6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Công tích các chúa Trịnh cầm quyền
Về công tích và hành trạng của các chúa Trịnh, kể từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Khải, khá nhiều tài liệu lịch sử và văn học, nhất là Đại Việt sử ký Bản kỷ tục biên ghi chép khá đầy đủ, tỷ mỉ, bao gồm cả những lời bình mang tính nhận định, đánh giá, ca tụng đối với từng vị chúa. Tuy nhiên, sau khi sưu tầm, so sánh đối chiếu, chúng tôi cũng nhận thấy có một số điểm mới trong nhiều bản gia phả chúa Trịnh. Trong đó, phần ghi chép về các vị chúa được chú trọng bổ sung chi tiết hơn. Hy vọng trong tương lai có thể là tư liệu bổ sung so sánh hoặc đối chiếu làm rõ thêm cho nhiều sự kiện lịch sử, địa danh đã được ghi chép trong chính sử.
Dưới đây chúng tôi liết kê lần lượt những điểm nổi bật nhất về công trạng của các chúa Trịnh, bao gồm “sơ lược tiểu sử chúa”, thời gian nắm quyền, những sự kiện, biến cố và công tích của các đời chúa:
Về Khang Thái vương Trịnh Kiểm (1545-1569)
Hầu hết các bản gia phả đều ghi chép về Minh khang Thái vương Trịnh Kiểm khá thống nhất: Cuộc đời Trịnh Kiểm có một tuổi niên thiếu vô cùng khốn khó, phải đi ở đợ làm thuê để nuôi mẹ, nuôi thân. Tuy nhiên, ông là người tư chất thông minh, có chí lớn, lại vô cùng hiếu thuận với mẹ già.
Nhờ phúc ấm tổ tiên phấn phát, Trịnh Kiểm khi lớn lên đã theo phò tá tướng Nguyễn Kim cùng khuông phù cơ nghiệp nhà Lê, từ đó xây dựng nên cơ nghiệp to lớn, trải gần 250 năm của gia tộc họ Trịnh.
Trịnh Kiểm sinh ngày 24 tháng 8 năm Quý Hợi, tức là năm 1503, mất năm 1570. Khi mất được đặt tên thụy là Trung Huân Vương, miếu hiệu là Minh Khang Thái Vương.
Năm 1545, do Nguyễn Kim bị hàng thần nhà mạc ngầm đánh thuốc độc chết, Trịnh Kiểm từng bước thâu tóm mọi quyền bính, cho đến năm 1570 – Trịnh Kiểm chết. Sự nghiệp nắm quyền điều hành chính sự của ông
trải qua các đời vua Lê là: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông. Gia phả chép rằng: Từ nhỏ Trịnh Kiểm đã là người hết sức thông minh, gan dạ và mưu lược hơn người. Ông đi theo đội quân của tướng Nguyễn Kim cùng khuông phò cơ nghiệp nhà Lê. Không lâu sau, Nguyễn Kim yêu mến tài năng của Trịnh Kiểm, đem con gái mình là Nguyễn Thị Ngọc Bảo gả cho Kiểm. Thường ngày nhiều việc quan trọng trong binh quyền và chính sự, Nguyễn Kim đều tin tưởng giao phó cho con rể là Trịnh Kiểm xử lí.
Năm Kỷ Hợi (1539) Trịnh Kiểm 37 tuổi, được giao cầm binh mã sang Ai Lao đón vua Lê Trang Tông, vua thấy Trịnh Kiểm tướng mạo khác thường, yêu mến mà phong làm Ðại tướng quân, tước Dực quận công.
Năm Ất Tỵ (1545) Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết, quyền bính lọt vào tay Trịnh Kiểm. Khi được vua Lê chính thức trao toàn quyền thống lĩnh binh mã với tước Thái sư Lạng (Lượng) quốc công, Vua Lê Trang Tông tuy ở ngôi chí tôn nhưng quyền hành đều do Trịnh Kiểm nắm giữ.
Nam triều từ khi có Trịnh Kiểm cầm quyền ngày càng lớn mạnh, khiến Bắc triều không thể xem thường. Vua Mạc đã 10 lần sai đại tướng Mạc Kính Ðiển đem quân vào đánh Thanh Hoá nhưng không thắng được.
Ngược lại, quân Trịnh cũng 6 lần kéo ra đánh Sơn Nam. Năm Kỷ Mùi (1559), Trịnh Kiểm huy động tới 6 vạn quân đánh các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hoá, Kinh Bắc, Lạng Sơn rồi vòng xuống Hải Dương theo chiến lược phá “hàng rào” trước, đột nhập vào Ðông Kinh sau.
Trong khi Trịnh Kiểm tưởng đã nắm được thắng lợi trong tay thì được tin quân Mạc đánh thọc vào bản doanh vua Lê ở Thanh Hoá, Trịnh Kiểm phải rút quân về cứu hậu phương…
tướng Thái quốc công và tôn làm Thượng phụ. Cũng năm đó Trịnh Kiểm ốm nặng, dâng biểu xin trao lại binh quyền cho vua Lê. Vua Lê sai con trưởng của Trịnh Kiểm là Trịnh Cối nắm binh quyền.
Tháng 2 năm Mậu Ngọ (1570) Trịnh Kiểm mất, được truy tôn Minh Khang thái vương, tên thuỵ là Trung Huân. Trịnh Kiểm mở đầu sự nghiệp của họ Trịnh trong 26 năm, trải giúp 3 đời vua (Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông), thọ 68 tuổi.
Về chúa Bình An vương Trịnh Tùng (1570-1623)
Việc lập nghiệp của Trịnh Tùng hầu hết đều bị các sử gia phê phán là tranh quyền của huynh trưởng là Trịnh Cối. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong tình hình lúc bấy giờ nếu Trịnh Tùng không đoạt lấy binh quyền thì sự nghiệp nhà Trịnh cũng như sự nghiệp trung hưng nhà lê không biết sẽ ra sao, có đến 90% khả năng là sụp đổ. Bởi sau khi Trịnh Kiểm mất, quyền được trao cho con trưởng là Trịnh Cối duy trì, nhưng Cối nhu nhược, lại có ý sợ nhà Mạc. Vì thế bá quan văn võ đều theo về Trịnh Tùng, chúng ủng hộ đồng thời thúc ép Tùng nắm lấy binh quyền. Trịnh Tùng hội tụ đầy đủ tư chất của người kế nối nắm giữ quyền bính: "Khi sinh ra vốn bẩm tính thông minh, tài đức hơn người, anh hùng nhất đời, có thể nối chí cha, giúp nên nghiệp đế. Công trung hưng của triều Lê thực dựng nền từ đấy".
Chính vì thế mà vua Lê đã chính thức phong Trịnh Tùng làm Tổng chỉ huy quân sự "Ngày 20, vua sắc phong Trịnh Tùng làm Trưởng Quận công, Tiết chế các dinh thuỷ bộ, cầm quân đánh giặc".
Ngay sau khi được trao quyền bính chỉ huy quân sự, Trịnh Tùng liên tiếp chỉ huy quân đội chống lại quân Mạc. Từ năm 1571 đến năm 1592, Trịnh Tùng đã trực tiếp chỉ huy hàng trăm trận đánh lớn nhỏ chống lại nhà Mạc. Đặc biệt trong đó là trận đánh quyết định thắng lợi vào những năm 1591 và 1592.
tướng tung hoành trên trận mạc mà còn là một nhà thao lược có tài chỉ huy giành thắng lợi cuối cùng, xứng danh là bậc đại công thần sự nghiệp trung hưng của nhà Lê.
Công cuộc tái thiết đất nước thời Lê - Trịnh có đóng góp mang tính quyết định của chúa Trịnh Tùng.
Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên chép về Trịnh Tùng đại ý như sau: Khi Trịnh Kiểm mất, vua Lê Anh Tông trao binh quyền cho Trịnh Cối, là con vợ cả Trịnh Kiểm. Tuy nhiên, Trịnh Cối ham mê tửu sắc, các tướng dưới quyền không phục, theo về với Trịnh Tùng.
Biết anh em họ Trịnh đang tranh ngôi chúa, tháng 8 năm Canh Ngọ (1570), vua Mạc sai Mạc Kính Điển đem quân đánh vào Thanh Hóa. Trịnh Cối ra hàng, Mạc Kính Điển chấp thuận, phong Cối làm Trung Lương Hầu, rút quân về.
Quân Bắc triều rút rồi, Trịnh Tùng nắm binh quyền ở Nam triều. Khi đó, nội bộ Nam triều lại lục đục: Năm Nhâm Thân (1572), tướng cũ của Trịnh Kiểm là Lê Cập Đệ mưu giết Trịnh Tùng để giành quyền lại cho vua Lê, âm mưu bị lộ, Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết chết. Vua Lê Anh Tông sợ hãi đang đêm đem 4 hoàng tử chạy vào thành Nghệ An.
Trịnh Tùng cho người hạ sát vua Anh Tông, đón hoàng tử thứ năm là Lê Duy Đàm lập làm vua, tức là vua Lê Thế Tông. Tân vương phong Trịnh Tùng làm Đô tướng Tiết chế các xứ thủy bộ chủ dinh kiêm Quản Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự. Trịnh Tùng nắm trọn quyền trong triều, ngoài trấn, vua Lê chỉ là bù nhìn. Từ khi Trịnh Tùng nắm trọn binh quyền, lực lượng phía Nam triều mạnh lên nhiều, quân Trịnh bắt đầu lại mở các cuộc tấn công ra Bắc.
Suốt thời Trịnh Kiểm cầm quyền, quân Lê và quân Mạc đánh nhau khi được khi thua, hai bên giằng co mấy chục năm bất phân thắng bại. Năm 1580, phụ
chính nhà Mạc là Mạc Kính Điển chết, nhà Mạc suy yếu. Trịnh Tùng bắt đầu chiếm ưu thế.
Năm 1591, Trịnh Tùng đem quân bắc tiến áp sát thành Thăng Long. Đầu năm 1592, Mạc Mậu Hợp chạy sang Gia Lâm, thống suất thủy quân để làm thanh thế trên sông Nhị Hà cho các tướng giữ thành Thăng Long. Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công. Các tướng Mạc tan vỡ bỏ chạy. Đại tướng Nguyễn Quyện bị bắt, quân Mạc chết rất nhiều.
Trịnh Tùng rút quân chủ lực về. Mạc Mậu Hợp thu tàn quân án ngữ sông Nhị Hà, lại ham sắc đẹp của vợ tướng Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên nên muốn giết Khuê. Tháng 8 năm 1592, Bùi Văn Khuê biết chuyện bèn đem quân hàng Lê, hợp binh với Trịnh Tùng đại phá quân Mạc.
Tháng 11 năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Mậu Hợp thua chạy về Kim Thành (Hải Dương). Mậu Hợp lập con là Mạc Toàn lên ngôi, tự mình làm tướng thống suất quân đội. Sau các cuộc chiến tại khu vực các phủ Nam Sách, Hạ Hồng, Kinh Môn trong tháng 11 và 12, Trịnh Tùng đại phá quân Mạc. Mạc Mậu Hợp phải bỏ trốn đến huyện Phượng Nhãn, bị bắt sống sau đó ít ngày và bị hành hình.
Tàn dư họ Mạc bỏ chạy lên Cao Bằng, vua Lê Thế Tông phong cho Tùng làm Bình An Vương. Ông bắt đầu tổ chức bộ máy cai trị quy mô của vị chúa nắm thực quyền, cho lập phủ liêu riêng gồm đủ cả lục phiên tương đương với lục bộ của triều vua. Phủ chúa toàn quyền đặt quan, thu thuế, bắt lính. Con chúa Trịnh cũng được quyền thế tập gọi là Thế tử. Vua chỉ có mặt trong những dịp lễ lạc hoặc khi tiếp sứ Tầu. Từ đấy bắt đầu một thời kỳ "vua Lê- Chúa Trịnh".
Trước sự lộng quyền của chúa Trịnh, vua Kính Tông không chịu nổi bèn cùng với con Trịnh Tùng là Trịnh Xuân mưu giết ông. Việc bại lộ, Trịnh Tùng bức vua Kính Tông, khi đó mới 32 tuổi, thắt cổ chết. Tùng lập thái tử
Lê Duy Kỳ lên thay ngôi vua, tức là vua Lê Thần Tông, còn Trịnh Xuân thì bị giam vào nội phủ vài tháng rồi được thả.
Con gái Trịnh Tùng là Trịnh Thị Ngọc Trinh lấy vua Kính Tông được phong làm Đoan Từ Hoàng Thái Hậu, sinh ra Duy Kỳ. Do đó Lê Kính Tông là con rể Trịnh Tùng, còn vua Lê Thần Tông là cháu ngoại Trịnh Tùng, khi lên ngôi mới 12 tuổi.
Văn tổ Nghị Vương Trịnh Tráng (1623-1657)
Trịnh Tráng (鄭梉) là con của Trịnh Tùng, sinh năm 1577, mất năm
1657. Tước hiệu là Thanh Đô Vương, thụy hiệu là Nghị Vương, miếu hiệu là Văn Tổ. Ở ngôi chúa từ năm 1623 – 1657 qua các đời vua: Lê Thần Tông, Lê Chân Tông.
Trịnh Tráng lên nắm quyền ở phủ chúa Trịnh giữa lúc quan hệ Trịnh - Nguyễn trở nên căng thẳng. Tạm yên mặt Bắc, Trịnh Tráng phải lo đối phó mặt Nam. Lúc này chúa Nguyễn Phúc Nguyên ở đàng Trong đã ra mặt chống lại chúa Trịnh. Trịnh Tráng nhiều lần lấy danh nghĩa vua Lê đem quân đánh Phúc Nguyên nhưng quân Nguyễn lợi dụng địa thế hiểm trở, đắp luỹ chống cự quyết liệt, quân Trịnh không làm gì được, phải rút về.
Khi lên nắm quyền Trịnh Tráng đã 47 tuổi, từng trải việc quân việc đời nên chính sách cai trị khéo léo và mưu mô hơn các đời chúa trước. Ðể thắt chặt thêm quan hệ giữa nhà chúa và vua Lê, Trịnh Tráng đem con gái gả cho vua Lê, ép vua lập làm Hoàng hậu.
Năm Ất Dậu (1645), Trịnh Tráng xin vua phong cho con thứ hai là Tây quận công Trịnh Tạc làm khâm sai tiết chế các xứ chủ bổ thuỷ dinh chưởng quốc quyền binh. Tả tướng Thái uý Tây Quốc công Trịnh Tạc được chọn thay quyền cha giữ ngôi chúa.
Thời kỳ cầm quyền, Trịnh Tráng đã thực hiện tốt chính sách bang giao với nhà Minh. Vua Minh từ chỗ chỉ phong tước An Nam đô thống sứ cho các
vua Lê Trung Hưng, đã chấp nhận phong vua Lê Thần Tông làm An Nam quốc vương.
Năm Ðinh Dậu (1657), Trịnh Tráng mất ở tuổi 81, ở ngôi chúa 30 năm, được vua Lê phong đến chức Thượng chúa sư phụ Công cao thông đoán nhân Thanh vương.
Hoằng tổ Dương Vương Trịnh Tạc (1657 -1682)
Trịnh Tạc (鄭柞) là con thứ hai của Trịnh Tráng, sinh năm 1606, mất
năm 1682. Tước hiệu là Tây Định vương, thụy hiệu là Dương vương, miếu hiệu là Hoằng tổ. Ở ngôi chúa từ năm 1657 – 1682 qua các đời vua: Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông.
Nghiệp chúa của Trịnh Tạc chứng kiến cả 7 lần nam chinh đánh quân Nguyễn của quân Trịnh mà trong đó ông tham dự 4 lần, với tư cách trực tiếp tham chiến hoặc tổng chỉ huy.
Năm 1640, quân Nguyễn vượt sông Gianh đánh lấn ra Bắc Bố Chính. Năm 1643, cha Trịnh Tạc là Trịnh Tráng điều quân vào nam chiếm lại. Trịnh Tạc cùng em là Trịnh Lệ được cử đi tiên phong. Đây là lần đầu tiên ông chính thức cầm quân đối mặt với quân Nguyễn. Trận này Trịnh Tạc tổ chức tiến công giết chết tướng Nguyễn là Bùi Công Thắng, chiếm lại Bắc Bố Chính, tiến lên đóng ở cửa Nhật Lệ. Sau đó 1 tháng, chúa Trịnh rước vua Lê Thần tông cùng đi nam chinh. Hai bên đối trận chưa phân thắng bại, gặp lúc mùa hè, khí hậu oi bức, quân Trịnh bị bệnh nhiều nên Trịnh Tráng đành ra lệnh lui quân.
Năm 1652, Trịnh Tráng tuổi đã cao, bèn phong cho Trịnh Tạc từ chức Tây Quận Công lên làm Tây Định Vương, dần dần nắm quyền quản lý việc triều chính.
Năm 1655, chúa Nguyễn cử hai tướng giỏi là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật mang quân bắc tiến, thế mạnh như trẻ tre, quân Trịnh liên
tiếp bại trận, mất tướng hao quân, 7 huyện Nam Nghệ An (Hà Tĩnh ngày nay) bị mất.
Trước tình hình đó, Trịnh Tạc được điều vào Nghệ An làm Thống lĩnh. Nguyễn Hữu Tiến thấy viện binh của Trịnh Tạc sợ hãi không dám đối địch, phải lui về giữ Hà Trung (thủ phủ Nghệ An lúc đó). Tuy nhiên đúng lúc đó họ Mạc ở Cao Bằng lại quấy rối, Trịnh Tạc phải rút về bắc, để lại các tướng dưới quyền cầm cự quân Nguyễn.
Tháng 4 năm 1657, trong lúc chiến sự đang ác liệt thì Trịnh Tráng qua đời, Trịnh Tạc chính thức lên thay ngôi chúa trong tình hình bề bộn công việc.
Sau khi Trịnh Tráng qua đời, Trịnh Tạc lên ngôi chúa. Yên tâm với việc ổn định ngôi vị, cha con Trịnh Tạc dốc tâm vào chiến trường phía nam. Sau một số trận giằng co, quân Nguyễn cũng phải hưu chiến vì không đủ lực lượng tổng tấn công ra bắc. Nguyễn Hữu Dật sai người ra bắc câu kết với các lực lượng phản Trịnh như Phạm Hữu Lễ ở Sơn Tây, họ Mạc ở Cao Bằng, họ Vũ ở Tuyên Quang (Chúa Bầu). Tuy nhiên hai bên dùng dằng, ỷ lại vào nhau. Trịnh Tạc phát giác việc Hữu Lễ mưu phản nhưng không cầm quân chinh phạt vì làm như vậy sẽ làm kinh động vua Lê và dân chúng quanh kinh kỳ, tạo thời cơ cho các lực lượng Mạc, Vũ và Nguyễn tấn công sẽ càng nguy hiểm hơn. Ông dùng mưu dụ và giết chết Phạm Hữu Lễ. Các cánh Vũ, Mạc vốn có toan tính riêng chứ không thực lòng muốn giúp Nguyễn, chỉ trông chờ quân Nguyễn đánh mạnh ra bắc mới hành động. Vì thế khi Hữu Lễ bị trừ rồi các cánh Mạc, Vũ không dám cử động, quân Nguyễn cũng hết trông đợi nội ứng.
Cuối năm 1661, Trịnh Tạc tổ chức nam chinh lần thứ 6 nhưng lần này lại gặp phải chiến luỹ phòng thủ vững chắc của quân Nguyễn nên đầu năm sau phải rút về. Hơn 10 năm sau (1672), sau nhiều năm củng cố thực lực, Trịnh Tạc quyết tâm đánh miền nam một lần nữa nhưng vẫn không thể hạ
được luỹ Trấn Ninh. Cuối cùng, nhận thấy quân Nguyễn không đủ sức tổ chức bắc tiến để đe doạ Bắc Hà như hồi 1655 được nữa mà quân Trịnh đi nam tiến cũng hao người tốn của, Trịnh Tạc quyết định chấm dứt chiến tranh với họ Nguyễn để duy trì hoà bình cho cả hai miền, lấy sông Gianh làm ranh giới.
Chiến tranh phía nam kết thúc, Trịnh Tạc chú tâm tới củng cố bộ máy theo lối chính quy. Ông quy định các văn thần phải thay phiên nhau vào ứng