1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược phát triển ngành dệt may việt nam đến năm 2020 – tầm nhìn 2030

24 3,4K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

 CMT là hình thức xuất khẩu đơn giản nhất chỉ thực hiện gia công theo mẫuthiết kế, nguyên liệu mà khách hàng cung cấp. FOB là hình thức xuất khẩu bậc cao hơn CMT, các nhà sản xuất tự c

Trang 1

I Tổng quan ngành dệt may Việt Nam 3

1 Tình hình phát triển 3

2 Chiến lược phát triển hiện tại của ngành Dệt may Việt Nam 2013 6

3 Các vấn đề ngành Dệt may đang phải đối mặt 7

II Các yếu tố tác động đến ngành Dệt may của Việt Nam 8

1 Môi trường bên trong 8

1.1 Môi trường kinh tế trong nước 8

1.2 Môi trường công nghệ 9

1.3 Môi trường văn hóa – xã hội 9

1.4 Môi trường Chính trị - Pháp luật 10

1.5 Môi trường địa lý 10

2 Môi trường bên ngoài 11

3 Phân tích sự tương quan ngành với các đối thủ quốc tế 12

III Phân tích SWOT 13

1 Điểm mạnh 13

2 Điểm yếu 13

3 Cơ hội 13

4 Thách thức 14

IV Dự báo nhu cầu và xu hướng phát triển ngành Dệt may toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng 14

V Hoạt động Marketing và Phân phối ngành Dệt may 15

VI Mục tiêu phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 17

1 Mục tiêu phát triển đến năm 2020 17

Trang 2

2 Tầm nhìn đến năm 2030 18

VII Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020 – Tầm nhìn 2030 19

1 Chính phủ - Hiệp hội Dệt may 19

2 Nguồn nguyên vật liệu 20

3 Cụm ngành Công nghiệp 21

4 Marketing và phân phối 23

Trang 3

I Tổng quan ngành dệt may Việt Nam

Hình 1: Xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam qua các tháng (Đơn vị: ngàn tấn)

Nhận xét: Tình hình xuất khẩu ngành hàng dệt may 9 tháng đầu năm 2013: xuất khẩu

xơ sợi tháng 9/2013 đạt 60 ngàn tấn, giảm 7 ngàn tấn so với tháng 8/2013

Theo tổng cục thống kê, ngành dệt may đứng đầu với tổng kim ngạch 15.035 triệuUSD, chiếm tỉ trọng 13,1% các ngành xuất khẩu chủ lực của VN năm 2012

Trang 4

So sánh sự tương quan ngành Dệt may với các ngành xuất khẩu, nhận thấy Dệtmay chiếm tỷ trọng cao nhất và mang về nguồn thu cho nền kinh tế quốc gia.

Bên cạnh đó, giá trị gia tăng của ngành hàng may mặc được dự báo sẽ tăng liên tụctrong giai đoạn 2011-2013, mặc dù có giảm lần lượt 3,0% và 0,9% vào các năm 2009

và 2010 Đây là triển vọng khá tích cực, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn2011-2013 còn thấp hơn so với mức trung bình trong các năm 2003-2008 (11,9%).Cũng do tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với GDP mà tỷ trọng giá trị gia tăng củangành may mặc trong GDP trong giai đoạn 2009-2013 sẽ thấp hơn so với mức tronggiai đoạn 2006-2008

Tương tự, giá trị gia tăng của ngành dệt cũng giảm nhẹ từ mức gần 403 triệu USDvào năm 2008 xuống còn xấp xỉ 391 triệu USD và hơn 387 triệu USD lần lượt vào cácnăm 2009-2010, trước khi tăng liên tục lên khoảng 500 triệu USD vào năm 2013

3.588,0

4.184,8

3.381,6

3.603,4

3.568,0

3.247,9

3.183,8

Trang 5

Bảng: Số liệu và dự báo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam

giai đoạn 2006-2013 (Nguồn: BMI, tháng 7/2009)Theo báo cáo tổng kết hoạt động của ngành dệt may giai đoạn 2007-2010 doHiệp hội Dệt may Việt Nam công bố tháng 11/2010, hiện nay tỷ lệ xuất khẩu hàngmay mặc theo phương thức gia công CMT chiếm đến 60%, xuất khẩu theo phươngthức FOB chỉ khoảng 38%, và còn lại xuất khẩu theo phương thức ODM chỉ có 2%

Hình 2: Tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013

(Nguồn: Theo báo cáo của Hiệp Hội Dệt may Việt Nam năm 2010)

Chú thích:

Trang 6

 CMT là hình thức xuất khẩu đơn giản nhất chỉ thực hiện gia công theo mẫuthiết kế, nguyên liệu mà khách hàng cung cấp.

 FOB là hình thức xuất khẩu bậc cao hơn CMT, các nhà sản xuất tự chủ độngphần nguyên liệu đầu vào

 ODM là hình thức xuất khẩu cao nhất, các nhà sản xuất bán sản phẩm theomẫu thiết kế và thương hiệu riêng của họ

Hình ảnh minh hoạ:

Hình 3: Chuỗi giá trị sản xuất

2 Chiến lược phát triển hiện tại của ngành Dệt may Việt Nam 2013.

- Chuyển dần từ tăng trưởng theo số lượng (chiều rộng) sang nâng cao năng suấtlao động, gia tăng hàm lượng nội địa hóa (chiều sâu)

- Áp dụng hiệu quả chiến lược hai thị trường (hai chân) tức là tiếp tục duy trì tốtcác thị trường bạn hàng truyền thống, đặc biệt là tận dụng những ưu thế cạnhtranh trong những thị trường ngách, và tập trung tăng thị phần ở những thịtrường mới như Nga, Đông Âu, Trung Đông

- Tiếp tục củng cố và khai thác các thị trường chính như ASEAN, Bắc Mỹ, NhậtBản, Hàn Quốc, Tây Âu thông qua các Hiệp định thương mại tự do đồng thời

mở rộng thị trường sang các nước SNG, châu Phi và Nam Mỹ

- Có cơ chế hợp tác và phối hợp rõ ràng và khăng khít hơn giữa doanh nghiệp,Hiệp hội và Chính phủ

3 Các vấn đề ngành Dệt may đang phải đối mặt.

Trang 7

- Dệt nhuộm - ngành công nghiệp phụ trợ cho Dệt may – nhưng lại bị Chínhphủ thắt chặt chính sách hạn chế các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môitrường Ông Nguyễn Đình Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may nhìn nhận:

“Gần 100 khu công nghiệp trong cả nước hiện nay không muốn tiếp nhận hoặccho thuê các cơ sở xây dựng cơ sở nhuộm vì đây là ngành dễ gây ô nhiễm môitrường”

- Quy mô doanh nghiệp dệt nhỏ nên vốn đầu tư ít, công nghệ ngành dệt rất lạchậu, đây chính là hệ quả của việc đầu tư nhỏ lẻ và manh mún Biểu hiện

Tổng số lượng Doanh nghiệp: 37000

Trung du và miền núi phía Bắc 3%

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 7%

TP Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ 58%

Bảng 2: Tỷ lệ doanh nghiệp Dệt may Việt Nam phân theo vùng lãnh thổ năm

2012

- Ngành Dệt may của nước ta đang thiếu một chuỗi cung ứng trong nước để

hỗ trợ phát triển ngành từ trồng bông, dệt sợi, dệt vải, nhuộm đến khâu thiết

kế, may mặc Bức tranh toàn cảnh của ngành Dệt may hiện nay là gần 4.000

cơ sở chỉ thực hiện khâu cuối là cắt - may và hoàn thiện (CMT)

- Diện tích trồng bông tại Việt Nam lại trông không đồng đều, tập trung chủ yếu

ở Tây Nguyên (42%), vùng duyên hải miền Trung (33%), miền Bắc (20%) vàĐông Nam bộ (5%) Ngành dệt may đã khuyến khích và quy hoạch tăng thêmdiện tích trồng bông nhưng sản lượng nguyên liệu thu được vẫn không đủcung cấp cho ngành dệt may Việt Nam

- Do không chủ động được nguồn nguyên liệu (80% nguyên liệu sử dụng chongành dệt may phải nhập từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, HànQuốc, ) nên ngành dệt may Việt Nam phải chịu sức ép nặng nề của việc tăng

Trang 8

giá nguyên liệu trên thế giới.

II Các yếu tố tác động đến ngành Dệt may của Việt Nam

1 Môi trường bên trong

1.1 Môi trường kinh tế trong nước

- Chỉ số GDP những năm gần đây của nước ta không ổn định và nhìn chung là đixuống

Hình 4: Tăng trưởng GDP những năm gần đây (Đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

- Lãi suất cho vay leo thang

Hình 5: Tín dụng và lãi suất bình quân giai đoạn 2005 - 2013

(Nguồn: Dữ liệu trung tâm Nghiên cứu – Tập đoàn Đầu tư và phát triển Việt Nam)

Trang 9

- Thu nhập bình quân đầu người tăng khá cao trong 5 năm khủng hoảng, nhưngngược lại là sự mất giá của đồng tiền Điều này tác động lớn đến hành vi muasắm của người tiêu dùng Lượng cầu giảm hẳn cả trong nước và ngoài nước.

Hình 6: Thu nhập bình quân đầu người/năm giai đoạn 2005 - 2013

(Nguồn: Dữ liệu trung tâm Nghiên cứu – Tập đoàn Đầu tư và phát triển Việt Nam) 1.2 Môi trường công nghệ

Công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao.Máy móc thiết bị của ngành Dệt may là máy dệt thoi, dệt kim tròn, dệt kim đan dọc,máy in nhuộm sản phẩm, máy may từ đơn giản đến phức tạp

Nhưng do điều kiện của DN còn hạn chế về mặt tài chính nên việc thay đổicông nghệ cũng gặp nhiều khó khăn Điều này làm cho việc kinh doanh của các doanhnghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh và khó cạnh tranh hơn với các quốcgia có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ tiên tiến

1.3 Môi trường văn hóa – xã hội

Yếu tố truyền thống

- Dệt May là một ngành truyền thống đã phát triển từ rất lâu đời Qua thời gianđúc kết kinh nghiệm và đầu tư phát triển nó đã trở thành một ngành côngnghiệp độc lập và rất có thế mạnh

Dân số

Trang 10

- Việt Nam hiện nay có khoảng 90 triệu dân, mỗi năm tăng lên khoảng 1 triệungười, với số lượng dân cư đông đúc sẽ tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ vàcùng với lượng cầu tiêu thụ Dệt may lớn

1.4 Môi trường Chính trị - Pháp luật

- Có sự quan tâm và can thiệp của Đảng và Nhà nước

- Chính trị ổn định

- Gia nhập WTO tạo điều kiện dễ dàng cho xuất nhập khẩu, giao lưu thương mạivới các nước

1.5 Môi trường địa lý

- Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây côngnghiệp, khí hậu và đất đai thuận lợi tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệpnhư Bông, Đay, trồng dâu nuôi tằm

- Bên cạnh đó Việt Nam nằm trên bán đảo với bờ biển dài, phía bắc giáp vớiTrung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, nằm trên tuyến giao thôngquốc tế trong khu vực đang phát triển sôi động của Châu Á nên rất thuận lợicho việc trao đổi thương mại về sản phẩm, nguyên liệu, máy móc, công nghệkhoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới

Sử dụng Công cụ phân tích Các yếu tố bên trong IFE:

QUAN TRỌNG

PHÂN LOẠI

SỐ ĐIỂM

1 Sự không đồng bộ của hệ thống máy móc,

khó đáp ứng các đơn hàng lớn

2 Công nhân có tay nghề chuyên môn cao,

được đào tạo chuyên nghiệp

3 Chất lượng của sản phẩm còn chưa có tính

cạnh tranh

4 Năng lực tài chính của các công ty lớn, có

khả năng tự sản xuất và mở rộng thị trường

Trang 11

thấp, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập

khẩu

6 Sự đoàn kết, thống nhất, sáng tạo và sự

cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ ngành

7 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp

ứng được sự thay đổi của thị trường

9 Công tác Marketing và bán hàng chưa chú

trọng tính dài hạn, thiếu các đội ngũ chuyên

12 Giá cả của các mặt hàng dệt may trong nước

hợp lý và được người dân tin dùng

quát ngành dệt may Việt Nam tương đối tốt, trên mức trung bình là 2.5

2 Môi trường bên ngoài

Ngành Dệt may Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán để trở thành thành viêncủa TPP – "Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương" Điều này mang lại

ý nghĩa là: 90% các loại thuế xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên (đang áp dụngtrước ngày 1-1-2006) sẽ được cắt giảm bằng 0%, trong đó có các sản phẩm của ngànhDệt may

Tuy nhiên, theo quy định của TPP, mức thuế trên (mức thuế bằng 0%) đối với mặthàng Dệt may chỉ được áp dụng trong vòng 3 năm sau khi TPP được ký và có hiệu lực.Sau 3 năm, muốn được hưởng mức thuế suất này, các nước tham gia TPP phải tuân thủ

Trang 12

công thức do TPP đặt ra là “Từ sợi trở đi”, có nghĩa là các khâu đoạn từ kéo sợi, dệt nhuộm - hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên.

-Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cùng với TPP, cuối năm 2015, cộng đồngkinh tế ASEAN sẽ hình thành, khi đó, thách thức đối với ngành Dệt may Việt Nam sẽrất lớn vì không chỉ tự do hóa hàng hóa, dịch vụ mà còn cả vốn, lao động có kỹ năng

Ngoài ra, trong khu vực đang hình thành khu vực tự do mậu dịch ASEAN+6, dựkiến năm 2015 sẽ hoàn tất

Cục diện ngành Dệt may toàn cầu đang có những thay đổi to lớn Thế giới hìnhthành 3 khu vực sản xuất chính gồm Trung Quốc, nhóm các nước Tây Nam Á (Ấn Độ,Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ) và khối ASEAN

3 Phân tích sự tương quan ngành với các đối thủ quốc tế

Trung Quốc không tham gia đàm phán TPP nhưng là nước có ngành Dệt may đứngđầu Thế giới về mọi chỉ số

Dệt may Việt Nam đang đứng trước sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ trong khuvực về giá bán, đặc biệt là với Bangladesh Tăng trưởng xuất khẩu của Bangladeshtrong những tháng gần đây rất mạnh, đạt trên 17% so với cùng kỳ năm 2012.Bangladesh có sức cạnh tranh hơn với thị trường Việt Nam cả về giá nhân công và giábán Do cung ứng được một phần nguồn nguyên phụ liệu trong nước nên giá bán củadệt may Bangladesh rẻ hơn Việt Nam Hơn nữa, giá nhân công tại thị trường này cũngkhá rẻ, so với mức bình quân 200 - 300 USD/người/tháng của Việt Nam hiện nay thìgiá nhân công tại đây chỉ khoảng 70 - 100 USD/người/tháng

Bên cạnh Trung Quốc và Bangladesh thì còn có các đối thủ cạnh tranh khác như:

Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,…

III Phân tích SWOT

1 Điểm mạnh

- Nguồn nguyên liệu chính của ngành là sợi bông, là sản phẩm có thể tự trồngtrọt và sản xuất tại bản địa

Trang 13

- Lực lượng lao động dồi dào, với nhóm dân số trong độ tuổi 15 – 59 chiếm đến65% tổng cơ cấu dân số, giá nhân công may Việt Nam thuộc nhóm nhân công

rẻ nhất thế giới, với mức lương chỉ từ 0,5 – 0,8 USD/giờ (năm 2013)

- Vị trí của VN phù hợp để giao lưu và trao đổi hàng hóa dệt may với các nướctrên Thế Giới: Bờ biển Việt Nam dài, thuận tiện giao lưu hàng hóa, Địa điểmtrung tâm ĐNA thuận lợi trung chuyển và giao nhận hàng dệt may, Nằm trêncon đường chuyển giao công nghệ nên dễ dàng kế thừa và phát triển các thànhtựu

2 Điểm yếu

- May xuất khẩu ở nước ta phần lớn còn theo phương thức gia công là chủ yếu

Tỉ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp so với cácnước trong khu vực

- Không tự chủ về nguồn nguyên liệu, nên còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệunhập khẩu

- Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu

tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị

- Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ cho may mặc còn yếu kém, phát triển chưathực sự tương xứng với ngành may Xảy ra tình trạng không đủ nguồn nguyênphụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị giatăng không cao

- Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xâydựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn chodoanh nghiệp

3 Cơ hội

- Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo đượcsức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan

hệ hợp tác mới, thu hút đầu tư của các nhà đầu tư

- Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang pháttriển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho cácdoanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinhnghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển

Trang 14

- Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tếthế giới, làm thị trường tiêu thụ mở rộng đáng kể, tạo điều kiện tiếp cận thịtrường tốt hơn cho hàng dệt may.

4 Thách thức

- Các mặt hàng Dệt – May của các nước trên thế giới được đầu tư nhiều vềmẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, tạo nên sự thu hút về phía người tiêu dùnggây nên thách thức về cạnh tranh cho ngành

- Các thị trường nước ngoài có nhu cầu lớn về mặt hàng Dệt – May có yêucầu rất nghiêm khắc về chất lượng cũng như uy tín của Doanh nghiệp khixuất khẩu hàng hóa vào nước bản địa

- Bối cảnh thế giới đang suy thoái toàn cầu, nhu cầu về hàng dệt may của cáckhu vực EU, Nhật Bản, USA cũng giảm mạnh Sức mua của thị trườngtrong nước cũng bị hạn chế

- Các vấn đề không rõ ràng của hàng Dệt – May Việt Nam với hàng rào thuếquan và hạn ngạch các nước

IV Dự báo nhu cầu và xu hướng phát triển ngành Dệt may toàn cầu nói chung

và Việt Nam nói riêng.

Theo dự báo của Vinatex Tập đoàn Dệt may Việt Nam vào 2013, nhu cầu dệtmay của thế giới sẽ tăng nhẹ Tổng nhu cầu dệt may toàn thế giới năm 2013 trị giá 713

tỷ USD, tăng 2,32%

- Trong đó, thị trường Hoa Kỳ sẽ nhập khẩu 103 tỷ USD, tăng 3,01%

- Thị trường châu Âu sẽ nhập khẩu 234 tỷ USD, giảm 2,6% (năm 2012 giảm10%)

- Thị trường Nhật Bản sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 10%, thị trườngHàn Quốc duy trì mức 10,5 tỷ USD, tương đương năm 2012

- Các thị trường khác dự kiến cũng sẽ tăng khoảng 5%

Theo đó, nhu cầu của ngành dệt may thế giới trong những năm tới (2013-2018)

sẽ tăng nhưng còn chậm, tập trung ở các thị trường lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, NhậtBản, EU, Hàn Quốc,…

Riêng Trung Quốc chủ yếu dùng hàng nội địa nhiều hơn, thay vì nhập khẩunhư các nước khác

Ngày đăng: 06/03/2015, 12:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w