Khái niệm: Theo điều 77 Luật DN 2005, ta có thể định nghĩa Công ty cổ phần CTCP như sau: CTCP là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING
KHOA MARKETING
LỚP 11DMA1 NHÓM 2
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
MÔN: LUẬT KINH TẾ
GVHD:THS Trần Thị Minh Đức
Năm 2014
Trang 2PHẦN 1: CHƯƠNG TRÌNH THUYẾT TRÌNH
Thưa cô! Chương trình của chúng em được triển khai theo dạng một buổi tư vấn Luật trên truyền hình với chủ đề: Tìm hiểu vể công ty Cổ phần Trong quá trình tư vấn còn có phần đặc câu hỏi giao lưu giữa luật sư và khán giả đan xen với nhau Trong số những khán giả đặt câu hỏi, chúng em cố tình gài một người của nhóm để bạn ấy khơi gợi nội dung cho người tư vấn Kết thúc buổi tư vấn, người khán giả cố tình này sẽ là nhân vật chính trong đoạn video clip tình huống về công ty cổ phần với giả định rằng: sau khi tham gia tư vấn, anh ấy tiến hành tìm hiểu và lập công ty cổ phần nhưng lại diễn ra những mâu thuẫn trong công ty Phần giải quyết tình huống chúng em sẽ để cho các bạn trong lớp thực hiện trước, sau đó nhóm sẽ tổng kết lại và đưa ý kiến giải quyết riêng của nhóm
Bố cục cụ thể như sau:
1 Tư vấn:
- Clip giới thiệu sơ lược về CTCP
- Luật sư trao đổi
- Giao lưu với khán giả (có thưởng)
2 Clip tình huống
3 Khán giả cho ý kiến giải quyết (có thưởng)
4 Nhóm đưa ra nhận định và bài học rút ra từ tình huống
5 Giảng viên nhận xét
Trang 3PHẦN 2: NỘI DUNG LÝ THUYẾT
CÔNG TY CỔ PHẦN
I KHÁI NIỆM - ĐẶC ĐIỂM:
1 Khái niệm:
Theo điều 77 Luật DN 2005, ta có thể định nghĩa Công ty cổ phần (CTCP) như sau:
CTCP là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần; cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa; có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn; có tư cách pháp nhân và được phát hành cổ phiếu để huy động vốn
2 Đặc điểm:
2.1 Về vốn:
Vốn điều lệ của công ty được chia ra thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Giá trị cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần Luật DN 2005 không quy định mức giá của mỗi cổ phần, nhưng theo Luật Chứng khoán thì cổ phiếu lần đầu bán ra công chúng có mệnh giá là 10.000 đồng Cụ thể, đối với CTCP thì vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành, đó chỉ là số cổ phần mà cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty
2.2 Về cổ đông:
Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông Số lượng cổ đông ít nhất là 3 và không hạn
chế số lượng tối đa Cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức Theo Điều 13 Nghị định
102/2010/NĐ-CP thỉ tổ chức là pháp nhân, nếu không thuộc trường hợp bị cấm, có quyền trở thành cổ đông của CTCP Như vậy, công ty TNHH, công ty HD, hợp tác
xã có thể trở thành một cổ đông của CTCP và bản thân một CTCP cũng có thể trở thành cổ đông của CTCP khác Nhưng DNTN không thể trở thành cổ đông của
Trang 4CTCP vì không có tư cách pháp nhân Tuy nhiên, cá nhân là chủ DNTN lại có thể trở thành cổ đông của CTCP
2.3 Về chế độ trách nhiệm:
Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty Tức là, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty
2.4 Về tư cách pháp lý:
Công ty CP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ( Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng phục vụ cho việc thành lập công ty do các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện ủy quyền của nhóm cổ đông sáng lập ký kết được tự động chuyển giao cho công ty
2.5 Về phát hành chứng khoán:
Được phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn Đặc điểm này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty là rất lớn và rộng rãi trong công chúng
CTCP có thể phát hành cổ phần để huy động vốn (cổ đông khi mua cổ phần sẽ
được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu, cổ phiếu là một trong các loại chứng khoán) Loại vốn từ nguồn này là vốn sở hữu, vốn tự có nên
CTCP không phải chịu rủi ro thanh toán nợ Còn việc phát hành các loại chứng khoán khác, phổ biến là trái phiếu, làm công ty trở thành con nợ của chủ sở hữu chứng khoán Do vậy, CTCP phải chịu rủi ro cao về thanh toán nợ
2.6 Về chuyển nhượng cổ phần
Trong quá trình hoạt động, cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình trừ một số ngoại lệ Trong đó, khoản 5 Điều 84 của Luật DN 2005 qui định
cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông
sáng lập khác trong công ty, trường hợp chuyển nhượng cho người khác ngoài công
ty phải được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ.Tuy nhiên, hạn chế này chỉ áp dụng trong
thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy CNĐKDN Ngoài ra, theo khoản
Trang 53 Điều 81 Luật DN, cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng (phần
cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được đề cập ở những phần bên dưới)
Khả năng tự do chuyển nhượng cổ phần giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham gia và rút ra khỏi CTCP bằng cách mua hay chuyển nhượng cổ phần, và chính vì thế giúp công ty thu hút vốn một cách thuận lợi hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác
2.7 Cơ cấu tổ chức:
- Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): là cơ quan quyết định cao nhất của công ty CP,
bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (theo khoản 1, Điều 96 Luật DN 2005) ĐHĐCĐ họp ít nhất một năm một lần
+ ĐHĐCĐ có các quyền và nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, tổ chức
bộ máy quản lý công ty, liên quan tới vốn, tài sản, tài chính công ty Cụ thể các vấn
đề phải được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ là:
Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty
Tổ chức lại hoặc giải thể công ty
Quyết định phương hướng phát triển của công ty
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS
Thông qua báo cáo tài chính hằng năm
Quyết định loại CP và tổng số loại CP của từng loại được quyền chào bán
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC
Đ TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC
Đ
Trang 6 Quyết định đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác
+ Cuộc họp của ĐHĐCĐ được coi là họp lệ khi số cổ đông dự họp đại diện ít nhất
65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết Khi cuộc họp thứ nhất không đủ điều
kiện thì trong thời hạn 30 ngày sẽ tiến hành họp lần thứ hai Cuộc họp lần thứ hai
họp lệ khi có ít nhất 51% cổ đông có quyền biểu quyết Nếu cuộc họp thứ hai vẫn
không được tiến hành thì trong thời hạn 20 ngày sẽ tiến hành họp lần 3, cuộc họp này không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp
- Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
+ Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 5 năm, thành viên HĐQT có nhiệm kỳ không quá
5 năm và có thể được bầu lại ở nhiệm kỳ không hạn chế Số lượng thành viên HĐQT không ít hơn 3 và không quá 11 người Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty
+ HĐQT hoặc ĐHĐCĐ bầu ra chủ tịch HĐQT Chủ tịch HĐQT có quyền triệu tập cuộc họp của HĐQT Cuộc họp HĐQT lần thức nhất được tiến hành khi có đủ từ 3/4 tổ số thành viên trở lên dự họp Nếu lần thứ nhất không triệu tâp được cuộc họp thì trong vòng 15 ngày để từ ngày dự định họp lần đầu thì sẽ tổ chức cuộc họp lần hai Ở trường hợp này, cuộc họp được tiến hành khi có hơn 1/2 số thành viên HĐQT
- Giám đốc hay Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày
của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Cụ thể các quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là:
Quyết định những vần đề liên quan đến việc kinh doanh hằng ngày
Ký kết các hợp đồng , trừ các hợp đồng do ĐHĐCĐ quyết định
Trang 7 Bổ nhiệm, mãn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý thuộc thầm quyền.
Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động và người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình
Tuyển dụng lao động
Tổ chức thực hiện cá quyết định của HĐQT và các phương án đầu tư kinh doanh
Kiến nghị cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nôi bộ công ty
Kiến nghị phương án trả cổ tức và phương án xử lý lỗ trong kinh doanh
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc Nếu theo điều lệ công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty
- Ban kiểm soát (BKS): Được thành lập nếu CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân
hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty, do
ĐHĐCĐ bầu ra với số lượng thành viên từ 3 – 5 BKS có nhiệm vụ giám sát và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về quyền và nhiệm vụ được giao Nhiệm kỳ BKS không quá 5 năm và có thể bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế
II CÁC LOẠI CỔ PHẦN:
1 Cổ phần phổ thông:
1.1 Khái niệm:
Cổ phần phổ thông là loại cổ phần cơ bản, phải có ở mọi CTCP, người sở hữu chúng gọi là “cổ đông phổ thông”, có các quyền thành viên một cách đầy đủ, nhưng ngoài ra không được một sự ưu đãi nào khác
1.2 Đặc điểm:
- Thứ nhất, CTCP có thể chỉ có cổ phần phổ thông Khi thành lập CTCP, các cổ
đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông
Trang 8được chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
(GCNĐKDN) Cổ phần này được gọi là cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập.
Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp GCNĐKDN thì các hạn chế trên được bãi
bỏ
- Thứ hai, mỗi cổ phần phổ thông dành cho người sở hữu chúng các quyền thành viên ngang nhau, bất kể là cổ đông sáng lập hay không Cổ đông phổ thông có các
quyền như sau: quyền tham gia quyết định, biểu quyết, quyền tài sản, quyền thông tin và quyền kiểm soát
- Thứ ba, về nguyên tắc cổ phần phổ thông được tự do chuyển nhượng Tuy nhiên
cần lưu ý rằng, cổ phần phổ thông được tự do chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập với nhau Còn trường hợp chuyển nhượng cho người không phài là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Ngoài ra, cổ đông phổ thông còn có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình (theo Điều 90 Luật
DN 2005)
2 Cổ phần ưu đãi:
Cổ phần ưu đãi không chỉ là một công cụ huy động vốn cho công ty mà còn được
sử dụng để thưởng cho các cấp quản lý, nhân viên có thành tích tốt nhằm giữ chân người tài Luật DN 2005 cho phép ĐHĐCĐ của công ty quyết định chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần phổ thông
2.1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết:
2.1.1 Khái niệm:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công
ty quy định Ngoài ưu đãi này, cổ đông ưu đãi biểu quyết có đầy đủ các quyền thành viên khác như cổ đông phổ thông
2.1.2 Đặc điểm:
Trang 9- Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ
cổ phần ưu đãi biểu quyết
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ không bị giới hạn hiệu lực về thời gian Còn trường hợp cổ phần ưu đãi biểu quyết do cổ đông sáng lập nắm giữ chỉ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm, kể tử ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- ĐHĐCĐ của công ty có quyền chuyển cổ phần ưu đãi biểu quyết do Chính phủ ủy quyền thành cổ phần phổ thông Riêng cổ phần ưu đãi biểu quyết do cổ đông sáng lập nắm giữ sẽ tự động chuyển thành cổ phần phổ thông sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết hoàn toàn không được chuyển nhượng
cho người khác
2.2 Cổ phần ưu đãi cổ tức:
2.2.1 Khái niệm:
Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức cao hơn cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm
II.2.1 Đặc điểm:
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, không có quyền
tham dự họp ĐHĐCĐ, không có quyền đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát
- Cổ đông của loại cổ phần này được ưu tiên thanh toán giá trị tài sản còn lại trước cổ
đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết sau khi công ty đã thanh toán cho chủ
nợ và cổ đông ưu đãi hoàn lại trong trường hợp công ty giải thể, phá sản
- Cổ phần ưu đãi cổ tức phù hợp với nhà đầu tư “thụ động”, những người sẵn sàng
gửi một khoán vốn vào CTCP để được hưởng một mức cổ tức ưu đãi có tình đảm bảo cao mà không muốn hoặc không cần tham gia vào biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyển của ĐHĐCĐ
Trang 10II.3 Cổ phần ưu đãi hoàn lại:
II.3.1 Khái niệm:
Cổ phần ưu đãi hoàn lại là loại cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu này
II.3.2 Đặc điểm:
- Cổ đông ưu đãi hòan lại có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác và có thể
sử dụng quyền ưu đãi hoàn lại khi không thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phẩn bằng hình thức khác có lợi hơn
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, không có
quyền tham dự họp ĐHĐCĐ, không có quyền đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát
III SO SÁNH CTCP VỚI CÔNG TY TNHH NHIỀU THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
1 Giống nhau:
- Là công ty đối vốn
- Là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức
- Thành viên đều chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp (tức trách nhiệm hữu hạn)
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Được chuyển nhượng vốn theo quy đinh pháp luật
- Được phát hành trái phiếu
Trang 11Chỉ tiêu
so sánh
Công ty TNHH hai thành viên trở
Số lượng thành viên Tối thiểu là 2, tối đa không vượt quá50 Số lượng tối thiểu là 3 và không hạnchế số lượng tối đa
Vốn
Vốn không được chia thành từng phần nhỏ mà được chia theo tỷ lệ phần trăm vốn góp của các thành viên
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
Khả năng huy động
vốn
Được phát hành chứng khoán như trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phần
Được phát hành cổ phần và các loại chứng khoán
Cơ cấu tổ chức
- Hội đồng thành viên
- Chủ tịch hội đồng thành viên
- Giám đốc (Tổng giám đốc)
- Thành lập Ban kiểm soát khi công
ty có từ 11 thành viên trở lên
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Giám đốc (Tổng giám đốc)
- Thành lập Ban kiểm soát từ 3-5 người khi công ty có trên 11 cổ đông hoặc có tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần
Chuyển nhượng vốn
Chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ phần vốn góp của mình bằng cách:
- Chào bán cho các thành viên còn
lại theo tỷ lệ tương ứng với phần góp của họ trong công ty với cùng điều kiện
- Chỉ được quyền chuyển nhượng
cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán
Chuyển nhượng tự do, trừ các trường hợp:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng
- Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập: bị hạn chế chuyển nhượng đối với cổ đông không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 3 năm từ ngày sáng lập công ty theo quy định tại khoản
5 Điều 84 Luật DN 2005
2 Khác nhau
IV ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ:
Loại công ty