Căn cứ phát sinh miễn trách nhiệm hợp đồng

Một phần của tài liệu tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề hợp đồng (Trang 30 - 37)

Khi kí hợp đồng các bên có quyền thỏa thuận với nhau về các trường hợp giới hạn trách nhiệm và miễn trách nhiệm hợp đồng.

Nếu các bên không thỏa thuận, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm hợp đồng trong các trường hợp do pháp luật quy định. Cụ thể trong các trường hợp sau: 4.5.3. Nội dung của miễn trách nhiệm hợp đồng

• Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận

Pháp luật thương mại đề cao tính tự do trong hợp đồng. Do vậy, các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản, thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dung hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng. Nhưng kể cả khi hợp đồng đã ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm. Khi hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại một thỏa thuận không bằng văn bản sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Thực tiễn trong giao kết hợp đồng thương mại cho thấy ít khi các bên chấp nhận việc thỏa thuận trực tiếp và rõ ràng về các trường hợp miễn trách nhiệm, vì có thể bên vi phạm sẽ vin vào điều này để không tuân thủ hợp đồng. Do đó, các bên có thể thỏa thuận gián tiếp miễn trách nhiệm ở một chừng mực nhất định.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Sự kiện được coi là bất khả kháng trong các trường hợp sau: - Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng

- Có tính chất bất thương không thể lường trước và không thể khắc phục được

- Là nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng

Các trường hợp bất khả kháng có thể bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận đươc thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tính them một ngày bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả.

Nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau:

- 5 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời gian giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận không quá 12 tháng kể từ ngày giao kết hợp đồng - 8 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch

vụ được thỏa thuận trên 12 tháng kể từ khi giao kết hợp đồng

- Trường hợp kéo dài quá thời hạn quy định, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại - Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá 10

ngày. Kết thúc thời hạn quy định trên, bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng

Việc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.

Căn cứ miễn trách nhiệm trong trường hợp này phải do lỗi của bên bị vi phạm. Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm. Ngoài ra, cũng có thể là một hành vi vi phạm hợp đồng của bên bị vi phạm, tức là cả hai bên đều có hành vi vi phạm hợp đồng.

Vd: Công ty A kí kết với công ty B hợp đồng mua bán 100 tấn xi măng. Theo đó, công ty A phải thanh toán đúng hạn khoản tiền bằng 30% giá trị hợp đồng để công ty B mua nguyên vật liệu sản xuất. Tuy nhiên, công ty A đã không thanh toán đúng hạn dẫn đến việc đình trệ sản xuất khiến cho việc giao hàng của công ty B bị chậm trễ.

Trong trường hợp này, nếu như trong hợp đồng không có thỏa thuận khác về việc chậm thanh toán và việc chậm thanh toán của công ty A không phải do bất khả kháng hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì xem như công ty A đã có lỗi khiến cho công ty B không thể thực hiện đúng hợp đồng nên công ty B được miễn trách nhiệm.

• Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm.

Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng.

Ví dụ: Công ty M chuyên sản xuất và cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của công ty M bị tuyên bố thuộc vùng dịch bệnh. Theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, công ty M phải hủy toàn bộ cơ sở sản

xuất để tránh lây lan bệnh dịch. Thực hiện quyết định này khiến cho công ty M không thể cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K theo hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp này, công ty M được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề hợp đồng (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w