Giải pháp để vượt qua thiếu hụt điện

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 69 - 71)

III) Chiến lược phát triển ngành Điện lực ở Viêt Nam đến năm 2020 1 Quan điểm phát triển:

4) Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành Điện lực Việt Nam đến năm

4.1) Giải pháp để vượt qua thiếu hụt điện

Đáp ứng nhu cầu điện đang tăng nhanh là thách thức quan trọng nhất của ngành điện.

Những biện pháp nhanh chóng giảm mức độ thiếu hụt điện gồm lắp đặt các trạm tuabin khí mới và thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý nhu cầu (DSM). Dự kiến sẽ lắp đặt mới 4 tuabin khí, công suất mỗi tổ 37 MW tại miền Bắc và các nguồn tuabin khí lớn hơn ỏ miền Nam. Các tuabin khí này có thể sử dụng khí hoặc dầu.

Về quản lý nhu cầu DSM, các biện pháp này có thể giảm công suất đỉnh của hệ thống khoảng 600-800 MW trong vài năm tới thông qua các biện pháp sử

dụng năng lượng hiệu qủa và quản lý nhu cầu, tuy nhiên để đạt được mục tiêu này cần có các nỗ lực giải quyết vần đề về thể chế và năng lực triển khai chương trình.

Tuy nhiên, giải pháp chính vẫn là phát triển các nguồn điện mới thông qua phát triển hiệu quả các nhà máy điện mới, xây dựng các đường dây truyền tải để nhập khẩu điện và tiếp tục đầu tư vào lưới điện để truyền tải đến các khách hàng. Cần tiếp tục đầu tư vào lưới phân phối để mỏ rộng và nâng cấp hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải đang tăng và giảm tổn thất bằng cách thay thế các trạm biến áp, đường dây cũ, không hiệu quả hoặc quá tải. Tổn thất trên các hệ thống phân phối cũ và quá tải ở các vùng nông thôn thông thường vượt quá 20%.

Chính sách tổng thể của Việt Nam là nhanh chóng phát triển nguồn thủy điện hiện có, bởi chi phí cho phát triển thủy điện thấp hơn chi phí trung bình của các dự án nhiệt điện mới.

Bài toán thiếu điện tại Việt Nam có thể được giải quyết nếu có sự liên kết về lưới điện giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. Việc hình thành lưới điện này sẽ giúp Việt Nam có được lượng điện thiếu hụt thông qua các thỏa thuận mua điện với các bên.

Để làm được điều này trước hết cần phát triển cơ sở hạ tầng (phần cứng), xây dựng các trạm kết nối giữa các Trung tâm điều độ hệ thống của các nước. Trong trường hợp thiếu điện các trạm kết nối này sẽ thông báo và điện sẽ được điều tiết từ Việt Nam sang Lào hoặc ngược lại.

Việc xây dựng các liên kết lưới điện này hoàn toàn có thể thực hiện được và nên bắt đầu bằng những thỏa thuận song phương về điện.

Trên thế giới việc ký kết các hiệp định song phương rồi tiến đến xây dựng các thị trường chung ở một số lĩnh vực đã được thực hiện. Đây là những mô hình tốt giúp hỗ trợ nhau trong nhiều lĩnh vực. Điều này có thể nhận thấy thông qua các hiệp định song phương giữa Mỹ và Mehico; Mỹ và Peru.

Tuy việc hình thành lưới điện chung trong khu vực sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu điện ở các quốc gia tham gia nhưng nó cũng sẽ đặt ra một số vấn đề cần giải quyết. Đó là khi kết nối các đường truyền tải điện cao thế với nhau thì những nước tham gia phải cùng sử dụng chung công nghệ, cùng điện thế, phải có sự thống nhất về hệ thống, về kế hoạch vận hành, điều tiết và thậm chí là phải cùng thống nhất về mặt ngôn ngữ, các thủ tục truyền tải.

Bên cạnh đó những nước tham gia cũng cần tính tới những tình huống có thể phát sinh như những tranh chấp trong mức giá bán điện, thanh toán, khả năng hỗ trợ…

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w