1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược phát triển ngành lúa gạo việt nam đến năm 2020

26 2,7K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 67,4 KB

Nội dung

Trước sự khẳng định về khả năng tự cung cấp gạo trong nước của các quốc gia nhậpkhẩu gạo, những vấn đề về hậu cần, vận tải, các yếu tố về tỉ giá hối đoái và giá xuất khẩu được ấn định ở

Trang 1

Bài tập nhóm môn

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Lớp: 11DMA1 Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Huỳnh Đăng Bảo HânNguyễn Thị Kim Ngân

Võ Ngọc Lan PhươngPhạm Trần Hồng RônHoàng Minh Ngọc SơnHoàng Võ Thái SơnBùi Phương ThảoHứa Thùy Thanh ThảoTrần Thị Thanh TuyềnNguyễn Thụy Tường Vân

Tháng 11/2013

Trang 3

I Tổng quan ngành lúa gạo:

1 Tổng quan ngành lúa gạo thế giới:

Theo đà phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhu cầu của conngười ngày càng phong phú, đa dạng Tuy nhiên, nhu cầu về ăn và mặc vẫn là nhu cầu cầnthiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống lại đóng vai trò số một trong đời sống hàng ngày.Bởi vậy, lương thực trở thành yếu tố được chú trọng hàng đầu Lương thực luôn là mối quantâm lớn của cả nhân loại, do nguy cơ nạn đói nghiêm trọng đang đe dọa nhiều dân tộc Theo

số liệu của Liên Hợp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 800 triệu người ở nhữngnước nghèo, nhất là ở Châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực, trong đó khoảng 200 triệu

là trẻ em Trung bình hàng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi do thiếudinh dưỡng vì nạn đói nghiêm trọng Do đó, Hội nghị Dinh dưỡng Quốc tế đã đi đến kết luậnrằng: giải quyết kịp thời vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nay để phát triểnkinh tế xã hội

Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại cây lương thực được sản xuất và tiêuthụ trên thế giới bao gồm trước hết là 5 loại cụ thể: lúa gạo, lúa mì, ngô, lúa mạch và kê…Trong đó lúa gạo và lúa mì là 2 loại được sản xuất và tiêu dùng nhiều nhất Với nhu cầu trungbình hiện nay trên thế giới có thể duy trì sự sống cho khoảng 3.008 triệu người, chiếm gần53% dân số thế giới Điều này chỉ rõ vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới vàtrong đời sống kinh tế quốc tế

Trải qua nhiều năm tình hình xuất nhập khẩu lúa gạo trên thế giới đã có nhiều biếnđộng, giá gạo thế giới thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung và cầulúa gạo ở các nước Theo thống kê năm 2012, các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giớichủ yếu là các nước Châu Á, dẫn đầu là Ấn Độ (8 triệu tấn), tiếp theo là Việt Nam ( 7,7 triệutấn) và Thái Lan ( 7,5 triệu tấn) Các nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới dao động ở mức1,8 triệu đến 3,1 triệu tấn với các nước như Indonesia, Nigeria, Iran

Hiện nay, gạo là lương thực chủ yếu của gần nửa dân số trên thế giới Tuy nhiên, 90%lượng gạo được tiêu thụ lại tập trung ở khu vực Châu Á, nơi gạo là lương thực chủ yếu củaphần lớn dân số Xu hướng tiêu dùng gạo ở khu vực Châu Á có nhiều sự thay đổi ở từng giai

Trang 4

đoạn, ở từng quốc gia khác nhau Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng gạo phụ thuộc vàonhiều yếu tố như thu nhập, mức sống của người dân, những sự biến đổi của xã hội và chínhsách kiểm soát giá và trợ cấp lương thực của mỗi quốc gia.

Ngoài châu Á, xu hướng tăng tiêu thụ gạo hiện tại sẽ tiếp tục trong tương lai, dẫn đầu

là khu vực châu Phi cận Sahara Sự tăng trưởng tiêu thụ gạo ở khu vực này chủ yếu do sự ưachuộng gạo của những người tiêu dùng thành thị có thu nhập tăng

Trên thế giới Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất và trong tương laiTrung Quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới Một thống kê trong ba thángđầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2,9 triệu tấn gạo do nhu cầu trong nước tăngcao, vượt khả năng sản xuất của ngành gạo trong nước Trong khi đó, chính phủ Indonesia lạikhẳng định trong năm 2013, ngành gạo trong nước sẽ phấn đấu đạt được mục tiêu đó là sảnxuất đủ gạo để đáp ứng nhu cầu trong nước và không nhập khẩu gạo từ nước ngoài

Đối với các quốc gia chuyên về xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ lại đang gặp nhiềukhó khăn Trước sự khẳng định về khả năng tự cung cấp gạo trong nước của các quốc gia nhậpkhẩu gạo, những vấn đề về hậu cần, vận tải, các yếu tố về tỉ giá hối đoái và giá xuất khẩu được

ấn định ở mức cao đã trở thành những hiểm họa đối với Thái Lan trong việc cạnh tranh trênthị trường gạo thế giới Những yếu tố trên không chỉ ảnh hưởng đến Thái Lan, mà cũng ảnhhưởng đến Ấn Độ - một quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Chính phủ Ấn Độ đã phảităng giá tối thiểu để bù đắp phần chi phí sản xuất bị tăng lên do chịu ảnh hưởng của suy thoáikinh tế toàn cầu Chính vì vậy, người mua đang có xu hướng chuyển sang các nguồn cung giá

rẻ hơn như Việt Nam, Pakistan

Tóm lại, thị trường lúa gạo trên thế giới đang diễn ra vô cùng sôi nổi với sự cạnh tranhgay gắt của nhiều nước Việt Nam cũng là một trong những nước có lợi thế cạnh tranh trongthị trường lúa gạo, đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức để có thể vươn lên vị trí dẫn đầu vềxuất khẩu gạo trên thế giới

2 Tổng quan ngành lúa gạo tại Việt Nam:

Sản xuất gạo đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thônViệt Nam Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo Do sản

Trang 5

xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân dên cácchính sách phát triển kinh tế nông nghiệp đều gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo.Trong suốt ba thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất, khôngchỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu Tuy nhiênlúa gạo Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặt biệt là dưới sức ép cạnhtranh ngày một tăng của quá trình hội nhập quốc tế.

Cây lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế Việt Nam Hai vùngĐồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long chính là hai vựa thóc lớn của đất nước.Nhờ những lợi thế về điều kiện thời tiết và địa lý thích hợp, cùng với việc là nơi tập trung dân

cư đông đúc và kết hợp thâm canh sản xuất nông nghiệp thuộc loại cao nhất trên thế giới đãtạo cho hai vùng châu thổ này một môi trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo

Trong những năm 70 và 80, cơ chế kế hoạch hóa sản xuất tập trung đã khiến ngành lúagạo lâm vào cảnh trì trệ, năng suất lúa giảm và tài nguyên tự nhiên phục vụ sản xuất khôngđược khai thác hết Đến năm 1986, Việt Nam bắt đầu đổi mới kinh tế, Các hộ gia đình đượccoi là các đơn vị sản xuất chính trong nông thôn, được trao quyền tự chủ quyết định sản xuất

và tiêu thụ nông sản Hơn nữa, các chính sách cải cách về chế độ sử dụng ruộng đất và tự dohóa thương mại đã tạo ra một bước nhảy vọt trong ngông nghiệp, khiến cho ngành sản xuấtlúa gạo bắt đầu phát triển mạnh Việt Nam dần trở thành một nước xuất khẩu gạo quan trọngtrên thế giới vào cuối những năm 90

Bên cạnh khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, hoạt động thương mại quốc tếcủa ngành lúa gạo cũng được đẩy mạnh Việc xóa bỏ hạn ngạch và khuyến khích các thànhphần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo chính là một trong những thay đổi quan trông nhất, giúptăng nhanh lượng gạo xuất khẩu

Chính sách thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho nhữngngười sản xuất kinh doanh và là công cụ hữu ích cho việc xóa đói giảm nghèo ở nông thônViệt Nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội

Lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam đểđảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu Hiện nay diện tích trồng lúa cả

Trang 6

nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 ha, sản lượng giao động trong khoảng34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ 2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm.

Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo vàcác loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mạinông sản của thế giới

Trong những năm sau đó, tình hình phát triển ngành lúa gạo tại Việt Nam đã có nhiềubiến động Nguyên nhân của các biến động không chỉ xuất phát từ các chính sách phát triển vàcông tác quản lý trong nước mà còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác như khí hậu, vụ mùa hay

sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới

Mùa vụ 2011/12, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệutấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ Dự báo xuất khẩu gạocủa nước ta mùa vụ 2012/13 giảm xuống còn 7,4 triệu tấn, do sức ép cạnh tranh từ Ấn Độ vàThái Lan cũng như nhu cầu tại một số thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia sụtgiảm

Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7% tổng lượnggạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn) Năm 2012, Indonesia, Phillipines vàMalaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống

Mùa vụ 2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kimngạch hơn 2 triệu tấn Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăngtrong mùa vụ 2012/13 Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từThái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bên cạnh đó, châu Phi cũng là một thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam Việt Namđang giữ lợi thế nhiều hơn so với Ấn Độ, Pakistan về các loại gạo 5% tấm, nhưng cũng chịunhiều sức ép gay gắt từ Thái Lan

Tóm lại, tình hình ngàng gạo Việt Nam đã trải qua nhiều biến động để đạt được vị thếtrên thế giới như ngày hôm nay Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải chịu nhiều sự cạnh tranhgay gắt từ các quốc gia khác

Trang 7

II Mục tiêu phát triển ngành lúa gạo tại Việt Nam:

- Trong giai đoạn tới sẽ duy trì diện tích trồng lúa ở mức trên 7,0 triệu ha, phấn đấu năngsuất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 45 triệu tấn và xuất khẩu ở mức trên 7,5triệu tấn gạo chất lượng cao nhằm giữ vững vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới

và thu hẹp khoảng cách với Ấn Độ Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nước khuyếnkhích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lúa

- Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước

và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu, dân

số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi

- Việt Nam đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp vớitiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khuvực và thế giới

- Tập trung cải tạo giống lúa để nâng cao năng suất, chất lượng gạo

III Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành gạo tại Việt Nam:

1 Các yếu tố trong nước:

1.1 Các yếu tố tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, đất đai ):

- Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ven biển Thái Bình Dươngvới 3 mặt giáp đất liền, 1 mặt giáp biển Đông Với chiều dài 1.650 km theo hướng bắcnam Việt Nam có địa hình rất đa dạng: Đồi núi, đồng bằng, bở biển và thềm lục địa.Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thấp Tuy nhiên ở hai đầu đấtnước có hai đồng bằng tương đối rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ ( lưu vựcsông Hồng, rộng 16.700 km2 ) và đồng bằng Nam bộ ( lưu vực sông Mêkông, rộng40.000 km2) Đây chính là nơi có điều kiện thuận lợi để hình thành 2 vựa thóc lớn tạiViệt Nam

- Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệtđới gió mùa ẩm của đất liền Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt dọc theo chiềudài của đất nước, phân hóa theo chiều cao của từng vùng lãnh thổ Tuy nhiên tại cácvùng đồng bằng, khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm cao,mưa nhiều đã tạo điều kiện cho việc phát triển ngành nông nghiệp lúa nước Tuy nhiênđiều này cũng gây cho Việt Nam những bất lợi về thời tiết như bão, lũ, hạn hán

Trang 8

- Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển Nông, Lâm nghiệp.Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14.600 loài thực vật) Thảm thựcvật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưu sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩmcao.

- Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km) với haicon sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mêkông tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn

và phì nhiêu Hệ thống canh tác sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ mét khốinước Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ chiến tới 70-80% lượng nước cả năm và thường xảy ra lũ lụt

 Tóm lại, thiên nhiên Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lúagạo Tuy nhiên người nông dân Việt Nam cần biết sử dụng một cách hợp lý nhữngnguồn tài nguyên sẵn có cũng như áp dụng những biện pháp trồng trọt tân tiến để khắcphục những hạn chế, khó khăn về thiên nhiên, khí hậu như sự biến đổi thời tiết, thiêntai, lũ lụt

1.2 Kinh tế - xã hội - kỹ thuật:

- Yếu tố vật chất và phi vật chất đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân bố

và phát triển ngành sản xuất lúa gạo

o Thứ nhất, với Việt Nam, trước hết phải nói đến yếu tố phi vật chất, đó là sự đổimới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung và nên công nghiệp nói riêng,

đã và đang là yếu tố tác động mạnh mẽ đối với ngành nông nghiệp sản xuất lúagạo Nó thúc đẩy nền công nghiệp của đất nước có bước chuyển đáng kể, tiến tớimột nền công nghiệp hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

o Thứ hai, các cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ cho sản xuất lúa gạo đang được nângcấp, tăng cường như: thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, hệ thốngcác phương tiện giao thông vận tải thông tin liên lạc… cùng những tiến bộ khoahọc kĩ thuật và công nghệ mới, các giống lúa mới với các phương pháp nhân giống

và phát triển của công nghệ sinh học… đã có những tác động tích cực đến ngànhlúa gạo

o Thứ ba: lực lượng lao động trong ngành sản xuất lúa gạo nước ta còn chiếm trên50% lao động của xã hội cả nước, đó cũng là một yếu tố quan trọng, một nguồn lực

Trang 9

to lớn có ảnh hưởng không nhỏ cần được tận dụng khai thác có hiệu quả để pháttriển ngành, đồng thời góp phần giải quyết một vấn đề xã hội quan trọng của đấtnước đó là việc làm cho lao động.

- Kinh tế hộ nông dân hiện là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất đối với nền nông nghiệp,đồng thời là lực lượng sản xuất chính của kinh tế nông thôn Việt Nam hiện nay, nhưngcũng là bộ phận đã chịu những ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện các cam kếtWTO

- Thực hiện các cam kết WTO, kinh tế hộ nông dân phải đối mặt với hàng loạt vấn đề: Nhànước phải xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp và cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản, theo cam kếtlàm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, dẫn đến thu nhập của hộnông dân giảm sút; sự dôi dư lao động nông nghiệp làm tăng nguồn cung lao động, gây áplực về việc làm, thu nhập, đời sống…

- Hiện nay, do suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến nước ta, kinh tế hộ nông dânphải đối mặt với việc giá cả vật tư nông nghiệp tăng, giá nông sản giảm, tiêu thụ sản phẩmgặp khó khăn

- Tuy nhiên gia nhập WTO đã giúp Việt Nam gia nhập và tiếp cận với thị trường thế giới vàcác nguồn vốn mới Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển mạnh hơn thông quaviệc tăng cạnh tranh Chính phủ sẽ tiếp tục để ngành nông nghiệp tiến về phía trước mặc

dù sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong kinh tế hiện nay bằng những cải cách thịtrường bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân nhà nước và tự do hóa ngành ngân hàng Đôthị hóa sẽ được đi theo kế hoạch tăng trưởng dài hạn Liên hợp quốc dự báo dân số đô thị

sẽ tăng từ 29% đến 50% vào đầu những năm 2040

- Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Châu

Á trong những năm gần đây với mức tăng trưởng GDP trung bình 7,2% hàng năm từ năm

2000 đến năm 2010 Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn lao động lớn, tay nghề cao nhưngchi phí thấp, điều này đã thu hút rất nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài

1.3 Luật pháp:

Ngành lúa gạo Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố luật pháp mà cụ thể

là những chính sách của Nhà Nước liên quan đến việc sản xuất, phân phối và xuất nhập khẩu

Trang 10

lúa gạo Sau đây là những chính sách hay những điều lệ liên quan đến ngành lúa gạo tại ViệtNam.

 Chính sách cố định đất lúa

Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 (NQ 63) quy định phải giữ 3,8 triệu ha đất lúanhằm đảm bảo an ninh lương thực Tuy nhiên chính sách này đã hạn chế sự đa dạng trong thunhập của người nông dân

 Chính sách tạm trữ lúa gạo Việt Nam

Đây là chính sách nhằm ổn định giá lúa trong thị trường nội địa, nhằm duy trì cam kếtgiữ cho người trồng lúa có lãi 30% Từ khi kết thúc chương trình thu mua lúa gạo tạm trữ (15-

8-2013), giá lúa gạo ở ĐBSCL đã bắt đầu hạ nhiệt và rớt từng ngày Tuy nhiên, tính toán về

hiệu quả của chính sách tạm trữ lúa gạo từ đầu năm đến nay, có thể thấy rằng, việc hỗ trợ mớichỉ dừng lại ở các doanh nghiệp, chưa giúp gì nhiều cho nông dân

 Quyết định về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệ

Trong khoản 4 điều 1 Quyết định về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nôngnghiệp, có quy định:

- Mức vay tối đa để mua các loại máy móc, thiết bị (máy làm đất, máy sấy nông sản, nhàkho v v.) với mức hỗ trợ 100% giá trị hàng hóa

- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba

 Chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu gạo:

 Giai đoạn 1989 – 2000:

- Năm 1991, chế độ hạn ngạch xuất khẩu gạo được thiết lập

- Năm 1994 bắt đầu thực hiện chế độ thu gom đầu mối xuất khẩu nhằm hạn chế tìnhtrạng tranh mua - tranh bán

- Năm 1996 Chính phủ đã chấn chỉnh việc xuất khẩu gạo, ngừng hoạt động xuất khẩucủa các doanh nghiệp nhỏ và phân tán, chỉ định các doanh nghiệp thực sự đủ điều kiệnxuất khẩu gạo làm đầu mối xuất khẩu nhằm nâng cao trình độ tập trung và chuyên mônhóa

Trang 11

- Năm 1998, hạn ngạch đã được nới lỏng dần Hạn ngạch được phân bố từ đầu năm dựatrên cơ sở kết quả hoạt động thực tế trong năm trước và sự xem xét tình hình sản xuấtcủa năm

 Giai đoạn 2001 – 2005:

Nhà nước thực hiện chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất vay ngânhàng đã góp phần làm tăng số lượng gạo xuất khẩu, giúp nông dân tiêu thụ được sản phẩm.Giá gạo đã tăng khiến cho người nông dân yên tâm hơn trong sản xuất Bên cạnh đó nhờ các

cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu, các doanh nghiệp đã giảm bớt được khó khăn vềtài chính

 Giai đoạn 2006 đến nay:

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi ban hành nghị quyết trung ương 7khóa X nhiều chính sách được ban hành và thực thi như: Đầu tư mạnh cho nghiên cứu, chọnlọc, phân nhánh các loại lúa có năng suất cao, chất lượng tốt để đảm bảo cho xuất khẩu; cácchính sách đảm bảo lợi ích của người trồng lúa trong so sánh với lợi ích của người trồng cácloại cây trồng khác và với các khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu gạo; ưu tiên đầu tư chonghiên cứu, chế tạo, nhập khẩu, phổ biến các loại máy móc phục vụ sấy, bảo quản, chế biếnlúa gạo phù hợp với từng vùng; hỗ trợ tín dụng để các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dânphục vụ cho xuất khẩu, để người nông dân không phải bán lúa với giá rẻ ngay sau khi thuhoạch, nhất là người dân ở ĐBSCL

 Điều hành

Việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc sau:

- Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chínhsách hiện hành

- Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trongnước

- Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả

Trang 12

2 Các yếu tố ngoài nước:

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình tình xuất nhập khẩu lúa gạo Việt Nam:

Tình hình xuất nhập khẩu gạo tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ các biến độngtrong tình hình thị trường lúa gạo trên toàn thế giới Việt Nam là một trong những nước xuấtkhẩu gạo hàng đầu trên thị trường quốc tế Chính vì vậy nhóm sẽ tập trung phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam

 Sự biến đổi về nhu cầu gạo trên thế giới phụ thuộc vào các yếu tố:

- Sự tăng trưởng dân số làm gia tăng nhu cầu về lương thực

- Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm được chế biến từ gạo tăng

- Tỉ lệ dự trữ và hạn chế xuất khẩu gạo ở một số quốc gia khiến cho nhu cầu nhậpkhẩu gạo của các nước giảm

- Sự di cư mạnh mẽ từ nông thôn ra thành thị ở nhiều nước làm giảm tiêu thụ gạotheo khu vực (do cư dân thành thị tiêu dùng ít gạo hơn cư dân nông thôn)

 Sự biến động về giá gạo thế giới:

Giá gạo xuất khẩu được coi là giá tổng hợp trong đó bao gồm: chi phí sản xuất, bao bì,vận chuyển, thu mua, chế biến Cũng như các mặt hàng khác giá gạo biến động rất phức tạpbởi nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như cung, cầu, cạnh tranh Khi các yếu tố thuận chiều giữvai trò chủ đạo thì cung gạo tăng lên Trong điều kiện cầu về gạo không tăng hoặc tăng chậmhơn cung thì giá gạo sẽ giảm

 Thị hiếu người tiêu dùng:

Tuỳ theo mức sống, tập quán, việc tiêu thụ gạo ở các nước, các khu vực trong nhữngthời gian nhất định có những yêu cầu khác nhau Thông thường, gạo đánh bóng và xát trắngđược ưa chuộng hơn Tuy vậy có những vùng nông thôn người ta lại ưa loại gạo xát không kỹchứa nhiều vitamin và ngày nay trên thế giới thì xu hướng thiên về gạo ngon hạt dài

 Yêu cầu chất lượng gạo xuất khẩu:

Chất lượng gạo là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh trên thịtrường, đồng thời nó cải thiện được hiệu quả xuất khẩu Chất lượng gạo xuất khẩu cần đượchiểu một cách rộng hơn với ý nghĩa là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đáp ứng yêucầu đối với gạo xuất khẩu về qui cách, phẩm chất, kiểu dáng, sở thích, tập quán tiêu dùng

Trang 13

Chất lượng gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó giống, kỹ thuật canh tác và bảo quản, chếbiến là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo.

2.2 Tỉ giá hối đoái:

Tỉ giá hối đoái có một sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất, nhập khẩu gạo của Việt Nam,ảnh hưởng đến việc sản xuất và tái cơ cấu nhiều loại mặt hàng, trong đó có lúa gạo

 Tỉ giá hối đoái ảnh hưởng đến kim ngạch xuất, nhập khẩu:

Khi tỉ giá hối đoái giảm, giá trị đồng nội tệ tăng, làm giảm giá trị lượng ngoại tệ thuvào thông qua xuất khẩu Lúc này, xuất khẩu không được khuyến khích bằng nhập khẩu NhàNước lúc này sẽ có những quyết định liên quan đến việc tăng lượng dự trữ gạo quốc gia Lúcnày kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm

Ngược lại, khi tỉ giá hối đoái tăng, việc xuất khẩu được khuyến khích dẫn đến kimngạch xuất khẩu tăng lên

 Tỉ giá hối đoái ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu:

Tỉ giá hối đoái có sự ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của các mặt hàngxuất khẩu, nhất là các mặt nông sản, vốn nhạy cảm với những biến động của tỉ giá Khi tỉ giágiảm, mặt hàng bị đắt tương đối, nên dễ bị người tiêu dùng nước ngoài thay thế bằng các mặthàng khác Nhưng trái lại, khi tỉ giá hối đoái tăng, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sẽ tăng lênnhờ khả năng cạnh tranh về giá Như vậy, tỉ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến việc cânnhắc xuất khẩu các loại lúa gạo Việt Nam ra thị trường thế giới

2.3 Các rào cản:

Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền kinh doanh xuấtkhẩu gạo nếu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương Đồngthời, để đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân trồng lúa, doanh nghiệp phải đáp ứng điềukiện có lò sấy khô lúa đạt 14% đến 15% và phải có tên thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩucủa mình Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo còn phải đáp ứng các điềukiện sau đây:

• Doanh nghiệp phải có ít nhất một kho chuyên dùng chứa lúa gạo tối thiểu 5.000 tấn, có

ít nhất một cơ sở xay, xát, công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ

Ngày đăng: 06/03/2015, 12:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w