Phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi trang tr
Trang 1XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NGÀNH CHĂN NUÔI GIA SÚC – GIA CẦM
TỪ 2013 - 2020
MỤC LỤC
1. Tổng quan thị trường
1.1.Thị trường chăn nuôi thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất.Trong đó, ngành chăn nuôi không chỉ cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đa dạng sinh học trên trái đất
Số lượng vật nuôi
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2010 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm
Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu
và thứ 13 về số lượng gà.
Sản phẩm chăn nuôi
Tổng sản lượng thịt thế giới năm 2013 dự báo đạt 251,22 triệu tấn, tăng 0,7% so với 249,45 triệu tấn dự tính đạt trong năm 2012 Trong đó, tổng sản lượng thịt bò bê thế giới dự báo đạt 57,53 triệu tấn, tăng 0,6% so với 57,17 triệu tấn dự tính đạt trong năm 2012; tổng sản lượng thịt lợn thế giới dự báo đạt 104,71 triệu tấn, tăng 0,3% so với
Trang 2104,36 triệu tấn dự tính đạt trong năm 2012; và tổng sản lượng thịt gà giò và gà tây sẽ đạt 88,98 triệu tấn, tăng 1,2% so với 87,92 triệu tấn dự tính đạt trong năm 2012
Tổng mức tiêu dùng thịt năm 2013 dự báo đạt 247,22 triệu tấn, tăng 0,7% so với 245,47 triệu tấn ước đạt trong năm 2012
Về sản lượng thịt thế giới các cường quốc về sản xuất thịt là Trung quốc, Hoa
kỳ, Ấn Độ, Brazin, Argentina, Đức và Nga, còn về lĩnh vực này của thế giới thì Việt Nam đứng thứ năm về thịt trâu và thứ sáu về thịt lợn.
Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức
cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông.Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng.Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ
Trang 31.2.Thị trường chăn nuôi tại Việt Nam
1.2.1.Khái quát chung
Theo thống kê, hiện ngành chăn nuôi Việt Nam có sản lượng thịt gia súc đứng thứ nhất khu vực ASEAN, thứ 2 châu Á, thứ 6 thế giới; sản lượng thịt gia cầm đứng thứ 2 khu vực; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng đầu các nước ASEAN và thứ 12 thế giới
Theo Cục Thống kê, đến nay cả nước có hơn 23.500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ chiếm 17,35% (gần 4.100 trang trại) Riêng tỉnh Đồng Nai có số lượng trang trại chăn nuôi lớn nhất, khoảng 2.000 trang trại, trong
đó các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm khoảng 50%
Ngành chăn nuôi phát triển nhanh cùng sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến đã chuyển đổi dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại Nhiều trang trại chăn nuôi từ 600 con lợn hoặc hơn 2.000 con gà trở lên Tuy nhiên, đối với những người chăn nuôi nhỏ lẻ do ít vốn, thiếu quỹ đất xây chuồng trại nên đa số dễ lệ thuộc vào các doanh nghiệp, công ty chăn nuôi quy mô lớn về con giống, thức ăn chăn nuôi dẫn đến giá thành sản phẩm cao, rủi ro nhiều
Để tồn tại, duy trì được đàn lợn, các cơ sở, trại chăn nuôi phải tự đầu tư xây hầm khí sinh học xử lý các chất thải từ chăn nuôi, vừa giúp bảo vệ môi trường sống xung quanh vừa tạo ra nguồn khí đốt, nấu ăn phục vụ trở lại cho chăn nuôi Các chất thải được xử lý xong trở thành nguồn phân hữu cơ bón cây trồng, vườn cao su.Nhiều trại chăn nuôi có quy mô lớn thì xây dựng hầm biogas lớn hơn không những để nấu nướng
mà còn chạy máy phát điện cung cấp cho hệ thống làm mát chuồng trại và thắp sáng phục vụ sinh hoạt trong gia đình và chuồng trại
Tuy nhiên, để giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp (trang trại), nhiều tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ đã và đang tiến hành quy hoạch các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và có lộ trình di dời các hộ chăn nuôi vào vùng quy hoạch Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ nằm ngoài vùng quy hoạch gây ô nhiễm môi trường mà không có hướng khắc phục thì cấm nuôi chuyển sang ngành nghề khác Trong đó, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch xong tất cả các
Trang 4vùng chăn nuôi ở các đơn vị hành chính trong tỉnh với tổng số 139 vùng với diện tích hơn 15.000 ha
Cả tỉnh có 36 cơ sở giết mổ và 23 nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi Trong đó, 2/3 số nhà máy có liên doanh nước ngoài Hiện ngành chăn nuôi Đồng Nai đang hướng dẫn về kĩ thuật xây dựng chuồng trại, giải quyết dịch bệnh, an toàn sinh học, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP ở nông hộ để tăng năng suất, hiệu quả cao trong chăn nuôi
Đóng góp của ngành chăn nuôi vào GDP của cả nước, cũng như những đóng góp vào các lĩnh vực khác
Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và sức khoẻ của con người:
- Đóng góp cho GDP (2012) là 6%
- Đóng góp cho GDP nông nghiệp (2012) 27%
Đóng góp của ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung trong việc tạo điều kiện, công ăn việc làm cho người dân còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP của cả nước
Sản phẩm từ ngành chăn nuôi là nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (thịt, trứng…), may mặc (da, lông…),…
Tuy nhiên chăn nuôi còn gây ra những thiệt hại về môi trường như làm ô nhiễm không khí, đất… Lượng khí CO2, NH4, N2O trong không khí tăng cao
Tốc độ phát triển trong những năm qua
Nhiều năm qua ngành chăn nuôi luôn đóng vai trò quan trọng trong duy trì tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp với tốc độ 5-7%/năm, so với 2-2,5%/năm của ngành trồng trọt Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), năm
2010, tổng sản lượng thịt cung cấp ra thị trường đạt 1,83 triệu tấn, tổng sản lượng sữa đạt 64.000 tấn, nhưng đến năm 2011 tăng lên lần lượt là 4,31 triệu tấn và 360.000 tấn
Số lượng gia súc và gia cầm vào thời điểm 1/10 hàng năm (nghìn con)
Trang 51.2.2.Thực trạng ngành chăn nuôi năm 2013
Bước vào năm 2013, ngành chăn nuôi đã gặp những tác động rất lớn của yếu tố thị trường do ảnh hưởng của việc nhập lậu gia súc gia cầm vào Việt Nam và các yếu tố khác như dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất và chi phí chăn nuôi cao Chính những thực trạng này đã khiến ngành chăn nuôi chết dần và không thể thực hiện đúng lộ trình theo định hướng Nhà nước
a. Cơ sở hạ tầng yếu kém
Chăn nuôi hiện theo phong trào tự phát, giá cao thì tăng đàn ồ ạt dẫn đến giá con giống tăng Giá thấp thì giảm đàn dẫn đến khủng hoảng thiếu Ngoài ra, sử dụng chuồng trại chưa hợp lý, không theo quy chuẩn; quản lý giống bất hợp lý; sử dụng thuốc thú y vô tội vạ, thị trường phụ thuộc lớn vào Trung Quốc Về nguồn giống chăn nuôi, nhất thiết phải có sự hỗ trợ của Trung ương cho các doanh nghiệp về giống, cung ứng giống vật nuôi tại chỗ cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới
b. Sức cạnh tranh yếu
Theo thống kê của Cục Thú y, từ đầu năm 2013 đến nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 81.000 tấn thịt gia súc, gia cầm Dự kiến cả năm 2013 nhập tổng cộng 90.000 tấn.Lượng thịt gia cầm nhập khẩu chiếm khoảng 70%, tương đương 57.000 tấn.Tổng
số trâu bò nhập khẩu để giết mổ làm thực phẩm trong năm nay ước khoảng 151.611 con
Do tập quán tiêu dùng, đùi, cánh gà là hàng thứ phẩm của các nước nhưng lại là hàng chính phẩm của Việt Nam Vì là hàng thứ phẩm nên giá bán rất rẻ Cánh, đùi gà nhập vào Việt Nam chỉ khoảng 0,85 USD/kg, cộng cả thuế 18% - 20% vẫn chưa đến 20.000 đồng/kg, rẻ hơn cả gà sống bán tại trại chăn nuôi trong nước
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), giá thịt heo hơi xuất chuồng tại miền Nam khoảng hơn 39.000 đồng/kg, giảm đến 19% so với đầu năm 2013.Tương tự, giá gà thịt công nghiệp cũng giảm từ 23 - 27% Theo tính toán của ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, giá thành chăn nuôi hiện nay trung bình khoảng 46.000 đồng/kg heo hơi nhưng giá heo xuất chuồng chỉ 38.000 - 40.000 đồng/kg Người nuôi đang chịu lỗ 600.000 - 800.000 đồng/con heo
Trang 6c. Nguy cơ tiềm tàng trong tương lai
Theo giới chăn nuôi, dịch heo tai xanh đang xảy ra thực sự là hiểm họa Nếu không khống chế dịch heo tai xanh hiệu quả và không nhận được hỗ trợ về vốn ưu đãi chắc chắn người dân bán treo chuồng Đây là hạ sách, bởi đã bỏ đàn heo nái, heo giống phải mất 2-3 năm sau mới gầy lại được.Trong khi đó, các bộ ngành cũng đã có dự báo, chỉ
3 - 4 tháng sau thị trường lại thiếu heo thịt, phải cho nhập thịt để bình ổn thị trường Còn theo đại diện Bộ NN-PTNT, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả, nhiều khả năng cuối năm và tết Nguyên đán năm 2014 có nguy cơ thiếu thịt gia súc gia cầm Thêm vào đó, đến năm 2018, theo cam kết AFTA, thuế nhập khẩu về 0%, giá bán các mặt hàng đùi, cánh gà đông lạnh sẽ rẻ hơn nữa, ngành chăn nuôi gà lông trắng Việt Nam không tránh khỏi xóa sổ
2. Phân tích môi trường
2.1.Môi trường bên ngoài
2.1.1.Môi trường kinh tế
- Kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng(Năm 2012: tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP)tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540 USD/người/năm), đời sống cải thiện nên nhu cầu về tiêu dùng, ăn uống cũng cải thiển, bữa ăn hàng ngày trở nên phong phú, đa dạng hơn
- Công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm của chăn nuôi ngày càng chuyên nghiệp
- Nền kinh tế mở thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xuất khẩu tăng Tuy nhiên cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn do các sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào
2.1.2.Môi trường chính trị - pháp luật
- Tình hình chính trị ổn định, nhà nước luôn có các chính sách khuyến khích ngành chăn nuôi phát triển và tăng tỉ trọng đóng góp của chăn nuôi trong nông nghiệp
- Pháp luật: Các luật cạnh tranh ra đời giúp các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng
và hiệu quả Ngoài ra với các điều luật áp dụng trong chăn nuôi buộc các cơ sở chăn nuôi thực hiện đúng để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo việc xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường…
2.1.3.Môi trường văn hóa – xã hội
Trang 7- Dân số: Đông và trẻ, nguồn nhân lực dồi dào trong chăn nuôi và chế biến.
- Phong tục tập quán trong bữa ăn hàng ngày của người Việt với những món ăn được chế biến từ thịt, trứng, sản phẩm chăn nuôi…
- Chăn nuôi là một trong những ngành lâu đời của người Việt Nam: Truyền thống nông nghiệp bắt nguồn từ xa xưa và phát triển, duy trì cho đến bây giờ
2.1.4.Môi trường tự nhiên
- Khí hậu ấm áp cho vật nuôi tuy nhiên thiên tai (lũ lụt, hạn hán) gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi
- Nguồn nước, nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm: Việt Nam có hệ thống sông ngòi
và mạch nước ngầm dày đặc là nguồn nước dồi dào cho phát triển chăn nuôi cũng như cho trồng trọt, từ đó là nguồn thức ăn phong phú cung cấp cho chăn nuôi
- Công tác bảo vệ môi trường: Do nhiều nguyên nhân nên công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi vẫn còn mặt tiêu cực Hiện nay, tình trạng gây ô nhiễm môi trường (mùi hôi, tiếng ồn) từ các trang trại chăn nuôi gia súc đã ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân Tình trạng này vẫn chưa khắc phục triệt để và có chiều hướng gia tăng
2.1.5.Môi trường công nghệ
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm cộng với
sự phát triển công nghệ giết mổ đã góp phần tích cực tăng sản lượng và chất lượng thực phẩm cung cấp cho thị trường
- Hệ thống trang trại chăn nuôi tập trung ở đồng bằng và thiếu chuyên nghiệp
- Hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi: các biện pháp xử lý chất thải được áp dụng hiệu quả như xây hầm khí bioga, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao do thiếu kinh phí và trình độ kĩ thuật chưa cao
- Những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào hình thức chăn nuôi ở những trang trại lớn hay nhỏ lẻ
2.1.6.Đe dọa từ phía các sản phẩm thay thế
- Thủy sản: Thủy sản (tôm, cá, mực…) đặc biệt được người tiêu dùng lựa chọn khi các sản phẩm chăn nuôi gia súc gia cầm có sự biến động mạnh về giá, hay khi xuất hiện những thông tin về dịch bệnh chẳng hạn như H1N1, H5N1 Tuy nhiên thì sự biến động này cũng chỉ xảy ra tại giai đoạn xuất hiện bệnh dịch, chứ không kéo dài mãi
- Các thực phẩm chay: đậu hủ, sườn non… là một mối đe dọa lớn cho ngành chăn nuôi Bởi vì xu hướng thực dưỡng ngày càng tăng, nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng
Trang 8ăn chay, tập yoga sẽ giúp thanh lọc cơ thể, bảo vệ sức khỏe, hạn chế được một số loại bệnh
2.1.7.Cường độ cạnh tranh
- Thịt ngoại: Theo thống kê của Cục Thú y, từ đầu năm 2013 đến nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 81.000 tấn thịt gia súc, gia cầm Dự kiến cả năm 2013 nhập tổng cộng 90.000 tấn Lượng thịt gia cầm nhập khẩu chiếm khoảng 70%, tương đương 57.000 tấn Tổng số trâu bò nhập khẩu để giết mổ làm thực phẩm trong năm nay ước khoảng 151.611 con Đặc biệt, hiện nay thịt bò Úc đang đánh bạt thịt bò trong nước bởi giá rẻ và thịt ngon hơn
- Thịt nhập lậu từ Trung Quốc: mặc dù Nhà nước ta đã có các chính sách nhằm ngăn chặn con đường nhập lậu này, nhưng hiện nay trên thị trường, đặc biệt là tại các chợ thịt Trung Quốc vẫn còn tràn lan, khiến người tiêu dùng hoang mang bởi rất khó để phân biệt giữa thịt nhập lậu và thịt nội địa
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm
Cơ hội
Nhà nước tạo điều kiện phát triển ngành
chăn nuôi
Kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng khá
ổn định
Tình hình chính trị ổn định
Thu nhập bình quân của người dân tăng
Tiềm năng thị trường lớn
Nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng
Cộng nghệ sản xuất chế biến ngày càng
nâng cao
Đe dọa
Thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh
Cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm
ngoại
Các pháp định về an toàn vệ sinh thực
phẩm, xử lý nước thải bảo vệ môi trường
Xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế
Thị trường xuất khẩu ngày càng khó
0,08 0,1
0,04 0,09 0,11 0,1 0,09
0,1 0,08 0,1
0,04 0,07
3 3
4 3 4 3 2
1 2 2
3 1
0,24 0,3
0,16 0,27 0,44 0,3 0,18
0,1 0,16 0,2 0,12 0,07
Trang 9khăn do các nước ra nhiều tiêu chuẩn hóa
lý đối với thực phẩm
Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,54 (so với mức trung bình 2,5) cho thấy khả năng phản ứng của ngành chăn nuôi Việt Nam trước các cơ hội và mối đe dọa hiện tại từ môi trường bên ngoài chỉ mức ở độ trung bình Đặc biệt, ngành cũng chưa phản ứng tốt đối với các yếu tố như là mối đe dọa từ thiên tai dịch bệnh, hay thị trường xuất khẩu khó khăn do các tiêu chuẩn đối với thực phẩm Do đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xây dựng hay thay đổi chiến lược ứng phó tốt hơn nữa cho ngành chăn nuôi để tận dụng các cơ hội có được và tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của mối đe dọa bên ngoài
2.2.Môi trường bên trong
2.2.1.Các hoạt động đầu vào
- Nguồn vốn: đa số các trang trại chăn nuôi còn nhỏ lẻ, nguồn vốn hạn chế Các nhà đầu tư cũng không đầu tư vốn nhiều để mở rộng quy mô đàn Do e dè đầu tư trong tình trạng lãi suất tăng như hiện nay, và chưa có kế hoạch đầu tư khoa học
- Con giống: Trong chăn nuôi con giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm, nhưng hiện nay vấn đề này chưa được coi trọng, sản phẩm không đồng đều, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai tạo giống còn hạn chế Việc ngoại nhập con giống tốt phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam còn nhiều khó khăn do chi phí vận chuyển cao, không được chiết khấu do mua nhỏ lẻ
- Nguồn thức ăn: theo thống kê, giá nguồn thức ăn chăn nuôi còn khá cao, nó quyết định đến 70% giá thành sản phẩm, và đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn cho việc cạnh tranh của ngành Mặc dù được sản xuất trong nước với lượng thức ăn thô, tự nhiên dồi dào, nhưng nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp lại nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, công nghệ chế biến còn tụt hậu so với thế giới
- Cơ sở vật chất: trang trại chưa được đảm bảo tốt, chủ yếu vẫn là những chuồng trại đơn giản, vệ sinh chuồng trại còn yếu kém Ngoài ra, do là chăn nuôi nhỏ lẻ, người dân không có được kiến thức chuyên môn để có thể tính toán mức độ phù hợp giữa
Trang 10diện tích chuồng tại và số lượng con giống Ở miền Bắc, hệ thống chống rét cho vật nuôi không được trang bị tốt, hằng năm có đến hàng chục ngàn con bị chết rét, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung
2.2.2.Vận hành
- Nguồn nhân lực: Có kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống, người dân gắn bó với nghề như một nét văn hóa nhưng lại không có chuyên môn cao, người dân cũng không được cơ quan chính quyền địa phương hỗ trợ nhiều về kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, hay cung cấp cho người dân các nguồn giống chất lượng tốt… Các lớp tập huấn chưa được phổ biến, đặc biệt là vùng nông thôn – nơi có nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
- Quy trình nuôi, giết mổ, chế biến: không thực hiện theo một quy trình khép kín, mà đưa qua tay nhiều trung gian, khiến cho chất lượng thịt không còn tươi, vấn đề vệ sinh cũng không được chú trọng nhiều Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều
lò giết mổ tự phát, không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, gây mất lòng tin
ở người tiêu dùng
- Kiểm tra chất lượng thành phẩm: Kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta dù đã có chính sách và chỉ tiêu chặt chẽ, sát sao Nhưng việc thực hiện còn lỏng lẻo Tình trạng thịt chứa nhiều kháng sinh, độc tố hay lạm dụng chất bảo quản vẫn thường xuyên xảy ra vì mục đích lợi nhuận
2.2.3.Các hoạt động đầu ra
- Còn qua nhiều giai đoạn bán sỉ và bán lẻ
- Chất lượng thịt tại các chợ không bằng tại các siêu thị hay cửa hàng tiện ích do quá trình bảo quản không được đầu tư chú trọng, hay do nguồn cung cấp thịt không rõ nguồn gốc
- Giá bán vẫn chưa có sự thống nhất giữa các khu vực
2.2.4.Marketing
- Chưa đa dạng hóa chất lượng sản phẩm thịt các loại nhằm cung cấp cho những khách hàng có nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng
- Thương hiệu: Chưa xây dựng được những thương hiệu uy tín và danh tiếng kinh doanh thịt Việt Hầu hết các doanh nghiệp điều chạy theo thị trường, nhập thịt ngoại
về bán
- Các hoạt động khuyến mãi người tiêu dùng không có tác dụng do giá quá cao Thế nên các chính sách hỗ trợ các nhà bán sỉ và lẻ cũng không hiệu quả