Kim giám thực lục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản gia phả Chúa Trịnh (Trang 40)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Kim giám thực lục

Kim giám thực lục là nhưng ghi chép thực tế về các chúa Trịnh được biên soạn vào thời Lê cuối thế kỷ XVIII. Đây có thể xem là gia phả chính thống của dòng tộc chúa Trịnh, được các sách gia phả họ Trịnh về sau sao lục, tục biên. Tiêu biểu trong các bản gia phả họ Trịnh các đời sau này khá nhiều, như bản Trịnh thị gia phả của họ Trịnh ở Đôn Thư (Thanh Oai, Hà Nội). Cuốn này tuy là gia phả của chi họ Trịnh ở làng Đôn Thư, nhưng được sao chép lại đầy đủ nội dung trong bản Kim giám thực lục trước khi chép tiếp các đời, chi phái của mình.

Tiến hành đối chiếu 12 đời chúa Trịnh ghi chép trong bản Kim giám thực lục với thế thứ các đời chúa Trịnh trong những bản gia phả khác cùng dòng chúa Trịnh (như thế thứ và hành trạng chi tiết 12 đời chúa Trịnh trong Trịnh thị gia phả - bản gia phả chi họ Trịnh ở làng Đôn Thư (Thanh Oai - Hà Nội), chúng tôi thấy : Về cơ bản nội dung được ghi chép trong các bản này là thống nhất. Phần lớn sự khác biệt rơi vào khu vực các đời chúa và tên

– 金鎖實錄 không chia thành các đời, mà chia gọi với một lối diễn đạt khá gần với văn quốc ngữ cận đại :

Tiền Thái tể Duệ Quốc công, gia phong là Uyên tổ, Tuy Nhân Vương, có tên thụy là Viên Trường. Ngài họ Trịnh, tên húy là Kỷ,...

Tiền Thượng tể Phúc Quốc công, phong là Mục Tổ Phúc Ấm Vương. Ngài có tên thụy là Viên Sùng, tên húy là Liễu.

Tiền Thượng tể tướng công Đôn Quốc công, gia phong là Hưng Tổ, Dục Đức Vương, tên thụy là Chân Đạo, tên húy là Lâu.

Tiên thánh Thế tổ Khang Thái vương, có Ngự húy là Trịnh Kiểm. Tiên thánh Thành tổ Triết Vương, có Ngự húy là Trịnh Tùng. Tiên Thánh văn tổ Nghi vương, có Ngự húy là Trịnh Tráng. Tiên Thánh hoằng tổ Dương vương, có Ngự húy là Trịnh Lâm. Tiên Thánh Chiêu Tổ Khang Vương, có Ngự húy là Trịnh Căn. Tiên thánh Lương Mục Vương, có Ngự húy là Trịnh Vĩnh. Tiên Thánh Hy Tổ Nhân Vương, có Ngự húy là Trịnh Cương. Tiên Thánh Dụ tổ Thuận vương, có Ngự húy là Trịnh Giang. Tiên thánh Nghị tổ Ân vương, có Ngự húy là Trịnh Doanh. Tiên Thánh Thánh Tổ Thịnh Vương, có Ngự húy là Trịnh Sâm. Tiên Thánh Đoan Nam vương, có Ngự húy là Trịnh Tông. Tiên thánh Yến Đô vương, có Ngự húy là Trịnh Bồng.

Tiếp tục tiến hành so sánh, đối chiếu nhưng ghi chép về các đời chúa

Trịnh trong bản Kim giám tập sao – 金鑒集抄 với bản Kim tỏa thực lục -

金鎖實錄, chúng tôi cũng phát hiện có sự khác biệt nhất định.

Trịnh, từ Trịnh Kỷ đến Trịnh Cương. Trong bản Kim tỏa thực lục -

金鎖實錄, sau Trịnh Cương còn ghi chép thêm các đời chúa Trịnh Giang

(鄭杠), Trịnh Doanh (鄭楹), Trịnh Sâm(鄭森), Trịnh Tông

(鄭棕) và Trịnh Bồng (木+逢).

Ngoài ra, chúng tôi cũng xem xét, đọc và so sánh đối chiếu các văn

bản nêu trên với Trịnh vương phả ký - 鄭王譜記. Bản phả này được chép

làm hai phần: Phần đầu là Nguyên tổ, phần sau là các Thế tổ. Cụ thể như:

Nguyên tổ:

Nguyên tổ chúa Trịnh được ghi là “Tính Trịnh húy Kha”, tức Trịnh Kha (có bản đọc là Ra) là cụ Nguyên tổ của họ Trịnh. Ông sinh được Đức Long công ( tên húy là Liễu). Trịnh Liễu lấy vợ là người họ Hoàng. (Trịnh Liễu) thi đỗ Tam trường. Ông này sinh được Diễn Khánh công ( tên húy là Lan). Trịnh Lan cũng lấy vợ là người họ Hoàng, sinh ra Dục Đức công ( tên húy là Lâu). Trịnh Lâu cũng lấy vợ là người họ Hoàng, sinh được con trưởng là Phong Quốc công ( tên húy là Quang), con thứ ba là Đức Thế tổ Minh khang Thái vương (tên húy là Kiểm) và con thứ tư là Thái tể Nghi Quốc công (tên húy là Tạc).

Đức thế tổ:

Minh Khang Thái vương, tên húy là Kiểm v.v.... Từ đây trở về sau lần lượt ghi chép về liệt tổ Tiên thánh các đời chúa Trịnh.

Tóm lại: Trên cơ sở so sánh đối chiếu, phân tích văn bản theo phương pháp Văn bản học, chúng tôi chọn bản “Trịnh thị gia phả”, kí hiệu A.641và bản “Trịnh vương phả ký”, kí hiệu A.676 là hai bản chữ Hán, lưu trữ tại Viện

Nghiên cứu Hán Nôm, cùng đối chiếu với Kim giám tập sao(金鑒集抄)

in trong Trịnh tộc thế phả(鄭族世譜). Sau khi đối chiếu, thống kê, phân

tích như đã nêu ở trên, chúng tôi chọn bản Trịnh tộc thế phả làm bản nền, trên cơ sở bổ sung, đối chiếu với các bản còn lại để hoàn thiện, coi như là

văn bản gia phả chúa Trịnh đầy đủ và hoàn thiện nhất, làm cơ sở để nghiên cứu giới thiệu.

Cũng cần nói thêm rằng, văn bản gia phả chúa Trịnh có nhiều, nhưng chúng tôi dùng phương pháp loại trừ, chỉ tập trung nghiên cứu các bản thuộc dòng phả chúa, không nghiên cứu các văn bản gia phả chi phái họ Trịnh. Các

văn bản gia phả chúa Trịnh đều dựa trên cơ sở tập Kim giám thực lục được

biên soạn vào cuối thời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng. Sau khi chế độ vua Lê – chúa Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên thay, phủ chúa Trịnh bị tàn phá, họ Trịnh

phải ly tán. Kim giám thực lục vì thế không được duy trì ghi chép tiếp, thậm

chí không loại trừ khả năng bị tiêu hủy. Tuy nhiên có nhiều chi phái dòng họ chúa Trịnh vẫn lưu truyền được, nên đến đầu thời Nguyễn thì các chi phái tộc Trịnh được vua Gia Long cho phép tìm kiếm, sưu tập lại và biên soạn gia

phả dòng tộc mình. Kim giám thực lục được bổ sung trở thành Kim giám tục

biên. Con cháu họ Trịnh các đời sau được sao chép từ cuốn này và gọi là

Kim giám tục sao. Trong số gia phả Trịnh chúa, văn bản Trịnh thị gia phả,

Trịnh vương phả ký và Trịnh tộc thế phả ... là các văn bản ghi chép trực tiếp về tiểu sử, công tích của các chúa Trịnh, có giá trị sử liệu và văn liệu. Trong đó cuốn Trịnh tộc thế phả do Trịnh Sán biên soạn có nguồn gốc rõ ràng nhất, khẳng định là bản sao từ Kim giám thực lục, có bổ sung, đối chiếu, so sánh với các bản tục biên, tập sao khác, đồng thời còn tra cứu sử liệu, địa danh... để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Đây thực là một văn bản đáng tin cậy, vừa có giá trị lịch sử, vùa có giá trị văn học, xã hội học...

Chương III: GIÁ TRỊ SỬ LIỆU GIA PHẢ CHÚA TRỊNH

Văn bản gia phả Trịnh chúa được giới thiệu ở trên có nội dung phong phú, có nhiều giá trị, trong đó trước hết là giá trị sử liệu. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số khía cạnh tiêu biểu, trước hết là về thủy tổ của các chúa Trịnh, cũng như sự trạng một số vị chúa, thế thứ và các bà phi tần, mệnh phụ, quận chúa...

3.1. Lai lịch các chúa Trịnh

Về lai lịch Chúa Trịnh, chính sử chép từ Trịnh Kiểm đến các đời chúa về sau với niên đại và hành trạng khá rõ ràng tỷ mỉ. Nhưng về thủy tổ dòng họ Chúa Trịnh vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ. Ngoài các ghi chép trong truyện ký hoặc lưu truyền trong dân gian, hầu hết gia phả chúa Trịnh đều có chép phần này. Tuy cách mô tả, hành văn, niên đại còn nhiều điểm không thống nhất, nhưng về cơ bản, một diện mạo thủy tổ chúa Trịnh đã

được mô tả tương đối thống nhất.

Về nguồn gốc tộc họ Trịnh, một số tài liệu gia phả chép rằng tộc họ

Trịnh đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc. Trịnh thị gia phả - 鄭氏家譜 ghi chép

như sau: Khi đó ở Thiên Vực thuộc lộ Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) có vị Quan lang thổ tù họ Trịnh tên Ra (có bản chép tên Kha) là người nổi tiếng mẫn tiệp và trung tín. Gia đình quan lang ở xứ Long Xá, cha mẹ sinh được 3 anh em, ông là anh cả, người em trai tên Tú và em gái thứ 3 tên là thị Ba. Ba anh em Trịnh Ra đều là nhưng người phong tư đẹp đẽ, dung mạo khôi ngô. Tuy gia đình thuộc diện khá giả nhưng sinh hoạt rất bình dị, sùng thiện.

Trịnh Ra giúp việc trong quan phủ, thường không quản vất vả, tận tâm gắng sức mỗi khi được giao việc nên được quan phủ quý mến. Khi Cao Vương (chỉ Cao Biền) vào thị sát xứ Thanh cũng rất vừa lòng với tinh thần làm việc của Trịnh Ra, giao cho Ra làm quản gia kiêm trông coi các kho tàng ở nội phủ.

Nhờ siêng năng chăm chỉ, không hề trễ nải công việc và lại lập được nhiều công lớn nên Trịnh Ra được xung chức quan Khố sứ, kiêm trông nom các kho nội ngoại phủ.

Vài năm sau Trịnh Ra xin về quê. Cao Vương ban cho 500 quan tiền, ông bắt đầu dựng nghiệp và trở nên giàu có.

Có tiền của, Trịnh Ra thường chẩn cấp cho người nghèo khó bần cùng. Người trong huyện đều mang ơn và rất quý trọng ông.

Thân phụ Trịnh Ra trước kia có hiềm khích với người ở hương Thủy Thanh, họ nuôi hận nhưng không làm gì được. Khi gia đình khá giả, có người tên Hà Lương xin kết nhân duyên, Trịnh Ra đem người em gái là Thị Ba gả cho Hà Lương.

Không ngờ Hà Lương đã ngầm kết giao với bọn người vốn có hiềm khích với gia đình Trịnh Ra ở Thủy Thanh. Một hôm Hà Lương vờ đuổi vợ,

Thị Ba đành trở về tìm ở nhờ nhà anh. Nhưng đi đến bến sông Đại thì trời vừa chạng vạng tối, không có thuyền để qua sông. Bà đến bên sông gọi to để các anh đến đón.

Không ngờ Hà Lương đã đi theo, núp trong bụi lau ở bãi cát đợi anh em Thị Ba đến để giết. Trịnh Ra và em là Tú nghe tiếng em gái thì lấy một chiếc thuyền con vượt sông đến đón.

Thuyền đến bãi cát Dục Hà, 3 anh em ôm lấy nhau ngồi mà khóc. Lúc đó Hà Lương xông ra giết chết cả ba người. Đó là đêm 14 tháng 11 trời đông giá rét, bãi sông hoang vu không người qua lại.

Ba ngày sau xác Trịnh Ra trôi đến vùng Tam Ba, ngược dòng đến Thủy Giang rồi nổi lên, trôi đến bến Đức Chiêu thì dừng lại không trôi tiếp nữa...

Tuy nhiên trong cuốn Trịnh vương phả ký – 鄭王譜記 lại chép về

Nguyên tổ họ Trịnh như sau:

Nguyên tổ ta họ Trịnh, húy là Kha, sinh được Đức Long công (tên húy Trịnh Liễu), lấy vợ là người họ Hoàng, thi đỗ Tam trường, sinh được Diễn Khánh công (tên húy Trịnh Lan). Trịnh Lan cũng lấy vợ họ Hoàng, sinh ra Dục Đức công (tên húy Trịnh Lâu). Trịnh Lâu lại cũng lấy vợ họ Hoàng, sinh được con trưởng là Phong Quốc công (tên húy là Trịnh Quang), con thứ hai là Đức Thế tổ (tên húy là Trịnh Kiểm), con thứ ba là Thái tể Nghi Quốc công Trịnh Tạc...

Trịnh vương phả ký – 鄭王譜記 còn cho biết cụ thể cụ nguyên tổ họ Trịnh sống vào thời Lê, niên hiệu Quang Hưng, cụ thể là: "Năm Quang Hưng thứ 3 (1580) ngày 14 tháng 6, người Chiêm Thành theo Phụ quốc Đoan tiết có công, được nhận chức tước, phong làm công thần, sống ở xã Biện Thượng, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Thiên, tước Bổ Thịnh hầu Vũ Thời An... Con trai Chấn dũng Vũ Đình Tung ghi lại để con cháu, mãi mãi

ghi nhớ mà bảo vệ đất nước:

Xưa, nhà Chúa sáng nghiệp từ Đức Nguyên tổ Trịnh Kha, sinh ra Đức Ấm công húy là Trịnh Liễu, lấy vợ họ Hoàng, thi đỗ Tam trường.

Diễn Khánh công húy là Trịnh Lan, lấy vợ họ Hoàng, sinh ra Dục Đức công Trịnh Lâu.

Trịnh Lâu cũng lấy vợ họ Hoàng, sinh được con trưởng là Phong Quốc công Trịnh Quang, con thứ là Đức Thế tổ Minh Khang (húy là Trịnh Kiểm, tổ đời thứ 3).

Đó là những ghi chép về sự tích thủy tổ Chúa Trịnh.

Như vậy, về lai lịch dòng tộc Trịnh chúa được xác định là Trịnh Ra hay Trịnh Kha, song có tài liệu thì cho rằng cụ nguyên tổ sống ở đời Đường thế kỷ thứ VIII thời Bắc thuộc, có tài liệu ghi rằng cụ sống ở đời nhà Lê thế kỷ XVI.

Khi so sánh đối chiếu, chúng tôi nhận thấy nhiều văn bản gia phả đều ghi chép việc cụ tổ nhà họ Trịnh thi đỗ Tam trường. Vì thế chúng tôi cho

răng ghi chép về lai lịch chúa Trịnh như trong Trịnh vương phả ký là xác

thực hơn. Hơn nữa, sau cụ nguyên tổ là Trịnh Kỷ và Trịnh Liễu, rồi mới đến Trịnh Kiểm.

Đối với các bậc tiền nhân họ Trịnh sau thủy tổ Trịnh Ra, trước Trịnh Kiểm, hầu hết các bản gia phả đều chép thống nhất, liệt kê theo thứ tự như sau:

Tiền Thái tể Duệ Quốc công Trịnh Kỷ

Duệ Quốc công Trịnh Kỷ được gia phong là Uyên tổ, Tuy Nhân Vương Trịnh Kỷ, tên thụy là Viên Trường, người hương Sáo Sơn (tên cũ gọi là khúc Sáo Sơn) huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Thiên, xứ Thanh Hoa. Ngài mất ngày 18 tháng 12.

Biện Thượng, là mẹ sinh ra Phúc Ấm Vương Trịnh Liễu. Bà mất ngày 28 tháng 4.

Tiền Thượng tể Phúc Quốc công Trịnh Liễu

Phúc Quốc công được phong là Mục tổ Phúc Ấm vương, tên thụy là Viên Sùng, tên húy là Liễu. Cha mẹ Trịnh Liễu mất sớm. Nhà nghèo nhưng Trịnh Liễu là người hiếu học và thường tu nhân tích đức, hay làm việc thiện. Nhờ gặp thày đía lý giúp tìm ở núi Ma Cũ một huyệt tốt nên lấy làm nơi thọ phần, nhờ đó mà phát tích (phần này được ghi chép như một truyền kỳ trong Trịnh gia chính phả do Trịnh Như Tấu biên soạn, xuất bản năm 1933). Sau này Trịnh Liễu đi thi Hương, đỗ được Tam trường.

Phúc Quốc công mất ngày 15 tháng 4, an táng tại gò hương Biện Thượng.

Phu nhân Trịnh Liễu là người họ Hoàng, tên thụy là Phúc Thắng, người hương Biện Thượng, là mẹ sinh ra Diễn Khánh vương Trịnh Lan. Bà mất ngày 13 tháng 12, an táng tại Biện Thượng.

Diễn Khánh vương Trịnh Lan

Tiền Thượng tể Khánh Quốc công Trịnh Lan được gia phong Triệu tổ Diễn Khánh vương, tên thụy là Viên Đạo. Gia phả chép rằng Khánh Quốc công sinh thời là người làm việc thiện không biết mệt mỏi, tính tình nhân hậu, được người hết lời ngợi khen.

Diễn Khánh vương mất ngày 15 tháng 9, an táng tại hương Biện Thượng.

Diễn Khánh vương sinh được 2 người con trai là Dục Đức vương, là con thứ do Thái phu nhân họ Hoàng sinh ra và Phúc Nguyên Trịnh Bách.

Trịnh Bách là con trưởng, sinh ra Trịnh Quang. Trịnh Quang được phong là Phong Quốc Công, là người vừa có nhiều huân công, vừa là đích trưởng nên đức Thế tổ rất quý mến, ban cho con cháu được kế tập.

Tiền Thượng tể tướng công Đôn Quốc công Trịnh Lâu

Đôn Quốc công được gia phong là Hưng tổ Dục Đức Vương, tên thụy là Chân Đạo. Sinh thời Đôn Quốc công là người giàu lòng nhân nghĩa, lặng lẽ làm điều thiện, kẻ trên người dưới ai cũng kính trọng. Ngài mất ngày 25 tháng 9, an táng tại Biện Thượng.

Phu nhân Trịnh Lâu là người họ Hoàng, tên thụy là Từ Tâm, tên húy là Ngọc Đốc, người hương Hổ, xã Vệ Quốc, huyện Yên Định và là con gái quan Thái Tể Quan Quốc công. Bà mất ngày mồng 10 tháng 3, an táng tại Biện Thượng.

Bà sinh được 4 người con trai và 2 người con gái là: Đức Thế tổ Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm (con thứ hai).

Quan Thiếu phó Hậu Quận công Trịnh Trang (con trưởng). Ngài giỗ ngày mồng 5 tháng 5, được phụ hưởng phụng thờ ở cung miếu.

Quan Thiếu phó Huệ Quận công Trịnh Công (con thứ ba). Ngài không có con, mất ngày 22 tháng 12.

Quan Tả tướng Thượng tể Phấn Quận công Trịnh Đôn. Ngài không có con, giỗ ngày 21 tháng 11.

Hai người con gái là Trịnh Thị Ngọc Tẩu (tên thụy là Từ Thiện). Giỗ ngày 15 tháng 5; và Trịnh Thị Ngọc Đê, tên thụy là Từ Đức. Giỗ ngày mồng 7 tháng Giêng. Cả 2 bà đều được phối hưởng ở cung miếu.

Đến đây là toàn bộ Liệt đại tiên tổ dòng Chúa Trịnh. Phần này ít được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản gia phả Chúa Trịnh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)