Tiêu thụ điện năng

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 32 - 36)

II) Tình hình sản xuất Điện 1) Tình hình sản xuất điện

2) Tiêu thụ điện năng

Trong những năm qua sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho các ngành kinh tế và sinh hoạt của nhân dân không ngừng tăng lên: Từ 25,85 TWh năm 2001 lên tới 45,6 TWh năm 2005, trong 5 năm tăng gấp 1,76 lần đảm bảo cơ bản cung cấp đủ điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn là 15,3%.

Cơ cấu tiêu thụ điện Giai đoạn (2001-2005) T T Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 I Điên tiêu thụ (GWH) 1 Nông nghiệp 465,2 505,6 561,8 550,6 574 2 Công nghiệp 10503,2 12681,2 15290,2 17896,3 21302 3 T.Mại & K/Sạn, Nh/hàng 1251,3 1373,1 1513,3 1777,7 2162 4 Quản lý&Tiêu dùng dân cư 12651,1 14333,2 15953,3 17654,6 19831 5 Các hoạt động khác 980 1341,7 1588,1 1817,4 1734 6 Tổng thương phẩm 25851 30235 4907 39697 45603 7 Tỷ lệ điện TT&PP (%) 14.0 13,4 12,7 12,1 12

II Cơ cấu tiêu thụ (%)

1 Nông nghiệp 1,8 1,7 1,6 1,4 1,26 2 Công nghiệp 40,6 41,9 43,8 45,1 46,7 3 T.Mại&K/San, Nh/hàng 4,8 4,5 4,3 4,5 4,7 4 Quản lý&Tiêu dùng dân cư 48,9 47,4 45,7 44,5 43,5 5 Các hoạt động khác 3,8 4,4 4,5 4,6 3,8 Nguồn: EVN

- Tiêu thụ điện trong ngành nông nghiệp

Trong cơ cấu tiêu thụ điện, điện cho nông nghiệp là thành phần có tỷ trọng nhỏ, chủ yếu cung cấp cho các trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông- ngư nghiệp và làng nghề sản xuất nhỏ nông thôn…Giai đoạn 2001-2005 điện cho nông nghiệp tăng vì Bên cạnh phát triển hệ thống bơm thủy lợi để mở rộng canh tác và nâng cao năng suất cây trồng, sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản dẫn đến sử dụng điện năng tăng mạnh (bơm sục nước nuôi tôm…). Tuy nhiên tỉ trọng tiêu thụ điện trong nông nghiệp ngày càng giảm từ 1,8% năm 2001 xuống còn 1,26% năm 2005.

- Tiêu thụ điện năng dân dụng

Khu vưc tiêu thụ điện năng dân dụng tăng đáng kể do có sự phát triển của nền kinh tế thị trường, số lượng thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt của dân cư độ thị (ti vi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, lò vi sóng…) Việc tăng cường đưa điện về nông thôn, miền núi để phát triển sản xuất và nâng cao dân trí cũng đã được nhà nước chú trọng quan tâm thích đáng, dẫn tới sản lượng điện tiêu thụ cho sinh hoạt và dân dụng đã tăng nhanh.

Trong cơ cấu tiêu thụ điện, tỷ trọng điện cung cấp cho sinh hoạt gia dụng giảm dần từ 48,9% năm 2001 xuống còn 43,5% năm 2005.

- Sự gia tăng phi mã của nhu cầu điện cho công nghiệp là kết qủa tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất. Tốc độ tăng bình quân cho Công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2001-2005 là 18,6%. Tỷ trọng tiêu thụ điện trong công nghiệp 2001-2005 tăng từ 40,6% lên 46,7% cả giai đoạn 1995-2005 tăng từ 8% đến 46,7%, trong đó thấp nhất vào năm 1998 và cao nhất vào năm 2005. Ngành công nghiệp nhẹ, một ngành phát triển nhanh nhất ở Việt Nam gồm chế biến lương thực và đồ uống, dệt may, hoá chất, hàng tiêu dùng thường có xu hứơng sử dụng nhiều điện hơn cho một đơn vị gia tăng trong quá trình phát triển do gia tăng tự động hoá, đóng gói và nhu cầu làm lạnh. Mức độ tăng trưởng nhu cầu điện của công nghiệp đã tăng đặc biệt nhanh trong vài năm gần đây (ví dụ 18,5%/năm trong giai đoạn 2001-2004), và dự báo tiếp tục là ngành có tác động lớn đến nhu cầu điện năng. Xu thế tăng tỷ trọng điện cho công nghiệp tăng liên tục và ổn định giai đoạn 2001-2005.

Mặc dù lĩnh vực dịch vụ cũng đã đóng một vai trò nhất định, tuy nhiên công nghiệp và sinh hoạt vẫn là các tác nhân chính gây nên sự gia tăng của nhu cầu điện năng, và xu thế này dự kiến không đổi.

- Tuy nhiên sử dụng điện năng tại Việt Nam vẫn đang tăng từ mức xuất phát rất thấp so với một nước có quy mô như Việt Nam. Năm 2004, mức tiêu thụ điện bình quân đầu người vẫn chỉ ở mức 484 KWh/năm, trong khi chỉ số trung bình của các nước thu nhập thấp và trung bình đã là 1.256KWh.

Sản lượng theo đầu người của các nước thuộc khu vực ASEAN Năm Nước 2000 2001 2002 2003 Singapore 7607 8010 822 8254 Malaysia 2974 2986 05 125 ThaiLan 1580 1674 1754 1854 Philippines 591 601 606 648 Indonesia 595 622 641 645 Việt Nam 8 85 449 506

Nguồn: Vụ Công Nghiệp-Bộ Kế Hoạch Đầu Tư

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w