Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay (Trang 85)

quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước thực thi mục tiêu cao cả của đất nước. Với vai trò của mình, Đảng ta chăm lo tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng việc dựa vào sức mạnh của nhân dân, vào sức mạnh của hệ thống chính trị. Cho nên việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là cần thiết.

Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý ở nước ta là cả quá trình tìm tòi, sáng tạo, đúc rút từ thực tiễn cuộc sống trong thời kỳ đổi mới. Do đó, Đảng luôn phải đổi mới tư duy về thiết chế trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa thực chất là cơ chế xã hội, nhờ đó nhân dân lao động thể hiện quyền dân chủ của mình, hệ thống này bao trùm và điều chỉnh mọi quan hệ hình thành giữa các giai tầng trong một đất nước về hoạch định phát triển kinh tế.

Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội khác, cho nên vai trò lãnh đạo của Đảng

phải được thể hiện trong mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức ấy, nhằm đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân muốn thực sự bảo đảm cho sức mạnh quyền lực của mình phải có sự lãnh đạo của Đảng. Muốn vậy Đảng phải thổi luồng khí dân chủ thực sự trong nhân dân, tạo bầu không khí dân chủ lành mạnh trong toàn xã hội, xây dựng được mối quan hệ thủy chung gắn bó giữa Đảng với nhân dân.

Trong lãnh đạo Nhà nước, Đảng không tự biến mình thành Nhà nước. Đảng không đứng trên nhân dân, đứng trên Nhà nước. Đảng phải kiên quyết khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền, bao biện làm thay công việc của chính quyền, cũng như không buông xuôi sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước. Để thực sự có hiệu quả trong lãnh đạo, Đảng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn chỉnh từng bước hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đổi mới và nâng cao chất lượng soạn thảo luật và các văn bản pháp quy khác. Đảng lãnh đạo việc rà soát những văn bản pháp quy hiện hành, kể cả hiến pháp, bổ sung và sửa đổi những điểm cần thiết đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội.

Đảng phải không ngừng lãnh đạo việc củng cố bộ máy nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, thông qua Đảng bộ, Đảng ủy, Đảng đoàn, ban cán sự Đảng để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phát huy năng lực của đảng viên trong công tác. Đảng phải xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong sạch, vững mạnh. Vì thế, Đảng phải thường xuyên bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Mỗi đảng viên phải chịu trách nhiệm trước công việc của mình. Đảng phải củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của ban cán sự Đảng, Chính phủ, các bộ, các ngành, các cơ quan từ Trung ương tới địa phương. Đảng phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của

các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Để lãnh đạo được tốt, Đảng phải chú ý tới vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước.

Đảng lãnh đạo nhưng không được xa rời quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đảng phải thường xuyên đổi mới và chỉnh đốn đảm bảo sự thành công của sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

Như vậy, Đảng cần phải đề ra đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; Đảng luôn giữ vững bản chất-là đội tiền phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam; Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực lãnh đạo và năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ, đảng viên; Đảng phải không ngừng củng cố về chính trị, tư tưởng, tổ chức; Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, củng cố mối liên hệ mật thiết với nhân dân và làm tốt công tác động viên nhân dân; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đổi mới và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay (Trang 85)