Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cải cách nền hành chính

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay (Trang 87)

quốc gia, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh

Trong hệ thống hành chính từ Chính phủ đến các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân là những cơ quan có

trách nhiệm chủ yếu trong việc tổ chức thi hành pháp luật. Tùy theo hệ thống cấp thẩm quyền, các cơ quan đó có thẩm quyền lập quy rất lớn, đặt ra các quy định chi tiết sau khi pháp luật đã được ban hành, đặt ra các thủ tục hành chính để quản lý và giải quyết mọi công việc trong đời sống kinh tế - xã hội.

Các cơ quan hành chính, với trách nhiệm áp dụng pháp luật, có toàn quyền trong việc ra các quyết định hành chính cho phép kinh doanh, buôn bán, đi lại, đầu tư, xây dựng nhà cửa, chuyển nhượng đất đai, sinh sống trên các địa hạt hành chính, cho đăng ký, chứng thực về con người, cưỡng chế hành chính. Toàn bộ cuộc sống hàng ngày của công dân đều phải dựa vào nền hành chính nhà nước.

Trên cơ sở pháp luật, cơ quan hành chính giữ gìn trật tự, kỷ luật, kỷ cương xã hội, trật tự quản lý, lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia...

Với vị trí, vai trò vô cùng quan trọng như vậy, nhưng bộ máy hành chính của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều nhược điểm, còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước. Tổ chức hành chính chưa thông suốt, còn yếu trong việc xử lý mối liên kết dọc và ngang, thậm chí còn có hiện tượng cục bộ, bất tuân lệnh cấp trên. Chế độ phân cấp trách nhiệm còn thiếu rành mạch, làm trầm trọng thêm tác phong làm việc quan liêu và dựa dẫm. Thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân chưa được quy định chặt chẽ, rõ ràng. Thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm trước nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn là vấn đề đáng nói hiện nay.

Vì những lẽ đó, cải cách hành chính quốc gia là được xem là khâu trọng tâm của toàn bộ công cuộc cải cách bộ máy nhà nước đáp ứng yêu câu xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính được xác định là khâu đột phá. Mục tiêu đặt ra cho cải cách hành chính là nhằm chuyển dần từ một nền hành chính trì trệ, nhiều tầng nấc, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không thuận tiện cho người dân sang một nền hành chính

gọn nhẹ, trong sạch, hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm và phục vụ những nhu cầu của người dân và xã hội ngày một tốt hơn. Tức là, chuyển dần một nền hành chính cai trị sang một nền hành chính phục vụ.

Để có một nền hành chính năng động, sáng tạo, tính gọn, trách nhiệm, phục vụ tốt các nhu cầu của người dân và xã hội, đáp ứng những đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chúng ta cần:

- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính Phủ, sắp xếp, thu gọn các đầu mối của Chính phủ. Đổi mới hoạt động của Chính phủ theo hướng Chính phủ tập trung vào xây dựng các chính sách, các thế chế, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo và điều hành phối hợp các ngành, các cấp thực thi chính sách, pháp luật.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, chịu trách nhiệm trước pháp luật của chính quyền địa phương đối với mọi hoạt động xã hội tại địa phương. Tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân, tăng cường vai trò của Hội đồng nhân dân ở địa phương. Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn.

- Trong nền hành chính, có đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo và đồ sộ nhất, do đó, yếu tố con người là khâu then chốt. Cần xây dựng quy chế hoạt động công vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng thực hành chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bọ có thói quen tuân thủ pháp luật, công tâm, có tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương này luận văn tập trung làm sáng tỏ về sự cần thiết và một số nội dung vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Những nội dung vận dụng như: về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; về giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, xây dựng và nâng cao đạo đức cán bộ, đẩy mạnh đấu tranh và phòng chống tham nhũng; về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang bước vào giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập và giao lưu quốc tế. Trong giai đoạn này một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nước ta là cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Để thực hiên nhiệm vụ trên chúng ta phải đảm bảo được một trong những nội dung quan trọng là: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng nước ta. Chúng ta cần vận dụng, kế thừa và phát triển những giá trị đó để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)