Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
500 KB
Nội dung
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Lời mở đầu
Đối với bất kỳ quốc gia nào, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng có vai trò vô
cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước. Hệ thống kết cấu hạ
tầng tạo cơ sỏ tiền đề cho phát triển tất cả các ngành kinh tế. Trong hệ thống kết
cấu hạ tầng thì năng lượng, đặc biệt là điện, đó là nguồn năng lượng không thể
thiếu đối với các ngành sản xuất: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sử dụng
cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, cho đời sống con người.
Ngành điện Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ to
lớn.Với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế 8,2%, đòi hỏi nhu cầu điện phải tăng rất
nhanh ở mức 15% hoặc thậm chí cao hơn.
Để đáp ứng nhu cầu điện đang tăng trưởng ỏ tốc độ phi mã đó, Việt Nam
cần phải mở rộng hệ thống điện trong thập kỷ tới. Nguồn vốn cho đầu tư cần
được huy động từ tất cả các nguồn. Việt Nam đồng thời cũng đang tiến hành
chương trình cải cách lớn ngành điện, nhằm thiết lập một cấu trúc quản lý mới,
thành lập Tập đoàn Điện Lực Việt Nam và từng bước xây dựng một thị trường
điện cạnh tranh. Áp lực phải đáp ứng nhu cầu điện tăng phi mã, sự cấp bách phải
huy động nguồn vốn đầu tư cho nguồn điện mới và đồng thời đảm bảo những
cấu trúc và cơ cấu mới đang được hình thành trong quá trình cải cách và tái cơ
cấu đáp ứng yêu cầu trong dài hạn , tất cả cùng nhau tạo ra thách thức mới trong
thời điểm hiện nay của Việt Nam.
Thấy được tính thực tế của vấn đề nêu trên, kết hợp với quá trình thực tập
tại Vụ Công nghiệp - Bộ kế hoạch đầu tư cùng với sự giúp đỡ của cô giáo và cán
bộ hướng dẫn. Em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài:
“Chiến lược phát triển ngành Điện Lực Việt Nam đến năm 2020”
1
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Bố cục của chuyên đề gồm:
Chương I: Nội dung của Chiến lược phát triển ngành Điện Lực
Chương II: Đánh giá thực trạng phát triển ngành Điện lực Việt Nam giai
đoạn 2001-2005
Chương III : Chiến lược phát triển ngành Điện Lực Việt Nam đến năm
2020
Do thời gian còn hạn hẹp, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế
nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy, cô giáo cùng Cán bộ hướng dẫn.
Em xin chân thành cảm ơn: GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng;
Cán bộ hướng dẫn: Chuyên viên Phạm Minh Hùng, thuộc Vụ Công nghiệp –
Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên để thực tập tốt nghiệp này.
2
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Chương I)
Nội dung của chiến lược phát triển ngành Điện lực
I) Vai trò của ngành Điện lực
1) Đặc điểm của ngành Điện lực
Khác với nhiều loại hàng hoá của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân
ngành Điện có đặc thù riêng của nó:
Thứ nhất: Sản phẩm của ngành Điện là điện năng (đơn vị:Kwh) sản phẩm này
được sản xuất và phân phối bằng các hình thức đặc biệt đó là thông qua hệ thống
nguồn điện và luới điện. Quá trình sản xuất (phát điện), lưu thông, phân phối,
truyền tải, cung ứng, tiêu thụ (quá trình chuyển hoá năng lượng điện thành dạng
năng lượng khác) được diễn ra đổng thời trong cùng môt thời gian. Do đó điện
năng là sản phẩm không thể tồn kho, tích trữ, cũng không có bán thành phẩm,
phế phẩm. Điện năng sản xuất theo nhu cầu, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy
nhiêu.Vì vậy công tác xác định cung và cầu điện năng nhằm đảm bảo quá trình
cân đối là rất quan trọng.
Tính đồng thời của quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ điện đòi hỏi các
khâu sản xuất phải được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ, khoa học có sự phối hợp ăn
khớp trong toàn bộ quá trình sản xuất đến tiêu dùng.
Thứ hai: Ngành Điện là ngành đòi hỏi kỹ thuật cao. Để điều hành quá trình
sản xuất phân phối đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý tập trung. Để sản xuất
kinh doanh có hiệu qủa, các nhà quản lý kinh doanh điện phải có quá trình dự
báo phụ tải để có được phương hướng tối ưu nhất trong việc huy động nguồn
thuỷ điện, nhiệt điện (nhiệt điện than, dầu khí đốt) nhằm khai thác tối đa có hiệu
quả các nguồn năng lượng sơ cấp sẵn có trong thiên nhiên đặc biệt là thuỷ điện.
Thứ ba: Điện là ngành tiêu dùng phân tán đòi hỏi mạng lưới điện trải dọc theo
chiều dài đất nước và đi vào các cụm dân cư. Điều này đồng nghĩa với việc hao
Nguyễn Thị Huyền Thanh
1
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
tổn điện năng trên đường tải và khó khăn trong công tác quản lý và tiêu dùng
điện.
Thứ tư: Điện là loại sản phẩm có thể sản xuất bằng nhiều công nghệ khác
nhau như công nghệ về nhiệt điện, công nghệ về thủy điện và hạt nhân nhưng
chất lượng điện là đồng nhất.
Thứ năm: Điện là nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp nặng. Do vậy cũng
như các ngành công nghiệp nặng khác, ngành điện đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, thời
gian xây dựng dài, thời gian vận hành sản xuất thu hồi vốn lâu. Ngoài các chi phí
đầu tư để xây dựng các công trình phát điện ra, còn bao gồm chi phí đẩu tư để
xây dựng hệ thống truyền tải (máy biến áp + cột hệ thống dây dẫn), chi phí về
công tơ điện, chi phí về nhân sự…
2) Vai trò của ngành Điện lực
Trong thời đại ngày nay, khi loài người bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên của khoa học công nghệ hiện đại thì nhu cầu về năng lượng nói chung và
năng lượng điện nói riêng ngày càng cao, kinh nghiệm các nước trên thế giới và
trong khu vực cho thấy: ở bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn đầu của quá trình
công nghiệp hoá – hiên đại hoá thì tốc độ phát triển của ngành năng lượng nói
chung và ngành Điện nói riêng, bao giờ cũng có mức tăng trưởng nhanh hơn so
với các ngành khác. Vì vậy phải đòi hòi ngành Điện lực phải luôn đi trước một
bước, làm động lực thúc đầy nền kinh tế - xã hội phát triển một cách mạnh mẽ và
toàn diện. Đúng như văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã khẳng định:
Kinh nghiệm thực tế nhiều năm cho thấy, trong bước đầu công nghiệp hoá xã
hội chủ nghĩa, vai trò của điện năng cực kỳ quan trọng. Nó quyết định nhịp độ
phát triển của toàn bộ nền kinh tế và nâng cao đời sống xã hội.
Mục đích cuối cùng của các chính sách quốc gia suy cho cùng thường nhằm
vào phát triển con người. Không ngừng nâng cao đời sống vầt chất và tinh thần
cho người dân làm cho chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện một
Nguyễn Thị Huyền Thanh
2
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
cách nhanh chóng. Những lợi ích cơ bản mà điện mang lại đối với đời sống con
người có thể khái quát như sau:
2.1) Điện với đời sống xã hội
Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích của sự phát triển
là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống có chất
lượng tốt hơn. Điện là nhân tố góp phần nâng cao đời sống con người, nâng cao
dân trí và trình độ văn hóa giáo dục. Điện làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội và
trình độ phát triển kinh tế.
Điện năng đã giải phóng con nguời khỏi lao động chân tay, lao động nặng
nhọc và đem lại năng suất lao động cao hơn thông qua máy móc và các công cụ
dùng điện. Điện năng mà trong đời sống hàng ngày chúng ta quen gọi là điện, đã
trở thành yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại. Điện thâm nhập vào
mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, được sử dụng rộng rãi trong các hoạt
động văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và trong đời
sống hàng ngày của mỗi người.
Điện góp phần làm thay đổi nếp sống và các phương tiện sử dụng trong gia
đình. Các dịch vụ gia đình được thay thế và cung ứng tiện lợi hơn nhờ: quạt điện,
bàn là, máy điều hoà nhiệt độ…Điều này mang lại lợi ích cho con người trong
lĩnh vực kinh tế nhờ tiết kiệm thời gian, nhanh hơn, tiện hơn, chất lượng được
bảo đảm hơn và có tác dụng đối với bảo vệ môi trường sinh thái của con người.
Điện có vai trò không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện đời sống
của con ngừời.
Điện năng là loại năng lượng mà mà nhân loại đã dùng để khai thác các
nguồn năng lượng khác phục vụ cho cuộc sống của con người, làm cho cuộc
sống đó ngày càng phong phú đa dạng hơn
Điện góp phần làm tăng phúc lợi của con người thông qua hệ thống chiếu
sáng. Điện giúp con người tiến hành các công việc sản xuất, học tập, vui chơi
Nguyễn Thị Huyền Thanh
3
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
giải trí…. Hệ thống chiếu sáng đô thị và các đường quốc lộ tác động không nhỏ
tới hoạt động của ngành giao thông, vận tải không ngừng làm tăng lượng lưu
chuyển hàng hoá của các thành phần kình tế. Ngoài ra hệ thống chiếu sáng vào
ban đêm còn tạo ra một cảnh quan môi trường trong sáng lành mạnh tác động
gián tiếp tới lĩnh vực an ninh quốc phòng trong việc giữ gìn trật tự an ninh xã
hội.
Điện năng đem lại văn minh cho con người, một nền văn minh tri thức.
Thông qua phát thanh truyền hình, vốn sống, kinh nghiệm sống được trau dồi,
Con người được tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật, tiếp cận với nền văn
minh thế giới, nhờ đó con người nắm bắt nhanh hơn những kiến thức khoa học
hiện đại, con người vận dụng chúng vào sản xuất, đời sống. Chất lượng cuộc
sống của con người được nâng cao Đây là tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá trình
độ phát triển của một nước. Trình độ phát triển của ngành điện là một tiêu chí
quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia.
2.2) Điện với phát triển kinh tế
2.2.1) Điện với hoạt động sản xuất nông nghiệp
Mảng quan trọng mà điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là mục đích
cấp nước và tứới tiêu. Một khi hệ thống thuỷ lợi vận hành tốt sẽ mang lại lợi ích
kinh tế rất lớn. Giúp mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp trên nhiều ruộng
đất khác nhau mà vẫn đảm bảo có đủ nước tưới. Việc sử dụng điện thay thế dầu
Dizen sẽ bảo đảm cung cấp nước tưới tiêu một cách kịp thời và ổn định góp phẩn
làm tăng năng suất cây trồng và giải pháp bớt sức lao động của người nông dân.
Đặc biệt đối với cây trồng thể hiện tính thời vụ một cách rõ nét thì việc cung cấp
nước phải kịp thời cho đúng thời vụ và cho cả một diện tích rộng, đặc biệt là
trong mùa khô. Vì vậy sự trợ giúp của Điện trong việc tưới tiêu rất quan trọng.
Ngoài công cụ bơm nước tưới tiêu, điện còn giúp cho các hộ nông dân
giảm bớt thời gian lao động, thay thế lao động thủ công bằng việc áp dụng hàng
Nguyễn Thị Huyền Thanh
4
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
loạt các loại máy móc cơ khí vừa và nhỏ vào thu hoạch mùa màng và chế biến
sản phẩm. Điều này giúp cho việc tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp
diễn ra kịp thời vụ và góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Trước khi chưa có các loại máy móc các nông sản chủ yếu đựoc bán hoặc
xuất khẩu thô chưa qua chế biến với giá trị thấp. Ngày nay công tác chế biến và
bảo quản giúp giá trị kinh tế của nông sản và các sản phẩm của nông nghiệp tăng
cao. Vì vậy góp phần nâng cao thu nhập cho toàn xã hội.
Ngoài ra điện còn tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống nhờ
đưa máy móc sử dụng điện vào làm tăng năng suất lao động: mộc điêu khắc trên
đá…nhờ máy xẻ, cưa, cắt, khoan…góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
Điện với quá trình công nghiệp hoá nông thôn:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là vấn đề có ý
nghĩa quyết định đến sự thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trước hết, đối với khu vực nông thôn, điện góp phần xoá đói, giảm nghèo,
nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hoá giáo dục cho người dân nông thôn.
Điện giúp cho người dân nông thôn giảm bớt sự lao động thủ công, có điều kiện
áp dụng máy móc vào sản xuất, góp phần làm tăng lợi ích kinh tế đối với nông
sản, tăng năng suất cây trồng, tăng thầm canh gối vụ làm cho hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp ngày càng cao, đây là nhân tố tạo động lực cho sự phát triển
kinh tế ở mỗi địa phương.
Thứ hai, điện khí hoá nông thôn giúp cho mỗi địa phương, mỗi tỉnh khai
thác tối đa tiềm năng vốn có của mình, giúp đa dạng hoá ngành nghề, mở rộng
sản xuất, gia tăng sản phẩm xuất khẩu nâng cao đời sống nhân dân. Điện phát
triển gắn liền với việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, có tác động qua
lại thúc đẩy sự phát triển các vùng lạc hậu. Đối với mỗi địa phương, điện tạo đà
phát triển cho tất cả các ngành nghề truyền thống, các loại hình sản xuất dịch vụ
Nguyễn Thị Huyền Thanh
5
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
đơn lẻ, tạo ra sự kết nối tương trợ nhau trong các loại hình sản xuất trong vùng,
giúp vùng phát triển một cách đồng bộ.
Thứ ba, ngày nay giữa khu vực nông thôn và thành thị luôn tồn tại một
dòng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị với kỳ vọng của người nông
dân về cuộc sống hiện đại, có thu nhâp cao ở thành thị. Nếu những điều kiện trên
được áp ứng ngay tại các làng quê thì sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các khu
vực nông thôn, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Điều này
đồng nghĩa với việc mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho khu vực thành thị thông
qua việc làm giảm sức ép về thất nghiệp, nhà ở, y tế, giáo dục ở các đô thị góp
phần ngăn ngừa các tệ nạn xã hội.
Điện góp phần tạo điều kiện phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn:
Điện, đường, trường, trạm là những hạ tầng cơ sở quan trọng đối với phát triển
nông thôn. Vì vậy để phát triển khu vực nông thôn ở nước ta thì việc phát triển
điện nông thôn là hết sức cần thiết trong việc phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu
hạ tầng. Nếu như ta xây dựng được đường, trường, trạm thì các thiết bị sử dụng
trong đó nếu như không có điện thì sẽ không phát huy hiệu quả.
2.2.2) Điện với phát triển công nghiệp
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ đạo, là ngành xương sống của
nền kinh tế. Việc phát triển công nghiệp là tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ
phát triển của một đất nước. Công nghiêp cung cấp máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu công cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế. Ngược lại công nghiệp là nơi
tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất của các ngành khác phát triển. Trước đây
ngành công nghiệp ra đời và phát triển bắt đầu bằng máy hơi nước, động cơ
Dizen và khi điện ra đời dần thay thế các nguồn năng lượng trong công nghiệp
góp phần phát triển ngành công nghiệp. Vì vậy vai trò của Điện với phát triển
ngành công nghiệp là vô cùng quan trọng. Theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư
năm 1990 điện dùng cho sản xuất công nghiệp chiếm 46% tổng điện năng
Nguyễn Thị Huyền Thanh
6
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
thương phẩm sản xuất ra và đến năm 2000 là 8145 triệu kwh. Điện sử dụng cho
công nghiệp là rất lớn chiếm gần một nửa sản lượng điện thương phẩm sản xuất
ra, điều đó cho thấy điện có vai trò rất to lớn đối với hoạt động sản xuất công
nghiệp, nó là nguồn năng lượng chính không thể thay thế trong nghành công
nghiệp điện giúp cho sản xuất được cải tiến, năng suất lao động không ngừng
đươc gia tăng. Điện cho phép áp dụng nhiều máy móc với kỹ thuật hiện đại vào
sản xuất.
Có thể khẳng định rằng không một ngành công nghiệp, một hoạt động sản
xuất công nghiệp nào là không phải sử dụng điện. Do vậy điện có tẩm quan trọng
hàng đầu quyết định tới kết quả hoạt động của ngành công nghiệp
2.2.) Vai trò của Điện với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đứng trước những thời cơ thuận lợi và những thử thách mới, hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ VII của Đảng đã xác định “Thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và coi “ đây là
nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu thời gian tới” Hội nghị cũng đã
xác định “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt
hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, giữ vững ổn định chính trị,
xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa”.
Cơ cấu kinh tế có thể hiều là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh
tế cùng các mối quan hệ kinh tế chủ yếu định tính và định lượng, ổn định và phát
triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong điều kiện của
một nền sản xuất xã hội trong hoàn cảnh kinh tế xã hội nhất định và trong
khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ mà
quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại với nội dung của hệ thống kinh
tế.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
7
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Cơ cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần
kinh tế…
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển các bộ phận của nền
kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các bộ phận đó và làm thay đổi
mối quan hệ tương quan giữa chúng so với thời điểm trước đó.
Nhìn lại 15 năm đổi mới ta thấy cơ cấu kinh tế đã có một bước chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp tăng khá về giá trị
tuyệt đối song tỷ trọng giảm từ 8,7% xuống còn 25%, tỷ trọng công nghiệp và
xây dựng tăng từ 22,7% lên 4,5%; dịch vụ tăng từ 8,6% lên 40,5% trong GDP.
Để làm được như vậy đóng góp của ngành điện không nhỏ. Nhờ có điện trong
nông nghiệp có thể đưa máy móc vào thực hiện một số khâu: Tưới tiêu, sấy,
đông lạnh…giúp bảo quản tốt nông sản, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản
làm cho giá trị ngành nông nghiệp tăng liên tục ngoài ra còn giải phóng bớt một
phần lao động nông nghiệp sang hoạt động các ngành khác. Đối với nông
nghiệp, điện có vai trò vô cùng quan trọng, tất cả các nhà máy, xí nghiệp đều sử
dụng điện, điện giúp đưa máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất, tăng năng
xuất lao động, tăng khối lượng và giá trị ngành công nghiệp.
Xét về mặt cơ cấu lãnh thổ có sự tồn tại chênh lệch giữa các vùng phát
triển và khó khăn. Vì vậy cần phải có chính sách hợp lý để các vùng phát triển có
điều kiện bức lên để theo kịp xu thế hội nhập, các vùng khó khăn làm thế nào
phải bớt khó khăn hơn, có nhiều điều kiện hơn để khai thác tiềm năng của vùng.
Để làm được điều đó có một phần đóng góp không nhỏ của ngành Điện vì điện
là một trong yếu tố của kết cấu hạ tầng. Ở đâu muốn phát triển phải có hệ thống
kết cấu hạ tầng tốt. Ở các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn điện có vai trò
đáp ứng đủ nhu cầu để phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, tạo một sức bật
lớn đối với cả nước và tạo sức lan toả đối với các khu vực xung quanh, tạo điều
kiện khai thác các nguồn nội lực và vốn từ bên ngoài. Đối với các vụng nghèo,
Nguyễn Thị Huyền Thanh
8
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
khó khăn. Nhà nước ta có chương trình 15 đưa điện về tới các vùng sâu, vùng xa
hải đảo, miền núi để nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao trình độ văn hoá xã
hội, hiểu biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy điện có
vai trò quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế để giảm bớt chênh
lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị-nông thôn, giữa miền xuôi-miền
ngược.
II) Sự cần thiết phải xây dựng chiến luợc phát triển nghành Điện
Về lý luận cũng như thực tiễn cần khẳng định rằng việc xây dựng chiến lược
phát triển ngành điện là hết sức cần thiết bởi các lý do sau:
- Chiến lược mang tính lâu dài, nó đưa ra mục tiêu tổng quát, to lớn cho sự
phát triển ngành Điện ví như những vấn đề không thể thực hiện trong thời gian
ngắn mà phải lâu dài, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng
yêu cầu của công nghiệp hoá. Để làm được như vậy ngành Điện cần phải có
chiến lược cho một thời kỳ dài, như thế mới đủ thời gian huy động nguồn lực:
vốn, lao động, công nghệ…cần thiết cho sự phát triển của ngành.
- Do xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, sự phát triển tiến bộ khoa
học không ngừng, nó tác động ngày càng sâu sắc tới nền kinh tế của hầu hết các
quốc gia. Việt Nam có vị trí quan trọng trong khu vực ASEAN (khu vực kinh tế
sôi động) để phù hợp với xu hướng quốc tế Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Mà ngành Điện là ngành tiền đề cho phát triển
công nghiệp. Vì vậy ngành Điện cần phải có chiến lược dài hạn đưa ra mục tiêu
mang tính định hướng cho phù hợp với xu thế của nền kinh tế. Để thực hiện mục
tiêu đó phải thông qua kế hoạch 5 năm và cụ thể bằng dự án xây dựng các công
trình nguồn và lưới điện, kế hoạch huy động vốn…
- Chỉ có chiến lược ngành mới phản ánh một cách toàn diện sư phát triển các
mục tiêu như: mục tiêu chiến lược về nguồn lưới điện, mục tiêu huy động vốn,
mục tiêu tài chính, mục tiêu về đào tạo nhân sự và tăng thu nhập cán bộ công
Nguyễn Thị Huyền Thanh
9
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
nhân viên của ngành…và các giải pháp về thể chế và chính sách để tạo điều kiện
thuận lợi thực hiện các mục tiêu đặt ra.
- Chiến lược phát triển ngành Điện là một bộ phận cấu thành chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội. Do vậy chiến lược phát triển ngành Điện đưa ra phải phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nếu như ngành Điện không có chiến lược
dài hạn sẽ dẫn đến tình trạng khai thác lãng phí nguồn lực đặc biệt là nhiệt điện
dầu (DO) chi phí rất đắt, hoặc không quản lý tốt việc kinh doanh điện sẽ dẫn đến
không thực hiện được lợi ích xã hội từ tiêu thụ điện của các hộ gia đình nghèo…
Như vậy phải có chiến lược lâu dài không chỉ đảm bảo hiêu qủa sản xuất kinh
doanh của ngành Điện mà còn bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội.
III) Nội dung của chiến lược phát triển ngành Điện lực
1) Khái niệm chiến lược phát triển ngành
1.1) Khái niệm Chiến lược
Dù ở phương Đông hay phương Tây, khái niệm “Chiến lược” đều đã có từ
rất xa xưa. Trong một thời gian dài, từ chiến lược chỉ được dùng như một thuật
ngữ quân sự
Theo đà phát triển của đời sống kinh tế-xã hội, ở thời kỳ cận đại, từ chiến
lược dần được sử dụng vào lĩnh vực chính trị, các khái niệm chiến lược cách
mạng, chiến lược chính trị nối tiếp nhau ra đời.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở phương Tây người ta lưu hành
khái niệm chiến lược quốc gia. Chiến lược quốc gia là chiến lược ở trên tầm vĩ
mô, là chiến lược cao nhất ở tầm quốc gia. Nó không những gộp chiến lược
chính trị, kinh tế, chiến lược quân sự thành một khối mà còn có sự chỉ đạo thực
tế đối với chiến lược của các lĩnh vực. Chiến lược này còn gọi là đại chiến lược.
Ngày nay, hoà bình và phát triển đã trở thành chủ đề của đời sống kinh tế
thế giới, và do vậy ra dời khái niệm chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược
Nguyễn Thị Huyền Thanh
10
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
phát triển kinh tế-xã hội. Sự xuất hiện của các khái niệm trong lĩnh vực kinh tế
không chỉ là sự vay mượn khái niệm mà bắt nguổn từ sự cần thiết phải phản ánh
thực tiễn khách quan của quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường
Như vậy có thể rút ra nhận xét chung: những vấn đề có tính toàn cục
không thể thực hiện ngay một lúc được thì chúng là chiến lược. Là vấn đề toàn
cục không thể thực hiện ngay một lúc nên nó mang tính chất lâu dài và đều là
những vấn đề quan trọng. Do vậy có thể hiểu, chiến lược là những mưu tính và
quyết sách đối với những vấn đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài. Khoa
học nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp đưa ra các quyết sách
những vấn đề trọng đại và lâu dài gọi là chiến lược học.
1.2) Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
Như trên đã nói, khái niệm chiến lược bắt nguồn từ thuật ngữ quân sự,
thường hay đi liền với những từ như sách lược chung, mưu tính chung, bố trí
hành động chung và đối lập với từ chiến thuật.
Trên thực tế nhìn từ góc độ quản lý, chiến luợc là quyết sách toàn cục của
một phạm vi rộng không gian rộng lớn, trong một thời gian dài. Chiến lược phát
triển chính là sự trù tính của chủ thể đối với toàn cục phát triển của sự vật.
Trên ý nghĩa đó, chiến lược phát triển KTXH là sản phẩm của Nhà Nước
Xã hội chủ nghĩa. Nhà nước trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển kinh tế,
xã hội khách quan, các mối quan hệ nội tại trong quá trình phát triển, dựa vào
điều kiện hoàn cảnh bên trong của đất nước và điều kiện quốc tế ở mỗi thời kỳ
nhất định đưa ra những kế sách chung, có tính toàn cục về sự phát triển kinh tếxã hội trong một thời gian tương đối dài.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là một bộ phận trong hệ thống kế
hoạch hóa xét theo công nghệ triển khai kế hoạch, nhằm thực hiện quá trình quản
lý nền kinh tế.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
11
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Cần phân biệt các khái niệm có liên quan với từ chiến lược: Chiến lược
phát triển kinh tế, chiến lược phát triển xã hội.
Chiến lược phát triển kinh tế tâp trung vào các mặt như: Tăng quy mô,
tăng tốc độ, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế,
người ta quan tâm trước hết đến các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế như: Tổng giá trị
sản xuất, tống sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân hoặc thu nhâp bình quân
theo đầu người. Tuy rằng mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là nâng cao
mức sống về vật chất và tinh thần, thoả mãn nhu cầu cho con người, nhưng mục
đích này được ẩn chứa trong chiến lược phát triển kinh tế mà không biều hiện rõ
nét. Chiến lược phát triển kinh tế cũng phản ánh mục tiêu biến đổi chất lượng
nền kinh tế, tức sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất, kết cấu kỹ thuật.
Chiến lược phát triển xã hội thoát thai từ chiến lược phát triển kinh tế.
Chiến lược phát triển xã hội lấy việc phát triển con người không là mục tiêu ẩn
chứa như trong chiến lược phát triển kinh tế mà biểu hiện trực tiếp qua câu chữ,
định lượng, chỉ tiêu và các bứơc tiến hành, hành động cụ thể. Bằng chiến lược
phát triển xã hội “sự phát triển con người” được thể hiện cụ thể va sinh động.
Chiến lược phát triển xã hội lấy trình độ phát triển kinh tế làm điều kiện tiển đề,
bố trí sắp xếp những thành quả kinh tế được dùng vào nhu cầu phát triển xã hội
trong tái phân phối thu nhập quốc dân…Chiến lược phát triển xã hội trực tiếp đề
xuất các quy hoạch cho các vấn đề làm thế nào để thoả mãn được nhu cầu về các
mặt vật chất, văn hoá tinh thần của toàn thể nhân dân.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội có nguồn gốc từ chiến lược phát
triển kinh tế. Kinh tế không thể phát triển một cách cô lập mà nó phải cùng phát
trỉển với khoa học kỹ thuật, giáo dục, bảo vệ môi trường, định hướng dân số,
văn hoá…Như vậy chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các mục tiêu
phát triển cả lĩnh vực xã hội, đặt ra trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau
cùng các quyết sách, giải pháp nhằm thực hiện được mục tiêu kinh tế-xã hội
Nguyễn Thị Huyền Thanh
12
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
trong đó có thời kỳ dài hạn, trong điều kiện bên trong và bên ngoài nhất định của
một quốc gia, hay một địa phương.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các phân tích đánh giá và
lựa chọn về các căn cứ của chiến lược, các quan điểm cơ bản (tư tưởng chỉ đạo
và chủ đạo), mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định hướng phát triển
chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống đất nước, các giải pháp cơ bản, chủ yếu
là chính sách về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế-xã hội, các chính
sách về bồi dưỡng, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát
triển, các biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược.
Có thể nhận thấy các đặc trưng của chiến lược là:
- Tính lâu dài của chiến lược: Thời hạn của chiến lược được xác định từ
10-15 hoặc 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Chiến lược có tính lâu dài vì chiến lược
định hướng mục tiêu có tính tổng quát và to lớn cho sự đi lên của đất nước.
Những vấn đề trọng đại không thể thực hiện được trong một thời gian ngắn mà
phải lâu dài. Mục tiêu tổng quát được đề ra trên cơ sở những dự báo dài hạn về
sự phát triển của khoa học và công nghệ mà sự phát triển có tính căn bản của
khoa học công nghệ đỏi hỏi phải trải qua thời gian dài. Cần phải có thời gian lâu
dài mới có được những biến đổi căn bản trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và
hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, phát triển nguồn lực…Các nhiệm vụ này chỉ
được thực hiện trong một kế hoạch dài hạn hay trong thời kỳ chiến lược.
- Tính toàn diện
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội phản ánh một cách toàn diện mọi mặt
của đời sống kinh tế-xã hội: Từ mục tiêu sản xuất đến đời sống, đời sống vật chất
và đời sống tinh thần, văn hoá, từ phát triển lực lượng sản xuất đến củng cố hoàn
thiện quan hệ sản xuất. Sở dĩ như vậy vì nền kinh tế là một hệ thống phức tạp,
các bộ phận hợp thành có quan hệ chặt chẽ với nhau. Không thể đạt được mục
tiêu tổng quát nếu không đạt được mục tiêu bộ phận. Hơn nữa sự phát triển của
Nguyễn Thị Huyền Thanh
13
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
nền kinh tế về mặt bản chất, đó là sự biến đổi tiến bộ một cách toàn diện, mọi
mặt của đời sống kinh tế-xã hội.
- Tính hệ thống
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là một hệ thống bao gồm nhiều chiến
lựợc bộ phận tuỳ theo cách tiếp cận: theo phân cấp quản lý, hay theo chức năng
chiến lược. Các chiến lược bộ phận phải phù hợp và phục tùng chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội. Việc thành công các mục tiêu của chiến lược bộ phận là điều
kiện tiền đề để thực hiện mục tiêu tổng quát. Tính hệ thống biểu hiện trong tất cả
các nội dung của chiến lược: quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, chính
sách, thể chế. Đặc trưng tính hệ thống của chiến lược thể hiện tính thống nhất,
tính toàn diện, tính cân đối trong quá trình phát triển của nền kinh tế-xã hội.
- Tính chủ thể nhà nước
Chủ thể của chiến lược phát triển kinh tế là nhà nước, mà không thể là xí
nghiệp hoặc cá nhân nào đó. Nhà nước có hai chức năng: chức năng giai cấp và
chức năng xã hội. Với chức năng xã hội, thông qua hệ thống thiết chế, tổ chức và
những quy định mang tính nhà nước và pháp quyền, nhà nước quản lý xã hội
trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo ổn định và phát triển, cung cấp cơ sở hạ tầng
kinh tế-xã hội, hoạt động trên một số lĩnh vực để hình thành môi trường xã hội
cho ổn định và phát triển đất nước và hoạt động đối ngoại. Như vậy vai trò quản
lý kinh tế-xã hội thuộc chức năng xã hội, trong đó hoạch định và tổ chức thực
hiện chiên lược phát triển là một nội dung quan trọng.
1.4) Chiến lược phát triển ngành
Khi nghiên cứu và phát triển đất nước, người ta thường coi nền kinh tế quốc
dân là một tổng thể gồm nhiều ngành khác nhau và mỗi ngành là một bộ phận
của tổng thể đó. Theo logic thì chiến lược phát triển ngành sẽ là bộ phận cấu
thành quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
Nguyễn Thị Huyền Thanh
14
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
nó cũng mang những đặc điểm cơ bản như chiến lược phát triển kinh tế xã hội
nhưng ở phạm vi hẹp hơn.
Nó cũng có tầm nhìn dài hạn 10-15 năm hoặc lâu hơn nữa về triển vọng phát
triển ngành. Làm cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển, quy hoạch phát
triển ngành, các kế hoạch phát triển ngành trung hạn, ngắn hạn, là cương lĩnh
thống nhất hành động quản lý ngành, mang tính khách quan và có căn cứ khoa
học.
Chiến lược phát triển ngành đựoc xem là sự hoạch định đường hướng của
Nhà nước trong việc tạo ra thể chế của ngành trong nội bộ nền kinh tế cũng như
thị trường thế giới.
2) Nội dung của chiến lược phát triển ngành Điện lực
2.1) Đánh giá thực trạng phát triển ngành Điện lực
Thực trạng phát triển ngành là trình độ phát triển đã đạt được, quan hệ nội
tại của ngành cũng như mối quan hệ của ngành với các ngành khác và của ngành
với nền kinh tế trong thời kỳ xây dựng chiến lược.
Đánh giá thực trạng phát triển ngành nhằm mục đích xác định rõ điểm
xuất phát trước khi bước vào thời kỳ chiến lược. Đánh giá thực trạng có ý nghĩa
vô cùng to lớn. Nó không những cho phép xác định đúng đắn đích tối đa cần đạt
được mà còn tạo lập căn cứ để định rõ có bao nhiêu cách đi tới đích, và trong đó
cách nào là tối ưu hiệu quả nhất. Việc đánh giá thực trạng phát triển ngành sai
lệch có thể gây nên sự lệch lạc trong việc xác định đích cần đạt qua thời kỳ chiến
lược theo hai khuynh hướng:
- Đánh giá quá thấp thực trạng sẽ gây nên những lãng phí to lớn cho ngành
và vô hình dung làm chậm tiến trình đi lên của ngành. Điều quan trọng là khi
nhận thức thực trạng ở mức thấp sẽ kéo theo sự nhận thức các quy luật nội tại
một cách sai lệch, trong khi thực tiễn diễn ra theo một chiều hướng khác. Những
Nguyễn Thị Huyền Thanh
15
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
tính toán, lập luận về mục tiêu theo đó cũng ở mức thấp. Do vậy có thể theo
đường vòng, lãng phí nguồn lực, làm chậm qúa trình phát triển.
- Đánh giá quá cao thực trạng phát triển. Trong trường hợp này, người lập
chiến lược ngộ nhận về trình độ phát triển cao hơn mức thực tế đạt được, dẫn
đến những lạc quan không đáng có trong cách nhìn, trong tư duy và trong lập
luận. Hậu quả tất yếu của khuynh hướng này là xây dựng mục tiêu quá cao, tính
khả thi của chiến lược không được đảm bảo. Trong trường hợp khi chiến lược
không được thực hiện thành công sẽ gây nhiều hậu qủa nghiêm trọng: nền kinh
tế-xã hội rơi vào khủng hoảng, niềm tin của quần chúng bị giảm sút, tình hình
kinh tế-xã hội diễn ra theo chiều hướng phức tạp, mất ổn định. Khi xây dựng
chiến lược cần tránh hai thực trạng trên.
Thực trạng phát triển của ngành phản ánh qua nhiều nội dung phức tạp
vừa định tính, vừa định lượng. Những nội dung chủ yếu phản ánh thực trạng của
ngành Điện bao gồm:
+ Tình hình sản xuất điện: đánh giá sản lượng điện được sản xuất ra theo
nguồn thuỷ điện, nhiệt điện, nguồn Dizen, nguồn điện tua bin khí.
+ Đánh giá nhu cầu sử dụng điện cho từng ngành của nền kinh tế: Nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Đánh giá sản lượng điện thương phẩm, điện dùng cho công nghiệp và sinh
hoạt. Từ đó đánh giá tốc độ tăng nhu cầu sử dụng điện.
+ Thực trạng về nguồn lực của ngành Điện bao gồm cơ sở vật chất của
ngành: Tình trạng thiết bị, hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển hệ
thống điện, thực trạng về vốn đầu tư cho ngành.
+ Từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của ngành trong thời gian qua
Khi đánh giá cần chia giai đoạn thời gian để so sánh, đối chiếu tìm ra nguyên
nhân tăng, giảm, phát triển bình thường hay không bình thường.
2.2) Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành Điện lực
Nguyễn Thị Huyền Thanh
16
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Việc đánh giá thực trạng phát triển ngành còn bao gồm cả đánh giá đầy đủ
dự trữ các nguồn lực và khả năng huy động sử dụng chúng vào phát triển ngành
trong thời kỳ chiến lược. Đối với ngành Điện cần phải dự báo khả năng khai thác
nguồn từ than, khí, thuỷ điện ở trong nước và đánh giá lượng than, dầu… có thể
nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Đây là nội dung khá phức tạp, đòi hỏi phải
điều tra và thống kê đầy đủ, đúng đắn dự trữ nguồn lực, điều kiện và khả năng
khai thác.
Đánh giá và dự báo nhu cầu tiêu thụ điện là một vấn đề quan trọng. Nếu
dự báo nhu cấu không chính xác xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu sẽ gây lãng
phí cho đầu tư xây dựng cơ bản, ngược lại cung không đáp ứng cầu sẽ cản trở sụ
phát triển của các ngành khác. Dự báo chính xác nhu cầu tiêu thụ điện năng góp
phần quan trọng trong công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch không chỉ của
ngành Điện mà còn của ngành năng lượng.
Phân tích xu thế thế giới ảnh hưởng đến chiến lược phát triển ngành Điện
Môi trường quốc tế và khu vực là điều kiện bên ngoài của sự phát triển
của mỗi quốc gia. Trong điều kiện ngày nay, điều kiện trong nước cần phải được
xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện quốc tế mới có khả năng phát
triển được và hơn thế nữa là phát triển năng động và có hiệu quả. Môi trường
quốc tế chứa đựng nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế-xã hội của một nước
cũng như đối với một ngành: Khoa học công nghệ, quan hệ thương mại, thị
trường, đầu tư…đó là những căn cứ quan trọng trong việc hoạch định chiến lược.
Đặc điểm phát triển của xã hội hiện đại là tiến bộ khoa học-công nghệ
ngày càng ảnh hưởng mãnh mẽ đến đời sống xã hội. Khoa học công nghệ tác
động vào sản xuất trước hết thông qua việc tăng cường trình độ của lực lượng
sản xuất dẫn đến thay đổi quan hệ sản xuất và kết cấu hạ tầng thay đổi.
Do vậy khi hoạch định chiến lược phải tính đến tiến bộ khoa học- công
nghệ, sự tác động của nó đến hoạt động kinh tế-xã hội và những yêu cầu mới của
Nguyễn Thị Huyền Thanh
17
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
nó. Trong nội dung chiến lược phải thể hiện được những quan niệm mới, tư
tưởng mới, những yêu cầu mới mà cuộc cách mạng khoa học-công nghệ sản sinh
ra.
2.) Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chiến lược phát
triển ngành Điện lực trong thời gian tới để tranh thủ được điều kiện bên ngoài
cho sự phát triển của ngành. Có điều kiện để phát huy lợi thế so sánh của ngành,
mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư.
Lợi thế chính là yếu tố bên trong, nội lực có thể phát huy cho mục đích
phát triển. Lợi thế bao gồm các điều kiện, nhân tố phát triển vật chất và phi vật
chất. Khi nói đến lợi thế là nói đến tương quan so sánh với nước khác hay phân
tích các nội dung cụ thể như: Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, khoa học
công nghệ, quản lý…
Cơ hội phát triển là điều kiện thuận lợi bên ngoài. Đó có thể là vị thế của
đất nước trên trường quốc tế, cho phép phát huy lợi thế khai thác tiềm năng.
Tiềm năng phát triển chính là khả năng phát triển về mọi mặt: Tiềm lực
kinh tế hiện tại, mức huy động vốn, khả năng tài chính và tiền tệ, khuôn khổ
pháp lý, môi trường pháp lý có phù hợp với việc thu hút vốn đầu tư hay không,
cơ chế quản lý…
2.) Phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển ngành Điện lực
2..1) Quan điểm phát triển ngành Điện lực
Quan điểm phát triển của ngành là những tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo
thể hiện tính định hướng của chiến lược. Các quan điểm này vừa có ý nghĩa chủ
đạo, xây dựng chiến lược, vừa là những tư tưởng linh hồn của bản chiến lược mà
trong từng phần nội dung của chiến lược phải thể hiện và quán triệt. Vì chiến
lược mang một đặc trưng nổi bật là: Tính chủ thể của nhà nước, Nhà nước là chủ
thể xây dựng chiến lược chứ không phải doanh nghiệp. Do đó quan điểm cơ bản
của chiến lược được hình thành bởi các yếu tố sau:
Nguyễn Thị Huyền Thanh
18
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Chế độ chính trị-xã hội và con đường phát triển của đất nước được lựa
chọn có ảnh hưởng đến sự hình thành quan điểm xây dựng chiến lược.
- Hoàn cảnh lịch sử và trình đô phát triển ở từng giai đoạn của ngành gắn
với yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn.
- Quan điểm thể hiện sự nhận thức cao điều kiện bên trong và bên ngoài
của Nhà nước để lựa chọn bước đi, trọng điểm của chiến lược.
- Phân tích đánh giá dự báo các yếu tố bên trong của nền kinh tế và xã hội,
dự báo bối cảnh quốc tế và khu vực để rút ra cơ hội, khó khăn, thách thức.
2..2) Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành Điện lực
Các mục tiêu phát triển đặt ra các mức phấn đấu được sau một thời kỳ
chiến lược. Mục tiêu của chiến lược bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ
thể, cả mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng, nó phản ánh những biến đổi
quan trọng của ngành. Mục tiêu tổng quát phải tính đến chế độ chính trị-xã hội
và con đường phát triển của đất nước.
Mục tiêu cụ thể của ngành điện bao gồm mục tiêu về phát triển nguồn
điên, mục tiêu về phát triển lưới điện, do đặc điểm của ngành là phải khai thác và
gắn liền với tài nguyên thiên nhiên nên phải tính đến mục tiêu về công nghệ và
môi trường. Với cơ chế tổ chức quản lý của ngành điện như hiện nay thì mục
tiêu quan trọng nữa cần phải tính đến là mục tiêu về sắp xếp, đổi mới cơ chế
quản lý và đào tạo nguồn lực.
2..) Các giải pháp và chính sách phát triển ngành Điện lực
Để thực hiện chiến lược phát triển cần có một hệ thống giải pháp về cơ
chế hoạt động của ngành, tức là những chính sách và thể chế quản lý ngành. Đây
là những giải pháp có ý nghĩa tạo động lực ở trong nước và ngoài nước vào phát
triển ngành. Không có giải pháp này thì chiến lược chỉ đơn thuần là những ý
tưởng và nguyện vọng, không mang tính khả thi.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
19
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Cơ chế triển khai thực hiện chiến lược bao gồm rất nhiều công cụ khác
nhau, trong đó hệ thống kế hoạch hóa có vai trò quan trọng. Chiến lược phải cụ
thể hoá thành quy hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong hệ
thống các các chính sách và giải pháp thực hiện chiến lược cần xác định rõ các
giải pháp có tính chất đột phá. Đó là các giải pháp cho phép tập trung giải quyết
những vấn đề then chốt nhất có tác dụng tạo đông lực mới phát huy mọi tiềm
năng của ngành hướng vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược.
Để đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh, các chính sách mà ngành điện
phải tính đến là chính sách về sử dụng và khai thác nguồn điện trong nước, chính
sách nhập khẩu điện, liên kết lưới điện và khu vực, chính sách về vốn đầu tư để
phát triển ngành điện. Để tiến hành cải cách ngành Điện cần có các chính sách về
hình thành và phát triển thị trường Điện, chính sách về đổi mới cơ chế quản lý
ngành điện.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
20
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Chương II)
Đánh giá thực trạng phát triển ngành Điện lực ở Việt Nam giai đoạn
2001-2005
I) Tình hình tổ chức hoạt động của ngành Điện Việt Nam
1) Cơ cấu tổ chức
1) Bộ Công nghiệp
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
- Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển điện lực Quốc Gia trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt
- Ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật thuộc thẩm quyền của
Bộ trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Tổ chức lập biểu giá điện bán lẻ và nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính
sách về giá điện trình Thủ tướng Chính Phủ quyết định
- Quyết định khung giá phát điện, bán buôn điện, phí truyền tải-phân phối
điện và phí các dịch vụ phụ
- Quản lý công tác điều tiết hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Ban hành các quy định, hướng dẫn để quản lý hoạt động của thị trường điện
lực cạnh tranh
- Tổ chức thanh tra kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, các chế độ, chính sách
và các quy định của pháp luật tại các đơn vị điện lực
- Giải quyết các khiếu nại trong hoạt động điện lực và sử dụng điện…
2) Cục điều tiết điện lực thuộc Bộ Công nghiệp có chức năng sau:
- Cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Giúp Bộ Trưởng công nghiệp thực hiện điều tiết các hoạt động của thị
trường điện lực cạnh tranh.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
21
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Tham mưu cho Bộ Trưởng công nghiệp quyết định khung giá phát điện, bán
buôn điện, phí truyền tải điện, phân phôi điện và các phí dịch vụ phụ trên thị
trường điện lực cạnh tranh
3) Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị điện lực ngoài EVN
3.1) Tổng công ty điện lực Việt Nam được thành lập theo quyết định số
562/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ.
EVN là doanh nghiệp lớn của Nhà nước, gồm nhiều doanh nghiệp thành
viên và đơn vị sự nghiệp, hoạt động trong phạm vi cả nước về chuyên ngành
kinh doanh điện (bao gồm các khâu nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản
xuất, truyền tải, phân phối điện, chế tạo thiết bị và phụ tùng điện, xuất nhập
khẩu) và một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác liên quan đến ngành điện
Cơ cấu tổ chức của EVN từ khi thành lập đến nay bao gồm Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc, các ban chức năng của cơ quan Tổng công ty, một số đơn vị
thành viên hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc.
+ Hội đồng quản trị: Là đại diện trực tiếp chủ sở hữu vốn và tài sản của Nhà
Nước tại EVN. HĐQT thực hiện chức năng quản lý họat động sản xuất kinh
doanh và đầu tư phát triển tại EVN.
+ Ban Kiểm Soát giúp HĐQT kiểm tra, kiểm soát các hoạt động điều hành
của Tổng Giám Đốc và việc chấp hành pháp luật Nghị quyết, Quyết định của
HĐQT đối với các đơn vị thành viên.
+ Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của EVN thực hiện chức năng điều
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh-đầu tư phát triển của EVN.
+ Các ban chức năng thuộc cơ quan EVN thực hiện chức năng có trách nhiệm
nghiên cứu tham mưu, giúp cho HĐQT phê duyêt điều lệ, quy chế hoạt động của
các đơn vị thành viên, tổng biên chế, đơn giá tiền lương, giá bán điện nội bộ…;
quyết định phân cấp, ủy quyền và các chủ trương, cơ chế trong sản xuất kinh
doanh-đầu tư phát triển để Tổng Giám Đốc điều hành thực hiện; đồng thời cũng
Nguyễn Thị Huyền Thanh
22
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
giúp Tổng Giám Đốc giải quyết những công việc hàng ngày và đôn đốc các đơn
vị thành viên, trực thuộc thực hiện các chủ trương, cơ chế, phân cấp, ủy quyền
của HĐQT.
Hiện nay EVN có 58 đơn vị thành viên, bao gồm:
-
11 đơn vị hạch toán phụ thuộc.
-
20 công ty thành viên hạch toán độc lập
-
5 công ty cổ phần do EVN giữ cổ phần chi phối
-
3 công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được chuyển
đổi từ các doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp của EVN.
-
6 đơn vị sự nghiệp bao gồm các viện và các trường.
-
13 Ban quản lý dự án nguồn và lưới điện.
3.2) Các đơn vị điện lực ngoài EVN
- Bao gồm các Công ty phát điện BOT, IPP của các doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài. Các công ty này đều phải tuân thủ các quy định trong giấy
phép đầu tư và giấy phép hoạt động điện lực do Bộ KH&ĐT, Bộ công nghiệp
cấp, chịu sự điều tiết của Cục điều tiết điện lực, ngoài nhiệm vụ cung cấp điện tại
chỗ theo quy định của giấy phép, nếu có đầu nối với hệ thống điện quốc gia, các
công ty có mối quan hệ bình đẳng với EVN thông qua hợp đồng mua bán điện,
chịu sự điều động vận hành của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.
- Các công ty Cổ phần phát điện:
+ Cty cổ phần do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư toàn bộ vốn,
+ Cty cổ phần do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư một phần vốn không
chi phối,
+ Cty cổ phần do cổ phần hóa các nhà máy điện của EVN, nhưng EVN chỉ
giữ dưới 50% cổ phần;
- Các Cty cổ phần phân phối điện:
+ Cty do EVN giữ trên 50% cổ phần
Nguyễn Thị Huyền Thanh
23
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
+ Cty do EVN giữ dưới 50% cổ phần
Khối phát điện:
Theo lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, từ cuối năm 2004 và đầu
năm 2005, EVN đã thực hiện cổ phần hoá Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông
Hinh, chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành
viên Nhiệt điện Cần Thơ và chuyển sang mô hình công ty thành viên hạch toán
độc lập 7 nhà máy phát điện khác (gồm thuỷ điện Thác Bà, thuỷ điện Thác Mơ,
thuỷ điện Đa Nhim-Hàm thuận-Đa Mi, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Uông Bí,
nhiệt điện Ninh Bình, nhiệt điện Bà Rịa).
Khối truyền tải điện
Khối truyền tải điện bao gồm 4 công ty truyền tải điện 1,2,3 và 4 hạch
toán phụ thuộc EVN, có trách nhiệm quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới
điện truyền tải cấp điện áp 500kv, 220kv và một phần lưới điện 110kv.
Khối điều độ
Để điều hành hoạt động của hệ thống điện quốc gia, EVN đã tổ chức hệ
thống điều độ theo 3 cấp:
- Cấp điều độ quốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của toàn bộ hệ
thống điện Quốc gia do trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đơn vị thành
viên hạch toán phụ thuộc đảm nhiệm.
- Cấp điều độ miền: Chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp điều độ hệ thống
điện Quốc gia do các trung tâm điều độ hệ thống điện Miền Bắc, miền Nam và
miền Trung đảm nhiệm.
- Cấp điều độ phân phối chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp điều độ hệ thống
điện miền tương ứng do các trung tâm hoặc phòng điều độ của các công ty điện
lực tỉnh, thành phố độc lập, các Điện lực tỉnh, thành phố thuộc các Công Ty điện
lực miền 1,2, và 3 đảm nhiệm.
Khối công ty điện lực
Nguyễn Thị Huyền Thanh
24
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
EVN hiện có 10 công ty điện lực với chức năng chính là phân phối và kinh
doanh điện năng. Các công ty điện lực là các công ty thành viên hạch toán độc
lập, quản lý lưới điện phân phối đến cấp điện áp 110kv, mua điện đầu nguồn
theo giá bán điện nội bộ của EVN và bán điện cho khách hàng theo giá quy định
của Thủ tướng Chính Phủ.
Khối tư vấn xây dựng điện
Khối tư vấn xây dựng điện của EVN bao gồm Công ty tư vấn xây dựng
điện 1,2,3 và 4 và Viện năng lượng.
Các công ty tư vấn xây dựng điện là các công ty thành viên hạch toán độc lập, có
chức năng thực hiện công tác tư vấn xây dựng các dự án nguồn và lưới điện.
Viện Năng lượng là cơ quan nghiên cứu quy hoạch, phát triển ngành điện
và thực hiện công tác tư vấn chủ yếu ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, được tổ
chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu.
Khối ban quản lý dự án
Các ban quản lý dự án thuỷ điện có Ban Quản lý dự án nhà máy thuỷ điện
Sơn La và các Ban quản lý dự án thủy điện 1,2,3,4,5,6 quản lý các dự án theo địa
bàn và lưu vực các dòng sông.
Các ban quản lý dự án nhiệt điện bao gồm Ban quản lý dự án nhiệt điện 1
quản lý các dự án nhiệt điện Phả lại 2, nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhiệt điện
Hải Phòng, Quảng Ninh (ký hợp đồng tư vấn quản lý với các công ty cổ phần) và
các dự án nhiệt điện khác do EVN giao. Ban quản lý dự án nhiệt điện 3 quản lý
cụm các dự án nhà máy điện khu vực Phú mỹ và trung tâm nhiệt điện Ô Môn.
Các ban quản lý dự án lưới điện Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam làm
nhiệm vụ quản lý dự án các công trình lưới điện theo từng miền.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
25
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
2) Hoạt động sản xuất kinh doanh
Về quản lý vốn và tài sản, EVN được Nhà Nước giao vốn và các nguồn
lực để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện cơ chế tự cân đối tài
chính tự vay tự trả.
EVN giao vốn và nguồn lực cho các đơn vị thành viên hạch toán độc lập
và các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên trên cơ sở vốn và các nguồn lực
được Nhà Nước giao, thực hiện quyền điều động vốn và tài sản phù hợp với
nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị, điều lệ của công ty TNHH 1TV và
phương án vay vốn, sử dụng vốn được hội đồng quản trị phê duyệt.
Các đơn vị đã chuyển thành công ty TNHH 1 TV chịu trách nhiệm quản
lý, khai thác và bảo toàn, phát triển vốn của Nhà Nước do HĐQT của EVN quy
định trong Điều lệ. Các đơn vị đã cổ phần hoá do EVN giữ cổ phần chi phối,
hoặc không chi phối, EVN đều phải cử người đại diện của mình quản lý phần
vốn của Nhà nước tại công ty cổ phần.
EVN quản lý tập trung khấu hao các Nhà máy điện trực thuộc và lưới điện
từ 66 kv trở lên, thực hiện đầu tư theo phân cấp thông qua các ban quản lý dự án
chuyên trách và kiêm nhiệm.
Về quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ, EVN hạch toán tổng hợp, tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các nhà máy điện, EVN thực hiện cơ chế giá hạch toán nội bộ và
bắt đầu triển khai chào giá bán điện theo quy định của thị trường nội bộ EVN.
Đối với các công ty truyền tải điện và các đơn vị phụ trợ, EVN giao kế
hoạch và khoản chi phí thực hiện nhiệm vụ.
Đối với các công ty điện lực, EVN thực hiện kinh doanh bán điện theo giá
quy định của Thủ Tướng Chính Phủ, mua điện đầu nguồn theo giá nội bộ của
EVN do hội đồng quản trị của EVN quy định.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
26
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Khối hạch toán tập trung gồm các nhà máy điện chưa cổ phần hoá hoặc
chưa chuyển thành công ty TNHH 1TV, các công ty truyền tài điện, Trung tâm
điều độ hệ thống điện quốc gia, Trung tâm công nghệ thông tin…
Tiến trình cải cách ngành Điện Việt Nam giai đoạn 1995-2005
Năm 1995: Chính phủ cơ bản đưa ra mục tiêu cải tổ ngành điện, sau đó
được cập nhật năm 1997.
Năm 1995 thành lập Tổng công ty điện lực Việt Nam, tách chức năng
quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh
Năm 2003 Bắt đầu tiến hành cổ phần hóa, thương mại hóa các công ty
trong EVN.
Năm 2004: Thông qua luật điện lực, chuẩn bị lộ trình phát triển thị trường
điện lực cạnh tranh.
Năm 2005: Thành lập Cục điều tiết điện lực
II) Tình hình sản xuất Điện
1) Tình hình sản xuất điện
Điện sản xuất tăng từ 30,62TWh năm 2001 lên đến 54,62 TWh năm
2005; tốc độ tăng bình quân là 15,2%. Cơ cấu nguồn đến cuối năm 2005 là:
Thuỷ điện 30,8%, nhiệt điện than và dầu 18,5%; tuabin khí 31% và các nguồn
diesel và khác 4,4%.
Như vậy, tỷ trọng sản lượng thuỷ điện giảm dần 54,8% năm 2000 còn 30,8%
năm 2005. Sản lượng tuabin khí ngày một tăng, sản lượng điện sản xuất từ khí
đốt tăng từ 4,356 TWh năm 2000 lên đến 16,2 TWh năm 2005 ứng với tỷ trọng
tăng từ 16,4% lên 31%. Năm 2004 và 2005 do phụ tải tăng cao. Các nhà máy
thuỷ điện phát thấp hơn các năm trước do điều kiện thời tiết không thuận lợi,
ngoài ra một số nhà máy điện được xây dựng theo hình thức BOT đã bắt đầu vào
vận hành làm cho sản lượng điện mua ngoài tăng lên đáng kể từ 1,635 tỷ kwh
năm 2000 - (6,1%) lên 11,9 tỷ kwh năm 2005- (21,78%).
Nguyễn Thị Huyền Thanh
27
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Từ năm 2001-2005 tốc độ tăng điện sản xuất là 15,2% còn tốc độ tăng điện năng
thương phẩm là 15,3 % (tăng nhanh hơn tốc độ tăng điên năng sản xuất). Được giải
thích bởi hiệu suất của hệ thống được cải thiện đáng kể: Tổn thất truyền tải từ 14,2%
năm 2001 đã giảm xuống còn 12% năm 2005. Để làm rõ điều này ta có thể xét tốc độ
tăng điện năng thương phẩm từ năm 1995 đến năm 2005 là 15,1%. Điện năng sản
xuất cùng kỳ tăng 13,6%, chậm hơn so với tốc độ tăng điện năng thương phẩm, đó là
do tổn thất truyển tải điện đã giảm đáng kể: từ 21,4% (1995) xuống 12% (2005).
Tổng điện năng sản xuất và thương phẩm (2000-2005)
Tổng điện năng sản xuất (TWh)
Tổng điện năng thương phẩm (TWh)
Tự dùng (%)
Tổn thất do truyền tải và phân phồi (%)
Nguồn: EVN Staff calculations
2000
26,6
22,4
4,1
14,5
2001
30,6
25,8
4,2
14,2
2002
35,8
30,3
4,9
13,4
2003
40,8
34,9
4,8
12,2
2004
46,2
39,7
4,3
12,2
2005
54,62
45,6
4,5
12
Sản lượng điện sản xuất theo nguồn điện 2002-2005 (TWh)
Thủy điện
Than
Dầu và Khí
Tổng cộng
EVN sản xuất
EVN mua
2002
18.2
4.9
12.7
35,8
33,7
2,1
2003
19.0
7.2
14.6
40,8
34,8
6,0
2004
18.1
7.2
20.9
46,2
40,1
6,1
2005
54,62
42,72
11,9
Nguồn: EVN
Cơ cấu nguồn điện cuối năm 2005
Thuỷ điện Nhiệt điện than, dầu Tuabin khí Các nguồn diesel & khác Tổng
30,8%
18,5%
9,9%
31%
100%
Nguồn: EVN
Sản lượng điện sản xuất năm 2004 là 46,2 TWh. Điện năng của các nhà
máy điện sử dụng khí và dầu đã lần đầu tiên vượt quá sản lượng thủy điện sau
nhiều năm, do một số tổ máy dùng khí tự nhiên của tổ hợp Phú Mỹ đi vào vận
hành
Tổng công suất đặt và tăng thêm Giai Đoạn 2001-2005
Nguyễn Thị Huyền Thanh
28
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Thuỷ điện
Nhiệt điện
Tuabin
khí+Diesel
IPP+ khác
Tổng công
suất đặt
Tăng trưởng
Công suất
2001
MW
%
3883 57,9
845 12,6
2002
MW
%
4120 47,2
1445 16,6
2003
MW
%
4120
43,4
1445
16,1
2004
MW
%
4120
40,1
1445
14,1
2005
MW
%
4124
36,5
1446
12,8
1477
22
2649
30,4
2649
27,9
3117
30,3
3288
29,1
506
7,5
506
5,8
1287
13,5
1569
15,5
2440
21,6
6711
100
8720
100
9501
100
10278
100
11298
100
6,6%
29,9%
778
2009
tăng thêm
Nguồn: Vụ Công Nghiệp-Bộ Kế Hoạch Đầu tư
9,0%
8,2%
9,9%
781
777
1020
Đến cuối năm 2001, tổng công suất đặt các Nhà máy điện trên toàn quốc
là 6711 MW. Tổng công suất tăng năm 2001 là 778 MW (Vẫn chậm 958 MW do
chưa vào được toàn bộ thủy điện Hàm Thuận-300MW, Đa Mi175MW và 3 tổ
tuabin khí của Phú Mỹ 1-3x240MW)
Năm 2002 có công suất tăng thêm đạt 29,9% (lớn nhất trong giai đoạn
2001-2005) vì ngoài toàn bộ công suất của Phú Mỹ 1-1114MW, các tổ máy 2
của thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi và 4 tổ máy của thủy điện Yaly được đưa vào
sử dụng.
Năm 2004 hoàn thành Nhà máy điện Phú Mỹ 4-468MW, thủy điện Cần
Đơn 79MW(IPP), các tổ tuabinkhí của Phú Mỹ 2.2(BOT)-2x250MW, nhiệt điện
than Formosa (IPP) và tổ máy 1 của nhiệt điện than Na Dương (IPP)-50MW.
Về cơ bản giai đoạn 2001-2004 chương trình nguồn điện đã đáp ứng được
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với mức phụ tải tăng trưởng nhanh
Năm 2005 vào chậm nhiều công trình nguồn điện. Đã dự kiến có các công
trình đưa vào là: Nhiệt điện than Uông Bí mở rộng 300MW, tổ máy 1 thủy điện
SêSan 160 MW, nhiệt điện than Cao Ngạn IPP 100MW và đuôi hơi Phú Mỹ 2.1
mở rộng. Thực tế hầu hết các công trình đều chậm tiến độ, do nguyên nhân về
thiếu kinh nghiệm trong quá trình đấu thầu dự án, thiết bị về chậm, công tác đền
Nguyễn Thị Huyền Thanh
29
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
bù gặp khó khăn, thiếu vốn đầu tư, thủ tục vay vốn kéo dài, quản lý dự án yếu
kém, các dự án IPP không đảm bảo tiến độ theo lịch đăng ký…
2) Tiêu thụ điện năng
Trong những năm qua sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho các
ngành kinh tế và sinh hoạt của nhân dân không ngừng tăng lên: Từ 25,85 TWh
năm 2001 lên tới 45,6 TWh năm 2005, trong 5 năm tăng gấp 1,76 lần đảm bảo
cơ bản cung cấp đủ điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân. Tốc độ tăng
trưởng bình quân trong cả giai đoạn là 15,3%.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
30
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Cơ cấu tiêu thụ điện Giai đoạn (2001-2005)
T
T
I
1
2
3
4
5
6
7
II
1
2
3
4
5
Danh mục
2001
2002
2003
2004
2005
Điên tiêu thụ (GWH)
Nông nghiệp
Công nghiệp
T.Mại & K/Sạn,
465,2
10503,2
505,6
12681,2
561,8
15290,2
550,6
17896,3
574
21302
1251,3
1373,1
1513,3
1777,7
2162
12651,1
14333,2
15953,3
17654,6
19831
980
25851
14.0
1341,7
30235
13,4
1588,1
4907
12,7
1817,4
39697
12,1
1734
45603
12
1,8
40,6
1,7
41,9
1,6
43,8
1,4
45,1
1,26
46,7
4,8
4,5
4,3
4,5
4,7
48,9
47,4
45,7
44,5
43,5
3,8
4,4
4,5
4,6
3,8
Nh/hàng
Quản lý&Tiêu dùng
dân cư
Các hoạt động khác
Tổng thương phẩm
Tỷ lệ điện TT&PP (%)
Cơ cấu tiêu thụ (%)
Nông nghiệp
Công nghiệp
T.Mại&K/San,
Nh/hàng
Quản lý&Tiêu dùng
dân cư
Các hoạt động khác
Nguồn: EVN
Nguyễn Thị Huyền Thanh
31
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Tiêu thụ điện trong ngành nông nghiệp
Trong cơ cấu tiêu thụ điện, điện cho nông nghiệp là thành phần có tỷ trọng
nhỏ, chủ yếu cung cấp cho các trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu, sản xuất nôngngư nghiệp và làng nghề sản xuất nhỏ nông thôn…Giai đoạn 2001-2005 điện
cho nông nghiệp tăng vì Bên cạnh phát triển hệ thống bơm thủy lợi để mở rộng
canh tác và nâng cao năng suất cây trồng, sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ
trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản dẫn đến sử dụng điện năng tăng mạnh (bơm
sục nước nuôi tôm…). Tuy nhiên tỉ trọng tiêu thụ điện trong nông nghiệp ngày
càng giảm từ 1,8% năm 2001 xuống còn 1,26% năm 2005.
- Tiêu thụ điện năng dân dụng
Khu vưc tiêu thụ điện năng dân dụng tăng đáng kể do có sự phát triển của
nền kinh tế thị trường, số lượng thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt của dân cư
độ thị (ti vi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, lò vi sóng…) Việc tăng cường
đưa điện về nông thôn, miền núi để phát triển sản xuất và nâng cao dân trí cũng
đã được nhà nước chú trọng quan tâm thích đáng, dẫn tới sản lượng điện tiêu thụ
cho sinh hoạt và dân dụng đã tăng nhanh.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
32
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Trong cơ cấu tiêu thụ điện, tỷ trọng điện cung cấp cho sinh hoạt gia dụng
giảm dần từ 48,9% năm 2001 xuống còn 43,5% năm 2005.
- Sự gia tăng phi mã của nhu cầu điện cho công nghiệp là kết qủa tăng
trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất. Tốc độ tăng bình quân cho Công
nghiệp và xây dựng giai đoạn 2001-2005 là 18,6%. Tỷ trọng tiêu thụ điện trong
công nghiệp 2001-2005 tăng từ 40,6% lên 46,7% cả giai đoạn 1995-2005 tăng từ
8% đến 46,7%, trong đó thấp nhất vào năm 1998 và cao nhất vào năm 2005.
Ngành công nghiệp nhẹ, một ngành phát triển nhanh nhất ở Việt Nam gồm chế
biến lương thực và đồ uống, dệt may, hoá chất, hàng tiêu dùng thường có xu
hứơng sử dụng nhiều điện hơn cho một đơn vị gia tăng trong quá trình phát triển
do gia tăng tự động hoá, đóng gói và nhu cầu làm lạnh. Mức độ tăng trưởng nhu
cầu điện của công nghiệp đã tăng đặc biệt nhanh trong vài năm gần đây (ví dụ
18,5%/năm trong giai đoạn 2001-2004), và dự báo tiếp tục là ngành có tác động
lớn đến nhu cầu điện năng. Xu thế tăng tỷ trọng điện cho công nghiệp tăng liên
tục và ổn định giai đoạn 2001-2005.
Mặc dù lĩnh vực dịch vụ cũng đã đóng một vai trò nhất định, tuy nhiên
công nghiệp và sinh hoạt vẫn là các tác nhân chính gây nên sự gia tăng của nhu
cầu điện năng, và xu thế này dự kiến không đổi.
- Tuy nhiên sử dụng điện năng tại Việt Nam vẫn đang tăng từ mức xuất
phát rất thấp so với một nước có quy mô như Việt Nam. Năm 2004, mức tiêu thụ
điện bình quân đầu người vẫn chỉ ở mức 484 KWh/năm, trong khi chỉ số trung
bình của các nước thu nhập thấp và trung bình đã là 1.256KWh.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
33
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Sản lượng theo đầu người của các nước thuộc khu vực ASEAN
Năm
Nước
Singapore
Malaysia
ThaiLan
Philippines
Indonesia
Việt Nam
2000
2001
2002
2003
7607
2974
1580
591
595
8
8010
2986
1674
601
622
85
822
05
1754
606
641
449
8254
125
1854
648
645
506
Nguồn: Vụ Công Nghiệp-Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
3) Thực trạng hệ thống lưới điện, liên kết lưới điện khu vực
Nguyễn Thị Huyền Thanh
34
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội và quá
trình tăng trưởng nhu cầu điện, cả nguồn điện, lưới điện truyền tải (các cấp điện
áp 500 kv, 220 kv, 110 kv) và phân phối (từ điện áp 35 kv trở xuống) đã được
xây dựng với khối lượng rất lớn, tốc độ xây dựng lưới điện khá nhanh.
Lưới điện quốc gia đã bao phủ toàn bộ 64 tỉnh thành phố, 97% số huyện,
96,6% xã và trên 90,4% số hộ nông thôn đã có điện lưới. tổng chiều dài của
đường dây 500kv tăng từ 1532 km năm 2000 lên 2469 km vào năm 2005.
Ngành Điện Việt Nam đã có những cố gắng rất lớn để mở rộng hệ thống điện
nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng rất nhanh trong thập kỷ qua, và nhìn chung đã
thành công, mặc dù sự thiếu hụt điện nghiêm trọng đã xảy ra vào mùa hè năm
2005 do tình hình hạn hán cộng với hạn chế của công suất của hệ thống
Quá trình lưới truyền tải ở Việt Nam từ 2000 đến 2005 có thể tóm tắt
trong bảng sau:
Khối lượng đường dây và trạm biến áp
Năm
Khối lượng
500 kv
220 kv
66-110 kv
6-35 kv
2000
km
1532
3519
7909
59533
2005
MVA
2850
6726
8193
12728
km
2469
4795
9819
115308
MVA
6150
14890
18609
28604
Nguồn: Vụ kinh tế công nghiệp
3.1)Lưới truyền tải 500 kv giai đoạn 2001-2005
Với tổng chiều dài trên 2000 km, lưới điện 500kv đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong cân bằng năng lượng quốc gia và có ảnh hưởng lớn tới độ
tin cậy cung cấp điện của từng miền. Những năm gần đây do sự phát triển của
nguồn điện mà đường dây 500kv đã đóng vai trò là đường nối liên kết hệ thống.
Điều này góp phần làm tăng tính kinh tế trong vận hành các nhà máy điện, dẫn
đến giảm chi phí chung của toàn bộ hệ thống.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
35
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Trong những năm gần đây, miền Bắc có xu hướng nhận điện từ hệ thống
điện miền Trung và miền Nam với lượng công suất cực đại khoảng 1000MW.
Trong năm 2004 công suất truyền tải lớn nhất thuộc đoạn đường dây 500kv Đà
Nẵng-Pleicu với giá trị trên 1300MW vào tháng 12. Trên các đoạn đường dây
còn lại mức công suất truyền tải cực đại tại một vài thời điểm cũng có lúc dao
động trong phạm vi từ 700MW tới 800MW. Giá trị công suất tại các thời điểm
này đã vượt quá dòng định mức cho phép của các bộ tù dọc trên đường dây
500kv.
Đầu năm 2004, EVN đã đóng điện thành công mạch 2 đường dây 500kv
Phú Lâm-Pleiku và đường dây 500kv Phú Mỹ-Nhà Bè-Phú Lâm, nâng cao công
suất truyền tải và chất lượng điện. Tuy nhiên, do mức đặt bù tương đối thấp nên
đường dây Phú Lâm-Pleiku mạch 2 chưa phát huy tốt hiệu qủa của mình. Đường
dây 500kv Phú Mỹ-Nhà Bè-Phú Lâm đã đóng điện và phát huy hiệu qủa khi các
nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 4 và Phú Mỹ 2.2 vào vận hành. Trạm biến áp
500/220kv Phú Mỹ hoàn thành trong tháng 8 năm 2005 đã tạo điều kiện cho
Nhiệt Điện Phú Mỹ phát lên phía 500kv, góp phần giảm tải cho các xuất tuyến
220kv từ trạm biến áp 220kv Phú Mỹ.
Gần đây công suất truyền tải trên đoạn đường dây Pleicu-Đà Nẵng vượt
quá dòng điện cho phép của bộ tụ bù dọc đường dây. Vì vậy đầu năm 2004 EVN
đã hoàn thành công trình nâng công suất tụ bù dọc đường dây này lên 2000A.
Mạch 2 Pleicu-Dốc Sỏi-Đà Nẵng và Hà Tĩnh đã đóng điện tháng 11/2004 và
tháng 5/2005, giảm bớt tình trạng căng thẳng trong truyền tải công suất trên
đường dây 500kv và góp phần tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho miền
Trung và miền Bắc. Đến 23/9/2005 đưa vào vận hành đoạn còn lại từ Hà TĩnhNho Quan- Thường Tín. Toàn bộ 2 mạch 500 kv đựoc vận hành, tạo liên kết hệ
thống Bắc- Trung-Nam với công suất trao đổi khoảng 1400MW.
3.2) Lưới điện 220kv,110kv giai đoạn 2001-2005
Nguyễn Thị Huyền Thanh
36
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Tổng khối lượng đường dây truyền tải 220 kv đến cuối năm 2005 tăng 1,7
lần và lưới truyền tải 110 kv tăng 1,4 lần, tổng dung lượng trạm biến áp truyền
tải tăng 2,3 lần so với năm 2000. Đến cuối năm 2004, chiều dài lưới 220kv là
4798 km và lưới 110 kv là 99 km. Trao đổi điện năng với Trung Quốc,
CamPuChia và Lào năm 2004 chỉ ở mức thấp, tuy nhiên sẽ tăng mạnh trong
tương lai.
Tổng hợp khối lượng đường dây 220 kv, 110 kv, 66 kv ba miền Bắc,
Trung, Nam đến cuối năm 2005 đươc trình bày trong bảng:
Tổng hợp khối lượng đường dây
Cấp điện áp
220 kv
110 kv
66 kv
Miền Bắc
2611
5078
-
Tổng chiều dài đường dây, [km]
Miền Trung
Miền Nam
836
2300
2119
4004
33
Tổng cộng
5741
10841
33
Nguồn: EVN
Tổng hợp khối lượng trạm biến áp 220 kv, 110 kv
Cấp điện áp
220 kv
110 kv
Số máy
Tổng MVA
Số máy
Tổng MVA
Miền
Miền Bắc
Trung
12
1252
79
1988
38
5001
228
6347
Miền Nam
Tổng Cộng
51
8637
257
10274
101
14890
564
18609
Nhìn chung khối lượng dây truyền tải thực hiện giai đoạn 2001-2005 đều
chưa đạt so với kế hoạch. Thực hiện 2005 đạt trên 90% về lưới điện 220 kv, vượt
về lưới 500kv, đạt 88% về trạm biến áp 500 kv và chưa đạt về lưới 110kv. Tuy tỉ
lệ thực hiện có khác nhau theo các miền. Cả miền Bắc và Nam đạt tỷ lệ thấp về
khối lượng đường dây 110kv, miền Trung đạt thấp về dung lượng trạm 110kv.
- Khối lượng đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện và lưới điện rất lớn,
trong khi nguồn vốn khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong thủ tục đấu thầu, thiết bị
Nguyễn Thị Huyền Thanh
37
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
nhập khầu bị chậm trễ, khâu quản lý dự án chưa mạnh, công tác đền bù kéo
dài…nên một số dự án nguồn chậm tiến độ thi công, khởi công, nguyên nhân
này sẽ gây ra tình trạng thiếu công suất nguồn trầm trọng trong vài năm tới.
3.3) Thực trạng mua bán điện với các nước láng giềng
- Mua bán điện với Lào:
Cho đến nay, việc trao đổi mua bán điện với nước CHĐCN Lào mói được
thực hiện qua lưới trung áp 5-22kv tại các khu vực biên giới 2 nước, quy mô
nhỏ. Hầu hết tại các điểm kết nối biên giới, Việt Nam đều bán điện cho bạn. Các
điềm bán điện hiện nay: Mộc Châu, cửa khầu La Hay-Hà Tĩnh, Lao Bảo-Quảng
Trị, Quảng Nam. Theo thoả thuận của hai Chính phủ Việt Nam và Lào, hai nước
sẽ tăng cường trao đổi mua bán điện. Việt Nam sẽ nhập khầu điện từ các nhà
máy điện từ Nhà máy thuỷ điện tại Lào. Quy mô nhập khầu sẽ đạt tới 2000MW
(Đã khởi công), Nậm Mô – 100 MW. Hiên nay đã triển khai các bước đầu tư Se
Kaman 1. Tiếp theo sẽ là các công trình Sê Kông4, Sê Kông 5, Nam Kông…
- Mua bán điện với Campuchia:
Việt Nam hiện cũng đang bán điện cấp trung áp 5-22kv qua một số điểm
biên giới với Campuchia ở quy mô nhỏ vài MW
- Nhập khẩu điện từ Trung Quốc:
Do nhu cầu phụ tải tăng nhanh, một số nguồn điện vào chậm, khu vực
miền Bắc có nguy cơ thiếu điện liên tục từ năm 2004, Việt Nam đã nhập khẩu
qua đường dây 110 kv về cửa khẩu Hà Khẩu-Lào Cai, cung cấp điện cho khu
vực Lào Cai và Lai Châu. Đến tháng 5 có thêm 2 điểm nhập khẩu bằng lưới 110
kv là Đông Hưng (TQ) về móng Cái-Tiên Yên và từ cửa khẩu Thanh Thủy về Hà
Giang. Tổng công suất nhập khẩu phía 110kv qua điểm hiện nay khoảng 200
MW. Hiện nay đã nhập khẩu qua đường dây 220 kv Hà Khẩu-Lào Cai- Việt Trì.
Đầu năm 2007 Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm từ Vân Nam (TQ) bằng đường dây
220 kv từ Vân Sơn-Hà Giang-Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
38
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
4) Về giá điện
Giá bán điện trung bình năm 2004 không gồm thuế VAT là 800 đồng/kwh
và 880 đồng/kwh bao gồm cả thuế VAT. Mức giá này thấp hơn mức giá trung
bình ở nhiều nước. EVN đã duy trì được tình hình tài chính lành mạnh với mức
giá bán trên trong vài năm gần đây, đến năm 2004, tuy nhiên mức giá này sẽ
không thoả đáng trong tương lai.
Hệ thống điện giá của Việt Nam khá phức tạp, mức giá thay đổi theo mức
điện áp, mục đích sử dụng và theo thời gian sử dụng đối với các khách hàng lớn.
Mức giá áp dụng cho sinh hoạt ở vùng nông thành thị tăng nhanh theo mức độ
tiêu thụ. Mức giá áp dụng cho vùng nông thôn được bù giá chéo từ các khách
hàng khác. Mức giá trung bình cho sinh hoạt của cả vùng nông thôn và thành thị
đều được bù giá chéo từ giá điện cao hơn áp dụng cho công nghiệp, thương mại
và cơ sở nước ngoài.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
39
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
VND/kwh a/
Các hạng mục chính b/
Công nghiệp
≥ 110 kv
22kv-110kv
6 kv-22kv
< 6kv
Thương mại
≥ 6 kv
< 6 kv
Nông nghiệp
≥ 6 kv
< 6 kv
Nhà đô thị
100 kwh đầu tiên/tháng
50 kwh tiếp theo/tháng
50 kwh tiếp theo/tháng
100 kwh tiếp theo/tháng
Trên 10 kwh/Tháng
Nông thôn không bao gồm nông
Cao điểm
Ngoài giờ cao điểm Trung bình
125
170
140
1480
425
445
480
505
785
815
860
895
2190
200
790
815
150
1410
950
1000
240
250
600
60
550
900
1210
140
1400
nghiệp
Nối trực tiếp vào nhà dân
Nối trực tiếp khác
Công tơ chung của các hộ dân
Công tơ chung khác
a/ Tỷ giá hối đoái tháng 6 năm 2005 = VND 15,856/USD
90
70
570-580
770
b/ Các hạng mục bổ xung bao gồm nước và rác thải đô thị, tính bằng cấp
điện áp, thời gian sử dụng trong ngày, quản lý, các cơ sở nước ngoài tính theo
loại; Điện áp và thời gian sử dụng trong ngày
5) Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển hệ thống điện
Hiện nay hệ thống này còn chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu
cho hoạt động của một thị trường điện, khả năng đo đếm và điều khiển từ xa còn rất
hạn chế. Để có thể bắt đầu thị trường điện, hệ thống thông tin đo lường và truyền dẫn
số liệu phải được đầu tư đồng bộ để các đơn vị tham gia thị trường có thể kiểm soát
Nguyễn Thị Huyền Thanh
40
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên thị trường điện. Đồng thời cần
trang bị các phần mềm tính toán mới nhất phục vụ cho công tác vận hành hệ thống và
vận hành thị trường, lắp đặt các thiết bị đo đếm nhằm phục vụ cho công việc thanh
toán giữa người bán và nguuời mua trong thị trường.
6) Thực trạng vốn đầu tư
Để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, trong
kế hoạch 5 năm 2001-2005, tổng vốn đầu tư cần phải huy động cho các công
trình điện của EVN là 101.540 tỷ đồng, trong đó:
Nguồn điện
Tỷ đồng
%
42.797
42,1
Lưới truyền tải
Tỷ đồng
%
24.54
24,2
Lưới phân phối
Tỷ đồng
%
4200
,7
Thực tế trong giai đoạn từ 2001-2004, tổng vốn đầu tư của EVN thực hiện là
55.604 tỷ đồng (không kể trả nợ vốn vay), kế hoạch 2005 là 25.576 tỷ đồng. Ước
trong giai đoạn 2001-2005 là 81.180 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư cho nguồn điện:
6.258 tỷ đồng, đạt khoảng 84,7%; lưới điện truyền tải và phân phối: 7.618 tỷ đồng,
đạt 64%.
Thực hiện chủ trương của nhà nước về chuyển đổi cơ chế tài chính từ chỗ Nhà
nước cấp vốn trực tiếp cho các công trình phát triển điện lực sang cơ chế EVN tự trả.
Để huy động đủ vốn đầu tư cho đầu tư xây các công trình, với sự giúp đỡ của Nhà
Nước, EVN đã huy động từ nhiều nguồn vốn như: ODA đa phương, song phương, vốn
vay tín dụng nước ngoài, vay tín dụng trong nước, vốn khấu hao cơ bản, vốn ngân
sách…Trong cơ cấu nguồn vốn vay, vốn vay nưóc ngoài chiếm tỷ trọng 22%, vốn
khấu hao cơ bản 44%, tín dụng trong nước 15% và còn lại là vốn đầu tư phát triển,
tăng giá điện chuyển đầu tư, vốn ngân sách, vốn khác chiếm tỷ trọng 19%.
Đối với các nguồn vốn vay nước ngoài, trong giai đoạn này, EVN đã vay gần ,
tỷ USD những khoản tín dụng có giá trị dưới dạng ODA hoăc tín dụng xuất khẩu từ
các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân Hàng thế giới (WB) 610 triệu USD, ngân hàng
Nguyễn Thị Huyền Thanh
41
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
đầu tư hải ngoại (JBIC) của Nhật Bản: 2,170 tỷ USD. Ngân hàng phát triển Chân Á
(ADB): 250 triệu USD. Ngoài ra còn có tín dụng song phương từ các nước phát triển
như: Thuỵ Điển, Phần Lan, Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ…270 triệu USD, ngoài vốn vay JBIC
cho đầu tư các nhà máy điện Phả Lại, Hàm Thuận-Đa Mi, Phú Mỹ 1 hầu hết số vốn
này được đầu tư cho các công trình lưới điện. Khối lượng vốn vay huy động giai đoạn
2001-2005 được trình bày như trong bảng:
Vốn huy động qua các năm 2000-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn đầu tư
Ngân sách
Nguồn tín dụng
Khầu hao cơ bản
Vay nước ngoài
Tăng giá điện
Vốn khác
Đơn vị
2001
Tỷ đồng 12450
“
426
“
1979
“
5519
“
3903
“
0
“
622
2002
13276
294
3641
5057
3120
0
1163
2003
18489
239
2604
9033
2654
2096
1864
2004
23529
59
4294
11638
4677
1555
1306
2005
23434
155
5181
8698
5053
0
4347
Nguồn: Vụ Công nghiệp-Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
Nguyễn Thị Huyền Thanh
42
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
7) Về tài chính ngành Điện
Doanh thu của EVN năm 2004 đạt trên 33 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so
với năm 2000. Lơi nhuận duy trì từ 1,7 đến 2 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách hàng
năm 2,2-2,7 nghìn tỷ đồng.
Từ năm 2000 đến nay, Tổng công ty liên tục sản xuất kinh doanh có lãi,
giá trị sản xuất tăng bình quân 11,7%/năm, doanh thu sản xuất điện tăng 2 lần,
tăng bình quân 15,%/năm. Đồng thời, Tổng công ty đã luôn thực hiện đủ nghĩa
vụ Ngân sách với Nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Kết quả sản xuất của
tổng công ty trong các năm như sau:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: tỷ đồng
Hạng Mục
Giá trị sản xuất (giá cố định
1994)
Doanh thu sản xuất điện
Lợi nhuận
Nộp ngân sách nhà nước
Trả nợ vốn vay
Nguồn: EVN
2001
2002
2003
2004
12.05
14.405,7
16.615,6
18.879
17.520,2
1817,5
2.480,5
.266
21.468,5
2.11,1
2.249,
1.58
27.462
1.972,6
2.795,
1.81
.155
1.704
2.720
2.850
2005
5.952
1.72
2.991
Tuy nhiên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn kinh doanh của toàn EVN năm 2004 chỉ đạt 6,5%.
III) Đánh giá thành tựu, hạn chế của ngành Điên lực Việt Nam trong giai
đoạn 2001-2005
1) Những thành tựu đạt được của ngành Điện trong giai đoạn 2001-2005
- Nhờ sự chỉ đạo điều hành kịp thời của Chính Phù, cùng với sự nỗ lực
vượt bậc, ngành điện đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy cho nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh
tế xã hội, mặc dù chi phí ngày càng cao, giá điện thực tế không tăng đáng kể.
- Tập trung được nguồn tài chính cho đầu tư phát triển nguồn, lưới điện. Giúp
Nhà Nước xử lý bù chéo giá điện cho nhiệm vụ công ích đồng thời vẫn đáp ứng
Nguyễn Thị Huyền Thanh
43
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
được mục tiêu kinh doanh điện không bị lỗ và có lãi như đã trình bày ở phần tình
hình tài chính ở trên.
- Tiếp cận dịch vụ điện ở nông thôn đã tăng một cách ấn tượng trong giai
đoạn 1996-2004 và là một trong những chương trình điện khí hoá nông thôn
thành công nhất thế giới. Số hộ vùng nông thôn được sử dụng điện đã tăng từ
50,7% năm 1996 lên 88% năm 2004. Tỉ lệ hộ nông dân đựoc sử dụng điện dự
kiến sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới cho dù việc cấp điện cho khoảng 5% số hộ
cuối cùng ở vùng nông thôn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Thành công có
được là do cam kết của Chính Phủ Việt Nam đối với điện khí hoá nông thôn,
việc xác định và thực hiện một cách hệ thống chương trình quốc gia được ưu
tiên, và hỗ trợ của đầu tư chính phủ phù hợp với ngân sách của cộng đồng địa
phưong.
- Tổn thất truyền tải và phân phối của EVN đã giảm đểu đặn trong thập kỷ
qua, xuống còn 12% và năm 2005. Đây là một tỉ lệ có thể chấp nhận được khi
Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là khi các khách hàng sử
dụng điện sinh hoạt ở cấp hạ thế chiếm tỷ trọng lớn. Kết qủa giảm tổn thất đều
đặn trong truyền tải và phân phối là những thành quả đáng lưu ý.
2) Phân tích, đánh giá các hạn chế
2.1) Những hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất
kinh doanh
- Mặc dù đã được phân cấp mạnh nhưng các nhà máy điện vẫn còn phụ
thuộc quá nhiều vào EVN trong các quyết định đầu tư và điều hành sản xuất.
- Đối với khối truyền tải, do cơ chế hạch toán phụ thuộc, các đơn vị không
được chủ động hoàn toàn trong công tác lập kế hoạch, sửa chữa và cải tạo nâng
cấp đường dây và trạm. Mô hình tổ chức và sản xuất của các công ty truyền tải
rất khác nhau làm cho việc đánh giá hiệu quả quản lý và chuẩn hóa chi phí thông
qua định mức khó khăn, có thể dẫn đến lãng phí về trang bị, vật tư dự phòng. Mô
Nguyễn Thị Huyền Thanh
44
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty truyền tải chưa đánh giá
được hiệu quả hoạt động của từng đơn vị nên chưa tạo ra các đông lực đủ mạnh
khuyến khích các Công ty truyền tải điện giảm chi phí và tăng năng suất lao
động. Hiệu quả kinh doanh thuộc khối truyền tải điện không đánh giá được do
chưa phân tách được chi phí truyền tải riêng trong toàn bộ quá trình kinh doanh
của EVN.
- Với mục đích dài hạn là đa dạng hoá sở hữu ngành điện và thiết lập thị
trường điện, việc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, một đơn vị thuộc
EVN có chức năng điều hành hệ thống và điều hành thị trường là chưa đáp ứng
yêu cầu về tính minh bạch và công bằng đối với môi trường cạnh tranh.
- Đối với khối các Công ty Điện Lực: EVN chịu trách nhiệm hạch toán
tổng hợp, các công ty điện lực hạch toán độc lập, và các Điện lực tỉnh, thành phố
hạch toán phụ thuộc như hiện nay làm giảm thấp tính chủ động và tự chịu trách
nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Điện Lực. Lợi nhuận và tỷ suất lợi
nhuận thực hiện trên vốn nhà nước giao cho các công ty Điện lực chưa được xem
là thước đo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh do chưa có cơ chế hạch toán tách
phần hoạt động công ích và còn có “bù chéo” trong giá bán điện nội bộ.
2.2) Hạn chế về giá điện
Cơ chế xây dựng và phê duyệt giá điện chưa hợp lý, không phản ánh chi
phí sản xuất kinh doanh điện năng. Đây là yếu tố cơ bản hạn chế các nhà đầu tư
không thuộc thành phần kinh tế nhà nước tham gia sản xuất kinh doanh điện
năng. Giá điện không tăng theo lộ trình điều chỉnh giá điện làm cho EVN gặp
nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới.
2.3) Hạn chế về hiện trạng kỹ thuật lưới điện 500, 220, 110 KV
- Việc thay thế dần các thiết bị cũ lạc hậu diễn ra không đồng bộ và ở
nhiều nơi tình trạng thiết bị không đồng bộ, tồn tại quá nhiều cấp điện áp trong
một trạm, nhiều loại thiết bị sơ cấp, hai-ba hệ thống rơ le bảo vệ và điều khiển
Nguyễn Thị Huyền Thanh
45
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
cùng vận hành song song đã gây nên không ít khó khăn, hậu quả cho việc quản
lý vận hành lưới điện, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp điện an toàn đảm
bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
- Một số đường dây đã vận hành nhiều năm, tiết diện dây rất bé, không đủ
đáp ứng yêu cầu về khả năng tải, dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ trong lưới
điện ỏ một số thời điểm.
2.4) Chất lượng dịch vụ điện
- Chất lượng dịch vụ điện mặc dù đã được nâng cao trong vòng 10 năm
qua, nhưng vẫn thiếu hẳn sự giám sát một cách có hệ thống sử dụng phương
pháp thống kê về cắt điện và mức sụt điện áp theo vùng phục vụ và theo mức
điện áp. Hiện tượng mất điện hoặc điện tăng đột ngột ảnh hưởng lớn đến doanh
thu của doanh nghiệp.
- Dự phòng công suất quá mỏng, không thể huy động vào giờ cao điểm
nên phải xa thải một số phụ tải và gây nên tình trạng thiếu điện.
IV) ) Kết quả đạt được của ngành Điện lực Viêt Nam năm 2006
Năm 2006 là năm của những sự kiện lớn: Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ X, Hội nghị APEC lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Việt
Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của WTO làm cho vị thế của đất nước
được nâng cao trên trường quốc tế và cũng là năm ngành điện đánh dấu bước
phát triển mới bằng việc Chính Phủ quyết định thành lập Tập đoàn Điên lực Việt
Nam. Năm 2006 cũng là một năm nhiều khó khăn thách thức: Giá cả nguyên vật
liệu, vật tư thiết bị điện trên thế giới liên tục biến động tăng cao, nhất là giá xăng
dầu, điều kiện thiên nhiên diễn biến bất lợi.
Nhưng với sự chủ động chuẩn bị, sự linh hoạt trong công tác điều hành
ngành điện đã vựơt qua thử thách của năm 2006 và mục tiêu cơ bản đã đạt được:
Cấp điên an toàn cho các sự kiện chính trị lớn tổ chức tại Việt Nam trong năm,
góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,2%...
Nguyễn Thị Huyền Thanh
46
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
1) Những kết quả hoạt động của năm 2006
1.1) Kết quả đạt được lớn nhất là Tổng công ty đã đảm bảo an toàn cung cấp
điện cho nền kinh tế quốc dân với sản lượng điện sản xuất và mua đạt 58,93 tỷ
KWh, sản lượng điện thương phẩm đạt 51,374 tỷ KWh, vượt 274 triệu KWh so
với kế hoạch Nhà Nước giao.
Cụ thể:
- Tổng công ty đã bán điện trực tiếp đến hơn 9,1 triệu khách hàng, tăng 1,2
triệu khách hàng so với năm 2005. Trong đó đã cung cấp đến 100% huyện, 96%
số xã và 91,5% số hộ nông thôn. Sản lượng điện bán được 51,374 tỷ KWh, vượt
274 triệu KWh so với kế hoạch nhà nước giao và tăng 14,36% so với năm 2005.
Cơ cấu tiêu thụ điện đã có sự chuyển biến tích cực, điện cung cấp cho công
nghiệp tăng 18,1%, đưa tỷ trọng điện cung cấp cho công nghiệp từ 45,93% năm
2005 lên 47,43% năm 2006, đồng thời đã giảm được cơ cấu điện tiêu thụ cho
sinh hoạt từ hơn 45% năm 2005 xuống còn 43,2% năm 2006.
Các công ty Điện lực đã có nhiều cố gắng trong công tác áp giá điện và tổ
chức tiếp nhận lưới điện tại nhiều đô thị và các xã làng nghề, đã thực hiện bán
điện trực tiếp đến các hộ tiêu dùng điện nhằm tăng giá bán điện bình quân. Do
đó giá bán điện bình quân ước thực hiện toàn tổng công ty đạt 793,45 đ/KWh
tăng 4,56 đ/KWh so với năm 2005 và tăng 8,79 đ/KWh so với kế hoạch, góp
phần tăng doanh thu 442,9 tỷ so với kế hoạch. Doanh thu bán điện ước đạt
40.836 tỷ đồng tăng 14,93%. Tổng công ty thu nộp ngân sách theo quy định với
tổng số 2.626 tỷ đồng.
1.2) Tổng công ty đã hoàn thành và đưa vào vận hành một số nguồn và lưới
điện, một số dự án theo cơ chế đặc biệt của Thủ Tướng Chính phủ cơ bản đã
bám sát tiến độ.
Cụ thể: Các công trinh nguồn điện đang thi công là 28 công trình. Trong năm
2006 đã đưa vào vận hành 4 công trình nguồn điện với tổng công suât 431MW
Nguyễn Thị Huyền Thanh
47
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
gồm đuôi hơi Phú Mỹ 2.1 mở rộng 150MW, thuỷ điện SêSan 3 công suất
260MW, nâng công suất nhà máy điện Bà Rịa 21,9MW và nhà máy diesel Phú
Quốc 8 MW.
Một số dự án lưới điện thực hiện theo quyết định 1195 vượt mục tiêu thời
gian Chính Phủ giao, đặc biệt công trình lưới điện 220kV mua điện Trung Quốc
qua Lào Cai đã đóng điện tháng 9/2006 cung cấp thêm cho hệ thống điện quốc
gia 100MW, sớm hơn 3 tháng so với yêu cầu.
1.3) Tổng công ty đã thực hiện thành công việc huy động vốn, giải quyết được
nhu cầu đầu tư phát triển năm 2006 và sẵn sàng huy động vốn cho các năm sau.
Năm 2006 đã ký hợp đồng vay trong nước hơn 20.000 tỷ đồng, đã giải ngân
hơn 10.000 tỷ đồng, vay nước ngoài hơn 7000 tỷ đồng. Bên cạnh các giải pháp
triển khai có kết qủa, giải pháp huy động vốn thông thông qua phát hành trái
phiếu trong nước bằng tiền đồng đã mở ra kênh huy động vốn mới với số vốn thu
được 5.000 tỷ đồng. Tổng công ty đã đáp ứng nhu cầu vốn giải ngân năm 2006
và dự phòng thanh toán đầu năm 2007.
1.4) Công tác chuẩn bị hình thành thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ được
thực hiện khẩn trương và có kết quả tốt, đảm bảo vận hành từ 1/1/2007.
Tổng công ty đã hoàn thành soạn thảo và trình Bộ Công nghiệp ban hành quy
định thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ EVN. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, tổ
chức các khóa học đào tạo, nâng cao kiến thức thị trường điện cho các Ban trong
Tổng công ty và các đơn vị. Đổng thời cho vận hành thử nghiệm thành công thị
trường điện từ 12/12/2006 để thử nghiệm cơ sỏ hạ tầng và thử nghiệm thị trường
điện nhằm phát hiện những tồn tại, bất cập đề bổ sung và hoàn thiện chuẩn bị sẵn
sàng thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ vào vận hành chính thức từ 1/2007.
1.5) Các đơn vị trong tổng công ty sau khi cổ phần hoá đã phát huy được hiệu
quả sản xuất kinh doanh, kinh doanh có lãi. Một số đơn vị có lợi nhuận cao như:
Nguyễn Thị Huyền Thanh
48
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, Công ty cổ phần thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông
Hinh. Các công ty cơ khí cũng có kết quả sản xuất kinh doanh ổn định.
1.6) Hệ thống tổ chức quản lý đã được kiện toàn thêm một bước, tạo thuận lợi
cho việc nâng cao hiệu qủa hoạt động điểu hành của Tổng Công Ty.
Tổng công ty đã hoàn thiện đề án thành lập Tập đoàn Điện Lực và đã được thủ
tướng chính phủ phê duyệt, mở ra hướng hoạt động mơi trong thời gian tới. Đã hoàn
thành kế hoạch sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp theo Nghị quyết Trung ương đảng
khoá IX, đẩy mạnh công tác thề chế hóa trong quản lý điều hành hoạt động của Tổng
công ty. Cùng với đề án xây dựng Tập đoàn, năm 2006, hệ thống tổ chức quản lý đã
được nghiên cứu, xem xét khẩn trương hoàn thiện để phục vụ cho điều hành quản lý.
Đã hoàn thiện việc sắp xếp các Ban quản lý dự án nguồn điện, hình thành cơ cấu mỗi
ban quản lý dự án nguồn điện chỉ quản lý 2-3 dự án đầu tư xây dựng đồng thời.
Chuyển đổi điện lực Hải Dương, Đà Nẵng, nhà máy Cần Thơ, Thủ Đức, Phú Mỹ,
Công ty điện lực Hải Phòng, Đồng Nai sang hoạt động theo mô hình Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên. Kiện toàn và thành lập các đơn vị trực thuộc các đơn
vị thành viên nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị.
2) Một số hạn chế của tình hình hoạt động của Tổng công ty
2.1) Chưa thực hiện triệt để chương trình tuyên truyền và vận động khách
hàng tiết kiệm điện theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ.
Trong năm 2006, EVN đã giao chỉ tiêu tiết kiệm điện theo chỉ thị của Thủ
Tướng Chính Phủ, tuy nhiên ngay từ đầu năm, một số đơn vị chưa phối hợp với
các địa phương và các khách hàng để triển khai thực hiện dẫn đến những tháng
cuối năm phải bằng cách cắt giảm điện, gây ảnh hưởng đến việc cấp điện cho
sinh hoạt. Chỉ tiêu tiết kiệm điện cả năm không thực hiện được.
2.2) Khối lượng vốn đầu tư đạt thấp so với kế hoạch, chỉ bằng 91% kế
hoạch điều chỉnh và hơn 80% kế hoạch đầu năm. Một số hạng mục của các dự án
trọng điểm thực hiện chưa đồng bộ.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
49
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Do: Các nhà thầu xây dựng các công trình nguồn điện không đáp được yêu
cầu về số lượng nhân lực, máy móc thiết bị, việc bố trí nhân lực theo các thời
điểm chưa hợp lý.
Công tác đấu thầu bị chậm ỏ một số dự án như nhiệt điện Ô Môn 3 đã kéo
dài thời gian đóng thầu tới 2 lần
Một số ban quản lý dự án còn thụ động chưa quán triệt ý thức trách nhiệm
cao trong đôn đốc tiến độ đối với các tư vấn.
2.3) Tỷ lệ tổn thất điện năng vẫn còn cao, ước tính khoảng 11,53%, không
đạt chỉ tiêu chính phủ giao là 11%.
- Hệ thống truyền tải chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển dẫn đến hiện
tượng quá tải. Nhiều công trình lưới điện đưa vào vận hành chậm. Một số nút
phụ tải lớn và những nơi xa nguồn điện, điện áp còn thấp. Bán kính cấp điện quá
tải, nhất là tại vùng trung du miền núi.
- Lưới điện tiếp nhận nông thôn cũ nát, quá tải chưa được đầu tư cải tạo.
Kế họach giao các công ty Điện lực lắp đặt tụ bù với dung lượng 440 MWAr
nhưng không thực hiện được. Tổn thất thương mại do hiện tượng lấy cắp điện
vẫn diễn biến tại một số nơi.
2.4) Công tác cổ phần hoá các công ty điện lực bị chậm
Do: Chủ trương cổ phần hoá có sự thay đổi từ việc cổ phần hóa 13 điện
lực trực thuộc chuyển sang cổ phần hóa 3 công ty điện lực điện Miền nên phải
thực hiện lại công tác đánh giá giá trị doanh nghiệp. Thủ tục thêu tư vấn xác định
giá trị doanh nghiệp bị kéo dài do chi phí cổ phần hoá công ty điện lực Việt Nam
vượt mức cho phép, phải trình duyệt bộ, ban ngành nhiều lần.
Chương III)
Chiến lược phát triển ngành Điện lực Việt Nam đến năm 2020
I) Dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành Điện lực Việt Nam
đến năm 2020
1) Dự báo khả năng khai thác các nguồn để cung cấp cho sản xuất điện
Nguyễn Thị Huyền Thanh
50
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
1.1) Cung cấp cho phát điện từ than
Dự kiến khoảng năm 2016 trở đi sẽ khai thác than nâu bể sông Hồng (vùng
Bình Minh-Khoái Châu) với sản lượng tăng từ 1 triệu đến 12,8 triệu tấn vào giai
đoạn 2020-2025. Lượng than này có thể đủ cho phát triển 4.800MW công suất
nhiệt điện.
Tuy nhiên than cho điện sẽ thiếu từ năm 2018 ở mức khai thác cao và đến
năm 2025 chỉ thiếu từ 3,9-7,2 triệu tấn.
Theo tính toán của Viện Năng Lượng nhu cầu than cho điện sẽ khoảng 26
triệu tấn vào năm 2018, nhưng sẽ lên đến gần 40 triệu tấn năm 2020 và gần 75
triệu tấn năm 2025.
Dự báo giai đoạn 2016-2017 cơ bản hầu hết các công trình thủy điện tiềm
năng công suất lớn đã đuợc đưa vào khai thác (với tổng công suất khoảng
16000MW). Miền Bắc chưa có dầu hiệu tìm thấy nguồn khí đốt cho điện. Khí
đốt cho sản xuất điện ở phía Nam sẽ đạt 14 tỷ vào năm 2017-2018. Vì vậy,
nguồn điện mới sẽ phải dựa vào các nhà máy nhiệt điện than và nhiệt điện hạt
nhân. Nếu theo phương án cấp than cho điện như ở bảng thì sẽ phải chuẩn bị
phương án nhập than cho nhiệt điện than ỏ miền Nam từ sau năm 2010 và đến
sau năm 2020 nhập than ở miền Bắc.
1.2) Cung cấp cho phát điện từ dầu
Với tiến độ các mỏ dầu đã và đang được khai thác đã đưa tổng sản lượng
dầu thô của Việt Nam trong những năm qua vào khoảng 17-17,6 triệu tấn / năm
giai đoạn 2001-2003. Năm 2004 có sản lượng cao nhất đạt 20,3 triệu tấn nhờ sự
tăng trưởng sản lượng của mỏ Sư Tử đen. Năm 2005, tổng sản lượng dầu thô của
Việt Nam vào khoảng 18,5 triệu tấn và dao động khoảng 18-20 triệu tấn/năm cho
đến năm 2010, khoảng 19,5 đến 20 triệu tấn / năm cho giai đoạn 2011-2015, và
20 đến 22 triệu tấn/năm cho giai đoạn 2016-2025.
1.3) Cung cấp cho phát điện từ khí
Nguyễn Thị Huyền Thanh
51
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Theo chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định
hướng đến 2020, tổng nguồn khí từ khoảng 5 tỷ m3 hiện nay sẽ tăng lên khoảng
11,1 tỷ m3 năm 2010; 14,6 tỷ m3 năm 2015 và 14-15,6 tỷ m năm 2020. Nhu cầu
khí cho các ngành khác gồm khí làm nguyên liệu sản xuất phân đạm và các hộ
công nghiệp thép, gốm sứ, xi măng…được dự báo sẽ tăng từ 0,5 triệu m3 hiện
nay lên đến 1,75 tỷ m3 năm 2010 và tăng lên khoảng 1,8-2 tỷ m vào các năm sau
đó. Theo đó, tổng lượng khí có thể cấp cho điện khó vượt qua 14 tỷ m3/năm vào
sau năm 2010.
Công suất NĐ
khí-MW
Các NĐ khí
miền Đông
Phú Mỹ
Bà Rịa
Thủ
Đức+H.Phước
Nhơn Trạch
Bình Thuận
Các NĐ khí
miền Tây
Cà Mau
Ô Môn
Khả năng
Mỏ khí
6.7-5.7
3890
370
653
Nam Côn Sơn: lô
660
06.1;05.2;05.3;11.2;1
Cửu
1440
2W
1440
Emeral + S.T trắng
Nam Côn
Sơn
Cửu Long
(Bắc)
4.2
0.7-1.5
6.2-6.6
PM3-CAA-Cái Nước,
Malai-thổ
Hoa Mai
Lô B; 52/97
Chu
Hồng
15453
1.45-1.6
4.7-5
Nam Sông
720
Nguyễn Thị Huyền Thanh
2.8*
Long+NCS
6280
1440
cấp khí
(tỷ m3)
8453
3400
1400
Tổng Cộng
Bể khí
Chưa rõ
1.4-12.2
52
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Nguồn: Vụ Công nghiệp-Bộ kế hoạch đầu tư
Dựa vào đánh giá tiểm năng và khả năng tìm kiếm thăm dò để mở rộng trữ
lượng khí đốt thềm lục địa, dự kiến khả năng cấp khí có thể tăng lên đến trên 19
tỷ m3/năm vào khoảng sau năm 2015, đảm bảo đủ khí cho phát triển khoảng
17000MW các nhà máy nhiệt điện dùng cho phía Nam. Và cũng theo dự báo thì
chưa thể kỳ vọng vào tiềm năng nhập khẩu khí từ các hệ thống.
1.4) Cung cấp từ hệ thống thủy điện
Theo đánh giá của chương trình ngiên cứu cấp nhà nước KHCN 09: “Xây
dựng chiến lược và chính sách năng lượng bển vững”, tiềm năng kỹ thuật thuỷ
điện nước ta khoảng 123 tỷ kWh, tương đương công suất lắp đặt khoảng
31000MW. Nếu xem xét các yếu tố kinh tế, xã hội và tác động tới môi trường thì
tiềm năng kinh tế-kỹ thuật giảm xuống khoảng 75-80 tỷ kwh với công suất tương
ứng 18000-2000MW. Đến thời điểm này tổng công suất các nhà máy thuỷ điện
đã được xây dựng ỏ nước ta là 4198 MW (22,8% tổng tiềm năng kinh tế kỹ
thuật) tương ứng sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 18 tỷ kwh (đạt
22% tiềm năng kinh tế-kỹ thuật ở mức 83 tỷ kwh)
Nguyễn Thị Huyền Thanh
53
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Tiềm năng kinh tế-kỹ thuật của thuỷ điện Việt Nam
TT
Lưu vực sông
Công suất
Điện năng
Mật độ
Tỷ lệ (%)
1
Sông Lô-Gâm-
(MW)
1120
(TWh)
4,10
(Mwh/km2)
212
4,9
2
3
4
5
Chảy
Sông Đà
Sông Mã
Sông Cả
Sông Vũ Gia-Thu
6960
890
520
1360
26,96
3,37
2,09
5,1
1400
74
147
475
32,3
4
2,5
6,1
6
Bồn
Sông Trà Khúc-
480
2,13
531
2,6
Hương
Sông Ba
Sông Sê San
Sông Srêpok
Sông Đồng Nai
Cộng 10 lưu vực
670
1980
700
2870
17550
2,7
9,36
3,32
11,64
70,77
150
700
143
436
423
3,2
11,2
4
14
84,8
chính
Toàn bộ lãnh thổ
20560
83,42
250
100
7
8
9
10
Nguồn: Vụ Công nghiệp-Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Nếu các nhà máy thuỷ điện dự kiến được đưa vào vận hành đúng tiến độ thì
vào năm 2020 Việt Nam sẽ khai thác tới 84% tiềm năng kinh tế thuỷ điện. Giai
đoạn đến năm 2030, dự kiến khả năng khai thác thủy điện có thể đạt trên 72 tỷ
KWh.
Một phần không nhỏ tiềm năng thuỷ điện Việt Nam cần phải tính đến là các
công trình thuỷ điện cỡ nhỏ (công suất nhỏ hơn 30MW). Theo đánh giá mới nhất
của EVN, trên toàn quốc, tiềm năng công suất/điện năng của các công trình thủy
điện nhỏ được đánh giá khoảng trên 2300 MW với 8-9 tỷ kWh. Tuy nhiên số
công trình ở vị trí rất khó khai thác, nằm khá xa trung tâm tiêu thụ điện, nên sẽ
không phát triển ngay trong giai đoạn trước mắt mà chỉ có thể xây dựng đồng bộ
với việc phát triển kinh tế-xã hội khu vực tại chỗ.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
54
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
1.5) Nhà máy điện hạt nhân
Theo chiến lược phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình,
được chính Phủ phê duyệt năm 2005 thì đến năm 2020 nhà máy điện hạt nhân
đầu tiên sẽ vào vận hành với quy mô 2000MW. Đề án dự kiến nhà máy điện hạt
nhân đầu tiên sẽ cần đưa vào tổ máy 1 từ năm 2019. Quy mô nhà máy điện hạt
nhân sẽ là 2x1000MW vào năm 2020 và lên đến 4x1000MW vào 2025. Các địa
điểm cho xây dựng điện hạt nhân thuận lợi nhất là Phước Dinh (Ninh Thuận).
1.6) Đánh giá tính khả thi về nhập khẩu điện giai đoạn 2011-2025
- Lào hiện nay chưa có kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải quốc gia
nên việc nhập khẩu sẽ chủ yếu qua các dự án thủy điện riêng rẽ. Điều đó làm
giảm hiệu quả kinh tế của nhập khẩu. Đa số các dự án thủy điện của Lào sẽ phát
triển bởi các nhà đầu tư nước ngoài nên thuơng thảo về giá điện phức tạp, khó
khăn. Như vậy, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng thủy điện tại Lào, Việt Nam sẽ
phải chủ động sang đầu tư.
- Campuchia vẫn chưa có quy hoạch thủy điện dài hạn rõ ràng, các dự án
thủy điện chưa được nghiên cứu sâu. Vì thế việc xúc tiến nhập khẩu, kể cả các
nhà đầu tư Việt Nam sang xây dụng công trình để đưa điện về giai đoạn từ nay
đến trước sau 2010 cũng chưa thuận lợi.
- Vân Nam-Trung Quốc có tiềm năng lớn về thủy điện và tỉnh Vân Nam
có chính sách phát triển thủy điện dành cho mục tiêu xuất khẩu tuy nhiên các
nghiên cứu về tính khả thi của nhập khẩu điện với quy mô lớn từ khu vực phía
nam Trung Quốc mới vừa bắt đầu.
Dựa vào dự báo nhu cầu điện và khả năng đưa vào các nguồn thủy điệnnhiệt điện của Việt Nam, giai đoạn 2011-2025, ta sẽ thiếu công suất và điện năng
vào khoảng từ 2015. Vì vậy, ngoài những công trình đang triển khai, EVN đang
nghiên cứu kế hoạch nhập khẩu sớm từ hệ thống điện Trung Quốc qua đường
Nguyễn Thị Huyền Thanh
55
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
dây 220 và 500kV, kế hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện khu vực Lào và
Campuchia để đưa điện về Việt Nam vào giai đoạn khoảng 2012-2013 trở đi.
2) Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện
2.1) Dự báo nhu cầu về công suất và điện năng quốc gia
Trong cơ chế thị trường, những năm gần đây, nhiếu khách sạn nhà hàng,
công sở, nhà cho thuê làm văn phòng, cửa hàng, trung tâm nghỉ ngơi và giải trí…
được xây dựng nhanh chóng. Số lượng trang thiết bị trong khu vực này tăng khá
nhanh và lượng điện năng tiêu thụ cũng rất lớn. Tốc độ tăng trưởng trung bình
trong khu vực này là 18%/ năm (tăng khá nhanh) và lượng điện năng tiêu thụ
cũng rất lớn.
Hệ thống các cơ sở thương mại và dịch vụ tập trung chủ yếu ở hai thành
phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tiêu thụ điện năng cho thành phần dịch vụ
thương mại của Hà Nội chiếm tỷ lệ 18,4% trên toàn quốc. Đặc biệt thành phố Hồ
Chí Minh chiếm tới 49,2%. Số lựơng các khách hàng lớn (có giá trị công suất 10
KW trở lên) của Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh được cho ở bảng sau:
Hạng mục
Tổng số khách hàng
Công suất (KW)
2005
774
175.26
2010
787
4.677
Hà Nội
2005
2010
.625
.785
472.894
885.042
TP. Hồ Chí Minh
Phụ tải công nghiệp:
Kết quả dự báo nhu cầu điện theo các ngành trong toàn quốc, phần điện
năng cho công nghiệp và xây dựng đến năm 2005 là 21,3 TWH và 199,3 TWh
vào năm 2025.
Tốc độ tăng trưởng các phương án nhu cầu điện giai đoạn 2006-2025
Tăng trưởng diện
Tăng trưởng điện sản
thương phẩm
xuất
Nguyễn Thị Huyền Thanh
56
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Giai đoạn
2004-2005
2006-2010
2011-2015
2016-2020
2021-2025
2006-2025
17.%
1.1%
9.%
8.1%
11.9%
Giai PA
đoạn
Cao
2004-2005
2006-2010
2011-2015
2016-2020
2021-2025
2006-2025
17%
1.0%
9.1%
8.0%
11.7%
Nguồn: Vụ Công Nghiệp-Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Cơ cấu điện thương phẩm có xu hướng tăng dần tỷ trọng điện cho công
nghiệp, dịch vụ thương mại. Thành phần điện gia dụng sẽ có tỷ trọng ngày càng
giảm.
Cơ cấu tiêu thụ điện đến năm 2015
Đơn vị: %
Nông nghiệp
Công nghiệp
Thương mại&KS,NH
1
49.4
6.4
Nguồn: Vụ Công nghiệp-Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Nguyễn Thị Huyền Thanh
57
Quản lý&tiêu
Các hoạt động
dùng dân cư
6.2
khác
7.0
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Cơ cấu tiêu thụ điện đến năm 2025
Đơn vị: %
Nông nghiệp
Công nghiệp
Thương
mại&KS,NH
0.7
52.
7.2
Nguồn: Vụ Công nghiệp-Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Quản lý&tiêu
Các hoạt động
dùng dân cư
1.2
khác
8.6
Mức độ tăng trưởng của nhu cầu điện trong giai đoạn 2006-2010 là 16%/năm,
giai đoạn 2011-2015 là 11%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 9,1%/năm. Đây thực
sự là một thách thức to lớn đối với Việt Nam. Tổng công suất của hệ thống phải
tăng gấp đôi trong vòng 5 năm 2006-2010 và tăng tiếp 2,5 lần trong giai đoạn
tiếp theo từ 2011-2020. Yêu cầu phát triển trên sẽ thách thức tối đa khả năng lập
kế hoạch, huy động tài chính, tổ chức và thực hiện của ngành điện Việt Nam với
mức độ chưa từng có từ trước đến nay.
Tăng trưởng nhu cầu điện của các ngành (2010-2020)
2004
Kế hoạch phát triển lần thứ 5
Tổng điện năng thương phẩm
Điện năng sản xuất
Công suất yêu cầu
Nguyễn Thị Huyền Thanh
2010
2015
39,7
81,2
113,8
46,2
98
129,8
11,197 20,636 30,892
58
2020
2004-2010
12,7
12,4
10,7
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Ước tính của EVN (2004)
Điện năng sản xuất (TWh)
Công suất yêu cầu (MWh)
46,2
98
11,197 24,447
228
42
13,4
13,9
Nguồn: Tổng sơ đồ phát triển điện lực lần 5 (2000-2010); ước tính của EVN
2.3) Dự báo nhu cầu vốn đầu tư
Theo tính toán, giai đoạn 2006-2010, nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành Điện
khoảng 325.478 tỷ đồng, trong đó vốn huy động khoảng 222.771 tỷ đồng, chiếm
xấp xỉ 70%, phần còn lại từ các nhà đầu tư bên ngoài. Hiện nguồn vốn EVN đã
cấn đối được cho đến năm 2010 là khoảng 157.094 tỷ đồng, còn thiếu 94.266 tỷ
đồng cho đầu tư thuần và và trả nợ chưa thu xếp được. Như vậy so với nhu cầu
đầu tư quá lớn như trên thì khả năng đáp ứng vốn của EVN còn rất khó khăn.
Đối với các công trình thủy điện và nhiệt điện đã có dự án đầu tư, vốn đầu tư
sẽ được xác định trên cơ sở các dự án đã phê duyệt và được điểu chỉnh về mặt
bằng giá hiện tại
Đối với các công trình chưa có dự án chi tiết, vốn đầu tư được xác định từ
suất vốn đầu tư tùy thuộc theo quy mô công suất từng loại nhà máy.
Để đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế, nhu cầu đầu tư cho ngành điện trong
giai đoạn 2006-2025 là rất lớn, ngoài tổng công ty điện lực Việt Nam là đơn vị
chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư phát triển các công trình điện, các đơn
vị khác cũng đang đầu tư xây dựng các công trình nhà máy điện
2.4) Dự báo một số xu thế chủ yếu năng lượng thế giới và khu vực
trong tương lai:
2.4.1) Xu thế năng lượng thế giới
- Than vẫn là nguồn năng lượng sơ cấp ổn định cho nhu cầu dài hạn của
thế giới. Tuy vậy, sẽ tập trung nghiên cứu để ứng dụng công nghệ mới đốt than ít
gây ô nhiễm môi trường hơn.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
59
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Nhu cầu khí đốt sẽ tăng nhanh do có ưu việt về môi trường và vốn đầu
tư. Khí đốt được sử dụng trong nhiều ngành, đặc biệt là sản xuất điện và công
nghiệp.
- Tiêu thụ dầu tăng chậm hơn so với khí đốt do sự biến động bất thường về
giá, nhiều nước có chính sách chuyển từ sử dụng dầu sang năng lượng khác. Tuy
nhiên tiêu thụ dầu trong cân bằng năng lượng thế giới vẫn có tỷ trọng cao.
- Năng lượng hạt nhân trong nhu cầu năng lượng sơ cấp thế giới vẫn tăng,
do các trung tâm tiêu thụ năng lượng lớn trên thế giới là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản
và Trung Quốc chủ trương tăng cường phát triển điện hạt nhân để giảm sự phụ
thuộc vào sản phẩm dầu và giảm khí nhà kính theo nghị định thư Kyoto.
- Năng lượng thuỷ điện trong nhu cầu năng lượng sơ cấp của thế giới tăng
ít. Các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời, thuỷ triều và địa nhiệt sẽ
tăng nhanh, nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 1%) trong tổng nhu cầu
năng lượng sơ cấp năm 2010.
- Hai xu hướng phát triển mạnh trong năng lượng thế giới là sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả và áp dụng các công nghệ lành mạnh về môi trường.
- Hợp tác quốc tế trong năng lượng sẽ phát triển mạnh mẽ theo hướng khu
vực hoá và toàn cầu hoá cả trong lĩnh vực trao đổi năng lượng cũng như công
nghệ sản xuất, sử dụng năng lượng.
- Thị trường năng lượng ngày càng sôi động, giá cả có những biến động
khó lường, đặc biệt là giá dầu mỏ.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất và sử dụng năng lượng, đặc biệt
là phát thải khí nhà kính vẫn là mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới.
- Đa số các nước đã và đang thực hiện tái cấu trúc lại ngành năng lượng
theo hướng tổ chức hoạt động theo cơ chế thị trường, phi điều tiết hoá.
2.4.2) Xu thế trong chính sách năng lượng của các nước trong khối
ASEAN:
Nguyễn Thị Huyền Thanh
60
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Đa dạng hoá các nguồn tài nguyên năng lượng, tăng cường sủ dụng khí
đốt, than
- Phát triển thuỷ điện, nguồn năng lượng mới tái tạo
- Nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng, bảo tồn tài nguyên
năng lượng
- Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ
năng lượng sạch
- Tăng cường hợp tác, trao đổi năng lượng giữa các thành viên trong khối
III) Chiến lược phát triển ngành Điện lực ở Viêt Nam đến năm 2020
1. Quan điểm phát triển:
- Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo
an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, miền núi, hải đảo.
- Bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng
ngày càng cao, giá cạnh tranh. Đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu
phát, truyền tải đến khâu sử dụng.
- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp của đất
nước nhờ nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí, dầu, than cho sản xuất
điện, áp dụng thiết bị sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và giảm ô nhiễm
môi trường.
- Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà
máy điện nguyên tử (sau năm 2015) đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sử dụng,
nhằm đa dạng hoá các nguồn năng lượng.
- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo để
đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
61
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh trong nước, đa dạng
hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh
tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà
nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ
điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Chủ động trong việc tham gia, liên kết
lưới điện và mua bán điện với các nước trong khu vực.
- Xây dựng giá điện phải đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển
ngành điện, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực, nhất
là giá điện phục vụ sản xuất, tách phần chính sách xã hội ra khỏi giá điện. Có
chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi.
- Kết hợp giữa điều hành mạng lưới điện thống nhất trong cả nước với xây
dựng và điều hành hệ thống điện an toàn theo từng khu vực nhằm đồng bộ hoá,
hiện đại hoá mạng lưới truyền tải, phân phối điện quốc gia để cung cấp dịch vụ
điện đảm bảo chất lượng, liên tục, an toàn, hiệu quả.
2. Mục tiêu phát triển:
Mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam đến năm 2010 là: sử dụng
tốt các nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí và than để phát triển cân đối
nguồn điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam.
Xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La. Nghiên cứu phương án sử
dụng năng lượng nguyên tử. Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối
điện quốc gia. Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính
sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về
giá điện so với khu vực.
Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng điện từ khoảng 88 đến 93 tỷ kWh
và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ kWh.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
62
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Đẩy nhanh chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi, phấn đấu đến
năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 đạt 100% số hộ
dân nông thôn có điện.
- Đảm bảo cân bằng tài chính bền vững.
- Đa dạng hoá phương thức đầu tư phát triển ngành và chuẩn bị các
phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách
nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Điện.
- Thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, bao gồm nhiều Công
ty có tư cách pháp nhân theo mô hình Liên kết tài chính - Công nghiệp - Thương
mại - Dịch vụ - Tư vấn.
- Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động điện lực.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
63
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
3. Phương hướng phát triển ngành Điện đến năm 2020:
Phát triển đồng bộ nguồn và luới điện theo huớng hiện đại. Phát triển thuỷ
điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử..., kết hợp trao đổi, liên kết
lưới điện với các nước trong khu vực. Tổng công ty Điện lực Việt Nam chỉ đầu
tư những công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp khác đầu tư các công trình có công suất nhỏ hơn. Phát triển
nhanh, đồng bộ, hiện đại hệ thống truyền tải, phân phối nhằm nâng cao độ tin
cậy, an toàn cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng.
3.1- Phương hướng phát triển nguồn điện:
a) Ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp
(cấp nước, chống lũ, chống hạn...). Khuyến khích đầu tư các nguồn thuỷ điện
nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này.
Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại
những nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến năm 2020 tổng công suất các nhà
máy thủy điện khoảng 13.000 - 15.000 MW.
b) Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả
năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu:
- Nhiệt điện than: dự kiến đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 4.400
MW. Giai đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 4.500 - 5.500 MW (phụ
tải cơ sở), 8.000 - 10.000 MW (phụ tải cao). Do nguồn than sản xuất trong nước
hạn chế, cần xem xét xây dựng các nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu.
- Nhiệt điện khí: đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 7.000 MW, giai
đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 3.500 MW (phương án cấp khí cơ
sở), trong trường hợp nguồn khí phát hiện được nhiều hơn cần xây dựng thêm
khoảng 7.000 MW.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
64
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Đầu tư khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể
xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với quy mô công suất
khoảng 2.000 MW, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn sau năm 2015.
c) Nhập khẩu điện: theo hiệp định hợp tác năng lượng đã ký kết, Việt Nam
sẽ nhập khẩu khoảng 2.000 MW công suất từ Lào. Tiếp theo sẽ xem xét nhập
khẩu điện từ Campuchia và Trung Quốc.
d) Phát triển các nhà máy sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Tận dụng
các nguồn năng luợng mới tại chỗ để phát điện cho các khu vực mà lưới điện
quốc gia không thể cung cấp được hoặc cung cấp kém hiệu quả, đặc biệt đối với
các hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
3.2- Phương hướng phát triển lưới điện:
- Phát triển nguồn điện phải đi đôi với phát triển lưới điện, phát triển lưới
điện phân phối phải phù hợp với phát triển lưới điện truyền tải.
- Phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220, 500 kV nhằm nâng cao độ tin
cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải, bảo đảm khai
thác kinh tế các nguồn điện; phát triển lơới 110 kV thành lưới điện phân phối
cung cấp trực tiếp cho phụ tải.
- Nghiên cứu giảm bớt cấp điện áp trung thế của lưới điện phân phối.
Nhanh chóng mở rộng lưới điện phân phối đến vùng sâu, vùng xa. Tập trung đầu
tư cải tạo lưới điện phân phối để giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố và nâng cao
độ tin cậy cung cấp điện.
3.3- Phương hướng phát triển điện nông thôn và miền núi:
- Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp điện cho các khu
vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và
phát triển các nguồn điện ở những khu vực này.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
65
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn.
- Tăng cường kiểm soát giá điện nông thôn để đảm bảo thực hiện theo
đúng giá trần do Chính phủ quy định.
3.4- Phương hướng tài chính và huy động vốn:
- Có các cơ chế tài chính thích hợp để Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm
bảo được vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành
điện Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai một số công trình đầu tư theo hình thức xây dựng kinh doanh - chuyển giao (BOT), liên doanh hoặc BOO để thu hút thêm nguồn
vốn đầu tư, đồng thời tăng khả năng trả nợ cho EVN.
- Xây dựng các biện pháp huy động vốn trong xã hội để đầu tư phát triển
điện.
- Tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế
để vay vốn đầu tư, ưu tiên vay các nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả
nợ dài (ODA chỉ giao cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam); sau đó đến các
ngân hàng thương mại với phương châm khi các ngân hàng trong nước không
đáp ứng được thì vay các ngân hàng thương mại nước ngoài.
- Nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong
và ngoài nước để đầu tư các công trình điện.
- Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách giá điện điện được duyệt theo hướng
vừa tiến dần đến chi phí biên dài hạn vừa cải cách biểu giá điện, giảm bù chéo
quá lớn giữa các nhóm khách hàng.
3.5- Phương hướng phát triển khoa học công nghệ:
- Tập trung nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất
và truyền tải điện năng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại theo
hướng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường với
những bước đi hợp lý.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
66
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp và hiện đại hoá đối với nguồn và lưới
điện hiện có, cải tiếncông tác quản lý, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
3.6- Phương hướng phát triển nguồn nhân lực:
- Về công tác cán bộ: tiến hành lập quy hoạch cán bộ, tổ chức đào tạo bồi
dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch.
- Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: phát triển khối các trường chuyên
ngành Điện lực, phấn đấu để xây dựng một số trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bố
trí liên thông giữa các bậc học: cao đẳng, trung học và công nhân; xây dựng
chơơng trình chuẩn thống nhất trong ngành về đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu.
3.7- Phương hướng phát triển thị trường điện:
Từng bước hình thành thị trường điện trong nước, trong đó Nhà nước giữ
độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện.
Trước mắt, hình thành thị trường mua bán điện trong nội bộ Tổng công ty Điện
lực Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều
kiện để sớm hình thành thị trường điện độc lập.
4) Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành Điện lực Việt Nam đến
năm 2020
4.1) Giải pháp để vượt qua thiếu hụt điện
Đáp ứng nhu cầu điện đang tăng nhanh là thách thức quan trọng nhất của
ngành điện.
Những biện pháp nhanh chóng giảm mức độ thiếu hụt điện gồm lắp đặt
các trạm tuabin khí mới và thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý nhu cầu
(DSM). Dự kiến sẽ lắp đặt mới 4 tuabin khí, công suất mỗi tổ 37 MW tại miền
Bắc và các nguồn tuabin khí lớn hơn ỏ miền Nam. Các tuabin khí này có thể sử
dụng khí hoặc dầu.
Về quản lý nhu cầu DSM, các biện pháp này có thể giảm công suất đỉnh
của hệ thống khoảng 600-800 MW trong vài năm tới thông qua các biện pháp sử
Nguyễn Thị Huyền Thanh
67
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
dụng năng lượng hiệu qủa và quản lý nhu cầu, tuy nhiên để đạt được mục tiêu
này cần có các nỗ lực giải quyết vần đề về thể chế và năng lực triển khai chương
trình.
Tuy nhiên, giải pháp chính vẫn là phát triển các nguồn điện mới thông qua
phát triển hiệu quả các nhà máy điện mới, xây dựng các đường dây truyền tải để
nhập khẩu điện và tiếp tục đầu tư vào lưới điện để truyền tải đến các khách hàng.
Cần tiếp tục đầu tư vào lưới phân phối để mỏ rộng và nâng cấp hệ thống nhằm
đáp ứng nhu cầu phụ tải đang tăng và giảm tổn thất bằng cách thay thế các trạm
biến áp, đường dây cũ, không hiệu quả hoặc quá tải. Tổn thất trên các hệ thống
phân phối cũ và quá tải ở các vùng nông thôn thông thường vượt quá 20%.
Chính sách tổng thể của Việt Nam là nhanh chóng phát triển nguồn thủy
điện hiện có, bởi chi phí cho phát triển thủy điện thấp hơn chi phí trung bình của
các dự án nhiệt điện mới.
Bài toán thiếu điện tại Việt Nam có thể được giải quyết nếu có sự liên kết
về lưới điện giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. Việc hình thành lưới
điện này sẽ giúp Việt Nam có được lượng điện thiếu hụt thông qua các thỏa
thuận mua điện với các bên.
Để làm được điều này trước hết cần phát triển cơ sở hạ tầng (phần cứng),
xây dựng các trạm kết nối giữa các Trung tâm điều độ hệ thống của các nước.
Trong trường hợp thiếu điện các trạm kết nối này sẽ thông báo và điện sẽ được
điều tiết từ Việt Nam sang Lào hoặc ngược lại.
Việc xây dựng các liên kết lưới điện này hoàn toàn có thể thực hiện được
và nên bắt đầu bằng những thỏa thuận song phương về điện.
Trên thế giới việc ký kết các hiệp định song phương rồi tiến đến xây dựng
các thị trường chung ở một số lĩnh vực đã được thực hiện. Đây là những mô hình
tốt giúp hỗ trợ nhau trong nhiều lĩnh vực. Điều này có thể nhận thấy thông qua
các hiệp định song phương giữa Mỹ và Mehico; Mỹ và Peru.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
68
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Tuy việc hình thành lưới điện chung trong khu vực sẽ giúp giảm bớt tình
trạng thiếu điện ở các quốc gia tham gia nhưng nó cũng sẽ đặt ra một số vấn đề
cần giải quyết. Đó là khi kết nối các đường truyền tải điện cao thế với nhau thì
những nước tham gia phải cùng sử dụng chung công nghệ, cùng điện thế, phải có
sự thống nhất về hệ thống, về kế hoạch vận hành, điều tiết và thậm chí là phải
cùng thống nhất về mặt ngôn ngữ, các thủ tục truyền tải.
Bên cạnh đó những nước tham gia cũng cần tính tới những tình huống có thể
phát sinh như những tranh chấp trong mức giá bán điện, thanh toán, khả năng hỗ
trợ…
4.2) Giải pháp về tiết kiệm điện
- Đối với khu vực dân dụng
Là thành phần tiêu thụ năng lượng chủ yếu và vẫn giữ vai trò chủ đạo
trong tiêu thụ điện. Thường nhu cầu của khu vực dân dụng liên quan đến cao
điểm tối với các thiết bị chiếu sáng (trong đó khoảng 64% là đèn sợi đốt). Khi
nền kinh tế phát triển thì vai trò của một số thiết bị khác như quạt điện, tủ lạnh,
điều hòa và bình nóng lạnh sẽ ngày càng tăng. Với thành phần dân dụng cần áp
dụng một số biện pháp:
+ Áp dụng biểu giá theo thời gian sử dụng thích hợp: Giờ cao điểm và
bình thường
+ Tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức về sử dụng điện trên
các phương tiện thông tin trong nhân dân. Cần thực hiện chương trình trong vài
năm chứ không thể chỉ là vài tháng hay mang tính thời điểm. Đưa các nội dung
về giáo dục sủ dụng điện tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia.
Nâng cao nhận thức cho cộng động về tiết kiệm điện: Tiết kiệm điện không
những mang lại lợi ích quốc gia mà còn mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nguyễn Thị Huyền Thanh
69
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
+ Thực hiện chương trình khuyến mại, dán nhãn để khuyến khích các hộ
sử dụng các lọai đèn, điều hòa không khí, quạt, tủ lạnh…có hiệu suất cao. Đặc
biệt ưu tiên cho các chương trình khuyến mại thiết bị chiếu sáng.
+ Xây dựng các quy chuẩn về tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà dân
dụng, khuyến cáo, tuyên truyền sử dụng các thiết bị điện hiệu suất cao.
+ Cần có chính sách nhằm định hướng cho người dân tiêu dùng: Giám sát
dãn nhãn công nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Giảm thuế với những doanh
nghiệp sản xuất đèn Compact, tăng thuế với những sản phẩm tiêu tốn điện.
- Định hướng trang bị công nghệ tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều phải có chiến lược riêng trong sử dụng điện như: Lập kế
hoạch trong sử dụng máy móc thiết bị sao cho tối ưu hóa, sử dụng thêm nguồn
năng lượng mặt trời để sử dụng cho bộ phận điều hành
- Khu công nghiệp
Các kiểm toán năng lượng đã thực hiện đều cho thấy phần lớn các lò hơi
của các xí nghiệp Quốc doanh đều chỉ đạt hiệu suất khoảng 50% trong khi hiệu
suất này hoàn toàn có thể được cải thiện lên 80-90%, và như vậy tiềm năng tiết
kiệm năng lượng ở đây là rất lớn. Xét trong từng phân ngành công nghiệp, ước
tính có thể tiết kiệm 50% năng lượng tiêu thụ trong ngành xi măng, 35% trong
ngành gốm sứ và 25% trong các nhà máy điện. Các giải pháp có thể là:
+ Lắp đặt công tơ 3 giá đối với khách hàng thuộc đối tượng áp dụng giá
điện theo thời gian sử dụng. Xây dựng biểu giá điện theo thời gian sử dụng hợp
lý dựa trên cơ sở kinh nghiệm của chương trình quản lý phụ tải nhằm thúc đẩy
việc sử dụng điện hợp lý hiệu quả.
+ Khuyến khích khách hàng công nghiệp có nguồn Diesel tự phát bù trong
giờ cao điểm.
+ Cải thiện hiệu suất thiết bị sử dụng điện như lò hơi, động cơ, điều hòa,
ánh sáng…
Nguyễn Thị Huyền Thanh
70
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
+ Phát triển hơn nữa các chương trình giúp đỡ về kiểm toán năng lượng,
tư vấn về kỹ thuật và công nghệ, cung cấp hoặc hỗ trợ về tài chính để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị và cải tiến quản lý năng
lượng hiệu quả.
+ Thiết lập các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu cho các thiết
bị công nghiệp chính.
- Với thành phần Thương mại, dịch vụ
Tham gia vào biều đồ phụ tải đỉnh của các tòa nhà khác nhau thay đổi tùy
thuộc vào công năng của từng loại tòa nhà. Khu vực văn phòng thì chủ yếu tiêu
thụ điện vào ban ngày. Các khách sạn sử dụng điện vào thời điểm ban tối và
ngày, biểu đồ phụ tải đỉnh rơi vào buổi tối. Khu vực bệnh viện tham gia vào đồ
thị phụ tải cả ngày và đêm, nhưng phụ tải đỉnh lại rơi vào ban ngày. Các biện
pháp sau được coi là có tiềm năng để tiết kiệm điện trong khu vực này:
+ Lắp đặt công tơ điện tử nhiều giá
+ Đưa ra một biểu giá điện mới hợp lý nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng
lượng có và hiệu quả, mức chênh lệch cao thấp điểm hấp dẫn đối với khách
hàng. Đặc biệt là các khách sạn nhằm khuyến khích sử dụng nguồn diesel tự phát
vào giờ cao điểm.
+ Biện pháp kỹ thuật điều khiển phụ tải bằng sóng để cắt luân phiên các
thiết bị không thiết yếu: bình nóng lạnh, máy điều hòa nhiệt độ…cũng có tiểm
năng tương đối lớn.
+ Thúc đẩy việc chuyển đổi thiết bị chiếu sáng công cộng, trợ giúp về mặt
kỹ thuật hoặc tạo cơ hội để tiết kiệm chi phí.
+ Xây dựng quy chuẩn hoặc các biện pháp khuyến khích cho các tòa nhà
thương mại, các thiết bị điện và chiếu sáng công cộng nhằm sử dụng điện hiệu
quả và hợp lý.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
71
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
4.3) Giải pháp về giảm tổn thất điện năng
Trung tâm điều độ quốc gia và các trung tâm điều độ điện miền phải
thường xuyên tính toán, bố trí phương thức vận hành hợp lý, đảm bảo tính kinh
tế chung của hệ thống, đồng thời đảm bảo điện áp tại thanh cái các trạm biến áp
theo tiêu chuẩn nhằm giảm tổn thất điện ngay từ trên lưới điện.
Các công ty truyền tải điện cùng với việc luôn phải đảm bảo điện áp trên
lưới, tại các trạm biến áp và trên đường dây thì cần: Tăng cường quản lý kỹ
thuật, theo dõi tình trạng mang tải của đường dây và trạm đầy hoặc quá tải. Tăng
cường kiểm tra thiết bị trên lưới, phát quang hành lang tuyến để tránh rò rỉ điện
và kịp thời xử lý các mối nối phát nhiệt nếu có. Đặc biệt, các công ty truyền tải
cũng cần quản lý tốt hệ thống công tơ đo đếm ranh giới giao nhận điện với các
công ty điện lực. Tăng cường kiểm tra đảm bảo sử dụng điện tự dùng đúng mục
đích và tiết kiệm tại các trạm biến áp từ 110-500kV.
Đối với công ty điện lực, tổng công ty điện lực yêu cầu thực hiện triệt để
cả hai biện pháp kỹ thuật và kinh doanh. Ngoài ra các công ty điện lực cần triển
khai áp dụng phần mềm PSS/ADEPT đã được trang bị để tính toán tổn thất kỹ
thuật, tính toán các chế độ vận hành, lập phương thức kết dây tối ưu và tính toán
bù cho lưới điện phân phối. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ lắp tụ bù trung thế, hạ
thế ở những khu vực điện áp không đảm bảo.
Tiếp tục đưa trạm biến áp một pha hoặc ba pha công suất nhỏ vào từng
cụm dân cư để giảm tổn thất hạ thế, đồng thời nâng cao chất lượng của thiết bị
đưa vào lưới điện, lựa chọn hợp lý các thiết bị có hiệu suất cao, tổn thất thấp…
Các biện pháp kinh doanh cần được chú trọng: Tăng cường các biện pháp
quản lý hệ số phụ tải khách hàng, thực hiện nghiêm túc công tác mua bán công
suất phản kháng theo quy định. Riêng với khách hàng công nghiệp lớn (xi măng,
luyện thép…) đấu nối trực tiếp trên lưới truyền tải thì phải có thiết bị bù công
suất thích hợp trước khi cho phép đấu nối.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
72
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Hoàn thiện hệ thống đo đếm, kiểm định thay thế thiết bị đo đếm đúng định
kỳ, khắc phục tình trạng ghi chỉ số công tơ sai, áp dụng các giải pháp công nghệ
mới ghi chỉ số công tơ khách hàng (HUU hoặc ARM). Củng cố, hoàn thiện lắp
đặt công tơ đo đếm tổng tại các trạm công cộng để phân tích chính xác tổn thất
của từng khu vực và có biện pháp kịp thời.
4.4- Giải pháp về tổ chức và cơ chế:
- Tiếp tục hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con để tạo sự chủ
động, phát huy được sức mạnh và sự sáng tạo của các đơn vị thành viên.
Hình thành công ty mẹ và các công ty con là các pháp nhân độc lập và tự
chịu trách nhiệm về hoạt động của mình; chuyển phương thức điều hành chủ yếu
bằng mệnh lệnh hành chính sang điều hành bằng quan hệ hợp đồng kinh tế, đảm
bảo sự minh bạch về tài chính giữa công ty mẹ và các công ty con, thu hút vốn
đầu tư và tiếp thu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp từ bên ngoài; chuẩn điều
kiện để tham gia và thực hiện thị trường điện cạnh tranh.
- Tách bạch các khâu trong dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối
điện theo hướng đẩy mạnh cổ phần hóa các công ty phát điện và tham gia chào
giá trên thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ. Chuyển khối truyền tải thành đơn
vị độc lập và thành đơn vị mua bán điện nhằm công khai và minh bạch hóa khâu
mua bán điện. Cổ phần hóa các đơn vị phân phối điện nhằm huy động mọi nguồn
lực của xã hội tham gia kinh doanh điện.
- Bán hết hoặc giữ cổ phần thiều số ở các đơn vị Nhà nước không cần nắm
giữ cổ phần chi phối để tập trung vốn đầu tư vào các công ty, công trình trọng
điểm của Tập đoàn.
- Về lâu dài Cục Điều Tiết Điện Lực cần được tách thành một cơ quan
Nhà nước hoạt động độc lập để tạo ra môi trường khách quan trong việc ra quyết
định những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện và bảo vệ
quyền lợi của người sử dụng điện.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
73
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
4.5- Giải pháp về đầu tư phát triển:
- Xây dựng cơ chế, chính sách trong đó có chính sách đa dạng hoá phương
thức đầu tư để phát huy tốt mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành
Điện và yêu cầu phát triển của đất nước.
- Giao EVN thực hiện vai trò chủ đạo trong đảm bảo đầu tư phát triển
nguồn và lưới điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù
hợp với năng lực tài chính và khả năng trả nợ của Tổng công ty, đảm bảo cân
bằng tài chính dài hạn.
- Công bố công khai danh mục các dự án đầu tư khuyến khích các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực phát điện và phân
phối điện, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên cơ sở thu hút vốn
từ thị trường cho đầu tư.
- Xây dựng cơ chế đầu tư phù hợp theo hướng cải cách các thủ tục hành
chính, giải quyết nhanh vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ
các công trình đầu tư điện lực.
4.6- Giải pháp tài chính và huy động vốn
Cho đến nay, EVN đã đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu vốn đầu tư và trả
nợ vay; huy động vốn và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tự có như: Vốn khấu
hao cơ bản, vốn đầu tư phát triển…; tận dụng tối đa các nguồn vốn ngân sách
Nhà Nước như: Vốn ngân sách cấp, vốn chênh lệch tăng giá điện, nguồn thu sử
dụng vốn, huy động các nguồn vốn vay thương mại trong nước và ngoài nước
với chi phí vay ít nhất và đạt hiệu quả cao nhất, tận dụng tối đa các nguồn vốn
vay ODA, vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Đồng thời tổng công ty đã phối
hợp với các bộ, ngành xây dựng lộ trình giá điện phù hợp và chênh lệch giá điện
chuyển sang dùng cho đầu tư. Bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, công tác cổ
phần hoá được quan tâm nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh
doanh, qua đó đã thu hút các nhà đầu tư tài chính thông qua việc bán cổ phần.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
74
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển nguồn và lưới điện ngày càng mạnh mẽ
như hiện nay thì nhu cầu vốn ngày càng lớn, đòi hỏi công tác huy động nguồn
đầu tư cũng phức tạp hơn, chuyên nghiệp hơn và có khả năng tiếp cận nhiều
nguồn vốn hơn.
4.6.1) Thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế
Bằng các cách:
a) Phát hành trái phiếu
Phát hành trái phiếu trong nước, có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi
cho một số dự án thủy điện chuẩn bị đóng điện 2005-2010, sau này các nhà máy
sang cổ phần hóa thì trái phiếu công trình sẽ chuyển sang hình thức góp cổ phần.
Dự kiến sẽ phát hành cho 6 dự án là thủy điện A Vương, Buôn Tua Srah, Đồng
Nai3, Đồng Nai 4, Sông Ba Hạ bổ sung nguồn vốn đầu tư là 5.425 tỷ đồng. Đồng
thời phát hành trái phiếu không chuyển đổi cho 2 công trình là Sơn La và Bản
Vẽ với dự kiến đến năm 2010 là 1.673 tỷ đồng. Tổng các công trình dự kiến phát
hành trái phiếu là đến năm 2010 là 3.068 tỷ đồng.
Hiện đã tính phát hành trái phiếu quốc tế cho 2 công trình là Ô Môn 3 với
lượng là 85% tổng vốn đầu tư. Có thể đề nghị huy động thêm trong giai đoạn
2006-2010 khoảng 33.438 tỷ đồng cho một số công trình đầu tư dự kiến. Trong
năm đầu tiên 2006 đề nghị Bộ Tài Chính đứng ra phát hành hộ, từ các năm sau
EVN phát hành.
b) Đa dạng hóa đầu tư ngành điện
Theo tiến trình cải tổ ngành điện và để tiếp tục đảm bảo nhu cầu đầu tư
cho khâu phát điện, từ nay đến năm 2020 sẽ tiến hành đa dạng hóa đầu tư các
công trình nguồn điện.
Như vậy trong giai đoạn thực hiện chiến lược, ngoài các công trình đã có
nguồn vốn vay theo dự kiến thực hiện mà EVN là chủ đầu tư, còn lại EVN chỉ
đầu tư các công trình thủy điện trọng yếu đa mục tiêu và công trình điện nguyên
Nguyễn Thị Huyền Thanh
75
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
tử. Các công trình nguồn điện khác là đầu tư từ ngoài EVN dưới dạng các công
ty phát điện độc lập (IPP), các công ty cổ phần, liên doanh. Khi đó gánh nặng
đầu tư phần nguồn của EVN đã giảm nhiều. Đối với lưới điện, EVN sẽ đầu tư
trực tiếp lưới truyền tải và đóng góp đầu tư lưới điện phân phối.
c) Tiếp tục cổ phần hoá các nhà máy và đơn vị phân phối điện, vay các
ngân hàng thương mại trong nước
Ngoài nhà máy thuỷ điện Vinh Sơn-Sông Hinh đã cổ phần hoá năm 2005,
cần tiến hành cổ phần hoá 7 nhà máy còn lại là nhịệt điện Phả Lại, Ninh Bình,
Uông Bí, Bà Rịa, thuỷ điện Thác Bà, Hàm Thuận-Đa Mi, Thác Mơ và một số
điện lực, các công ty tư vấn xây dựng điện với tổng giá trị dự kiến thu được
trong 3 năm 2005-2007 của các nhà máy điện là 5.632 tỷ đồng.
Tổng giá trị các nhà máy điện sau khi cổ phần hoá là 25.298 tỷ đồng. Nếu
tính khầu hao 10% thì hàng năm, trừ đi phần vốn vay phải trả gốc (tính trả trong
10 năm, phần vốn góp dư ra sử dụng góp vốn đầu tư công trình điện.
d) Vay tín dụng xuất khẩu ECA
Các công trình điện của EVN đầu tư cần nhập các thiết bị từ nước ngoài,
đề nghị Bộ Tài Chính bảo lãnh để EVN có thể sử dụng hình thức tín dụng người
cấp hàng hoặc tín dụng người mua hàng (ECA) với tỷ lệ 85%.
- Tổng chí phí đầu tư cho dự án Mông Dương là 1,1 tỉ USD. ADB và các
nhà đồng tài trợ sẽ tài trợ 85% tổng chi phí này. Phần 15% vốn đầu tư còn lại là
của EVN.
- Dự án nhiệt điện Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ
trương đầu tư và giao Bộ Kế Hoạch và Đầu tư làm việc với Chinh phủ Nhật Bản
để vay vốn JBIC với gía trị 85% tổng đầu tư.
- Nhà máy thuỷ điện Sông Boung 4 đã được ADB thẩm tra và có khả năng
cho vay với giá trị 70% vốn đầu tư.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
76
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
e) Ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và
các nguồn vay song phương của nước ngoài cho Tổng công ty Điện lực Việt
Nam để thực hiện đầu tư các công trình điện trọng điểm của quốc gia.
- Xem xét giảm thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm điện từ 10% xuống còn
5% để giảm sức ép tăng giá điện.
4.6.2) Tăng giá điện
Việc tăng giá điện là vấn đề nhạy cảm, nó làm tăng chi phí sản xuất của
các ngành kinh tế và tăng chi phí sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên việc tăng
giá điện theo đúng lộ trình của ngành điện thì giá điện nước ta vẫn còn thấp hơn
nhiều so vơi nhiều nước trong khu vực và việc tăng giá điện này nhằm hỗ trợ
cùng với sự cố gắng của ngành điện lực và các địa phương để đưa điện về tới
vùng sâu, vùng xa.
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới và EVN đầu năm 2005 đã kết luận
rằng giá điện cần phải tăng lên ỏ mức thấp nhất là khoảng 11% năm 2007 và
10% năm 2010 để đáp ưng nhu cầu đầu tư ở mức thấp.
Với tình trạng thiếu hụt điện năng vào mùa hè, cần phải tăng chi phí vận
hành để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt điện như vậy trong tương lai, việc thực
hiện tăng gía điện phải được thực hiện càng sớm càng tốt, và cần phải ở mức cao
hơn.
- Tiếp tục thực hiện cải cách giá điện theo lộ trình đã được duyệt và
nghiên cứu điều chỉnh biểu giá điện theo hướng giảm bù chéo quá lớn giữa các
nhóm khách hàng. Cho phép Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện hạch
toán riêng phần dịch vụ mang tính công ích.
Các yếu tố đầu vào ngày càng tăng, nếu không tiếp tục lộ trình tăng giá
điện sẽ dẫn đến giá điện không bù đủ được các chi phí sản xuất và có vốn để tái
đầu tư mở rộng hệ thống điện, cũng không tạo được hấp dẫn cho mở rộng thị
trường phát điện cạnh tranh.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
77
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Về mức gía bình quân
Phương án 1: Đẩy lùi lộ trình điều chỉnh giá bán điện bình quân tiến dần
đến chi phí biên dài hạn trước đây đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt:
Thời điểm điều chỉnh
2005
Hiện hành(*)
2006
1/7/2006
2008
1/7/200
2010
1/7/2010
1005
6,36
Mức giá đ/kwh (không
781
876
8
948
VAT)
Tương đương UScent/kwh
4,94
5,55
6,00
Tỷ giá 15.800 VNĐ/USD
(7cent/kwh)
Nguồn: Vụ Công nghiệp-Bộ kế hoạch Đầu Tư
Phương án 2: Giá điện được tính theo chi phí biên dài hạn, mới đảm
bảo cân đối tài chính cho giai đoạn đến 2015 và 2025 từ các khâu phát-truyền
tải- phân phối theo các cấp điện áp và giá bán điện bình quân đạt chi phí biên là
7,5 cent/kwh vào năm 2015.
4.7) Giải pháp về hình thành và phát triển thị trường điện
Phát triển thị trường điện cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo ra động lực thúc đẩy
các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời tạo ra một môi trường
hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước. Một môi trường lành mạnh sẽ giúp bảo vệ
lợi ích của khách hàng sử dụng điện và quyền lợi xứng đáng của các doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh điện
Vì vậy thị trường điện Việt Nam trong tương lai sẽ hình thành và phát
triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là một cấp độ như quy định trong Luật điện
lực. Mỗi cấp độ thị trường điện sẽ được phát triển qua hai bước: Bước thử
nghiệm và hoàn chỉnh tiếp.
Giai đoạn 1: Thị trường phát điện cạnh tranh
Bước 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ năm 2009-2010.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
78
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến từ năm 2010 đến
năm 2015.
Giai đoạn 2: Thị trường bán buôn cạnh tranh
Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ 2016-2020.
Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến từ năm 2021
-2025
Giai đoạn 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ năm 2021-2025
Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh dư kiến sau năm 2025
4.8) Giải pháp về công tác cung cấp điện ở nông thôn
Cung cấp điện ở nông thôn giữ một vai trò quan trọng trong Chương trình
điện khí hoá nông thôn Việt Nam.
- Hỗ trợ vốn ngân sách cho các dự án điện khí hoá nông thôn, miền núi,
hải đảo nhằm mục đích phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cho các khu vực
này.
- Với các địa phương miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn không có khả năng đưa điện lưới quốc gia tới hoặc việc đưa điện lưới
quốc gia đến không có lợi về mặt kinh tế thì khi xây dựng nguồn điện tại chỗ
như thủy điện nhỏ, điện điezen, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo
khác được nhà nước cấp vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ không hoàn lại của
nước ngoài thông qua các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo, bảo
vệ môi trường…
- Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người mà việc
đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế, để đảm bảo phát triển
bền vững, kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng kiến nghị được đầu tư từ Ngân
sách Nhà nước là 85% tổng nguồn vốn đầu tư, 15% còn lại do EVN tự thu xếp từ
các nguồn vốn khác.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
79
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Đối với những dự án sử dụng vốn vay được hưởng chính sách ưu đãi về
lãi suất, giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu cho các thiết bị, phụ kiện mà trong nước
chưa sản xuất được để xây dựng các hệ thống cấp điện độc lập, hoặc có thể miễn
thuế VAT cho các loại thiệt bị, phụ kiện.
- Trong khoảng thời gian 10 năm tới, kinh doanh điện nông thôn là loại
hình cung cấp dịch vụ có tính chất công ích, không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Các tổ chức kinh doanh điện nông thôn được hưởng một tỉ lệ thu nhập đủ để
trang trải các chi phí vận hành, bảo dưỡng và có lợi nhuận hợp lý để đủ điều kiện
duy trì việc kinh doanh bán điện.
- Trong thời gian tới cần tách bạch giữa trách nhiệm đầu tư và trách nhiệm
quản lý kinh doanh để phù hợp với chủ trương khuyến khích mọi tổ chức cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư lưới điện nông thôn. Sau khi
đầu tư xây dựng chủ đầu tư có thể chuyển giao cho một pháp nhân khác quản lý
kinh doanh theo các hình thức giao tài sản, góp hoặc bán cổ phần, cho thuê tài
sản.
- Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý luới điện nông thôn
trên cơ sở tăng cường kiểm soát giá bán điện ở nông thôn để đảm bảo không
vượt giá trần do Chính phủ quy định
- Nhằm giảm thiếu mọi rủi ro cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực phân phối
điện khu vực nông thôn, hoặc phải tăng giá điện để phán ánh đúng chi phí gia
tăng, hoặc phải thanh toán trợ cấp trực tiếp để bù lỗ hoạt động.
- Chính phủ phải có cơ chế hỗ trợ trợ cấp rõ ràng để các công ty điện lực
tính toán và bù đắp các chi phí khi thực hiện nghĩa vụ công ích, đồng thời phải
có cơ chế phân bổ chi phí trợ cấp giữa các đối tượng tiêu dùng khác và thu hồi
doanh thu.
Theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy: Với mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực và
giải quyết bài toán trên thì giá điện ở nông thôn phải ở mức bù đắp chi phí. Nếu
Nguyễn Thị Huyền Thanh
80
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
trợ cấp là cần thiết thì bất kỳ cơ chế nào cũng nên rõ ràng về mặt tài chính và
quản lý hành chính. Việc giải quyết các vấn đề nông thôn và xã hội ngay trong
giai đoạn đầu cải cách là quan trọng và khi đã cải cách xong thì khó thay đổi. Vì
vậy nên xây dựng một cơ quan quản lý quỹ trợ cấp độc lập hay cơ quan điện khí
hoá nông thôn (đứng ngoài EVN) để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính trị
đó.
4.9- Giải pháp khoa học - công nghệ:
- Tăng cường đầu tư khoa học - công nghệ và quản lý để tiếp tục phấn đấu
giảm tổn thất điện năng xuống khoảng 10% vào năm 2010 và dưới 10% vào
những năm sau.
- Sử dụng công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện.
- Thực hiện chương trình quản lý nhu cầu (DSM) để cắt giảm công suất
đỉnh nhằm tiết kiệm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống
điện, tiết kiệm điện trong tiêu dùng.
- Áp dụng công nghệ thích hợp trong ngành để nâng cao hiệu quả đầu tư
và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4.10- Giải pháp nguồn nhân lực:
- Coi trọng đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ có trình độ
chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành
Điện.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia về năng lượng hạt nhân để
chuẩn bị cho việc xây dựng và vận hành nhà máy điện nguyên tử.
- Phát triển khối các trường chuyên ngành điện lực, phấn đấu xây dựng
một số trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bố trí liên thông các bậc học: Cao đẳng,
trung học và công nhân. Xây dựng chương trình chuẩn thống nhất trong ngành
về đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
81
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
- Triển khai sắp xếp, tổ chức lại mô hình lao động một cách khoa học, hợp
lý trên cơ sở Đề án tập đoàn Điện Lực Việt Nam và dây chuyền công nghệ
SXKD của các đơn vị đề đảm bảo sử dụng lao động có hiệu quả và nâng cao
NSLĐ.
- Xây dựng lại các tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, xây
dựng lại định mức lao động, định biên trong SXKD điện và SXKD khác.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng năm đảm bảo chất lượng và số
lượng theo định mức, định biên, lĩnh vực chuyên môn, độ tuổi, giới tính cho các
công trình điện mới và thay thế lực lượng về hưu.
- Xây dựng hệ thống đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ, hệ thống đào tạo
theo chức danh.
Nguyễn Thị Huyền Thanh
82
Lớp: KH 45B
Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020
Nguyễn Thị Huyền Thanh
83
Lớp: KH 45B
[...]... dài Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hóa xét theo công nghệ triển khai kế hoạch, nhằm thực hiện quá trình quản lý nền kinh tế Nguyễn Thị Huyền Thanh 11 Lớp: KH 45B Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020 Cần phân biệt các khái niệm có liên quan với từ chiến lược: Chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển xã hội Chiến lược phát triển. .. thực hiện các mục tiêu đặt ra - Chiến lược phát triển ngành Điện là một bộ phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Do vậy chiến lược phát triển ngành Điện đưa ra phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nếu như ngành Điện không có chiến lược dài hạn sẽ dẫn đến tình trạng khai thác lãng phí nguồn lực đặc biệt là nhiệt điện dầu (DO) chi phí rất đắt,... của chiến lược phát triển ngành Điện lực 2.1) Đánh giá thực trạng phát triển ngành Điện lực Thực trạng phát triển ngành là trình độ phát triển đã đạt được, quan hệ nội tại của ngành cũng như mối quan hệ của ngành với các ngành khác và của ngành với nền kinh tế trong thời kỳ xây dựng chiến lược Đánh giá thực trạng phát triển ngành nhằm mục đích xác định rõ điểm xuất phát trước khi bước vào thời kỳ chiến. .. ảnh hưởng đến sự phát triển ngành Điện lực Nguyễn Thị Huyền Thanh 16 Lớp: KH 45B Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020 Việc đánh giá thực trạng phát triển ngành còn bao gồm cả đánh giá đầy đủ dự trữ các nguồn lực và khả năng huy động sử dụng chúng vào phát triển ngành trong thời kỳ chiến lược Đối với ngành Điện cần phải dự báo khả năng khai thác nguồn từ than, khí, thuỷ điện ở trong... ngành Điện cần có các chính sách về hình thành và phát triển thị trường Điện, chính sách về đổi mới cơ chế quản lý ngành điện Nguyễn Thị Huyền Thanh 20 Lớp: KH 45B Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020 Chương II) Đánh giá thực trạng phát triển ngành Điện lực ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 I) Tình hình tổ chức hoạt động của ngành Điện Việt Nam 1) Cơ cấu tổ chức 1) Bộ Công nghiệp Thực hiện... là một tổng thể gồm nhiều ngành khác nhau và mỗi ngành là một bộ phận của tổng thể đó Theo logic thì chiến lược phát triển ngành sẽ là bộ phận cấu thành quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nguyễn Thị Huyền Thanh 14 Lớp: KH 45B Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020 nó cũng mang những đặc điểm cơ bản như chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhưng... tiêu và giải pháp phát triển ngành Điện lực 2 1) Quan điểm phát triển ngành Điện lực Quan điểm phát triển của ngành là những tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo thể hiện tính định hướng của chiến lược Các quan điểm này vừa có ý nghĩa chủ đạo, xây dựng chiến lược, vừa là những tư tưởng linh hồn của bản chiến lược mà trong từng phần nội dung của chiến lược phải thể hiện và quán triệt Vì chiến lược mang một đặc... triển kinh tế mà không biều hiện rõ nét Chiến lược phát triển kinh tế cũng phản ánh mục tiêu biến đổi chất lượng nền kinh tế, tức sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất, kết cấu kỹ thuật Chiến lược phát triển xã hội thoát thai từ chiến lược phát triển kinh tế Chiến lược phát triển xã hội lấy việc phát triển con người không là mục tiêu ẩn chứa như trong chiến lược phát triển kinh tế mà biểu hiện trực tiếp qua... doanh điện sẽ dẫn đến không thực hiện được lợi ích xã hội từ tiêu thụ điện của các hộ gia đình nghèo… Như vậy phải có chiến lược lâu dài không chỉ đảm bảo hiêu qủa sản xuất kinh doanh của ngành Điện mà còn bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội III) Nội dung của chiến lược phát triển ngành Điện lực 1) Khái niệm chiến lược phát triển ngành 1.1) Khái niệm Chiến lược Dù ở phương Đông hay phương Tây, khái niệm Chiến. .. động điện lực - Giúp Bộ Trưởng công nghiệp thực hiện điều tiết các hoạt động của thị trường điện lực cạnh tranh Nguyễn Thị Huyền Thanh 21 Lớp: KH 45B Chiến lược phát triển ngành điện ở Việ Nam đến năm 2020 - Tham mưu cho Bộ Trưởng công nghiệp quyết định khung giá phát điện, bán buôn điện, phí truyền tải điện, phân phôi điện và các phí dịch vụ phụ trên thị trường điện lực cạnh tranh 3) Tổng công ty điện ... 45B Chiến lược phát triển ngành điện Việ Nam đến năm 2020 Cần phân biệt khái niệm có liên quan với từ chiến lược: Chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển xã hội Chiến lược phát triển. .. thực tập tốt nghiệp Chiến lược phát triển ngành điện Việ Nam đến năm 2020 Chương I) Nội dung chiến lược phát triển ngành Điện lực I) Vai trò ngành Điện lực 1) Đặc điểm ngành Điện lực Khác với nhiều.. .Chiến lược phát triển ngành điện Việ Nam đến năm 2020 Bố cục chuyên đề gồm: Chương I: Nội dung Chiến lược phát triển ngành Điện Lực Chương II: Đánh giá thực trạng phát triển ngành Điện lực Việt