triểnnền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn

vị kinh tế mang một nội dung mới, vì vậy, những bản điều lệ, quy định về chế độhợp đồng kinh tế cũ không còn phù hợp nữa Do đó, Nhà nước ta ban hành Pháplệnh hợp đồng kinh tế, nó đã thể chế hoá được những tư tưởng lớn về đổi mới quản

lý kinh tế của Đảng, trả lại giá trị đích thực của hợp đồng kinh tế với tư cách là sựthống nhất ý chí của các bên Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản pháp lý cụthể hoá pháp lệnh đã tạo thành một hệ thống các quy phạm làm cơ sơ pháp lý quantrọng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế trong cơ chế kinh tế mới hiện nay

Trang 4

chất hợp đồng nói chung, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.

II.Phân biệt hợp đồng trong kinh doanh và hợp đồng dân sự

2.1.Những điểm giống nhau giữa hợp đồng trong kinh doanh và hợp đồng dân

- Về hình thức của hợp đồng:

+ Một số hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có thể giao kết bằng miệng(thực hiện chủ yếu qua sự tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay hoặc nhữnggiao dịch đơn giản, có tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá trị thấp)

Trang 5

+ Hoặc bằng văn bản (được thực hiện chủ yếu ở những giao dịch phức tạp, đốitượng của hợp đồng có giá trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằngvăn bản như:

Vay tiền tại tổ chức tín dụng, bảo hiểm (nhưng không có mục đích lợi nhuận).Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy định bắtbuộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ (như mua bán nhà ở, chuyểnnhượng quyền sử dụng đất ) Tuy nhiên nếu các bên không công chứng hoặcchứng thực thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và không bị coi là vô hiệu trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác

Ngoài ra những trường hợp pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứngthì các bên vẫn có thể thỏa thuận công chứng hoặc có sự chứng kiến của người làmchứng nhằm làm cho hợp đồng có giá trị pháp lý cao Các loại văn bản cũng đượccoi là hợp đồng nếu hai bên giao kết gián tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: Côngvăn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nộidung phản ảnh đầy đủ các nội dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì đượccoi là hợp lệ

+ Hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây làmột dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc nhiên chấpnhận

2.2.Những điểm khác nhau giữa hợp đồng trong kinh doanh và hợp đồng dân sự

ST

1 Chủ thể Tất cả các thương nhân (VN hoặc

nước ngoài) trừ một số HĐ đại líthương mại, HĐ dịch vụ quảngcáo, HĐ đại diện thương nhân bắtbuộc các bên phải là thương nhânVN

Cá nhân, pháp nhân,nhà nước, hộ gia đình,

tổ hợp tác

Trang 6

Một bên là chủ thể bất kì và mộtbên là thương nhân như hợp đồngmua bán hàng hóa, hợp đồngdịch vụ bán đấu giá hàng hóa,hợp đồng môi giới thương mại.

2 Mục đích

Hỗ trợ thương nhân tìm kiếm lợinhuận trong hoạt động kinhdoanh

Một số trường hợp khác, một bênkhông phải là thương nhân nhưngchọn luật Thương mại áp dụngcho hợp đồng thì lúc này khôngphải hợp đồng phục vụ lợi íchcho tất cả các bên

Đa dạng, nhưng phổbiến là nhằm mục đíchtiêu dùng hay sinhhoạt của các bên

3 Điều khoản của

hợp đồng

Có nhiều điều khoản chi tiết: thờigian, địa điểm giao hàng, bảohiểm, vận chuyển hàng hóa,…

Không cụ thể

4 Cơ quan giải

quyết tranh chấp

Khi xảy ra tranh chấp thương mại

mà các bên không thỏa thuậnđược thì các bên có thể gửi yêucầu nhờ giải quyết tới cơ quantóa án hoặc trọng tài

Tòa án là cơ quan duynhất có thẩm quyềngiải quyết tranh chấpdân sự

Trên đây là một số điểm giống và khác cơ bản giữa hợp đồng dân sự và hợp đồngthương mại cũng như ý nghĩa thực tiễn của việc phân biệt 2 loại hợp đồng này

Trang 7

III.Các trường hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý trong trường hợp vô hiệu

3.1.Hợp đồng vô hiệu

3.1.1 Khái quát chung

Do Luật Thương mại không quy định cụ thể các trường hợp hợp đồng trong kinhdoanh, thương mại vô hiệu nên có thể vận dụng các quy định chung của Bộ LuậtDân sự về giao dịch dân sự vô hiệu cho hợp đồng trong hoạt động kinh doanhthương mại vì bản chất của hợp đồng kinh doanh thương mại cũng là một loại hợpđồng dân sự

Vậy thế nào là hợp đồng vô hiệu? Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không thỏa mãnđầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Theo quy định tại Điều 122 củaBLDS về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

a) Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

 Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

 Mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,không trái đạo đức xã hội;

 Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

b) Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Như vậy, hợp đồng không có một trong các điều kiện trên thì vô hiệu

Tuy nhiên, cần phân biệt giữa Hợp đồng vô hiệu và Hợp đồng không có giá trị pháp lí để tránh việc nhầm lẫn, hay đánh đồng chúng với nhau

Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng đã được giao kết nhưng vô hiệu, theo đó, hậu quảpháp lí của hợp đồng đó là các quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh từ

thời điểm giao kết, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận; Hợp đồng vô hiệu sẽ không có giá trị pháp lí, nên cũng được gọi là Hợp đồng không có giá trị pháp lí Hợp đồng không có giá trị pháp lí là hợp đồng có thể chưa được xác lập, hoặc

đã được xác lập nhưng bị đình chỉ hiệu lực, hoặc vô hiệu hay hết hiệu lực

Trang 8

Tóm lại, hợp đồng vô hiệu thì chắc chắn là hợp đồng không có giá trị pháp lí,nhưng ngược lại, hợp đồng không có giá trị pháp lí thì chưa hẳn đã phải là hợp đồng

vô hiệu và đó là trong những trường hợp như hợp đồng chưa được kí kết, hoặc đã kíkết nhưng bị đình chỉ hiệu lực hay đã hết hiệu lực

3.1.2 Phân loại hợp đồng vô hiệu

Theo tính chất vi phạm:

Hợp đồng vô hiệu tương đối: Hợp đồng vi phạm lợi ích đặc thù của cá nhân,

tổ chức là chủ thể của hợp đồng Cá nhân, tổ chức có lợi ích bị vi phạm mới

có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu Trong trường hợp, người đạidiện hợp pháp, người giám hộ, người thừa kế của người đã chết là chủ thểhợp đồng có quyền này

Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối: Hợp đồng vi phạm lợi ích chung của nhà nước,

của xã hội hay của cộng đồng Mọi cá nhân, tổ chức có liên quan đều cóquyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Theo phạm vi vô hiệu:

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Là hợp đồng mà toàn bộ nội dung của nó đều vô

hiệu

Hợp đồng vô hiệu từng phần: Là hợp đồng khi một phần của hợp đồng vô

hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực phần còn lại của hợp đồng

3.1.3.Các trường hợp hợp đồng vô hiệu

Theo Điều 128 đến Điều 134 BLDS, giao dịch dân sự vô hiệu trong các trườnghợp:

1) Do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội;

2) Do giả tạo;

3) Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạnchế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

4) Do bị nhầm lẫn;

5) Do bị lừa dối, đe dọa;

6) Do người xác lập không nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình;

Trang 9

7) Do không tuân thủ qui định về hình thức.

Nội dung cụ thể như sau:

Điều 128: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng

Nếu nội dung trong hợp đồng kí kết vi phạm đạo đức xã hội thì hợp đồng đó vôhiệu Ví dụ: “A đã thuê thiết kế sửa nhà mình để có cửa nhà vệ sinh hướng thẳngvào cửa chính – nơi đặt bản thờ của gia đình hàng xóm – anh B vì muốn gia đình

anh B mở cửa chính sang hướng khác cho nhà A đẹp hơn” Hợp đồng thuê thiết kế

sửa nhà sẽ không có hiệu lực (vô hiệu) vì mục đích của hợp đồng vi phạm đạo đức

xã hội

“Đạo đức xã hội” không phải là một khái niệm pháp lý, nó phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như văn hóa – xã hội, phong tục – tập quán, lịch sử, kinh tế,…Hầu hết các hệthống pháp luật không có giải thích chính thức về vấn đề này Vì vậy, các thẩm

Trang 10

phán, trọng tài viên thường căn cứ vào án lệ hoặc tư duy lô-gíc của mình để giảithích.

Điều 129: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

Ví dụ: “Anh A bán một căn nhà cho anh B, đã làm một hợp đồng chính có racông chứng với số tiền ít hơn số tiền bán thực tế để đóng thuế bớt đi, sau đó anh Alàm thêm một hợp đồng phụ với anh B thể hiện đúng số tiền thực tế - hợp đồng này

có một người làm chứng” Vậy hợp đồng phụ đó có giá trị không nếu trong thờigian chờ hoàn tất thủ tục bán nhà anh B cho rằng họ chỉ căn cứ vào hợp đồngchính?

Hợp đồng phụ trong trường hợp này không nhằm mục đích bổ sung, hỗ trợ điềukiện để thực hiện hợp đồng chính mà nhằm che giấu hợp đồng chính Vì vậy, khi cótranh chấp xảy ra, và vụ tranh chấp được TAND giải quyết thì hợp đồng phụ đượctạo lập để trốn thuế sẽ bị vô hiệu, và hợp đồng chính ban đầu sẽ có hiệu lực

Trong trường hợp xác lập hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng đó cũng bị vô hiệu.

Quy định này trên thực tế đang có nhiều cách hiểu khác nhau khiến sự vận dụngpháp luật không chính xác

Đơn cử như vụ “Bà L mượn nợ gần 10 tỉ đồng mà TAND TP.HCM đã xử phúcthẩm Trước đó, do không trả được nợ, bà đã ký giấy xác nhận nợ và đồng ý bán đứt

ba căn nhà cho chủ nợ Việc mua bán này chưa được thực hiện thì bà L lại bán nhàcho người khác (một số hợp đồng đã qua công chứng ) Chủ nợ không đồng ý đãkhởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên bố hủy các hợp đồng mua bán của bà L.”

Tòa cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều nhận định rằng cam kết đầu tiên giữa bà

L với chủ nợ có giá trị pháp lí và chưa có một văn bản nào bãi bỏ Từ việc đã có

Trang 11

cam kết nói trên, bà L biết rõ phải trả nợ nhưng lại bán nhà cho người khác là viphạm cam kết trả nợ Do đó, các hợp đồng mua bán của bà L và những người liênquan là vô hiệu.

Điều 130: Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng

lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân

sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.

Trường hợp này qui định: Nếu chủ thể hợp đồng là cá nhân thì hợp đồng vô hiệukhi người tham gia giao kết hợp đồng không có hoặc hạn chế năng lực hành vi dân

sự, người chưa thành niên Khi đó, theo yêu cầu của người đại diện của người đó,Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo qui định của pháp luật hợp đồng nàyphải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện Nếu chủ thể hợp đồng là phápnhân, tổ chức không phải là pháp nhân thì người đại diện phải có đủ năng lực hành

vi

Ví dụ: “Anh Bảo – Con trai ông Hùng nghiện ma túy, đã có ra quyết định tuyên

bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự của Tòa án, đồng thời chỉ định ôngHùng là người đại diện theo pháp luật của Bảo Vừa qua, Bảo mang xe máy (giấyđăng ký xe máy do Bảo đứng tên) đi bán” Như vậy, việc anh Bảo bán xe máy cóđược pháp luật công nhận không?

Việc anh Bảo đã bị tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,tham gia giao dịch mua bán xe máy (thậm chí trong trường hợp giấy đăng kí do Bảođứng tên) mà không có sự đồng ý của ông Hùng là trái quy định của pháp luật (theoĐiều 130 BLDS) Theo đó, ông Hùng có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó

vô hiệu

Trang 12

Một số ví dụ minh họa khác như anh H bán chiếc xe đạp của mình cho một cửahàng kinh doanh xe đạp trong khi chưa đủ 14 tuổi, Anh Đ kí hợp đồng bán nhàtrong tình trạng đang sử dụng chất kích thích (thuốc lắc, ma túy)…Các hợp đồng đóđều bị vô hiệu.

Điều 131: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân

sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Ví dụ: “A bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho Bbiết rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy Khi phát hiện hệ thống đènkhông hoạt động, B đã yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc xe đó hoặc phải thay thế

hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận Lúc đó, B có quyền yêu cầu tòa ántuyên bố hợp đồng mua bán vô hiệu.”

Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.

Điều 132: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Trên thực tế trường hợp này thường xảy ra Sau đây xin dẫn vài ví dụ minh họa:

Ví dụ:

1 Bà K kiện bà C ra tòa để tranh chấp hợp đồng mua bán đất Bà K khai vào năm

2007, bà có ký hợp đồng (có công chứng) mua gần 4.000 m2 đất của bà C với giá

450 triệu đồng Hai bên thỏa thuận sẽ mua, bán cả nhà và đất Thế nhưng hợp đồng

Trang 13

thì chỉ nói mua bán đất còn căn nhà thì hai bên chỉ thỏa thuận bằng miệng Sau đó

bà C không giao nhà và đất Bà K đã kiện bà C vì bà C đã lừa dối mình Như vậy,hợp đồng này được coi là vô hiệu

2 Anh C hứa bán cho B một chiếc TiVi Sony 21 Inch lắp ráp ở Nhật Bản dongười thân ở Nhật Bàn gởi về, với điều kiện B phải đặt trước 1/2 giá tiền Ít ngàysau B đến nhận, thì C lại giao cho B chiếc tivi lắp ráp tại Việt Nam Trong trườnghợp này C đã lừa dối B và hợp đồng bị vô hiệu

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.

Ví dụ: “Ông H muốn có Công ty TNHH Điện tử Viễn thông của ông T nên đã đedoạ ông T nếu không bán Công ty cho mình thì ông ta sẽ cho bà V – vợ ông H biếtquan hệ bất chính giữa ông H và cô trợ lí riêng Sợ gia đình đổ vỡ, ông H đồng ýbán công ty lại cho ông T” Nếu có quá trình tranh chấp xảy ra sau đó, thì Tòa án sẽtuyên bố hợp đồng trên vô hiệu do ông H bị đe dọa mới dẫn đến phát sinh việc giaokết hợp đồng này

Điều 133: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm

chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà

án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Ví dụ: Ông K có năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp đồngmua bán nhà đất trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của mình Sau

đó ông K có quyền đưayêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu

Điều 134: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trang 14

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó

mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

Các hợp đồng trong trường hợp này thường sẽ rơi vào một tình trạng “lưỡng cực”– hoặc trở nên có hiệu lực nếu lỗi hình thức được sửa chữa, hoặc sẽ trở nên vô hiệunếu lỗi hình thức không được khắc phục trong thời hạn do Tòa án ấn định

Hợp đồng không có hình thức phù hợp theo qui định pháp luật có thể là do sựthiếu hiểu biết pháp luật của các bên; hoặc do các bên cố tình vi phạm những quiđịnh của pháp luật về nội dung hợp đồng được kí kết Ví dụ như A biết mảnh đất

mà B rao bán không được giao dịch do nằm trong khu qui hoạch dự án trường tiểuhọc của quận hoặc chưa được đăng kí Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưngvẫn kí “giấy tay” mua

Để làm rõ hơn cho trường hợp hợp đồng vô hiệu do không có hình thức phù hợpvới qui định của pháp luật, chúng ta cùng tìm hiểu một ví dụ sau đây:

"Vợ chồng ông A rất thân với vợ chồng ông B và cho vợ chồng ông B mượn nhà

để sinh sống Khi cơ hội đến, vợ chồng ông A đã dùng căn nhà của mình đem thếchấp ngân hàng để vay tiền kinh doanh Nhưng do việc làm ăn của vợ chồng ông Akhông thuận lợi, nợ nần quá nhiều, khiến vợ chồng ông B phải cho vợ chồng ông Avay tiền để trả ngân hàng và trang trải nợ nần

Trước tình hình đó, vợ chồng ông A gợi ý bán căn nhà cho vợ chồng ông B Saunhiều lần thỏa thuận, hai bên đã lập bốn văn bản mua bán căn nhà có đầy đủ chữ kýcủa các bên nhưng không đem đi công chứng, chứng thực Đang trong quá trìnhsang tên sổ đỏ, vợ chồng ông A lại làm đơn ra tòa yêu cầu hủy thỏa thuận mua bán

căn nhà, buộc vợ chồng ông B phải trả lại nhà” Vậy, Tòa án sẽ giải quyết như thế

nào trong trường hợp này?

Trang 15

Mặc dù đã xác nhận việc mua bán căn nhà là có thực, song Tòa án tuyên bố chấpnhận yêu cầu xin hủy thỏa thuận mua bán căn nhà của vợ chồng ông A và tuyên bốhợp đồng vô hiệu Lý do là thỏa thuận mua bán căn nhà chưa được hai bên lập hợpđồng, công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, vi phạm qui định về

hình thức hợp đồng Cụ thể, hai bên đã vi phạm qui định tại điều 450 BLDS 2005:

“Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Do đó, mặc dù vợ chồng

ông A và vợ chồng ông B lập bốn văn bản mua bán căn nhà có đầy đủ chữ ký củacác bên nhưng không đem đi công chứng, chứng thực thì đã vi phạm quy định vềhình thức của hợp đồng

Tại khoản 2 điều 137 – Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu qui định:

“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo qui định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.

Theo đó, vợ chồng ông B phải trả lại căn nhà, ngược lại, vợ chồng ông A có nghĩa

vụ trả lại cho vợ chồng ông B tiền bán (hay bất kì tài sản có liên quan đến việc báncăn nhà) đã nhận

Tuy nhiên, một vấn đề có thể phát sinh là việc vợ chồng ông B vẫn muốn được

sở hữu căn nhà nên họ không đồng ý với phán xét của Tòa án Trong trường hợp

này, Tòa án sẽ áp dụng điều 134 BLDS 2005: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước

có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu” Theo đó, Tòa án ra quyết định buộc vợ chồng ông A và vợ chồng ông B phải

thực hiện các thủ tục để hoàn thiện hình thức hợp đồng mua bán căn nhà trong thờigian một tháng Vợ chồng ông A và vợ chồng ông B phải đem hợp đồng mua bán

Trang 16

căn nhà đi công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền trong thời gian ấnđịnh là một tháng nếu muốn hợp đồng có hiệu lực.

Tuy nhiên, trước sự tăng giá nhà đất, vì lợi ích vợ chồng ông A càng có động lực

để không tiếp tục thực hiện hợp đồng, muốn hợp đồng vô hiệu Họ sẵn sàng chấpnhận việc bồi thường thiệt hại để đạt được mục đích vì biết rằng cái lợi sau đó cóthể bù đắp cho việc phải bồi thường Do đó, để lấy lại căn nhà, vợ chồng ông A đãkhông thực hiện các thủ tục hoàn tất hợp đồng với vợ chồng ông B Vì vậy, việckhắc phục vi phạm về hình thức hợp đồng đã không thể thực hiện được, tòa án buộcphải tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xác định vợ chồng ông A là bên có lỗi làm chohợp đồng vô hiệu

Kết quả vẫn như ban đầu, tức là Tòa án căn cứ vào điều 137, Bộ luật Dân sự

2005 buộc vợ chồng ông B phải trả lại căn nhà cho vợ chồng ông A, đồng thời yêucầu vợ chồng ông A trả lại cho vợ chồng ông B tiền bán căn nhà đã nhận và phảibồi thường toàn bộ thiệt hại cho vợ chồng ông B

Quy định bắt buộc vợ chồng ông A và vợ chồng ông B thực hiện hình thức hợpđồng trong một khoảng thời gian nhất định tỏ ra không đem lại kết quả như các nhàlàm luật mong đợi Trước sự biến động của giá nhà đất, vì lợi ích vợ chồng ông Acàng có động lực để không tiếp tục thực hiện hợp đồng, muốn hợp đồng vô hiệu.Nguời ta sẵn sàng chấp nhận việc bồi thường thiệt hại để đạt được mục đích vì biếtrằng cái lợi sau đó có thể bù đắp cho việc phải bồi thường

Qua đó, có thể thấy rằng, trong trường hợp hợp đồng vi phạm hình thức do mộttrong các bên tham gia cố tình không tuân thủ những qui định của pháp luật thì hìnhthức của hợp đồng thường không thể khắc phục cho dù đã được Tòa án gia hạn Vàkhi đó, vô hình chung, Tòa án là nơi để họ lạm dụng đưa ra các yêu cầu tuyên bốhợp đồng vô hiệu với lý do hợp đồng chưa tuân thủ về mặt hình thức để họ đạt mụcđích

Trang 17

3.2 Xử lí hợp đồng vô hiệu

Việc kết luận và xử lí hợp đồng vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án khi giảiquyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng

Về hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu:

Áp dụng qui định tại điều 137 BLDS 2005:

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

1 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo qui định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Theo đó, về nguyên tắc, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụràng buộc các bên từ thời điểm kí kết, bởi vậy hợp đồng vô hiệu được xử lí như sau:

 Nếu hợp đồng mới xác lập mà chưa thực hiện thì các bên không được phép thựchiện;

 Nếu nội dung trong hợp đồng đã được thực hiện thì các bên phải chấm dứt việctiếp tục thực hiện và bị xử lí tài sản;

 Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã thực hiện xong thì các bên bị xử lí tàisản

 Trong trường hợp hợp đồng vô hiệu từng phần thì các bên tham gia phải sửa đổihoặc hủy bỏ nội dung trái pháp luật Nếu nội dung vô hiệu đã được thực hiện xongthì phải bị xử lí tài sản

 Bên cạnh những hậu quả pháp lý trên, trong trường hợp hợp đồng vô hiệu là hợpđồng chính thì sẽ làm chấm dứt hợp đồng phụ Bởi lẽ hợp đồng phụ phát sinh từhợp đồng chính, hợp đồng chính là cơ sở để hình thành nên hợp đồng phụ Do đó,khi hợp đồng chính vô hiệu thì căn cứ phát sinh hợp đồng phụ không còn nữa Vì

Trang 18

trừ trường hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính Tuy nhiên quy định nàykhông áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm Trong trường hợp các bên thỏathuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính thì sự vôhiệu của hợp đồng phụ cũng làm chấm dứt hợp đồng chính

Về bồi thường thiệt hại

Điều 137 BLDS 2005 cũng có qui định: “ Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi

thường” Như vậy, để buộc một bên bồi thường thì chúng ta phải xác định hai yếutố:

 Yếu tố có lỗi

 Thực tế phải tồn tại thiệt hại

Về nguyên tắc việc xử lí tài sản:

 Các bên hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợpđồng Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải trả bằngtiền, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo qui định của pháp luật;

 Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nước;

 Thiệt hại phát sinh các bên phải chịu

Hậu quả pháp lí của hợp đồng vô hiệu trong trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình

Hợp đồng vô hiệu ngoài liên quan tới các bên tham gia trong hợp đồng, một sốtrường hợp, hợp đồng còn liên quan tới người thứ ba ngay tình, đó là trường hợphợp đồng vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao dịch cho người thứ

ba ngay tình

Tính đặc biệt trong trường hợp hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này thể hiện ởchỗ tài sản giao dịch đã không còn chiếm giữ bởi một trong các bên tham gia giaokết hợp đồng mà là một người thứ ba ngay tình do việc xử lý tài sản khi hợp đồng bịtuyên bố vô hiệu gặp phải một số khó khăn nhất định

Trang 19

Trường hợp hợp đồng vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phảiđăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một hợp đồng khác cho người thứ

ba ngay tình:

Hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người chiếm hữungay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với ngườikhông có quyền định đoạt tài sản Trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng cóđền bù thì chủ sở hữu (CSH) có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp,

bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của CSH

Như vậy, CSH có được đòi lại tài sản không đăng ký quyền sở hữu từ người thứ

ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu cũng phụ thuộc vào ý chí của CSH có muốnchuyển giao của CSH đối với tài sản đó hay không Và cũng cần lưu ý là muốn đòihỏi lại tài sản đó, CSH phải chứng minh được đó là tài sản của mình Qua đây cóthể thấy, lợi ích chính đáng của CSH tài sản luôn được ưu tiên bảo vệ Trong trườnghợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu đãđược chuyển giao bằng một hợp đồng khác cho người thứ ba ngay tình

Hợp đồng với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tìnhnhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc hợp đồng với người mà theo bản

án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là CSH tài sản nhưng sau đóngười này không phải là CSH tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sữa (Điều 138BLDS 2005)

Quy định này nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của việc đăng ký quyền sở hữu cũngnhư thể hiện tính đặc thù của đối tượng là động sản đối với bất động sản Pháp luậtquy định một số loại tài sản nhất định phải đăng ký quyền sở hữu để công nhậnquyền chủ sở hữu của CSH, chống lại xâm phạm của người thứ ba và khi có tranhchấp thì CSH có thể dễ dàng chứng minh được đâu là đối tượng của hợp đồng đã vôhiệu căn cứ vào giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu Mặt khác, vì giấy tờ chứng nhậnquyền sở hữu tài sản đứng tên không phải là người giao kết với người thứ ba dẫn

Trang 20

đến khó khăn khi chứng minh được tính ngay tình hay không ngay tình của ngườithứ ba

IV Các chế tài thương mại

4.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng

4.1.1 Khái niệm

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thựchiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện vàbên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh

Mục đích của các bên khi kí kết hợp đồng là muốn các quyền và nghĩa vụ phátsinh từ hợp đồng được thực hiện đúng, đầy đủ và thiện chí, mang lại lợi ích kinh tếcho mỗi bên Đây chính là cơ sở thực tiễn của biện pháp buộc thực hiện đúng hợpđồng, một biện pháp được áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm hợp đồng.Chế tài được thực hiện đúng hợp đồng được áp dụng là nhằm đảm bảo thực hiệntrên thực tế hợp đồng đã kí kết, làm cho nghĩa vụ hợp đồng phải được tiếp tục thựchiện Các bên xuất phát từ mục tiêu kinh doanh để kí kết hợp đồng chứ không phải

là nhằm đạt được lợi ích từ việc nộp phạt hay bồi thường thiệt hại từ phía bạn hàng.Trong nhiều trường hợp tiền phạt hay bồi thường thiệt hại không thể thay thế lợiích từ việc thực hiện hợp đồng đã kí kết của các bên

4.1.2 Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng

Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng bao gồm:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng

- Có lỗi của bên vi phạm

Việc các bên không thực hiện, thực hiện không đúng theo cam kết trong hợpđồng như: không giao hàng, giao thiếu hàng, giao hàng sai chất lượng là cơ sở phátsinh chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Bên có quyền lợi bị vi phạm chỉ cóquyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng nếu bên này có lỗi

Trang 21

Như vậy, đối với hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thươngmại căn cứ áp dụng chỉ bao gồm hai căn cứ trên là đủ để bên bị vi phạm áp dụng đốivới bên vi phạm.

Điều 296 - Luật Thương mại (2005) cho phép các bên kéo dài thời hạn thực hiệnhợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng:

1- Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạnthực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc khôngthỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêmmột thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng công với thờigian hợp lí để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá thời hạnsau đây:

a Năm tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cungứng dịch vụ được thỏa thuận không quá mười hai tháng, kể từ khigiao kết hợp đồng;

b Tám tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cungứng dịch vụ được thỏa thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giaokết hợp đồng

2- Thời hạn kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên cóquyền từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và không bên nào có quyền yêucầu bên kia bồi thường thiệt hại

Như vậy, trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh,…) hành vikhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng không bị coi là có lỗi Bên bị

vi phạm không có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng Ngay cả khihết thời gian thực hiện hợp đồng được tính thêm khi có bất khả kháng, bên bị viphạm cũng không thể áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và không bênnào có quyền buộc bên kia bồi thường thiệt hại, bởi Điều 296 không cho phép cácbên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng

Ngày đăng: 06/03/2015, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trang web : http://vi.wikipedia.org 7. Trang web : http://tailieu.vn Link
9. Trang báo điện tử : http://www.doisongphapluat.com 10. Trang báo điện tử : http://dantri.com.vn Link
11. Trang báo điện tử : http://vnexpress.net Link
1. Tập hợp các văn bản vi phạm pháp luật mới nhất về kinh tế , Tài liệu lưu hành nội bộ, Việt Nam, 2013 Khác
2. TS. Lê Văn Hưng và cộng sự, Giáo trình Luật kinh tế, NXB Tài Chính, Việt Nam, 2013 Khác
3. Bộ luật Dân sự ngày 14/06/2005 (Có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) Khác
4. TS. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Khác
5. TS. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, Tập I: Luật Doanh nghiệp, Tình huống, phân tích, bình luận, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w